Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời, tại Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 đã nêu rõ trong mục tiêu phát triển thị trường bất động sản là “Khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại b
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn : TS Phan Đình Binh
Thái Nguyên -2014
Trang 2Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các phòng ban khác thuộc UBND huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, các thầy giáo,
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1 TS Phan Đình Binh – Phó Trưởng khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên- Đại học Thái Nguyên
2 Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
3 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương và các phòng ban khác thuộc UBND huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên; cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn: xã Yên Ninh, xã Động Đạt huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị Hồng Thu
Trang 3Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích - yêu cầu của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 KHÁI NIỆM BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN 3
2.1.1 Bất động sản 3
2.1.2 Thị trường bất động sản 3
2.2 GIÁ ĐẤT VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT 3
2.2.1 Khái niệm về giá đất 3
2.2.2 Cơ sở khoa học xác định giá đất 4
2.2.3 Giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất 5
2.2.4 Những yếu tố cơ bản xác định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất 5
2.2.5 Các phương pháp định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất 6
2.3 ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM 6
2.3.1 Quy định về đấu giá đất theo Luật đất đai 2003 6
2.3.2 Các văn bản quy định về giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất 7
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 8
3.3.2 Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 8 3.3.3 Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua các mặt 8
Trang 43.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 9
3.4.2 Phương pháp điều tra thống kê 9
3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính 9
3.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp 9
3.4.5 Phương pháp chuyên gia 9
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG 10
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 10
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 11
4.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN PHÚ LƯƠNG 16
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai 16
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Lương 16
4.2.3 Biến động đất đai huyện Phú Lương giai đoạn 2011 - 2013 18
4.3 Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương 18
4.3.1 Đối tượng được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất 18
4.3.2 Người không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất 19
4.3.3 Điều kiện của các lô đất đấu giá quyền sử dụng đất 19
4.3.4 Điều kiện được đăng ký tham gia đấu giá 19
4.3.5 Đăng ký tham gia đấu giá 20
4.3.6 Giá khởi điểm đấu giá 21
4.3.7 Hình thức và trình tự đấu giá 21
4.3.8 Quyền và nghĩa vụ của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất 22
4.3.9 Các vấn đề khác 24
4.3.10 Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất 25
4.4 KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG 25 4.4.1 Đấu giá các lô đất tại khu dân cư xã Động Đạt 26
4.4.2 Đấu giá các lô đất tại khu dân cư xóm Đồng Đình xã Yên Ninh 28
Trang 5thực tế trên thị trường 33
4.4.5 Hiện trạng sử dụng đất sau khi đấu giá quyền sử dụng đất 35
4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG 35
4.5.1 Hiệu quả kinh tế 35
4.5.2 Hiệu quả xã hội 38
4.5.3 Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai 39
4.5.4 Hiệu quả môi trường 40
4.6 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 40 4.6.1 Công tác tổ chức 40
4.6.2 Đối với người tham gia đấu giá 41
4.6.3 Đối với công tác quản lý đất đai và xây dựng đô thị 41
4.7 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1.KẾT LUẬN 43
5.2.KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 6Bảng 4.1 Giá trị sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp qua các năm 11
Bảng 4.2 Diện tích, dân số huyện Phú Lương năm 2013 13
Bảng 4.3 Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã huyện Phú Lương năm 2013 14
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 17
Bảng 4.5 Tình hình biến động đất đai của huyện năm giai đoạn 2005-2010 18
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương giai đoạn 2011 - 2013 26
Bảng 4.7: Kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư xã Động Đạt 26
Bảng 4.8: Tông hợp diện tích trúng đấu giá 28
