Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản .... Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua cùng với quá trì
Trang 1HOÀNG ĐỨC TRỌNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ XUÂN ÁI – HUYỆN VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS Vương Vân Huyền
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của xã Xuân Ái năm 2013 20
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Ái năm 2013 22
Bảng 4.3: Tổng hợp các văn bản xã Xuân Ái ban hành có liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng đất đai từ năm 2011 đến năm 2013 25
Bảng 4.4: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính 26
Bảng 4.5: Kết quả điều tra đo vẽ bản đồ xã Xuân Ái giai đoạn 2011- 2013 27
Bảng 4.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2013 28
Bảng 4.7: Kết quả giao đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 30
Bảng 4.8: Kết quả thu hồi đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 30
Bảng 4.9: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 31
Bảng 4.10: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 32
Bảng 4.11: Tổng hợp hồ sơ địa chính của xã Xuân Ái 33
Bảng 4.12: Kết quả cấp GCNQSDĐ xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 34
Bảng 4.13: Kết quả thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 36
Bảng 4.14: Tình hình thu chi ngân sách từ đất đai của xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 37
Bảng 4.15: Kết quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 40
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Xuân Ái giai đoạn 2011 – 2013 41
Bảng 4.17: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Xuân Ái giai đoạn 2011 - 2013 42
Trang 3CP : Chính phủ
CT : Chỉ thị
CV : Công văn GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng
NĐ : Nghị định
TB : Thông báo TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 4PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 5 2.3 Khái quát về công tác quản lí nhà nước về đất đai của tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên 9
2.3.1 Đối với tỉnh Yên Bái 9
2.3.2 Đối với huyện Văn Yên 10
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
3.2 Địa điểm và thời gian thực tập 12
3.3 Nội dung nghiên cứu 12
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 12
3.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng của xã Xuân Ái 12
3.3.3 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 – 2013 tại xã Xuân Ái theo 13 nội dung 12
3.3.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
Trang 54.1.1 Điều kiện tự nhiên 15 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18 4.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Ái 20
4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Ái 22 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuân Ái năm 2013 22 4.2.2 Cơ cấu sử dụng đất đai của xã Xuân Ái năm 2013 24
4.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Xuân Ái giai đoạn 2011 - 2013 24 4.3.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản 24 4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 26 4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 27
4.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 28 4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất 29 4.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất 32 4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai 34 4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai 37 4.3.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 38 4.3.10 Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 40
Trang 64.3.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố
cáo các vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 42
4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 43
4.4 Đánh Giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai 43
4.4.1 Thuận lợi 43
4.4.2 Khó khăn 44
4.4.3 Nguyên nhân tồn tại 44
4.4.4 Giải pháp 45
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng,… Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
thống nhất quản lý
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với
Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững nguồn tài nguyên đất đai
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng
đa dạng Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm Do
đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích và
chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng
Xã Xuân Ái nằm ở phía Đông nam huyện Văn Yên cách trung tâm thị trấn Mậu A 11km Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian qua cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhu cầu về sử dụng
đất ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động
lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai này Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất
Trang 8đai quy định rõ trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2003 luôn được Đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s
