1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã hà lương huyện hạ hòa tỉnh phú thọ giai đoạn 2014 2016

80 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 831,65 KB

Nội dung

Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy định trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2013 luôn được Đảng bộ và chính quyền xã đặc biệt quan tâm... Nh

Trang 1

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính - Môi trường

Khóa học : 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính - Môi trường

Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2017

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học trong nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hà Lương, huyện

Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016”

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên, những người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt

là thầy giáo: TS Nguyễn Quang Thi, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em

trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ đang công tác tại UBND xã Hà Lương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp Em cũng không quên gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành tốt bài khóa luận

Do thời gian có hạn, bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn

Sau cùng em xin chúc toàn thể thầy cô trong khoa Quản lý Tài nguyên lời chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Trang 4

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Hà Lương năm 2016 38

Bảng 4.2: Tổng hợp các văn bản UBND xã Hà Lươngđã ban hành trong giai đoạn 2014- 2016 41

Bảng 4.3: Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của xã Hà Lương 42

Bảng 4.4: Kết quả điều tra đo vẽ bản đồ xã Hà Lương 43

Bảng 4.5 Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2014 - 2016 44

Bảng 4.6 Tổng hợp các công trình được xây dựng tại xã Hà Lương theo Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng chi tiết năm 2014 đến năm 2016 45

Bảng 4.7: Kết quả thu hồi đất của xã Hà Lương giai đoạn 2014 – 2016 47

Bảng 4.8: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của xã Hà Lươnggiai đoạn 2014 – 2016 47

Bảng 4.9: Kết quả đăng ký cấp GCNQSDĐ của xã Hà Lươnggiai đoạn 2014-2016 49

Bảng 4.10: Kết quả hồ sơ địa chính của xã Hà Lương 51

Bảng 4.11: Kết quả thu chi ngân sách từ đất đai của xã Hà Lương giai đoa ̣n 2014 - 2016 54

Bảng 4.12: Kết quả việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giai đoa ̣n 2014 - 2016 55

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất tại xã Hà Lương giai đoạn 2014 - 2016 56

Bảng 4.14: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Hà Lương giai đoa ̣n 2014 - 2016 58

Bảng 4.15 Tổng hợp phiếu điều tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân 63

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu đất đai của xã Hà Lương năm 2016 39

Trang 5

7 GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử đất đai

Trang 6

iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC HÌNH ii

MỤC LỤC iv

PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 4

2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 4

2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta 5

2.1.3 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước 11

2.2 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Phú Thọ và huyện Hạ Hòa 18

2.2.1 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với tỉnh Phú Thọ 18

2.2.2 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối vớ i huyện Hạ Hòa 21

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: 23

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: 23

Trang 7

v

3.2 Địa điểm và thời gian thực tập 23

3.2.1 Địa điểm: 23

3.2.2 Thời gian: 23

3.3 Nội dung nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 25

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 25

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 25

3.4.3 Phương pháp phân tích xử lý các số liệu 26

Phần 4 KẾT QUẢ NHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hà Lương 27

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Lương 29

4.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hà Lương 36

4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Hà Lương năm 2016 37

4.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương giai đoạn 2014 – 2016 40

4.3.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 40

4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 42

4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất 42

4.3.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 43

4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất 45 4.3.6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 48

4.3.7 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất 48

Trang 8

vi

4.3.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 51

4.3.9 Quản lý tài chính về đất đai 52

4.3.10 Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 55

4.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 56

4.3.12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 57

4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 58

4.3.14 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 59

4.3.15 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 60

4.4 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương 61

4.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai 65

4.5.1 Thuận lợi 65

4.5.2 Khó khăn, tồn tại 66

4.5.3 Giải pháp 66

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Đề nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

Trang 9

1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi sinh sống, là địa bàn phân bố của nơi dân cư, lao động của con người và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích,

có tính cố định về vị trí

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn Vì vậy vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả

và bền vững nguồn tài nguyên đất đai

Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng

đa dạng Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm Do

đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai Nên công tác quản lý Nhà nước

về đất đai có vai trò rất quan trọng

Xã Hà Lương đang trên đà phát triển, trong thời gian qua nhu cầu về đất đai ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến động lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cần được quan tâm nhiều hơn, làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất Chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy định trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật đất đai 2013 luôn được Đảng bộ và chính quyền xã đặc biệt quan tâm

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hà Lương

- Nêu được hiện trạng sử dụng củ a xã Hà Lương

- Đánh giá được công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hà Lương giai đoạn 2014 - 2016 theo 15 nội dung của Luật đất đai 2013

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngoài thực tế.Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để

Trang 11

đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn

Trang 12

4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đất đai

2.1.1 Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai

 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó là các hoạt động lắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý

và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai

 Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai

Thứ nhất:Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai

Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất

Thứ ba:Nhà nướcthường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai

Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất

đai.Nguyên tắc của quản lý Nhà nước về đất đai

- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước

- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

- Tiết kiệm và hiệu quả

Trang 13

5

 Mục đích quản lý Nhà nước về đất đai

- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất của quốc gia

- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất

- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

 Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai

- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học

- Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất đai như: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục

 Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai

- Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của con người

- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Vì vậy Luật Đất đai năm 2013 quy định “ Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”

- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế

2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta

Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất Những văn bản dưới Luật này có vai trò quan trọng trong công tác quản lý

Trang 14

6

Nhà nước về đất đai và tạo cơ sở vững chắc cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:

- Luật Đất đai năm 2013;

- Hiến pháp 2013;

- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;

-Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;

Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 24/ 2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về việc vẽ hồ

sơ địa chính;

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên

& Môi trường về việc vẽ bản đồ địa chính;

- Thông tư số 26/2014TT-BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ Tài nguyên

& Môi trường ban hành quy trình và định mức kinh tế- kỹ thuật, xây dựng cơ sở

dữ liệu tài nguyên và môi trường;

- Thông tư số 28/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên

& Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 15

7

-Thông tư số 29/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường về quy định việc chi tiết lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất;

- Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng quản lý khai thác hệ thống thông tin đất đai;

- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

-Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 76/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Thông tư số 77/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Thông tư số 02/2014/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ;

- Thông tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Trang 16

8

- Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

- Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã Hà Lương qua các năm 2014, 2015, 2016;

- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020;

- Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 26/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt phương án và dự toán kinh phí thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Từ khi nghiệm thu đưa vào sử dụng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp của huyện Hạ Hòa đến nay không có sự tranh chấp về địa giới hành chính

* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Khảo sát, đánh giá phân hạng đất là việc làm rất quan trọng, việc phân hạng đất của huyện Hạ Hòa được thực hiện từ nhiều năm trước Huyện Hạ Hòa

đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá phân hạng đất đai làm

cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính Tài liệu đo đạc cũng được cấp có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu và sử dụng làm căn cứ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Trang 17

9

* Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã đạt được một số kết quả nhất định Quá trình thực hiện đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng triệt để quỹ đất, đảm bảo hợp lý và hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

sử dụng đất

Công tác thu hồi đất đã được tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Luật Đất đai 2013 và các văn bản chính sách hiện hành

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn được chú trọng,

và đúng theo quy trình của luật đất đai

* Thống kê, kiểm kê đất đai

Huyện Hạ Hòa đã hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai theo đúng

kế hoạch, đã chính thức đưa các số liệu, tài liệu bản đồ vào sử dụng Nguyên nhân tăng,giảm diện tích đất là do sự đầu tư các chương trình, dự án xây dựng

cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, như đường giao thông liên thôn xóm và một

số công trình công cộng khác, chuyển từ đất chưa sử dụng và đất nông nghiệp sang làm nhà ở Nguyên nhân do người dân tự khai phá, kê khai, chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất trồng cây lâm nghiệp, còn một phần chuyển sang đất phi nông nghiệp

* Quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua nguồn thu từ đất đai của huyện Hạ Hòa cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện và là một nguồn thu quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của địa phương

Trang 18

Các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chủ yếu ở các hành vi như: sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất, lấn chiếm đất công, thực hiện chuyển quyền không đúng thủ tục hành chính và hành vi gây cản trở việc thu hồi đất của Nhà nước Công tác kiểm tra việc chấp hành,

xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn phường trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt, nhằm giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai

* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hoạt động dịch vụ công về đất đai là những hoạt động dịch vụ của cơ quan Nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan đăng ký dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiệnđăng ký sử dụng đất và biến động sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong thủ tục hành chính về quản lý,

sử dụng đất Quản lý dịch vụ công về đất đai bao gồm:

- Quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

- Quản lý các hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

- Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai thuộc các lĩnh vực: tư vấn về giá đất, tư vấn về lập QH-KHSD đất

Trang 19

11

2.1.3 Công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước

Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới , Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã góp phần vào vệc quản lý đất đai trong quá trình phát triển của đất nước Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phần nào yêu cầu và đạt được kết quả như sau:

2.1.3.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trong thời gian qua, ở cấp trung ương, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật, theo dõi, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai ở các địa phương, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khó khăn; rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình 1 năm thực hiện Luật Đất đai; trình Chính phủ ban hành bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Ban hành 5 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật và các nghị định quy định chi tiết thi hành Triển khai kiểm tra việc triển khai thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ở cấp địa phương,

đã ban hành hơn 450 văn bản cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các nghị định quy định chi tiết thi hành

2.1.3.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Tại hầu hết các địa phương đã hoàn thành xong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện tốt việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia (đã xây dựng được 256 vị trí mốc) Tổ chức tập huấn kỹ thuật, chuyển giao

Trang 20

12

công nghệ phân giới, cắm mốc địa giới hành chính và tuyên truyền nhân dân cùng bảo vệ

2.1.3.3 Công tác đo đạc bản đồ, lập bản đồđịa chính

Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng không, vệ tinh trùm phủ 90% diện tích cả nước, một mặt đáp ứng đo vẽ bản đồ địa hình, mặt khác sử dụng để thành lập nền bản đồ địa chính Hệ quy chiếu quốc gia VN -

2000, hệ thống các điểm tọa độ, độ cao Nhà nước đã được hoàn thành và được Thủ tướng ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/9/2000 Đến nay,

đã hoàn thành và bàn giao lưới tọa độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính nói riêng và các loại bản đồ khác Trong đó đã hoàn thành

và bàn giao sản phẩm dự án Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ

lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm toàn quốc; dự án Thành lập

cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm cho 56/61 tỉnh, thành phố sử dụng phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương

2.1.3.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đây là vấn đề khó khăn mà ngành địa chính gặp phải.Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được các

cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực

Hiện tại 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất (2016-2020) phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trìnhChính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho

Trang 21

13

63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Đối với cấp huyện:có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%);

có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%)

- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm

quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%)

2.1.3.5 Công tác giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất

-Theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung pháp luật về giao đất, cho thuê đất quy định về các vấn đề: căn cứ giao đất, cho thuê đất; hình thức giao đất, cho thuê đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; thời hạn giao đất, cho thuê đất; quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê đất; giá đất Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã thực hiện giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3 nghìn tổ chức và gần 2,5 nghìn hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa nguồn thu từ đất đai trong năm 2015 đạt hơn 40 tỷ đồng

2.1.3.6 Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai Việc chuyển mục đích sử

Trang 22

14

dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phòng hộ được kiểm soát chặt chẽ Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2013 đã khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu

tư có năng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không để đất đai lãng phí bỏ hoang Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư cho các địa phương, đặc biệt là bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm Quan tâm kiện toàn các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, ngành Tài nguyên đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng kiện toàn, thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất

2.1.3.7 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

Ngành Tài nguyên đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp Riêng năm 2015,

cả nước đã cấp được hơn 200 nghìn giấy chứng nhận

Hệ thống hồ sơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa Cả nước đã có 107 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai Nhiều địa phương đã thực hiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụ đa mục tiêu (trong

đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp), có 9.027 đơn vị cấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa

2.1.3.8 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt; Dự án kiểm

Trang 23

21/CT-15

kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; xây dựng kế hoạch (Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); tổ chức tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; cung cấp tài liệu, công cụ hỗ trợ thực hiện việc kiểm kê đất đai cho các địa phương; tập trung chỉ đạo triển khai công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014; tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ 63 tỉnh, thành phố; tổ chức các Đoàn kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn chỉ đạo địa phương công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014 Đến nay,

đã tổ chức kiểm tra được 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:

- 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh vẽ các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã)

- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã)

- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp

Trang 24

Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã giảm: năm 2015 có 1.813 vụ việc (chiếm 94% số vụ việc) liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó có 1.214 vụ việc khiếu nại liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai, chủ yếu là thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế thu hồi đất

và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.1.3.10 Công tác quản lý tài chính về đất đai

Hàng năm công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng Luật đất đai Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kể cho công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước

2.1.3.11 Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của luật đất đai đã được quan tâm thể hiện qua việc lãnh đạo chỉ đại cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ công tác như: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác bảo lãnh thế chấp quyền sử dụng đất, công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng Tất cả các nội dung đều được công khai từ trình

tự thủ tục, thời gian thụ lý hồ sơ, các khoản phí lệ phí đảm bảo cho người sử dụng đất dễ dàng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật đất đai

Trang 25

17

Việc quản lý và sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức

sử dụng đất đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Trong những năm qua do làm tốt công tác quản lý đất đai nên việc vi phạm hành chính về sử dụng đất

đã giảm rõ rệt

2.1.3.12 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trong công tác quản lý và sử dụng đất, các hoạt động về dịch vụ công

về đất đai bao gồm các hoạt động như: tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, dịch

vụ thông tin đất đai… các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc Nhà nước hoặc không thuộc Nhà nước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập văn phòng đăng ký QSD đất vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất

2.1.3.13 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai, trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước Đến nay, đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án VLAP đã vận hành và quản lý

cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã - Huyện - Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hoàn chỉnh mô hình xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay, đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã Một số các tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - Yên Bái, huyện Tân Lạc - Hoà Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định

Trang 26

18

- Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố Bạc Liêu - Bạc Liêu

2.1.3.14 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về đất đai; biên tập tài liê ̣u phổ biến về những

nô ̣i dung đổi mới của Luâ ̣t Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành

để sử dụng thống nhất trên cả nước ; tổ chức in gần 5.000 cuốn Luâ ̣t Đất đai

và Nghị định để cung cấp cho các Bộ, ngành và các địa phương Tổ chức Hội nghị giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Hội nghị phổ biến, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ báo cáo viên về pháp luật đất đai; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan (cử trên 60 lượt chuyên gia để phổ biến pháp luật đất đai cho 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương);phổ biến Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng; giới thiệu và trao đổi nhu cầu hợp tác trong triển khai thi hành Luật với các cơ quan ngoại giao, các nhà tài trợ quốc tế

Tại địa phương, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau Nhiều địa phương đã triển khai cụ thể đến cả các đối tượng là cán bộ cấp huyện, cấp xã

2.2 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Phú Thọ

và huyện Hạ Hòa

2.2.1 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với tỉnh Phú Thọ

Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên đại bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội

Trang 27

- Công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Năm 2016, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho

tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai, kết quả: UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất được 72 hồ sơ với diện tích 479,73 ha; cho thuê đất được 42 hồ sơ với diện tích 465,24ha; giao đất tại thực địa được 114 hồ sơ, với diện tích 944.97 ha (trong đó: 72 hồ sơ giao đất, diện tích 479,73 ha; 42 hồ sơ cho thuê đất, diện tích 465,24ha); ký hợp đồng thuê đất 86 hồ sơ, với diện tích 289,27 ha; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 01 hồ sơ, với diện tích 0,3 ha

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác lập và quản lý QH, KHSDĐ được thực hiện ở cả 3 cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, bước đầu đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và tính khả thi của phương án quy hoạch, làm rõ được những nội dung quy hoạch của từng cấp, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp trong xây

Trang 28

- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử

5 dụng đất các loại đất, đến thời điểm hiện tại các dự án cơ bản đã chuyển sang công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai được chú trọng

- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến hết tháng

11/2016):

Kết quả cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức được 232/250, đạt 92,8% kế hoạch năm (ước tính đến hết 31/12/2016 đạt 100%); cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân được 12.910/13.000 Giấy, đạt 99,03% kế hoạch (dự ước sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về cấp giấy trong tháng 12/2016)

- Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Thực hiện giao ban hàng tháng, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai và các dự án trọng điểm của tỉnh, trực tiếp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Trang 29

21

trong quá trình triển khai thực hiện Ban hành 65 văn bản tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc về cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh

- Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm Kết quả thanh tra đã chỉ nhiều sai phạm hạn chế trong công tác quản lý,

sử dụng đất; kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể có sai phạm; góp phần khắc phục tồn tại, hạn chế, tiêu cực, thất thoát, lãng phí xảy ra trong quá trình thực hiên các dự án đầu tư, chống thất thu cho ngân sách; nhiều vấn đề xã hội liên quan đến đất đai đã phần nào được giải quyết

2.2.2 Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối vơ ́ i huyện Hạ Hòa

Hạ Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km; phía Bắc giáp các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Thanh Ba của tỉnh nhà Tổng diện tích tự nhiên 33.994 ha Tổng

số dân 109.695 người; có 32 xã và 1 thị trấn

Hạ Hoà có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường sắt, đường bộ Đường sông có sông Hồng chảy qua với chiều dài 20 km; tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C, quốc

lộ 70, các tỉnh lộ 312, 314, 311 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh

Hạ Hoà là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tương truyền là nơi dừng chân của Mẹ Âu Cơ khi đưa 50 người con lên ngàn khai sơn phá thạch;

là cái nôi của văn nghệ kháng chiến Việt Nam Nhân dân Hạ Hoà có truyền thống yêu nước và cách mạng Trên địa bàn huyện có hai chiến khu cách mạng; huyện và 4 xã trong huyện đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Trang 30

UBND huyện Hạ Hòa thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ đạo các

xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai theo quy định của ngành Tài nguyên và Môi trường kịp thời,

có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật

Trang 31

23

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2016

3.2.2 Thời gian: Từ ngày 01/09/2017- 16/10/2017

3.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hà Lương

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Nội dung 2: Hiện trạng sử dụng của xã Hà Lương năm 2016

- Hiện trạng sử dụng đất của năm 2016

- Cơ cấu đất đai của xã Hà Lương

Nội dung 3: Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai xã Hà Lương giai đoạn 2014 - 2016

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Trang 32

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồ đất chuyển mục đích sử dụng đất

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

- Công tác thống kế, kiểm kê đất đai

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai

- Phổ biến giáo dục về đất đai

- Giải quyết tránh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất

Nội dung 4: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản

lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hà Lương

- Việc tiếp cận với các văn bản quy định của Nhà nước về đất đai hàng năm

- Hiểu biết về ranh giới hành chính của xã Hà Lương với các xã khác không

Trang 33

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên của xã Hà Lương

- Thu thập các số liệu, tài liệu về kinh tế xã hội của xã Hà Lương

- Thu thập số liệu thông qua việc thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã: Nội dung quản lý quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất, giải quyết đơn thư, công tác cấp giấy CNQSD đất,…tại UBND xã Hà Lương