Bảng 4.9: Kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư xóm Đồng Đình xã Yên Ninh 28
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả đấu giá 02 khu quy hoạch dân cư 30
tại huyện Phú Lương 30
Bảng 4.11: Số người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất 31
Bảng 4.12: Kết quả phân loại người tham gia đấu giá và người trúng đấu giá 32
Bảng 4.13: Tổng số tiền thu được sau khi đấu giá 33
Bảng: 4.14 Tổng hợp giá sàn - giá trúng đấu giá - giá thị trường 34
Bảng 4.16 Tổng số lô và diện tích đất đã đưa vào sử dụng 35
Bảng 4.17: So sánh hiệu quả kinh tế theo 2 hình thức: giao đất và đấu giá đất 37
Trang 7
Hình 4.1 Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2013 13 Hình 4.2 Quy trình đấu giá quyền sử dụng đất 25 Hình 3.3 Biểu đồ so sánh giá sàn, giá trúng đấu giá, giá thị trường 34
Trang 8Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy luật chung của phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu lên công nghiệp tiên tiến và hiện đại, Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá các ngành kinh tế Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội, cơ chế kinh tế
thị trường đã từng bước được hình thành; các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ
là xu hướng tất yếu là mọi yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải ngoại lệ
Chính sách pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta luôn đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phát huy mọi tiềm năng và tiềm lực vốn có của đất đai phục vụ quá trình phát triển đất nước Sau khi Luật đất đai 2003 ra đời, tại Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 đã nêu rõ trong mục tiêu phát triển thị trường bất động sản là “Khai thác,
sử dụng có hiệu quả các loại bất động sản; đặc biệt là bất động sản nhà đất, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và công trình trên đất để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”.[14]
Bất động sản là tài sản lớn của mỗi quốc gia, tỷ trọng bất động sản trong tổng
số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường bởi thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân Ngoài ra, bất động sản còn là tài sản lớn của từng hộ gia
đình, ngoài chức năng là nơi ở, nơi tổ chức hoạt động kinh tế gia đình, nó còn là
nguồn vốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp Thị trường bất động sản phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động [40]
Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền
sử dụng đất là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả tài sản quý thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, góp phần kích thích sản xuất phát
Trang 9triển, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân từ đô thị - nông thôn
Để phát huy được nguồn nội lực từ đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước, công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã thực sự là một hướng đi mới cho thị trường bất động sản Giá đất quy định và giá đất theo thị trường đã xích lại gần nhau hơn thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất
Với mục tiêu phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý, cơ chế thực hiện, hiệu quả của
đấu giá quyền sử dụng đất để rút ra cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn đồng thời nhằm
góp phần vào việc đẩy mạnh thị trường bất động sản thông qua công tác đấu giá
quyền sử dụng đất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013”
1.2 Mục đích - yêu cầu của đề tài
* Mục đích
- Tìm hiểu các chính sách và văn bản liên quan đến đấu giá, đánh giá công tác
đấu giá quyền sử dụng đất;
- Đánh giá hiệu quả của đấu giá quyền sử dụng đất qua một số khu quy hoạch dân cư đã đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn quy trình, cơ chế, biện pháp để công tác
đấu giá hiệu quả hơn;
* Yêu cầu
- Nghiên cứu, nắm vững các văn bản liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất của Trung ương và địa phương
- Số liệu điều tra phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy
- Đưa ra các ý kiến đảm bảo tính khách quan đối với công tác đấu giá quyền
sử dụng đất
- Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn
Trang 10Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI NIỆM BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
2.1.1 Bất động sản
Trong lĩnh vực kinh tế và pháp lý, tài sản được chia thành 2 loại là bất động sản và động sản; Mặc dù tiêu chí phân loại bất động sản của các nước có khác nhau, nhưng đều thống nhất bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất
đai Ở Việt Nam tại Điều 181 Bộ luật Dân sự đã quy định “Bất động sản là các tài
sản không thể di dời được bao gồm: Đất đai; Nhà ở; Công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.[27]
