Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
1,79 MB
Nội dung
Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm với giá thành thấp nhất, là một nhân tố quan trọng của môi trường sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường. Chính vì vậy sử dụng đất hợp lý là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các nước trên thế giới cũng như của nước ta hiện nay. Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km 2 . Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai trên thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%). Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản đối với loài người. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Những năm gần đây ở Việt Nam đã hình thành những vùng sản xuất tập trung với khối lượng nông sản hàng hoá lớn và mang tính kinh doanh rõ rệt: lúa gạo và rau quả thực phẩm vùng đồng bằng sông Hồng; lúa gạo và rau quả thực phẩm, thuỷ hải sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Trong cả nước đã xuất hiện hàng chục vạn trang trại gia đình và hàng triệu hộ kinh doanh tiểu điền mà ở đó lượng nông sản hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, tính chất sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá nông nghiệp ngày càng thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, xét trên tổng thể 1 nền nông nghiệp nước ta vẫn đang trong tình trạng của sản xuất hàng hoá nhỏ, manh mún và lạc hậu. Bích sơn là một xã nông nghiệp nằm ở phía Tây của huyện Việt Yên, có diện tích tự nhiên 820.17 ha, chiếm 3,89% diện tích tự nhiên của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Bích Sơn với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ cùng với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn, các mô hình kinh tế trang trại được hình thành và phát triển bước đầu có hiệu quả triển vọng. Vì vậy, việc quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý có hiệu quả là rất cần thiết được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:” Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Bích Sơn- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2010”. 1.2. Mục đích của đề tài * Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơn- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang. Phân tích và tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở kết quả của những mục tiêu đạt được, tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơn- huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nắm vững những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cùng với các văn bản pháp luật hướng dẫn việc thi hành pháp luật về đất đai. - Thu thập các số liệu về công tác quản lý đất đai để so sánh với quy định của pháp luật. - Những đề xuất có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa học tập: Nghiên cứu đề tài là cơ hội tiếp để sinh viên tiếp cận với công việc thực tế, đồng thời củng cố thêm phần lý thuyết đã được học. - Ý nghĩa thực tiễn: Trang bị cho sinh viên khi ra trường có kiến thức áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn. 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những vấn đề về đất đai 2.1.1.1 Khái niệm về đất - Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khớ hậu và tuổi thọ địa phương. - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lũng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ và hiện tại để lại. 2.1.1.2 Phân loại đất đai Theo sự thống nhất về quản lý và sử dụng đất của Luật đất đai 2008, đất đai nước ta được phân loại theo các nhóm sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trỡnh sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. 2.1.1.3 Vai trò của đất đai Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể tự nhiên. Nếu đất tách rời sản xuất (tách rời con người) thì đất được tồn tại như một vật thể 3 tự nhiên. Như vậy đất là tư liệu sản xuất. Còn nếu đất gắn liền với sản xuất, nghĩa là gắn liền vời con người, gắn với lao động thì đất được coi là tư liệu. Đất đai chỉ khi tham gia vào quá trình lao động, khi kết hợp với lao động sống và lao động quá khứ thì đất mới trở thành một tư liệu sản xuất. Không phụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội, để thực hiện quá trình lao động, cần phải có đủ 3 yếu tố: hoạt động hữu ích, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Như vậy, quá trình lao động chỉ có thể bắt đầu và hoàn thiện được khi có con người và điều kiện vật chất. Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động vừa là phương tiện lao động, vì vậy đất đai là “tư liệu sản xuất”. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt thể hiện như sau: (Lương Văn Hinh và CS,2008) 1. Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Con người chỉ tham gia vào hoạt động của xã hội, dưới tác động của lao động, đất đai mới trở thành tư liệu sản xuất. 2. Hạn chế về số lượng: Diện tích đất bị giới hạn bởi biển trên mặt địa cầu, các tư liệu sản xuất khác có thể tăng về số lượng, chế tạo tuỳ theo nhu cầu của xã hội. 3. Tính không đồng chất: Đất đai không đồng nhất về số lượng, hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá. Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về số lượng, quy cách, tiêu chuẩn. 4. Tính không thay thế: đất đai không thể thay thế bằng các tư liệu sản xuất khác. 5. Tính cố định vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định, về vị trí con người không thể di chuyển theo ý muốn của mình được. 6. Tính vĩnh cửu: Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cữu, nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp đất sẻ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất. 2.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng 4 như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quy định tại điều 6 Luật đất đai 2008. Nhà nước đó nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa. 2.1.2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là: - Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xó hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả. - Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xó hội cú hệ thống, cú căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. - Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. - Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiờu kinh tế - xó hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. - Thông qua việc kiểm tra, giảm sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luật về đất đai. 5 2.1.2.3. Cơ quan quản lý đất đai Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở gắn với quản lý Tài nguyên và Môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau: - Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi Ttrường. - Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường - Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. 