- Thu thập tài liệu có liên quan như: các nghị định của chính phủ, thông

tư, nghị quyết, quyết định cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất…

3.4.2 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

-Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên người dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn Toàn xã có 9 khu, mỗi khu phỏng vấn 10 hộ dân, tổng số phiếu thu thập được là 90 phiếu

Trang 34

26

3.4.3 Phương pháp phân tích xử lý các số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp chuyển quyền, thu hồi đất,v.v…

- Tổng hợp kết quả thu được từ phiếu điều tra

- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét

- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel

Trang 35

27

Phần 4 KẾT QUẢ NHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộixã Hà Lương

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Lương là xã miền núi phía Bắc của huyện Hạ Hòa với diện tích 1.051,51ha, dân số 2.750 nhân khẩu Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hà Lương luôn đoàn kết một lòng, đưa kinh tế - xã hội

và các phong trào của xã ngày càng phát triển Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng; Sản lượng lương thực 1.089 tấn Hàng năm xã có trên 87,0% hộ gia đình và 90% khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa

Xã Hà Lương có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là: 1.051,51ha có vị trí:

- Phía Bắc giáp xã Đại Phạm;

- Phía Nam giáp xã Gia Điền;

- Phía Đông giáp xã Minh Lương (huyện Đoan Hùng);

- Phía Tây giáp xã Phụ Khánh và xã Lệnh Khanh

4.1.1.2 Khí hậu

Xã Hà LươngKhí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc Nhiệt độ trong năm trung bình từ 220

- 240C; cao nhất vào tháng 5 - 6 là 33,60

C, có lúc lên tới 410C, thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40 C Lượng mưa trung bình trong toàn huyện đo được là 2.000mm Mùa mưa từ tháng 5 -

10, chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm( cao điểm vào các tháng 6, 7, 8) Mùa khô từ tháng 11 - 12 chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm

Trang 36

28

4.1.1.3 Địa hình

Xã Hà Lương có 3 loại địa hình chính như sau:

Xã Hà Lương mang những yếu tố đặc trưng của khu vực miền núi phía bắc Địa hình tương đối phức tạp, độ cao không đồng đều giữa các khu vực,

có các đồi gò, khu vực thấp trũng, vùng đồng bằng và ao hồ xem kẽ

Địa hình đồi núi thấp: khu vực này chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn gồm những núi, đồi thấp phân bố đều trong toàn xã Cao

độ địa hình từ 45 – 200m Dạng địa hình này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy như keo, bạch đàn, tre, luồng,

Địa hình vùng đồng bằng, ruộng dộc: Diện tích chủ yếu là những chân ruộng bậc thang, ruộng dộc, lòng chảo nằm xen giữa các núi, đồi, chiếm khoảng 35% tổng diện tích tự nhiên Dạng địa hình này thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây mầu ngắn ngày như lạc, đỗ, đậu, rau,

Với những đặc điểm địa hình như trên đã ảnh hưởng tới việc bố trí sản xuất, phát triển giao thông trên địa bàn cũng như quy hoạch xây dựng

4.1.1.4 Thủy văn và các hệ thống sông ngòi

Toàn bộ đất đai của xã nằm trong lưu vực của con suối Ngòi Sen, và bao gồm rất nhiều con suối nhỏ, tạo mạng lưới các ke, suối khá dày đặc Đây chính là nguồn tài nguyên nước mặt cung cấp chính cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng

4.1.1.5 Nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Đất đai của xã Hà Lương chủ yếu là đất đỏ bazan Loại đất này có khả năng phát triển cây công nghiệp lâu năm như keo, bạch đàn, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ, đậu,

Trang 37

29

Nhóm đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của xã tính đến 31/12/2016 là 953,34ha chiếm 90,66% tổng diện tích đất tự nhiên của xã bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản

Nhóm đất phi nông nghiệp: Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của xã

là 95,51ha chiếm 9,08% trong tổng diện tích tự nhiên của xã Bao gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất cơ sở tôn giáo; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, mương

Nhóm đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của xã là 2,66ha chiếm 0,25% trong tổng diện tích đất tự nhiên của xã

- Tài nguyên nước

Trữ lượng nước lớn dùng trong việc cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất vận chuyển, nuôi trồng thủy sản

- Tài nguyên nhân văn

Dân cư sinh sống trên địa bàn xã Hà Lương đa phần là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Nùng, dân tộc Tày và một số dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ Xã Hà Lương là vùng đất mà trong xã có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới

sự phát triển kinh tế xã hội của xã

4.1.1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh thái môi trường

Nhìn chung tại xã Hà Lương môi trường không bị ảnh hưởng nhiều do mật độ dân cư thưa, kinh tế- xã hội đang dần phát triển, độ che phủ của thảm thực vật cao, đảm bảo sự trong lành, phát triển bền vững

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộicủa xã Hà Lương

Xã Hà Lương triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiều khó khăn, xong được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện, UBND xã Hà Lương đã lãnh đạo nhân dân khắc phục những

Trang 38

30

khó khăn, phát huy những thuận lợi, vì vậy kinh tế - xã hội của xã vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực và đạt kết quả như sau:

4.1.2.1 Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua Đảng uỷ, UBNDxã Hà Lương đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước gắn nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống, thu nhập của nhân dân UBND

xã đã tiến hành triển khai các kế hoạch, xác định nhiệm vụ trọng tâm và tìm giải pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao, có ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân, nhưng với sự nỗ lực của các ban ngành đoàn thể và nhân dân toàn xã, tình hình kinh tế xã hội vẫn tiếp tục phát triển

4.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế

Thu nhập của nhân dân trong địa bàn chủ yếu vẫn là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và một bộ phận nhỏ kinh doanh buôn bán

- Diện tích đất nông nghiệp của xã là 953,90 ha, chiếm 90,72 tổng diện

tích tự nhiên của xã.bao gồm:

1 Ngành nông nghiệp:

a, Trồng trọt:

-Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 382,61 ha, chiếm 36,39%

tổng diện tích tự nhiên của xã Bao gồm:

+ Diện tích Lúa cả năm là 124,07 ha, đạt 100,8% kế hoạch Năng suất bình quân năm đạt 5,76 tấn/ha, đạt 108,7% kế hoạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ

+Diện tích trồng rau mầu các loại là: 31,8 ha đạt 93,5% kế hoạch Năng suất ước đạt 19,5 tấn/ha đạt 191% kế hoạch Sản lượng đạt 620 tấn, đạt 178,8% kế hoạch So với cùng kỳ tăng 42,2%

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 44,39 ha

Trang 39

31

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích thống kê đến hết 31/12/2015 là 214,15 ha chiếm 20,37% tổng diện tích tự nhiên

b, Chăn nuôi thú y: ( thống kê năm 2016)

Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định, bà con nhân dân đã chủ động vắc xin tiêm phòng các loại dịch bệnh Đàn lợn có: 1.564 con Đàn gia cầm: 4.500 con đạt 87% chỉ tiêu trên giao

Nguyên nhân giảm là do một số hộ gia đình đi lao động ở nơi khác có thu nhập cao hơn; đồng thời do giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá trị thương phẩm của sản phẩm chăn nuôi lại giảm Công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo Phối hợp với Trạm thú y huyện phun thuốc

vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã

2 Kinh doanh, dịch vụ và thu chi ngân sách

a, Kinh doanh, dịch vụ:

Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển mở rộng ngành nghề, dịch vụ thương mại, đáp ứng nhu cầu hoạt động trao đổi hàng hóa hiện trên địa bàn xã là 268 hộ kinh doanh, dịch vụ các loại, trong đó phần lớn là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, một số ít hộ có doanh thu lớn như ngành thu mua lâm sản xuất khẩu Hàng năm các hộ kinh doanh đã đóng góp nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước gần 1 tỷ đồng

b, Thu ngân sách:

Xác định việc thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầu năm UBND xãđã chỉ đạo Hội đồng tư vấn thuế, Đội thuế, Ban quản lý chợ, bộ phận chuyên môn khu dân cưtích cực chủ động thu ngay từ những ngày đầu năm Do vậy kết quả thu ngân sách đạt tiến độ đề ra, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến ngày 31/12/2015 được 1.973218.000đ đạt 104% chỉ tiêu huyện giao và đạt 98,77% chỉ tiêu xã phấn đấu

Trang 40

32

c, Chi ngân sách:

Chi ngân sách đến ngày 31/12/2015 được 1.898.134.062.000đ, đạt 83,9%

kế hoạch giao đầu năm Công tác chi ngân sách thực hiện đúng luật ngân sách

Về mọi khoản chi của đơn vị đều nằm trong dự toán được phê duyệt từ đầu năm và chi đúng, chi đủ theo định mức nguyên tắc tài chính

3 Ngành kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và xây dựng cơ bản

Hoạt động thương mại - dịch vụ cơ bản vẫn được duy trì ổn định, tạođược nhiều việc làm, đặc biệt đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cho quy hoạch đô thị có thu nhập và ổn định cuộc sống - là nguồn thu lớn của ngân sách địa phương, một số loại hình kinh doanh dịch

vụ có sự phát triển nhanh như: Dịch vụ nhà hàng, ăn uống, Internet, viễn thông, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải

4.1.2.3 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Tốc độ đô thị hoá của xã trong những năm qua có những bước phát triển tích cực đáng khích lệ Quy hoạch đô thị của xã đang được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại Các công trình kiến trúc lớn đang đầu tư xây dựng theo quy hoạch chung ngày càng nhiều làm tăng vẻ đẹp cảnh quan xã Hệ thống giao thông trong các khu dân cư hiện nay được mở rộng UBND xã luôn duy trì công tác kiểm tra hoạt động xây dựng trên địa bàn

4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a Giao thông:

Trên địa bàn xã có 02 tuyến giao thông chính là ĐT-314 và ĐT-314D chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa với các vùng lân cận Ngoài ĐT-314 và DDT314D là tuyến đường giao thông chính đã được rải nhựa hết Các tuyến còn lại chủ yếu là đường cấp

Ngày đăng: 10/05/2018, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng đăng ký thống kê đất đai
Tác giả: Nguyễn Thị Lợi
Năm: 2010
8. Nguyễn Khắc Thái Sơn(2015), Bài giảng quản lý Nhà Nước về đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý Nhà Nước về đất đai
Tác giả: Nguyễn Khắc Thái Sơn
Năm: 2015
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo kết quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai năm 2015 trên phạm vi toàn quốc Khác
2.Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
4. Luật Đất đai 2013. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Khác
6.Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013 Khác
7. Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
9. Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất Khác
10. UBND xã Hà Lương, Báo cáo kết quả công tác thống kê đất đai năm 2014 Khác
11. UBND xã Hà Lương, Báo cáo kết quả sử dụng đất năm 2014 Khác
12. UBND xã hà Lương, Báo cáo về việc sai phạm trong quá trình sử dụng đất năm 2016 Khác
13. UBND xã Hà Lương, Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hà Lương năm 2014 Khác
14. UBND xã Hà Lương, Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hà Lương năm 2015 Khác
15. UBND xã Hà Lương, Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Hà Lương năm 2016 Khác
16. UBND xã Hà Lương, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 Khác
17. UBND xã Hà Lương, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 Khác
28. UBND xã Hà Lương, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w