2.1.2 Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Thị trường bất động sản có liên quan đến lượng tài sản rất lớn trong nền kinh tế của một nước Việc phát triển thị trường bất động sản tạo ra những kích thích cho đầu tư vào đất đai Sự chuyển dịch năng động về lao động giữa các ngành, các vùng lãnh thổ; Chuyển bất động sản thành tài sản chính để thu hút và huy động các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế Với vai trò hết sức quan trọng nói trên của bất động sản
và thị trường bất động sản đối với nền kinh tế [11]
Thực chất hàng hoá trao đổi trên thị trường bất động sản ở Việt Nam là trao
đổi giá trị quyền sử dụng đất có điều kiện và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất [12], [24]
2.2 GIÁ ĐẤT VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT
2.2.1 Khái niệm về giá đất
Giá đất là sự điều tiết mối quan hệ giữa đất đai - thị trường - sự quản lý của Nhà nước, giá đất chịu tác động của nền kinh tế thị trường bởi các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung - cầu Nhà nước điều tiết và quản lý thị trường chuyển nhượng Quyền sử dụng đất theo giá cả [4]
Trang 112.2.2 Cơ sở khoa học xác định giá đất
2.2.2.1 Địa tô
Địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu đất đai, là sản
phẩm thặng dư do những người sản xuất trong nông nghiệp tạo ra và nộp cho người chủ sở hữu ruộng đất Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất [24]
2.2.2.2 Lãi suất Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng làm cho giá đất có thể tăng hay giảm Vì địa tô vận động một cách độc lập với giá đất cho nên có thể tác động sự ảnh hưởng của địa tô với giá đất để xem giá đất còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào Có thể thấy ngay rằng lãi suất ngân hàng mà cao thì số tiền mua đất phải giảm đi, nếu không thì đem tiền gửi vào ngân hàng sẽ có lợi hơn là mua đất để có
địa tô Còn nếu lãi suất ngân hàng mà giảm xuống thì số tiền bỏ ra mua đất phải
tăng lên do người bán không muốn bán với giá thấp, họ để đất thu được địa tô cũng lớn hơn thu nhập do lượng tiền bán đất gửi vào ngân hàng, lúc này giá đất phải tăng lên thì người bán mới chấp nhận.[31]
2.2.2.3 Quan hệ cung cầu
Trong thị trường tự do hoàn toàn, giá cả của hàng hoá thông thường được quyết định tại điểm cân bằng của quan hệ cung cầu Cầu vượt cung thì giá cả tăng cao, ngược lại, cung vượt cầu thì giá cả tất phải hạ xuống, đó là nguyên tắc cân bằng của cung cầu Đất đai cũng vậy, giá cả đất đai cũng phụ thuộc mối quan hệ cung cầu quyết định Nhưng vì đất đai, khác các loại hàng hoá thông thường là có
đặc tính tự nhiên, nhân văn, nên không hoàn toàn vận hành theo nguyên tắc cung
cầu nói trên mà hình thành nguyên tắc cung cầu riêng [24]
Cung - cầu của thị trường đất đai diễn biến có phần khác so với quan hệ cung cầu trong thị trường hàng hoá thông thường Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt trong
định giá đất bởi vì cung của đất về cơ bản là cố định và bất biến Giá của đất trong
một khu vực nhất định sẽ được xác định bằng yếu tố cầu như: Mật độ dân cư, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, việc làm và mức thu nhập bình quân của người dân tại địa phương, khả năng của hệ thống giao thông, tỷ lệ lãi suất vay thế chấp.[24]
Trang 12Nhìn chung ở Việt Nam trong thời gian tới quan hệ cung cầu về đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp chưa đến mức mất cân đối căng thẳng giữa lao động công nghiệp và đất đai Phần lớn đất chưa sử dụng lại là đất đồi núi, các vùng ven biển đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn thì mới đưa vào khai thác được [13]
Một yếu tố khác cũng có làm ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu về đất đó là đất
đai chưa được sử dụng thực sự trở thành hàng hoá
2.2.3 Giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất
Đất đai được coi là nguồn tài sản quý giá, nguồn lực quan trọng nhất của đất
nước Chính vì vậy, Nhà nước ngày càng chú trọng khai thác các nguồn thu từ đất
đai nhằm quản lý có hiệu quả hơn nguồn tài sản này Điều 4, khoản 23 Luật đất đai
2003 ghi rõ: “Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên đơn
vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.”[26]
Nếu như trước đây Nhà nước chỉ quy định một loại giá đất áp dụng cho mọi quan hệ đất đai, thì Luật Đất đai 2003 đề cập nhiều loại giá đất để xử lý từng nhóm quan hệ đất đai khác nhau Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây:
1 Do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này
2 Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất
3 Do người sử dụng đất thoả thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất [26]
2.2.4 Những yếu tố cơ bản xác định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất
Khi xác định giá đất để đấu giá phải đảm bảo lợi ích của hai phía là Nhà nước
và người tham gia đấu giá, giá đất tính được phải dựa vào giá thị trường và khả năng sinh lợi của đất Đất đai dùng vào các mục đích khác nhau thì khả năng sinh lợi khác nhau, khả năng sinh lợi phụ thuộc vào sự thuận lợi của mảnh đất bao gồm các yếu tố sau:
- Vị trí của khu đất:
- Yếu tố ảnh hưởng về khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng
Trang 13- Điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng hình thành các công trình dịch vụ
- Yếu tố về khả năng sử dụng theo các mục đích và yêu cầu khác nhau
2.2.5 Các phương pháp định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất
Có nhiều phương pháp định giá đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, có thể sử dụng một trong số các phương pháp sau:
2.3 ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.3.1 Quy định về đấu giá đất theo Luật đất đai 2003
Căn cứ Luật đất đai 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai; Nghị định đã quy định các trường hợp
đất được tham gia thị trường bất động sản, các hoạt động được pháp luật thừa nhận
của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản và giải quyết một số vấn đề cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
Tại Điều 61 qui định các trường hợp đấu giá và không đấu giá quyền sử dụng đất:
- Đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp qui định tại khoản 2 điều 61 [15]
Khoản 2 điều 61 quy định:
- Đấu giá quyền sử dụng đất không được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:
- Sử dụng đất qui định tại khoản 1 điều 60 của Luật đất đai
- Tổ chức kinh tế chuyển hình thức từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển
Trang 14mục đích sử dụng đất [15]
2.3.2 Các văn bản quy định về giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày số 16/11/2004 của Chính phủ;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP;
- Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị
- Thông tư số 03/TT-BTP ngày 04/5/2005 hướng dẫn một số quy định của nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
- Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá; Thông tư
số 13/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 34/2005/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá
- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 và thay thế cho Nghị định số 05/2005/NĐ-CP;
Trang 15Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đấu giá đất, trong đó tập trung
nghiên cứu các vấn đề:
- Giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất: giá sàn, giá trúng đấu giá, giá thị trường chuyển nhượng
- Trình tự thủ tục đấu giá đất (chủ trương, lập quy hoạch, thu hồi đất, xây dựng
hạ tầng, tiến hành đấu giá )
- Nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các khu vực đấu giá đất
3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi nghiên cứu của báo cáo này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua một số khu đất đã tiến
hành đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2013
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước
- Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội: thực trạng phát triển các ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường
3.3.2 Đánh giá thực trạng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Tình hình đấu giá quyền sử dụng đất cụ thể ở một số khu đất đã thực hiện
đấu giá trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Tìm hiểu định hướng và kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của công tác đấu giá quyền sử dụng đất
3.3.3 Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất qua các mặt
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
Trang 16- Hiệu quả môi trường
- Hiệu quả đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Về chính sách của Nhà nước
- Gíải pháp về kỹ thuật (Giá đất, quy trình, cách thức tổ chức đấu giá )
- Các giải pháp về cơ chế tài chính
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hoá và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của Tỉnh, các cơ quan của các Huyện, thị và các viện nghiên cứu, trường đại học
3.4.2 Phương pháp điều tra thống kê
- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại các địa bàn điều tra, thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án điều tra về nguồn gốc đất, quy hoạch, các bước xây dựng giá sàn
- Phỏng vấn trực tiếp người tham gia đấu giá hoặc người sử dụng đất Nắm bắt tình hình sử dụng đất và nguyện vọng của người dân, các đối tượng trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đang sử dụng đất
3.4.3 Phương pháp sử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính
Tổng hợp và phân tích số liệu, thuộc tính bằng phần mềm EXCEL
3.4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của công tác đấu giá quyền
sử dụng đất
3.4.5 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực bất động sản, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất
Trang 17Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Lương là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 368,94 km2, số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn Vị trí của huyện Phú Lương như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Phía Tây: giáp huyện Định Hoá
- Phía Đông: giáp huyện Phú Lương
- Phía Nam: giáp huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên
Phú Lương là nút giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn và về thủ đô Hà Nội Toàn huyện có 38 km đường quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phú Lương khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 400m
Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 ÷ 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 200
Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng hơn, độ dốc thường dưới 150, tương đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp
Theo kết quả đo trên bản đồ địa hình 1/25000 của huyện thì diện tích có độ dốc tương đối bằng (dưới 80) chiếm 30,4% diện tích của huyện, diện tích có độ dốc trên 200 chiếm 31,3% diện tích của huyện
4.1.1.3 Khí hậu
Phú Lương nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Chế độ thuỷ văn các nhánh của sông Cầu qua địa phận Phú Lương phụ thuộc
Trang 18chủ yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Cầu Có thể chia làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa cạn
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: đất đai của huyện gồm 3 loại chính: Đất Feralit màu đỏ vàng hoặc vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét; Đất Feralit phát triển trên sa thạch; Đất Feralit phát triển trên đá mác ma a xít
- Tài nguyên nước: huyện Phú Lương có mật độ sông lớn, trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi
- Tài nguyên khoáng sản: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn phong phú đa dạng với trữ lượng lớn như: than mỡ ở xã Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, than đá ở
xã Sơn Cẩm, quặng Titan ở xã Động Đạt, xã Phủ Lý, quặng sắt ở xã Phấn Mễ, chì kẽm, đá vôi, cát, sỏi, ở xã Phú Đô, xã Yên Lạc… đây chính là điều kiện quan trong cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Kinh tế
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền kinh tế của huyện Phú Lương đã tạo được phát triển khá Chăn nuôi, trồng trọt được quan tâm và đầu tư phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho bà con nông dân Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, chiếm tỷ trọng 21-23% GDP Hoạt
động thương mại dịch vụ được mở rộng tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất Nông nghiệp, Công nghiệp qua các năm
Trang 19Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt được trong năm 2013 như sau:
*Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 957 tỷ đồng, = 100%
kế hoạch, 104% so với cùng kỳ
- Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá hiện hành)
đạt 70 triệu đồng = 100 KH tỉnh, 99% KH huyện, = 111% cùng kỳ
- Sản lượng lương thực cây có hạt đạt 41.560 tấn = 100% KH, = 101% so cùng kỳ
- Sản lượng chè búp tươi ước đạt 42.400 tấn = 100% KH, = 105% cùng kỳ; trồng mới, trồng lại 250ha chè = 125% kế hoạch
- Tổng diện tích trồng rừng mới là 1.055 ha = 127% KH, 145% cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác đạt 27.000m3 = 121% kế hoạch
* Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 267 tỷ đồng = 83% kế hoạch,
104% cùng kỳ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (theo giá hiện hành) đạt
815 tỷ đồng, bằng 144% KH, 122% cùng kỳ
* Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 50.000 triệu đồng bằng 104% kế hoạch tỉnh, = 100% kế hoạch huyện giao
* Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 419.090 triệu đồng, trong đó chi cân
đối và các chương trình mục tiêu đạt 400.773 triệu đồng = 153% KH tỉnh, = 132%
KH huyện giao đầu năm
* Giải quyết việc làm cho 2.060 lao động = 123% KH (xuất khẩu là 90 lao
động), đào tạo nghề cho 1.362 học viên = 113% KH
* Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,72% không đạt so với kế hoạch giao (2,55%)
* Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ước còn 15,6%
* Có 87% gia đình, 60,2% làng bản (tiểu khu, phố), 92% cơ quan đạt văn hóa
* Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 82%
* Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đạt 53%
3.1.2.2 Dân số và lao động
Diện tích, dân số của các xã, thị trấn được thể hiện qua biểu đồ 3.2 và Bảng 3.1
Trang 20Hình 4.1 Cơ cấu dân số huyện Phú Lương năm 2013
Bảng 4.2 Diện tích, dân số huyện Phú Lương năm 2013
Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2013)[35]
Trang 21Bảng 4.3 Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã
huyện Phú Lương năm 2013
STT Tên xã, thị trấn