2.2. Sơ lược của quá trình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta từ năm 1945 đến nay Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngành Địa chính từ trung ương đến địa phương được duy trì và củng cố để bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và công tác quản lý ruộng đất. Ngày 02/02/1947 các Ty Địa chính được sát nhập vào Ty Canh nông. Ngày 18/06/1949 thành lập Địa chính trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 05/03/1952 Chính phủ ban hành điều lệ tạn thời về sử dụng công điền, công thổ nhằm đảm bảo chia ruộng đất có lợi cho dân nghèo. Ngày 14/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành luật cải cách ruộng đất. Năm 1954 cuộc cải cách ruộng đất cơ bản đó hoàn thành. Ngày 03/07/1958 có chỉ thị 345/TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính. Năm 1960, hợp tác hóa nông nghiệp cơ bản đó hoàn thành 90% đất canh tác được tập thể hóa, hình thức tập thể ruộng đất ra đời. Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quy định rõ 3 hình thức sở hữu về đất đai như sau: - Sở hữu toàn dân - Sở hữu tư nhân 6 - Sở hữu tập thể Sau mùa xuân năm 1975 Miền nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, nhà nước có chủ trương kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nước. Để thực hiện được nội dung này, Chính phủ đả ra quyết định số 69/CP ngày 20/06/1977 về công tác kiểm kê trong cả nước. Ngày 07/11/1979 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 404/CP thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất thuộc chính phủ. Các cơ quan quản lý ruộng đất ở địa phương thuộc UBND các cấp theo Nghị định này. Tổng cục quản lý ruộng đất có trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai đối với toàn bộ ruộng đất trên lảnh thổ cả nước. Ngày 01/07/1980 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, trong đó tại điều 19, điều 20 của hiến pháp đả khẳng định:” Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Để quản lý sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Ngày 10 tháng 11 năm 1980, Thủ tướng Chớnh phủ ban hành Chỉ thị số 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống Kế ruộng đất trong cả nước. Giai đoạn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành một loạt cỏc chỉ thị nhằm điều chỉnh các quan hệ ruộng đất của người dân vùng nông thôn như: - Chỉ thị số 29-CT, ngày 12 tháng 11 năm 1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh rừng theo phương thức nông – lâm kết hợp . Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu kinh tế kế hoạch, đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta bắt đầu cụng cuộc đổi mới, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hạch toỏn kinh doanh. Trước tình hình đó, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó thông qua Luật đất đai đầu tiên - Luật Đất đai 1987. Luật này được công bố ban hành bằng Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ngày 08 tháng 01 năm 1998. Ngày 5 thông 4 năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Theo đú, ruộng đất nông 7 nghiệp được giao khoán lâu dài cho nông dân Ngày 14 thỏng 7 năm 1989 Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 6 thỏng 11 năm 1991 , Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 364-CT về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Thực hiện Chỉ thị này, cỏc địa phương đó tiến hành xác định, cắm mốc địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính. Sau giai đoạn bắt đầu đổi mới (từ 1986-1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đó ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đỏp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 17), "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" (Điều 18). Để phự hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai 1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khoá IX thụng qua Luật Đất đai 1993. Có thể nói Luật Đất đai 1993 (gồm cả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001) là một trong những đạo luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những kết quả đó đạt được trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 1993 là rất nhiều và đó thỳc đẩy phỏt triển kinh tế, gúp phần ổn định chính trị - xó hội. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chúng về kinh tế - xó hội, pháp luật về đất đai mà nòng cốt là Luật Đất đai 1993 cũng bộc lộ rõ những hạn chế. Vì vậy để khắc phục những thiếu sót trên, thực hiện Nghị quyết số 12/2001/QH ll về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI (2002-2007), Quốc hội đó tiến hành xõy dựng Luật đất đai mới thay thế cho Luật Đất đai 1993. Ngày 26 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đó thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai 2008. 8 2.3. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý đất đai Cơ sở khoa học của công tác quản lý sử dụng đất được thể hiện cụ thể thông qua các văn bản phát luật do Nhà nước ban hành: - Thông tư 735/NN/ĐC ngày 24/10/1974 của Bộ nông nghiệp về “kiểm tra quản lý và sử dụng ruộng đất”. - Chỉ thị 231/TTg ngày 24/09/1974 của Thủ tướng Chính phủ về việc “nhấn mạnh tăng cường công tác quản lý ruộng đất ”. - Nghị định số 85/199/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 64. - Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đỡnh, cỏ nhõn sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất Lâm nghiệp; - Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/06/2000 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng cục địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất, cấp GCN QSD đất lâm nghiệp; - Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/08/2000 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất đối với các loại đất trong cả nước; - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai năm 2001; - Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâu dài; - Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc đo đạc và lập bản đồ; - Luật đất đai năm 2008; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về quy định khung giá đối với các loại đất được áp dụng trong địa bàn của từng địa phương; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc 9 phòng an ninh, lợi ớch quốc gia, lợi ớch cụng cộng để tập trung cho việc phát triển kinh tế đất nước; - Thông tư số 28/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc thống kê, kiểm kê, và kế hoạch xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đối với từng loại đất; - Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính; - Thông tư số 30/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất lâu dài; - Thông tư số 1/2010/TT-BTN&MT ngày 13/04/2010 của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện mộ số điều nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai. - Thông tư số 02/2010/TT-BTN&MT hướng dẫn nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, xả nước thải vào nguồn nước. - Quyết định số 04/2010/QĐ-BTN&MT về việc hướng dẫn quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất; - Quyết định số 10/2010/QĐ-BTN&MT về việc ban hành định mức kinh tế - kỷ thuật lập và điểu chỉnh quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất; - Quyết định số 13/2010/QĐ-BTN&MT về việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của vụ của thẩm định và đánh giá tác động môi trường; Để tiếp tục đáp ứng với yêu cầu đổi mới, ngày 26/11/2008 Luật đất đai năm 2008 ra đời và tại diều 6 đó quy định 13 nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai, gồm (Luật đất đai,2008). 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 10 [...]... tượng - Các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác quản lý trên địa bàn xã và các số liệu khác của tỉnh, của cả nước - Các văn bản pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước và tỉnh Bắc Giang * Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơnhuyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang giai đoạn 200 8- 2010 theo 13 nội dung của Luật Đất đai 2008 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành -. .. 3.3.2 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơn giai đoạn 200 8- 2010 theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai * Đánh giá 13 nội dung theo các mặt sau - Kết quả đạt được - Một số tồn tại chủ yếu - Nguyên nhân -Giải pháp khắc phục 3.4 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp điều tra, thu thập số liệu - Tìm hiểu qua các hồ sơ lưu trữ địa chính xã, phân tích thống kê các nội dung về công. .. hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Bích Sơnhuyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang 2.7.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Tổng diện tích đất đai trong ranh giới hành chính xã là 820.17 ha, chiếm 3,89% diện tích đất tự nhiên huyện Việt Yên Theo Luật Đất đai năm 2008, đất đai được phân thành 3 nhóm chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng * Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Đất. .. 2.6 Công tác quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Việt Yên 2.6.1 Tình hình quản lý đất đai Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang, có phạm vi ranh giới như sau: + Phía Bắc giáp huyện Tân Yên + Phía Nam giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ + Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang + Phía Tây giáp huyện Yên Phong và huyện Hiệp Hoà Huyện có toạ độ địa lý: + 21O11’29’’... loại đất năm 2011 áp dụng trên địa bàn tỉnh ngày 23/12 /2010 - Quyết định số: 288/Q - UBND của chủ tịch UBND tỉnh về việc chia tác thôn Vân Cốc- xã Vân Trung- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang - Quyết định số 134/QĐ-UB ngày 15/12 /2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành quy định mức đất ở và hạn mức công nhận đất ở có vườn, ao đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Sau khi Luật đất đai. .. Phòng tài nguyên & môi trường huyện Việt Yêntỉnh Bắc Giang - Thời gian: Từ 18/4/2011 đến 30/6/2011 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Sơ lược tình hình cơ bản của xã Bích Sơn- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang * Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình địa mạo + Khí hậu + Thuỷ văn - Tài nguyên thiên nhiên: nước, đất - Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên * Điều kiện kinh tế - Tăng trưởng kinh tế - Chuyển... công tác quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 160 quận, huyện ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh ;159 xã, phường , thi trấn…hầu hết UBND cấp tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, có kế hoạch triển khai cụ thể các văn bản quy phạm về đất đai như : về giá đất, về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, về hạn mức giao đất ở, về hạn mức công nhận đất ở có vườn ao, về. .. 100km về phía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh Đến nay Bắc Giang có 9 huyện và một thành phố có 6 huyện Miền Núi và một huyện vùng cao( Sơn Động), có 229 xã phường thị trấn Giai đoạn trước Luật đất đai 2008 ra đời thì Bắc Giang là một tỉnh mới được thành lập do chia tách từ Hà Bắc. .. dụng đất đai; 11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai; 12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 2.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha, trong đó: - Vùng... quản lý và sử dụng đất 15 - Hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa theo Nghị quyết 01 của Tỉnh Uỷ - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả - Trong thời gian qua tỉnh Bắc Giang đã ban hành một số tài liệu liên quan đến quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh hướng dẫn thi hành một số văn bản pháp Luật về đất đai: - Quyết định số: 09/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh về . Sơn- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang giai đoạn 200 8- 2010 . 1.2. Mục đích của đề tài * Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơn- huyện Việt Yên- tỉnh Bắc Giang. Phân tích và. trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở kết quả của những mục tiêu đạt được, tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai của xã Bích Sơn- huyện Việt Yên, . dụng đất. 2.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai,