III.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp (Trang 98)

- Công nghiệp đồ uống (mở rộng nhà máy bia, các dự án sản xuất đồ uống)

III.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN

ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TỈNH NGHỆ AN

III.2.1. Giải pháp giải quyết những hạn chế :

- Tăng cường thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng

- Tập trung vốn nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và các dịch vụ khác của tỉnh nhằm đồng bộ kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, phục vụ cho sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định về kĩ thuật công nghiệp được phép sử dụng trong các KCN, nhằm hạn chế máy móc cũ, lạc hậu cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp toàn tỉnh.

- Đổi mới hình thức khuyến khích, hỗ trợ trong đầu tư cho các doanh nghiệp theo quy định không “xé rào” của Thủ tướng chính phủ, bằng các quy định rõ rang, minh bạch, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, xây dựng, ban hành các quy định có tính chất hướng dẫn, cụ thể hóa cá quy định của chính phủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của nhà nước.

- Thu hút nhân tài; Vận dụng chính sách thu hút nhân tài để mời gọi những kỹ sư thực hành giỏi, công nhân lành nghề bậc cao tham gia giảng dạy các lớp đào tạo công nhân có chất lượng cao.

- Tập trung xây dựng chương trình thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án về ngành nghề mũi nhọn như hóa chất, đệt may, da giày, công nghệ cao….

- Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore... Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ ngành trung ương, các địa phương trong cùng khu vực.

- Ban Quản lý KKT Đông Nam cần tổ chức các buổi họp giao ban với cá doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý; thường xuyên cử cán bộ đại diện đến các KCN để năm bắt tình hìn hoạt động của dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận và giải đáp các yêu cầu, thắc mắc của các doanh nghiệp trong các KCN thông qua mạng điện tử

- Công tác giải phóng mặt bằng: Chỉ đạo xóa bỏ những lực cản trong công tác bồi thường, GPMB và tái định cư; hỗ trợ nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi.

III.2.2. Một số giải pháp khác nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An

III.2.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng

Tăng cường thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ trực tiếp cho thu hút vốn đầu tư sản xuất, chú trọng các dự án

- Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ của VSIP/BECAMEX Bình Dương thuộc khu kinh tế Đông Nam Nghệ An;

- Các dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp: Thọ Lộc, Đông Hồi, Hoàng Mai 2, Nghĩa Đàn;

- Các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Xử lý chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, nước thải, nhất là cho các KCN, cụm CN, các đô thị, cấp nước cho KCN Đông Hồi, Hoàng Mai… nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài của KCN và kinh tế của tỉnh.

- Hoàn thiện quy hoạch chi tiết Khu đào tạo nhân lực; quy hoạch hệ thống cấp điện, cấp nước cho KKT; Quy hoạch Khu công nghệ cao

Đối với các KCN trong quy hoạch sẽ chú trọng quy mô, địa điểm, đặc biệt là các KCN trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ để đón đầu việc thành lập KKT Hoàng Mai - Đông Hồi trong tương lai; chú trọng quy hoạch các khu tái định cư gắn với xây dựng khu nhà ở công nhân các KCN và các hệ thống dịch vụ xã hội kèm theo, hệ thống cấp điện, cấp nước cho các KCN và cả vùng dân cư... Tăng cường giám sát

Tiếp tục hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam và các KCN theo quy hoạch chung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam, các KCN cho phù hợp với định hướng phát triển gắn với vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh mà Nghị quyết XVII Đảng bộ tỉnh đã đề ra; tập trung làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội thiết yếu trong KKT và các KCN, tạo điều kiện cho KKT và các KCN vận hành thuận lợi trong giai đoạn đầu và phát triển nhanh trong giai đoạn sau; đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, có chính sách thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.