Diện tích (Km 2 )
Số thôn (bản, tổ nhân dân)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/Km 2 )
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phú Lương, 2013)
Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số thường trú trên địa bàn huyện Phú Lương là 105.250 người, trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29% Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông Tỷ lệ các dân tộc được thể hiện qua biểu đồ 3.2 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05% Mật độ dân số bình quân chung là 285 người/km2. Số người đang trong độ tuổi
Trang 22lao động là 61.732 người, chiếm 60% tổng dân số toàn huyện Lực lượng lao động xã hội chiếm 89,9% Số hộ nghèo hiện còn 5.278 hộ nghèo, chiếm 19,6 % tổng số hộ của huyện Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.[29]
4.1.2.3 Tình hình dân trí và thu nhập của huyện Phú Lương
Nhìn chung trình độ dân trí của huyện là tương đối cao người có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 3507 người chiếm 16,01% tổng số dân,
số người có trình độ trung học cơ sở, trung học phổ thông là 5630 người chiếm 25,7% Đây là thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động GPMB Những người này không những có nhận thức nhanh, đúng đắn về chế độ chính sách mà còn có thể
là những tuyên truyền viên trong công tác GPMB đối với các thành viên trong gia
đình họ và nhân dân trong các làng, các xóm
Đối với địa phương có dân trí cao như vậy không có chỗ để các thành phần
chống đối, gây rối lợi dụng
Trình độ dân trí cao, hộ phi nông nghiệp nhiều, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nên thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện tương đối cao
4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
- Hệ thống đường giao thông: Huyện có 38km đường quốc lộ 3 đi qua, chạy dài theo chiều dài của Huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện Toàn huyện có 136 km đường liên xã và
448 km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư, nâng cấp thành
đường nhựa và đường bê tông hoá theo tiêu chuẩn đường nông thôn cấp 6
- Điện lưới: huyện Phú Lương có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95% Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chương trình Nhà nước và cùng làm để đầu tư xây dựng các trạm điện, các
đường dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo được hệ thống điện trong vùng
- Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài
ra còn có các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa
Trang 23nước đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
4.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN PHÚ LƯƠNG
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai
Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ, dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu giúp UBND huyện thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, công tác quản lý
đất đai của huyện Phú Lương đã đi vào nề nếp, thực hiện tốt các nội dung quản lý
nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai hiện hành được thể hiện qua các nội dung sau
* Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
* Công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
* Công tác đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ
* Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, xử
lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai
* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất đai
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Lương
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, hiện trạng sử dụng đất đai của huyện
được thể hiện qua Bảng 3.4
Trang 242.2 Đất chuyên dùng CDG 3169,63 8,59 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
Trang 25Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 36894,65 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp 30503,3 ha (chiếm 82,68% tổng diện tích tự nhiên), đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ còn thấp 5813,5 ha (chiếm 15,76%), về cơ bản đất đai đã được đưa vào sử dụng nên diện tích đất chưa sử dụng không còn đáng kể 578 ha (chiếm 1,57%)
4.2.3 Biến động đất đai huyện Phú Lương giai đoạn 2011 - 2013
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2011 và năm 2013 của huyện cho thấy mức
độ biến động các loại đất thể hiện như trong Bảng 3.3 và biểu đồ 4.4
Bảng 4.5 Tình hình biến động đất đai của huyện năm giai đoạn 2005-2010
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT MÃ DIỆN TÍCH
2011 (ha)
DIỆN TÍCH 2013 (ha)
Tăng(+) giảm (-) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 36894.65 36894.65 0,00
1 Đất nông nghiệp NNP 30503.12 30502.98 0.18
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5775.52 5813.67 38.15
3 Đất chưa sử dụng CSD 616.01 578.00 -38.33
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương, 2013)[34]
Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng diện tích tự nhiên là 36894.65ha Diện tích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp tăng nhưng diện tích tăng 2 nhóm đất này trong 2 năm qua là không nhiều
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 đất chưa sử dụng chuyển sang sử dụng là 38,33 ha Việc giảm diện tích đất chưa sử dụng những năm qua cho thấy sự
cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành trong việc đầu tư cải tạo đất, khai hoang phục hoá và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc góp phần sử dụng đất triệt để và hiệu quả
4.3 Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Lương
4.3.1 Đối tượng được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự theo quy định của Pháp luật có năng lực tài chính thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất đất tại thời điểm tham gia đấu giá
- Các tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được Nhà nước giao
Trang 26đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, có nhu cầu sử dụng đất để
làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
4.3.2 Người không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
- Người không có quyền mua tài sản theo quy định của pháp luật
- Người không có đủ năng lực hành vi dân sự, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định từ Điều 23 đến Điều 25 của Bộ Luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không tự nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
4.3.3 Điều kiện của các lô đất đấu giá quyền sử dụng đất
- Đất đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc có kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật về Đất đai xây dựng
- Đất đã được giải phóng mặt bằng
- Có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt
4.3.4 Điều kiện được đăng ký tham gia đấu giá
a Các đối tượng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Quy chế này
được đăng ký tham gia đấu giá khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đơn đề nghị được tham gia đấu giá theo mẫu do Hội đồng đấu giá phát hành, trong đó có nội dung cam kết sử dụng đất đúng mục đích, đúng qui hoạch khi trúng đấu giá
- Đối với tổ chức kinh tế: mỗi tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá Trường hợp có hai (02) doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổng công ty thì chỉ
được một doanh nghiệp tham gia đấu giá Trường hợp Tổng công ty với công ty
thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá
- Đối với hộ gia đình, cá nhân:
+ Phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
+ Phải có đủ điều kiện về khả năng tài chính để thực hiện dự án hoặc phương
án đầu tư theo quy định của pháp luật Trường hợp đấu giá đất ở không cần điều kiện này
Trang 27+ Mỗi hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham gia đấu giá trong một (01) lô đất (thửa đất)
+ Mỗi người chỉ được đăng ký đấu giá một (01) lô đất trong một khu quy hoạch nhưng có quyền tham gia đấu giá tối đa không quá ba (03) lô đất trong khu quy hoạch đó nếu chưa trúng đấu giá lô nào và đã nộp đủ tiền đặt cọc, phí đấu giá cho lô đất tham gia đấu giá tiếp theo Mỗi người tham gia đấu giá được trúng đấu giá nhận quyền sử dụng đất 02 lô theo qui hoạch chi tiết phân lô được UBND tỉnh phê duyệt nhưng diện tích các lô trúng đấu giá không vượt 800m2 theo qui định (khi diện tích trúng đấu giá vượt hạn mức đất ở thì không được tiếp tục tham gia đấu các
lô còn lại đã đăng ký)
b Người tham gia đấu giá phải nộp tiền phí đấu giá và tiền đặt cọc theo quy
định hiện hành tại thời điểm đấu giá Mỗi hộ gia đình chỉ được một cá nhân tham
gia đấu giá, một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá, có hai doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một Tổng công ty thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá, Tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với bên góp vốn liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu giá
4.3.5 Đăng ký tham gia đấu giá
Các đối tượng có đủ điều kiện theo qui định trên thực hiện đăng ký và hoàn tất thủ tục đăng ký trong thời hạn 30 ngày
Tổ chức, cá nhân đăng ký và nộp hồ sơ tham gia đấu giá phải nộp các khoản tiền sau đây:
- Tiền đặt cọc (tiền bảo lãnh - tiền đặt trước) bằng 5% số tiền tính theo giá khởi điểm của thửa đất đấu giá Người trúng đấu giá được trừ tiền đặt cọc vào tiền
sử dụng đất phải nộp
Người tham giá đấu giá được lấy lại khoản tiền đặt cọc trong các trường hợp sau: + Người đã đăng ký tham gia đấu giá nhưng rút lại đơn đăng ký trước thời hạn
đấu giá 2 ngày
+ Người trúng giá bổ sung từ chối không nhận quyền sử dụng đất
Người tham gia đấu giá không được lấy lại khoản tiền đặt cọc và phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước trong các trường hợp sau: