Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Xuân Ái – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 49)

- Xã Xuân Ái có địa hình khá thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là công tác thống kê, đo đạc, xây dựng bản đồ tạo điều kiện cho công tác cấp GCNQSD đất.

- Có hệ thống bản đồđịa chính được đo đạc, thành lập từ năm 2000, đến nay hệ thống bản đồ này không chỉđược thể hiện trên giấy mà còn đưa vào hệ

- Bên cạnh đó sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Văn Yên, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, sự nỗ lực của các cấp chính quyền hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

- Cơ chế chính sách của Nhà Nước ngày càng được ban hành thông thoáng, hợp lý hơn. Các văn bản, quy định, quyết định hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước được ban hành kịp thời đảm bảo sát với thực tế giúp người dân dễ dàng chấp nhận hơn.

4.4.2. Khó khăn

- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai vẫn còn một số bất cập như: Văn bản quy phạm pháp luật vềđất đai còn chồng chéo

- Hệ thống thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà, phức tạp, gây nhiều khó khăn, phiền hà cho dân.

- Trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công việc này còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

được thực hiện nhưng chưa thu được kết quả, trình độ nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế.

4.4.3. Nguyên nhân tồn tại

Tuy đạt được những kết quả như vậy song vẫn còn một số tồn tại chưa

được giải quyết như:

- Tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra và ngày càng phức tạp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn có sự chậm trễ cụ thể: Đến năm 2013 xã vẫn còn 1 vụ vi phạm chưa được giải quyết dứt điểm.

- Vẫn còn nhiều hộ chưa cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồđịa chính. - Hệ thống bản đồđịa chính được đo đạc thành lập từ năm 2000, nay các hộ sử dụng đất có nhiều biến động giữa diện tích trên bản đồ với hiện trạng sử

- Do trước đây việc quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến không ít các trường hợp tranh chấp đất đai, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất đai... làm cho công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã chậm tiến độ.

4.4.4. Giải pháp

* Để giải quyết một số tồn tại trong việc thực hiện nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn xã Xuân Ái trong thời gian tới, em xin có một vài

đề xuất sau:

- Lập kế hoạch thực hiện cấp GCNQSD đất chi tiết tới từng xóm.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: cần có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã phải bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương và phải có những chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đểđạt kết quả cao hơn.

- Công tác tuyên truyền: Cần đẩy mạnh và tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền giáo dục các chính sách pháp luật vềđất đai đến người dân,

để người dân hiểu Luật và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ: Cần có những chủ trương đưa các cán bộ trung cấp, cao đẳng đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ tốt công tác quản lý đất đai ở địa phương.

- Cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan với nhau nhằm phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

- Cần tiến hành chuyển giao công nghệ quản lý hồ sơ dạng số thay thế

quản lý trên giấy để tiện cho việc quản lý, lưu trữ, sử dụng.

- Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Quản lý Nhà nước vềđất đai là trách nhiệm của Nhà nước nói chung và của xã Xuân Ái nói riêng nhằm đảm bảo sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả, tiết kiệm. Trong giai đoạn 2011 - 2013 công tác quản lý Nhà nước vềđất

đai theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003 trên

địa bàn xã Xuân Ái, huyện Văn Yên đã triển khai khá tốt và kịp thời, qua tìm hiểu tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Xuân Ái, có thể đưa ra một số kết luận sau:

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Xuân Ái có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhưng vẫn còn một số hạn chế như: Nguồn lao động chưa có trình độ cao, tình hình an ninh trật tự phức tạp…

* Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai:

Trong giai đoạn 2011-2013, xã đã ban hành 125 văn bản chủ yếu là báo cáo, công văn, quyết định... và thực hiện các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước về đất đai tại kịp thời, các văn bản Luật đã được cụ thể hoá theo đúng

điều kiện thực tế của địa phương.

Việc quản lý hồ sơđịa giới hành chính luôn được cán bộđịa chính xã quản lý và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cho đến nay bản đồ địa giới hành chính của xã đã được lập đầy đủ và hoàn thiện, trong đó có 46 tờ bản đồđịa chính, 01 tờ bản đồ quy hoạch và 01 tờ bản đồ hiện trạng thành lập năm 2010.

Xã đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 196 hộ với tổng diện tích là 15.528,0 m2. Còn lại số hộ chưa được cấp là 25 hộ với tổng diện tích là 2.138,9 m2 .

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm đã được thực hiện đầy đủ

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai đúng quy định của pháp luật, giai đoạn từ 2011-2013 nguồn thu từ đất trên toàn xã là 2.852.625.000 đồng. Trong đó tiền thuế chuyển quyền là 846.215.000 đồng, lệ phí trước bạ là 56.430.000 đồng.

Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị

trường bất động sản đối với xã Xuân Ái còn khá mới mẻ.

UBND xã đã giải quyết dứt điểm 42 vụ khiếu nại, tố cáo. Số đơn còn lại là 13 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân.

Hiện nay xã Xuân Ái là một trong 5 xã điểm của Huyện Văn Yên đang thực hiện theo cơ chế một cửa tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo Quyết

định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ.

5.2. Đề nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã trong thời gian tới cần công khai những văn bản về lĩnh vực quản lý đất đai

để nhân dân trong xã có nhiều cơ hội tiếp cận.

Tăng cường nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn, thường xuyên cập nhật những văn bản mới hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đất đai đến từng hộ dân.

Nâng cấp điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phòng làm việc đểđáp ứng yêu cầu công tác.

Giải quyết dứt điểm những vụ kiện tranh chấp đất đai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã.

Quản lý chặt chẽ hơn nữa việc chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử

dụng đất.

Kiên quyết xử lý những trường hợp thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ (2004), Nghị đinh 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (2005), NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Lợi (2010), Bài giảng quản lý Nhà Nước về đất đai, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3. Vũ Thị Quý (2010), Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Quốc Hội (2003), Luật Đất đai 2003. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5.Quốc Hội (1992), Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai,

NXB nông nghiệp Hà nội.

8. UBND xã Xuân Ái (2012), Báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả công tác địa chính năm 2012.

9. UBND xã Xuân Ái (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới.

10. UBND xã Xuân Ái, Báo cáo kết quả kết quả công tác thống kê đất đai năm 2013.

11. UBND xã Xuân Ái, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu(2011-2015) xã Xuân Ái – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Xuân Ái – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)