Tập trung vốn nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và các dịch vụ khác của tỉnh nhằm đồng bộ kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, phục vụ cho sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án quan trọng với quy mô lớn như:

- Bến 5, 6 Cảng Cửa Lò, cảng Đông Hồi và đường vào cảng của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, Cảng Đông Hồi, bến của Tổng VICEM, cảng nước sâu Cửa Lò;

- Dịch vụ vận tải biển, vận tải container;

- Bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đậu xe

- Các tuyến đường phục vụ cho các KCN , CCN, có những dự án quan trọng như đường N2, N5, D4, đường cứu nạn và tái định cư (TĐC) ven biển khu vực Cảng Đông Hồi… , phát triển hệ thống cấp thoát nước, cầu qua song ….

Tập trung giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng để các dự án được xây dựng, thi công đúng tiến độ

III.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính

- Kịp thời ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư mới đảm bảo có những ưu đãi hợp lệ theo qui định nhưng hấp dẫn, đặc thù hơn so với các Khu kinh tế lân cận..

- Bàn hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp với các cơ quan chức năng của tỉnh để thực hiện tốt việc xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đổi mới phương thức ứng xử của từng công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.

- Cần có quan điểm bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong cơ chế chính sách ưu đãi.

- Tiếp tục cải cách thủ tuc hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép, lãnh đạo cấp tỉnh nên định kỳ hàng quý bố trí gặp gỡ cá doanh nghiệp để giải quyết các vân đề còn gặp phải.

III.2.2.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đối với các cơ sở đào tạo

+ Cần đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị đáp ứng về số lượng và đảm bảo tiến độ tối thiểu về công nghệ cho các trường đào tạo nghệ công lập;

+ Có cơ chế rang buộc đối với các trường và trung tâm đào tạo nghệ dân lập về trang bị dạy học , thực hành đảm bảo tối thiểu về tiếp cận công nghệ tiên tiến, độ lành nghề cho các sinh viên ra trường không gặp khó khăn khi bắt tay vào làm việc tại các KCN.

+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa đào tạo nghề, huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đào tạo nghề.

+ Định hướng cho các trường mở rrongj thêm các ngành nghề mới; mở rộng hình thức đào tạo nghề.

- Giải pháp đối với người lao động:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục hường nghiệp cho học sinh cuối cấp 2, 3 để học sinh thấy rõ vai trò, vị trí của người công nhân lành nghề, xóa đi tư tưởng phải vào đại học của học sinh và phụ huynh.

+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ.

+ Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho người lao động về tác phong làm việc, kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động.

- Giải pháp đối với nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ quản lý: Có chiến lược tyển chọn và đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp có trình độ quản lý, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học giỏi … trước hết là cán bộ của Ban Quản lý các KCN; gửi cán bộ tham gia thực tập hoặc tổ chức các đợt giao lưu học tập tại các KCN lớn của các tỉnh, thành để tăng thêm kiến thức thực tiễn.

- Giải pháp thu hút nhân tài; Vận dụng chính sách thu hút nhân tài để mời gọi những kỹ sư thực hành giỏi, công nhân lành nghề bậc cao tham gia giảng dạy các lớp đào tạo công nhân có chất lượng cao.

- Các doanh nghiệp có đào tạo lao động thì UBND tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ một phần kinh phí.

III.2.2.4. Đổi mới và tăng cường xúc tiến đầu tư

- Thành lập một phòng hoặc bộ phận chuyên trách công tác xúc tiến đầu tư tại Ban Quản lý KKT Đông Nam.

- Ban Quản lý KKT Đông Nam cần hoạn thiện tổ chức bộ máy, bổ sung biên chế cho các phòng chuyên môn.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm, giai đoạn; đặc biệt cần có quy hoạch xúc tiến đầu tư ra nước ngoài; chú ý chọn lọc các ngành nghề theo chiều sâu với công nghệ tiên tiến.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài.

- Ngân sách tỉnh nên bố trí đúng mwusc kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm cho Ban Quản lý KKT Đông Nam.

- Ban hành danh mục dự án để gọi đầu tư, chsu trọng các ngành sử dụng nhiều lao động kỹ năng, các danh mục phải được đưa trên trang wer của Ban Quản lý và cổng thông tin của UBND tỉnh.

- Ban Quản lý cần kết hợp trong các đợt hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại ở trong và ngoài nước để giới thiệu môi trường đầu tư và tiết kiệm kinh phí.

- Duy trì hoạt động trang wer của Ban Quản lý thường xuyên cập nhật thông tin môi trường đầu tư, tình hình hoạt động của các KCN, hướng dẫn các thủ tục, cung cấp cá mẫu hồ sơ…

- Khai thác hình thức quảng bá xúc tiến đầu tư thông qua mối quan hệ rộng rãi của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan cấp tỉnh với tổ chức quốc tế, tập đoàn lướn ở nước ngoài; thường xuyên đưa tin xúc tiến thông qua thông tấ báo chí nước ngoài.

- Chú trọng các hoạt động sau khi xúc tiến đầu tư như chăm lo đến lợi ích của các nhà đầu tư đã có, đối thoại thường xuyên, giải quyết những khó khăn vướng mắc đối với các nhà đầu tư.

- Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore... Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ ngành trung ương, các địa phương trong cùng khu vực.

- Xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư đảm bảo cả về nội dung, hình thức để quảng bá thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh nhằm thu hút đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về các ngành, địa phương phục vụ công tác xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng chiến lược vận động kêu gọi đầu tư FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (nhất là Nhật Bản) một cách toàn diện, bài bản, ổn định và phù hợp với đường lối đối ngoại của Nhà nước và Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị.

III.2.2.5. Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư

- Cần sự quan tâm tâm hơn nữa, tinh thần và sự trợ giúp các nhà đầu tư của các cơ quan có chức năng, các lãnh đạo.

- Ban Quản lý KKT Đông Nam cần tổ chức các buổi họp giao ban với cá doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý; thường xuyên cử cán bộ đại diện đến các KCN để năm bắt tình hìn hoạt động của dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận và giải đáp các yêu cầu, thắc mắc của các doanh nghiệp trong các KCN thông qua mạng điện tử.

- Cần có chiến lược hỗ trợ tài chính và tín dụng cho các doanh nghiệp; đặc biệt cho các dự án kinh doanh hạ tầng và tập đoàn lớn.

- Công tác giải phóng mặt bằng: Chỉ đạo xóa bỏ những lực cản trong công tác bồi thường, GPMB và tái định cư; hỗ trợ nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi.

- Lựa chọn hợp lí các dự án phù hợp, có tính khả thi cao, kĩ thuật hiện đại trước khi cấp GPĐT.

- Tăng cường trao đổi, làm việc với các doanh nghiệp làm việc, sản xuất trong các KCN tỉnh Nghệ An nhằm giải quyết kịp thời các khúc mắc và hỗ trợ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp

- Nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích kĩ trước khi xây dựng các kế hoạch, đề án đảm bảo sự phát triển bền vững cho các KCN.

KẾT LUẬN

Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp đã và đang trở thành mục tiêu cơ bản, chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong tình hình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại như ngày nay. Đối với Việt Nam chung và Nghệ An nói riêng, việc đẩy mạnh, tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp là điều tất yếu phải diễn ra.

Với những lợi thế về nguồn tài nhiên, thiên nhiên và con người, Nghệ An đang có điều kiện tốt để để phát triển và thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, để từ đó có thể tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường nguồn vốn đầu tư, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng kim nghạch xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm, đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, trình độ kĩ thuật, trình độ quản lý nghiệp vụ cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì vẫn còn những khó khăn và hạn chế phải khắc phục như: vấn đề về quản lý, đất đai, thủ tục hành chính, cơ cấu tạo vốn, cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp,… Đó là lí do ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư, khiến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN còn thấp.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra và đưa các KCN phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì Đảng bộ và UBND tỉnh Nghệ An cần có những chủ trương đúng đắn và thiết thực hơn nữa. Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần chú trọng cải cách thủ tục hành chính, công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xúc tiến đầu tư mở rộng ra bên ngoài, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng lao động và ban hành các chính sách cho các nhà đầu tư… có như vậy mới có thể làm đẩy mạnh dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN và các khu vực trên địa

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w