Vương Vân Huyền, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản
lý nhà nước về đất đai tại xã Xuân Ái – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2013”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai theo 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai năm 2003 tại xã Xuân
Ái, giai đoạn 2011 – 2013
- Làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
- Phân tích những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng khoa học và đạt hiệu quả cao nhất
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của địa phương
- Nắm được thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã
- Đánh giá được những nội dung đã thực hiện hiệu quả và những nội dung quản lý còn yếu kém
- Đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa học tập: Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý Nhà nước về đất
đai của xã Xuân Ái, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai được tốt hơn
Trang 9PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
* Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai:
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban nhân dân các cấp
ở địa phương tiến hành
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với
đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân
phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản
lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai
* Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai:
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
Trang 10phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta thấy có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai
được thể hiện bằng 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (quy định tại
khoản 2 Điều 6 - Luật Đất đai 2003) [3], tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước
phải biết rõ các thông tin về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai
Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo
quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất
Thứ ba: Nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử
dụng đất đai
Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất.[6]
* Mục đích của quản lý Nhà nước về đất đai:
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
- Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường.[7]
* Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai:
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học
- Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất
đai: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên
truyền, giáo dục
Trang 11* Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai:
- Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để
điều chỉnh hành vi của con người
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Vì vậy Luật Đất đai năm 2003 quy định “ Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”
- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế.[2]
* Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân
- Tiết kiệm và hiệu quả
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003;
- Luật đất đai năm 2013;
- Hiến pháp 1992;
- Chỉ thị 05/ 2004/CP-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật đất đai 2003;
- Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất Đai 2003;
Trang 12- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh;
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
& Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/ 2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
& Môi trường về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/NĐ – CP;
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh;
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 của thủ tướng Chính phủ
về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật
đất đai;
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai;
Trang 13- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng
bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 182/2004/NĐ
- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/03/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trang 14- Nghị định 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ ngày 14/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch
vụ về đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Quyết định 61/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/11/2011
Về việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích tổ chức lao động, sản xuất phục vụ chữa trị cai nghiện
ma túy của các cơ sở cai nghiện ma túy được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Thông tư 93/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 29/6/2011
về Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm
2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Căn cứ công văn số 213/UB-TM ngày 24/08/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc kinh phí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ vào công văn số 158/CV-HU ngày 18 tháng 05 năm 2011 của huyện ủy Văn Yên về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án dồn điền
đổi thửa đất nông nghiêp;
- Căn cứ vào Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Yên Bái về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Căn cứ vào quyết định 16/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ phát triển đất tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành ngày 20/08/2011;
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã Xuân
Ái qua các năm;
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất xã đến năm 2015
Trang 152.3 Khái quát về công tác quản lí nhà nước về đất đai của tỉnh Yên Bái
và huyện Văn Yên
2.3.1 Đối với tỉnh Yên Bái
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác quản lý về đất đai trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thu được một số kết quả đáng khích lệ Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác này:
- Công văn số 213/UB-TM ngày 24/08/2005 của UBND tỉnh Yên Bái về việc kinh phí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh Yên Bái về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai;
- Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ phát triển đất tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành ngày 20/08/2011;
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai giúp cho công tác quản lý nhà nước ngày càng chặt chẽ, sử dụng đất ngày càng tôt hơn, tiết kiệm, hiệu quả,…
Nhìn chung những kết quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua là ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không chỉ của ngành Tài nguyên và Môi trường mà còn là sự đóng góp không nhỏ của các ngành khác và của toàn thể nhân dân Song bên cạnh những cố gắng đó thì công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên cả nước vẫn còn một số tồn tại như:
- Công tác tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thi hành Luật đất đai chưa nhiều và không thường xuyên đặc biệt đối với các địa phương có kinh tế còn gặp khó khăn như khu vực miền núi,
- Trình độ quản lý hồ sơ, lưu trữ tại xã còn hạn chế Chủ yếu là việc lập
và quản lý hồ sơ địa chính thủ công trên giấy nên không tránh khỏi những sai sót khi đo vẽ, đặc biệt khó khăn cho công tác cập nhật, lưu trữ, chỉnh lý
- Vấn đề quy hoạch chưa mang tính đồng bộ, còn chồng chéo, tồn đọng trong vấn đề quy hoạch, vẫn diễn ra tình trạng quy hoạch treo
Trang 16- Chất lượng cấp GCNQSD đất gửi cơ quan thẩm định của một số địa phương không đảm bảo, có nhiều sai sót, không đủ điều kiện để trình cấp
- Đầu tư trang thiết bị, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế
- Sự phân công, phân cấp trách nhiệm và quyền hạn quản lý đất đai thiếu
cụ thể; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai còn yếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý trong tình hình mới
2.3.2 Đối với huyện Văn Yên
Văn Yên là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, diện tích tự nhiên là 268.55 km2, gồm 17 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 01 thị trấn Trong những năm qua tình hình quản lý đất đai của huyện diễn ra khá tốt
UBND huyện Văn Yên thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo các
xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời,
có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật
Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân hạng đất của huyện Văn Yên được thực hiện từ nhiều năm trước Huyện đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai làm
cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính Tài liệu đo đạc cũng được cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả nhất định Quá trình thực hiện
đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo hợp lý và
hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi
đất đã được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Luật Đất đai 2003 và các
văn bản chính sách hiện hành
Trang 17Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:
+ Do ý thức của một bộ phận người dân còn chưa cao nên vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục
Trang 18PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Xuân
Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2013
- Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu trong 13 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai quy định trong Luật Đất đai 2003
3.2 Địa điểm và thời gian thực tập
- Địa điểm: UBND xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
- Thời gian: từ tháng 6/2014 đến tháng 8/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, điều kiện khí hậu
thuỷ văn, tài nguyên đất
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Thực trạng đời sống kinh tế, thực trạng phát
triển cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, văn hóa xã hội, dân số vào lao động
- Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng của xã Xuân Ái
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
- Cơ cấu đất đai của xã Xuân Ái
3.3.3 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2011 –
2013 tại xã Xuân Ái theo 13 nội dung
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập và quản lý bản đồ hành chính
Trang 19+ Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
+ Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồ đất chuyển mục đích sử dụng đất
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Công tác thống kế, kiểm kê đất đai
+ Quản lý tài chính về đất đai
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất
3.3.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai
- Thuận lợi, khó khăn:
- Tồn tại:
- Đề xuất giải pháp:
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu số liệu thông tin cần thiết thông qua việc tìm hiểu các nghiệp vụ, các văn bản, qua
điều tra tìm hiểu thực tế để phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Trang 20- Phương pháp xử lý các số liệu thống kê trong quá trình điều tra: Qua các số liệu, tài liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại các số liệu
về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tương quan giữa các yếu tố đó
- Phương pháp phân tích thông qua các số liệu thống kê: từ những nguồn thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận
định đánh giá chủ quan, những nhận định của các nhà quản lý về các vấn đề
nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất
đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003
Trang 21PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Xuân Ái là vùng thấp của huyện Văn Yên, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 12km về phía Đông Nam Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Xuân Ái
là 1669.23 ha
- Phía Bắc giáp xã Yên Hợp - huyện Văn Yên
- Phía Đông giáp sông Hồng và xã Báo Đáp huyện Trấn Yên
- Phía Nam giáp xã Hoàng Thắng - Huyện Văn Yên
- Phía Tây giáp xã Viễn Sơn và xã Yên Phú - huyện Văn Yên
4.1.1.2 Khí hậu
Xã Xuân Ái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1500 – 2000mm/năm, nhiệt độ trug bình năm là 23 – 230 C, độ ẩm không khí là 81 – 86%
- Các hiện tượng thời tiết khác:
+ Sương muối: ít xuất hiện
+ Mưa đá: Xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường kèm theo hiện tượng dông và gió xoáy cục bộ
- Những lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, tác
động đến đời sống nông dân: Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với
các yếu tố khí hậu Quá trình phong hóa đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng khác nhau do quá trình hình thành và phân giải chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định
tới việc trồng loại cây thích hợp và hình thành những vùng chuyên canh
Trang 22- Nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt của nông dân và cho cây trồng vật nuôi
Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, tập chung vào tháng 5 đến tháng 9 gây xói mòn mạnh làm giảm độ phì của đất, gây lũ lụt phá hoại mùa màng làm
ảnh hưởng tới năng xuất cây trồng vật nuôi
4.1.1.3 Địa hình
Xã Xuân Ái có địa hình đồi núi thấp có các thung lũng xen kẽ tạo nên những vùng đất bằng Địa hình của xã dốc dần từ tây Nam xuống Đông Bắc, thuộc thung lũng Sông Hồng và chân các dãy núi, là vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng ven sông nhỏ phù
xa Sự chênh lệch địa hình trong xã cũng rất lớn, có đỉnh cao nhất là 850m,
nơi thấp nhất là 46m so với mặt nước biển
- Địa mạo ven sông: Đây là vùng thấp nhất, đất đai vùng này chủ yếu là phù sa thích hợp cho cây trồng hàng năm và cây ăn quả
- Địa mạo vùng đồi: Có dạng đồi bát úp, sườn thoải, bên cạnh là các thung lũng tương đối bằng phẳng, là vùng dân cư đông đúc, đất đai phù hợp
cho nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, đậu đỏ Ở những nơi có độ dốc
lớn thích hợp phát triển trồng rừng, gồm các loại như cây quế, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề, và các cây lâm nghiệp khác
4.1.1.4 Thủy văn và các hệ thống sông ngòi
Sông Hồng chảy dọc theo ranh giới của xã, lưu lượng nước thường thay
đổi rất nhiều, mùa khô mực nước thường thấp, gây ra tình trạng thiếu nước
cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhân dân, mùa
mưa thì nước sông lên nhanh gây lụt Phù sa sông Hông rất giàu dinh dưỡng
nên rất thích hợp trồng cây hàng năm và cây ngắn ngày
Hệ thống ao hồ: Ao hồ của xã chủ yếu là do đắp đập làm thủy lợi, đào ao thả cá
Trang 23Tóm lại ao hồ, sông ngòi của xã Xuân Ái la nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để sản xuất và phát triển nông nghiệp, Sông Hồng còn là đường vận tải, lưu thông các xã trong và ngoài huyện, các ao hồ nhỏ còn giữ vai trò quan
trọng là giữ nước để phục vụ sản xuất và nuôi cá nước ngọt
Nhóm đất này có đặc tính xốp lớn, hàm lượng chất hữu cơ giảm theo chiều sâu của đất, ngoài tầng A có màu sáng tơi mềm hoặc tối màu hoặc có tầng H tích lũy chất hữu cơ Ngoài ra không còn có tầng chuẩn đoán nào khác Nhìn chung, nhóm đất này không có thay đổi về môi trường đất
* Nhóm đất Glây (GL) (Gleysols)
Nhóm đất này có khoảng 300 ha, chiếm khoảng 17,97% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố trên các địa hình trũng thấp hoặc thung lũng giữa các dãy đồi khả năng thoát nước kém
Đất Glây hình thành từ các vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có
thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính Fulvie, thường được hình thành ở địa hình đọng nước và những nơi có mực nước ngầm nông Đất
có màu đen, xám đen, lầy thụt, bão hòa nước có tính chương co lớn, khi khô trở thành cứng rắn, trong đất có quá trình khử chiếm ưu thế, nhóm đất này chưa có thay đổi về môi trường đất
* Nhóm đất tầng mỏng Leptosols (LP)
Nhóm đất này có khoảng 870 ha, chiếm khoảng 52,11% diện tích đất tự nhiên
Trang 24của xã Trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 20%, đất có tầng mỏng dưới 30cm
Nhóm đất này được hình thành trên địa hình đồi cao, phát triển trên các loại đá Mắcma axit hoặc đá biến chất, đá vôi, tầng mỏng lẫn nhiều đá vụn phong hóa dở dang, chủ yếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên tầng đất càng ngày càng mỏng, có nơi trơ đá gốc Đất thường có phản ứng chua (Ph<4,5), độ no bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Thu nhập của nhân dân trong địa bàn chủ yếu vẫn là sản xuất nông lâm nghiệp Năm 2013 có cơ cấu thu nhập tỉ lệ như sau: Sản xuất nông, lâm nghiệp 85%, dịch vụ 15%
- Bình quân lương thực đầu người/năm: 373kg/người/năm
- Thu nhập quy ra tiền đạt 13,5 triệu đồng/người/năm
- Đã cải tạo, nâng cấp 04 đập, hồ chứa
- Đã cải tạo, nâng cấp hệ thống các tuyến mương xây hiện có của xã
- Xây dựng mới 2,357km mương còn lại
c) Điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất:
- Cải tạo nâng cấp đường dây hạ thế
- Thay thế các đường dây trần bằng dây bọc đảm bảo an toàn
- Xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế
+ Xây dựng trạm biến áp 100KVA và 1km đường dây hạ thế tại thôn
Trang 25Cương Quyết
+ Xây dựng trạm biến áp 100KVA và 600m đường dây hạ thế tại thôn Bóng Bưởi
d) Trường học:
- Trường mầm non có 06 phòng học và 04 phòng chức năng
- Trường tiểu học có 15 phòng học và 10 phòng chức năng, công vụ
- Trường trung học cơ sở có 14 phòng học và 12 phòng chức năng, công vụ
e) Cơ sở vật chất văn hóa:
- Đã xây dựng 11 nhà văn hóa cho 11 thôn bản trên toàn xã đạt 100%
- Giáo dục: Tại xã có 03 cấp trường gồm:
+ Mầm non có 06 phòng học và 04 phòng chức năng Tổng số giao viên mầm non là 14 giáo viên có cấp học từ cao đẳng trở lên Trường có số lớp đạt chuẩn là 100%
+ Tiểu học có 15 phòng học và 10 phòng chức năng, công vụ Tổng số giáo viên là 35 giáo viên có cấp học từ cao đẳng trở lên Trường đạt chuẩn quốc gia
+ Trung học cơ sở có 14 phòng học và 12 phòng chức năng công vụ Tổng số giáo viên và nhân viên là 42 người Toàn bộ giáo viên có cấp học trên cao đẳng
4.1.2.4 Văn hóa – xã hội
Trang 26- Toàn bộ các thôn bản trên địa bàn xã đều có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng
- Trình độ dân trí đạt mức khá Tỷ lệ người mù chữ ngày càng giảm rõ rêt
4.1.2.5 Dân số và lao động
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của xã Xuân Ái năm 2013
1
2
(Nguồn: UBND xã Xuân Ái)
Qua bảng số liệu chúng ta thấy tổng số khẩu của xã là 3649 khẩu Trong
đó gồm: 2480 khẩu nông nghiệp chiếm 67,96 % và 1169 khấu phi nông
nghiệp chiếm 32,04 % tổng số khẩu của cả xã Từ đó thì chúng ta thấy rõ
được rằng, đại bộ phận người dân vẫn là phát triển nông nghiệp
4.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Xuân Ái
* Thuận lợi :
Với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như phân tích phần trên,
xã Xuân Ái có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Tiềm năng đất đai phong phú, diện tích đất lúa nước và trồng cây hàng năm còn lại chiếm 21,60% tổng diện tích tự nhiên, với hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện đã tạo điều kiện cho xã phát triển sản xuất nông nghiệp,
Trang 27thâm canh cây trồng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng
Nền kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định Tiểu thủ công nghiệp và thương mại, tăng mạnh, chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của xã
Mặt khác, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông cũng tương đối phát triển thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán, thương mại, dịch vụ, hệ thống tưới tiêu kênh mương, trạm bơm được nâng cấp nên việc tưới tiêu phục
vụ sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi Tuy nhiên, trong những năm vừa qua huyện và xã đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã
* Khó khăn :
Nguồn lao động của xã tuy dồi dào nhưng hầu hết chưa qua đào tạo nghề nên chưa có sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, hạn chế khả năng của người lao động thâm nhập khu vực kinh tế phi nông nghiệp
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của xã đạt giá trị sản lượng tương đối cao nhưng chủ yếu là sản xuất thủ công, tận dụng lao động trong khu vực nông thôn, chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn với trình độ cơ giới hoá cao
Xã giáp ranh với nhiều xã khác nên khó khăn trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội