1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nguyên lý thiết kế nhà ở lê hồng quang

169 2,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 11,62 MB

Nội dung

Đó là ngôi nhà phục vụ cho mục đích cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của co

Trang 1

Ths.Kts LÊ HỒNG QUANG Ths.Kts LÊ TRẦN XUÂN TRANG BỘ MÔN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1

DẪN NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NHÀ Ở 7

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU CƯ TRÚ: 7

1.1.1 Nhu cầu cư trú trong nhà: 7

1.1.2 Nhu cầu cư trú ngoài nhà: (Không gian công cộng) 7

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở: 8

1.3. KHÁI NIỆM NHÀ Ở VÀ CÁC TỪ NGỮ LIÊN QUAN: 21

1.3.1 Khái niệm nhà ở: 21

1.3.2 Các từ ngữ liên quan: [Nguồn :QCXDVN 01-2008] 21

1.4. PHÂN LOẠI NHÀ Ở: 24

1.4.1 Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp: 24

1.4.2 Phân loại theo giải pháp mặt bằng: 25

1.4.3 Phân loại theo hình thức kiến trúc và kết cấu công trình: 25

1.4.4 Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu: 25

1.4.5 Phân loại theo không gian cư tru (điạ bàn cư trú): 25

1.4.6 Phân loại theo cơ cấu hộ gia đình và đối tượng cư trú: 25

1.5. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI: 1.5.1 Bảo vệ và phát triển thành viên: 25

1.5.2 Tái tạo sức lao động: 26

1.5.3 Chức năng văn hoá giáo dục: 27

1.5.4 Chức năng giáo dục xã hội ban đầu : 28

1.5.5 Chức năng kinh tế: 28

1.6. YÊU CẦU CHUNG CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI: 30

1.6.1 Tính độc lập khép kín và đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình:.30 1.6.2 Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng: 30

1.6.3 Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần: 30

Chương 2 CÁC YẾU TỒ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở 33

Trang 3

2.1.1 Khu đất xây dựng: 33

a Địa điểm xây dựng 33

b Địa hình, địa chất 33

2.1.2 Cơ sở khí hậu học và cảnh quan: 35

a Các yếu tố khí hậu ngoài nhà 35

b Vi khí hậu 35

c Cảnh quan và tầm nhìn 37

2 2. YẾU TỐ XÃ HỘI 37

2.2.1 Cơ sở văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. 37

2.2.2 Nhu cầu và mức sống 38

2.2.3 Cấu trúc gia đình: 39

2.2.4 Đặc điểm về dân số: 40

2.2.5 Tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hóa: 40

2 3. YẾU TỐ MỸ QUAN TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở: 41

2.3.1 Các cơ sở quy hoạch, Giao thông đô thị và Cảnh quan khu ở. 41

2.3.2 Xử lý thẩm mỹ công trình. 41

2 4. YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT: 48

2.4.1 Sự phát triển của vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng: 48

2.4.2 Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong nhà ở: 51

2.4.3 Yếu tố kinh tế trong thiết kế xây dựng nhà ở: 51

Chương 3 CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở 52

3.1. PHÂN KHU CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở: 52

3.1.1 Các khu chức năng trong nhà ở: 52

3.1.2 Mối liên hệ giữa các khu chức năng: 53

3.2. CÁC THÀNH PHẦN PHÒNG ỐC TRONG NHÀ Ở: 54

3.2.1 Các phòng chính: 54

a Phòng tiếp khách: 54

b Phòng sum họp gia đình 56

c Phòng ngủ 56

d Phòng ăn: 60

e Khu bếp: 62

3.2.2 Các phòng phụ: 64

Trang 4

b Phòng thờ: 65

c Phòng làm việc: 66

d Khu vệ sinh: 67

e Kho và tủ tường: 69

f Nhà xe (garage) và khu giặt ủi: 69

g Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời: 69

Chương 4. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÁC LOẠI NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH 70

A TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở RIÊNG LẺ (1 CĂN HỘ): 70

A 4.1 ĐặC ĐIểM CHUNG: 70

A.4.1.1 Khái niệm: 70

A.4.1.2 Phân loại: 70

A 4.2 NHÀ Ở NÔNG THÔN: 70

A.4.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc bộ: 70

A.4.2.2 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Trung bộ: 71

A.4.2.3 Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Nam bộ (chủ yếu là ĐBSCL): 73

A 4.3 NHÀ LIÊN KẾ: 75

A.4.3.1 Tổng quan về nhà liên kế: 75

a Khái niệm : 75

b Đặc điểm: 75

c Phân loại: 76

A.4.3.2 Nhà liên kế trong quá trình hình thành đô thị : 78

a Hiệu quả kinh tế xã hội : 78

b Hiệu quả cảnh quan đô thị 78

c Xu hướng và triển vọng: 79

d Một số hạn chế: 79

A.4.3.3 Các yêu cầu chung khi thiết kế nhà liên kế. 80

a Hướng nhà : 80

b Tổ hợp không gian : 82

c Không gian công cộng & cây xanh: 83

d Không gian đệm 84

Trang 5

A.4.3.4 Các giải pháp kiến trúc : 87

a Cơ cấu căn hộ : 87

b Giải pháp mặt bằng: 88

c Giải pháp mặt đứng : 89

d Tổ chức nội thất : 91

A 4.4 NHÀ BIỆT THỰ: 93

A.4.4.1 Tổng quan về nhà Biệt thự: 93

a Khái niệm: 93

b Những ưu khuyết điểm chính của loại nhà biệt thự: 94

c Các loại hình kiến trúc biệt thự 94

A.4.4.2 Các yêu cầu về thiết kế nhà biệt thự 96

a Yêu cầu chung: 96

b Cơ cấu tổ chức không gian nhà biệt thự: 97

A.4.4.3 Các giải pháp thiết kế nhà biệt thự 102

a Giải pháp tổng mặt bằng: 102

b Giải pháp tổ chức không gian nhà chính. 103

c Tổ chức sân vườn, hồ bơi, cổng, hàng rào 106

d Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng. 108

B TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CHUNG CƯ (NHIẾU CĂN HỘ): 110

B.4.1 Đặc điểm chung: 110

B.4.2 Quy hoạch tổng thể khu ở: 110

B.4.2.1 Cơ cấu không gian tổng mặt bằng: 110

B.4.2.2 Tổ chức không gian tổng mặt bằng: 110

B.4.3 CHUNG CƯ THẤP TẦNG: B.4.3.1 Đặc điểm: 113

B.4.3.2 Phân loại: 113

B.4.3.3 Yêu cầu thiết kế nhà chung cư ít tầng: 113

B.4.3.3.1 Cơ cấu và nội dung căn hộ: 113

a Cơ cấu căn hộ: 113

b Nội dung căn hộ: 118

B.4.3.3.2 Yêu cầu về thiết kế kỹ thuật: 118

a.Yêu cầu về tổ chức giao thông : 118

b.Yêu cầu về PCCC 119

Trang 6

B.4.3.3.3.Hình thức kiến trúc và tổ hợp không gian: 119

a Chung cư ít tầng kiểu hành lang 119

i Chung cư hành lang giữa: 120

ii.Chung cư hành lang bên: 123

iii Chung cư kiểu thông tầng (lệch tầng): 127

b Chung cư kiểu đơn nguyên ghép hoặc độc lập : 128

i Phương pháp tổ chức mặt bằng đơn nguyên: 129

ii Các kiểu phân đoạn chính: 129

B.4.4 CHUNG CƯ CAO TẦNG 139

B.4.4.1 Đặc điểm chung: 139

a Tính ưu việt của CCCT : 139

b Phân loại chung cư cao tầng : 139

i Theo dạng mặt bằng : 139

ii Theo chiều cao tầng ( số tầng ). 142

c Các đặc điểm chung trong thiết kế CCCT: 142

B.4.4.2 Các yêu cầu thiết kế nhà chung cư cao tầng: 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

PHỤ LỤC……… 145

PHỤ LỤC A: LịCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ LIÊN KẾ……… 145

PHỤ LỤC B: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ ………150

Trang 7

Chương 1

DẪN NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NHÀ Ở

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU CƯ TRÚ:

Kiến trúc xuất hiện từ khi con người còn là một động vật Loài chim có tổ, loài thú có hang Và loài người cũng đã có những phát kiến thông minh cho ngôi nhà của mình trước khi là vượn người

Kiến trúc xuất phát từ nhu cầu cụ thể của con người Đó là ngôi nhà phục vụ cho mục đích

cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của con người Có thể đó là ăn - uống - sinh hoạt, có thể đó là tránh thú dữ - thiên tai, có thể đó là thờ cúng thần linh - tổ tiên, Khi xã hội xuất hiện, cũng là lúc con người hoạt động có tổ chức, có sự kế thừa và phát triển tri thức, có nhu cầu cao hơn về các loại hoạt động Từ đó, kiến trúc phát triển hơn, phục vụ cho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của con người

Các nhu cầu của con người có thể khái quát thành 2 loại hình cơ bản sau:

1.1.1 Nhu cầu cư trú trong nhà:

- Nhu cầu cư trú trong nhà ở thể hiện ở 3 mặt: sinh hoạt, sức khoẻ và tinh thần

• Sinh hoạt gia đình gồm: Nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, ăn uống, làm việc, giao tiếp,

Để phục vụ cho các nhu cầu cư trú trong nhà này đã hình thành nên Không gian cá thể

Không gian cá thể là không gian ở riêng biệt cho mỗi hộ gia đình, căn hộ gia đình và tạo nên loại hình kiến trúc nhà ở

1.1.2 Nhu cầu cư trú ngoài nhà: (Không gian công cộng)

- Dựa vào tần suất xuất hiện của nhu cầu cư trú ngoài nhà mà có thể chia nhu cầu cư trú ngoài nhà làm 3 loại:

• Nhu cầu thường kỳ: là những nhu cầu xuất hiện hàng ngày như học hành, mua sắm…

• Nhu cầu định kỳ: xảy ra 1 hay 2 lần trong tuần, còn có tên gọi là nhu cầu hằng tuần như hoạt động TDTT, vui chơi ở khu giải trí, hoạt động ở câu lạc bộ…

• Nhu cầu bất kỳ: xuất hiện 1 hay 2 lần trong tháng hoặc ít hơn còn có cách gọi là nhu cầu hàng tháng như đi xem hát, phim, cắt tóc…

Để phục vụ cho các nhu cầu cư trú ngoài nhà này đã hình thành nên Không gian công cộng

(Cộng đồng) Đây là những không gian công cộng do nhà nước trực tiếp quản lý và trực tiếp đầu

Trang 8

tư như hệ thống giao thông, hệ thống kỹ thuật, cây xanh, công viên, bến xe, công trình văn hoá, giáo dục, y tế, hành chánh…

Ngoài ra còn có Không gian chuyển tiếp (Xã hội) Đây là không gian sử dụng chung cho

nhiều hộ gia đình, được quản lý và sử dụng tập thể Là những công trình công cộng phục vụ trực tiếp cho người ở khu ở như: nhà trẻ, mẫu giáo, công viên khu ở…

Một môi trường ở hoàn chỉnh bao gồm các Không gian cá thể, Không gian công cộng và không gian chuyển tiếp để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cư trú trong nhà lẫn ngoài nhà

1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở:

Trước khi có được nhà cửa hiện đại, con người từ hàng nghìn năm qua đã mò mẫm xây dựng tổ ấm từ thô sơ đến phức tạp Quá trình đó đã trãi qua nhiều thời kỳ

Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở:

(Sinh viên tự đọc: Kiến trúc nhà ở - Nhà xuất bản Xây Dựng 2010– Gs.Ts.Kts Nguyễn Đức Thiềm: trang 22-37 )

• Nhà ở thời xã hội nguyên thủy

• Kiến trúc nhà ở thời chiếm hữu nô lệ

• Kiến trúc nhà ở giai đoạn xã hội phong kiến

• Kiến trúc nhà ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa

• Kiến trúc nhà ở thời kỳ xã hội chủ nghĩa

• Kiến trúc nhà ở thế kỷ XXI

Trong lịch sử phát triển nhà ở, chúng ta nhận thấy rằng ngoài việc dựa vào các rặng đá, hang động làm nơi cư trú trong giai đoạn tiền sử, con người đã biết khai thác và sử dụng các loại vật liệu có trong tự nhiên cũng như sáng tạo ra nhiều loại cấu trúc xây dựng nhà ở phong phú, do

đó ngoài việc tìm hiểu nhà ở theo tiến trình lịch sử chúng ta còn có thể tìm hiểu lịch sử nhà ở theo cấu trúc và vật liệu xây dựng như:

• Nhà ở làm từ da, xương, phân của động vật (H1, H2, H3)

Trang 10

• Nhà ở làm từ đất và đất sét (H4)

• Nhà ở làm từ tre, cỏ, lá, rơm.….(H5, H6, H7)

Trang 11

• Nhà ở làm từ đá (H8, H9)

Trang 13

• Nhà ở làm từ gỗ (H10, H11, H11a, H11b, H11c)

Trang 18

• Nhà ở làm từ bê tông cốt thép (H12, H13)

Trang 19

• Nhà ở kết cấu hỗn hợp (H14, H15)

Trang 21

1.3 KHÁI NIỆM NHÀ Ở VÀ CÁC TỪ NGỮ LIÊN QUAN:

1.3.1 Khái niệm nhà ở:

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên như nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho con người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và sau cùng còn có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển

Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng thụ những thành tựu của nền khoa học kỹ thuật hiện đại do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện

nghi của văn minh đô thị

1.3.2 Các từ ngữ liên quan: [Nguồn :QCXDVN 01-2008]

• Diện tích khu đất xây dựng:

- DT khuôn viên khu đất

Trang 22

• Khoảng lùi

Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng

Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của

lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng 2.5

Bảng 2.5: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình

Chiều cao xây dựng

• Cốt xây dựng khống chế

Cốt xây dựng khống chế là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

• Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa A max (m)

- Là hình chiếu bằng của mái chia cho diện tích khu đất

- Là diện tích sàn lớn nhất chia cho diện tích khu đất

- Theo QCXDVN: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các

Trang 23

ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt

đất, bể cảnh…)

Đối với công trình nhà ở:

Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế, riêng lẻ và nhóm nhà

chung cư được quy định trong bảng 2.6 và 2.7.a

Bảng 2.6: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế

và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự…)

• Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình

Trong các lô đất xây dựng công trình, phải đảm bảo quy định về tỷ lệ tối thiểu đất

trồng cây xanh nêu trong bảng 2.8

Bảng 2.8: Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình

Trong lô đất xây dựng công trình Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh

(%)

1- Nhà ở:

- Đơn lập (nhà vườn, biệt thự) 20

- Nhóm nhà chung cư 20

Trang 24

Trong lô đất xây dựng công trình Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh

- Diện tích sử dụng là tổng diện tích ở và diện tích phục vụ

- Diện tích các phòng, bộ phận được tính theo

1.4.1 Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp:

• Nhà ở kiểu căn hộ: là loại nhà ở phổ biến nhất, gồm một số kiểu căn hộ nhất định

tương ứng với các kiểu gia đình khác nhau

• Nhà ở kiểu ký túc xá: con người chỉ sống trong loại nhà này một thời gian nhất

định và dùng cho cùng một loại người như sinh viên, công nhân… Loại này mặt bằng đơn giản hơn so với loại căn hộ, các khu xí tắm, vệ sinh thường bố trí tập trung

• Nhà ở kiểu khách sạn: gồm các loại khách sạn, resort, nhà nghỉ dưỡng, nhà trọ,

Trang 25

1.4.2 Phân loại theo giải pháp mặt bằng:

• Nhà ở kiểu biệt thư

• Nhà ở kiểu khối ghép (nhà liên kế.)

• Nhà ở kiểu đơn nguyên (nhà chung cư)

1.4.3 Phân loại theo hình thức kiến trúc và kết cấu công trình:

• Nhà ở thấp tầng : từ 3 tầng trở xuống

• Nhà ở nhiều tầng: 4-6 tầng (không có thang máy)

• Nhà ở cao tầng: từ 7 tầng trở lên (có thang máy)

1.4.4 Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu:

• Nhà ở xây dựng toàn khối: gồm nhà gạch đá, nhà khung bê tông cốt thép toàn

khối…

• Nhà xây dựng bằng phương pháp lắp ghép: nhà được xây dựng bằng các cấu kiện

đúc sẵn trong nhà máy sau đó tiến hành lắp ghép và hoàn thiện mối nối Nhà lắp ghép thường có 3 loại:

- Nhà tấm nhỏ (nhà block): cấu kiện đúc sẵn được chia thành những khối có

độ lớn vừa phải và trọng lượng thường dướ 3 tấn

- Nhà tấm lớn (nhà panen): chia làm 2 loại nhà panen không khung (tấm tường chịu lực) và nhà khung panen (khung cột và hệ dầm chịu lực, còn tấm tường chỉ là kết cấu ngăn cách)

- Nhà đúc sẵn cả khối phòng (trọng lượng trên 5 tấn) hoặc cả 2 phòng (trọng lượng 13 – 22 tấn)

1.4.5 Phân loại theo không gian cư tru (điạ bàn cư trú):

1.5.1 Bảo vệ và phát triển thành viên:

Nhà ở là nơi bảo đảm cho gia đình chống chọi được mọi khắc nghiệt và những ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội Nhà ở phải là nơi tạo được những điều kiện để từng thành viên phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức cuộc sống riêng theo sở thích của mình Nhà ở còn là cơ sở để gia đình tồn tại và phát triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục duy trì và phát triển nòi giống của mình (H16)

Muốn vậy, nhà ở cần phải độc lập, kín đáo, phải có không gian riêng tư cho từng thành viên trong gia đình

Trang 26

1.5.2 Tái tạo sức lao động:

Con người ngoài thời gian đi lại và lao động ngoài xã hội, còn dành khoảng 60% thời gian trong ngày cho cho sự sống riêng tư trong ngôi nhà riêng của mình.Qũy thời gian đó là để tái tạo sức lao động, tiếp tục sống và làm việc.Quá trình tái tạo sức lao động đó thông qua các không gian tương ứng sau:

- Không gian ăn uống (bếp, phòng ăn…) (H17)

Trang 27

- Không gian ngủ, nghỉ (phòng ngủ) (H 18)

- Không gian vệ sinh: (tắm rửa, xí tiểu) (H19)

1.5.3 Chức năng văn hoá giáo dục:

Nhà ở là nơi giúp cho con người hoàn thiện mình về mọi mặt, tạo điều kiện xây dựng nếp sống của văn hoá gia đình: không khí ấm cúng thân thương, hòa thuận giữa các thành viên gia đình, sự ngăn nắp trật tự trong tổ chức cuộc sống

Trang 28

Nhà ở còn có những không gian sinh hoạt tâm linh, tưởng niệm là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên Đây là không gian để những người lớn tuổi giáo dục con cháu về truyền thống, về lối sống tốt đẹp

Tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất hài hoà với tinh thần, tổ chức cuộc sống theo sở thích (H20)

1.5.4 Chức năng giáo dục xã hội ban đầu :

- Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng Vì vậy, nhà ở cần tạo điều kiện để con người có mối quan hệ với láng giềng với những người cùng huyết thống hay thân tộc, tạo không khí thân thương hòa thuận

- Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi tiếp tục hoàn thiện tri thức và nhân cách, lành mạnh hóa thể chất, tình cảm và sinh hoạt tâm linh

Cách tổ chức không gian hiên, sân vườn…tạo sự thân thiện và cơ hội gặp gỡ giao tiếp với láng giềng

1.5.5 Chức năng kinh tế:

Ngôi nhà không chỉ đảm bảo chỗ ở cho gia đình, mà còn có thể có những không gian sinh hoạt sinh lợi cho gia đình Trước đây thì chức năng kinh tế trong gia đình rát quan trọng, vì nhà ở là một đơn vị kinh tế độc lập, tự cung tự cấp Nhà ở nông thôn truyền thống là một đơn vị kinh tế gia đình tự cung và tự cấp (H21)

Trang 30

1.6 YÊU CẦU CHUNG CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:

1.6.1 Tính độc lập khép kín và đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia

đình:

Trong xã hội hiện đại, nhà ở là một nơi riêng tư, biệt lập của mỗi người Nơi đó tính cá thể được bộc lộ rõ nhất Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những nhu cầu sinh hoat riêng tư, không giống nhau, mà họ chỉ có thể thực hiện ở nơi có tính độc lập khép kín nhất của họ.Đó chính là ngôi nhà của họ

Xã hội càng phát triển thì càng ra đời nhiều thiết bị, tiện nghi hiện đại phục vụ cho đời sống của con người Do đó thiết kế nhà ở cũng phải sử dụng phù hợp những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ vật chất tinh thần ngày càng cao.Qua đó, con người sẽ được thư giãn, tái tạo sức lao động để tiếp tục làm việc, cống hiến

Ngôi nhà phải là nơi để chủ nhân bộc lộ hết cá tính, sở thích của mình mà không ảnh hưởng tới những người xung quanh.Do đó yêu cầu độc lập khép kín phải được đặt lên hàng đầu trong khi thiêt kế

Cũng chính vì yêu cầu này mà nhà ở sẽ có đặc điểm kiến trúc khác nhau, vì sở thích của chủ nhà không bao giờ giống nhau hoàn toàn Nhà ở cần đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình

Ngoài ra cũng cần đáp ứng được mức sống, khả năng kinh tế của gia đình và của xã hội đồng thời phù hợp với chính sách nhà ở

1.6.2 Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối

tượng:

Tổ chức không gian nhà ở phải bảo vệ được gia đình và từng thành viên trong gia đình phát triển an toàn, hài hoà, gắn bó được các thành viên với nhau trong một mối quan hệ thuận hòa

Nhà ở là một nơi trú ẩn, pháo đài riêng của gia đình, tạo cho gia đình không chỉ chống lại những bất lợi của thiên nhiên mà còn chống lại những bất lợi và nguy hiểm của xã hội và nhất là

để mọi người có điều kiện được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng

Khi thiết kế cần tìm hiểu nghề nghiệp, phong cách, lối sống, sở thích của các thành viên

để cố gắng đáp ứng được tới mức cao nhất những nhu cầu của họ

1.6.3 Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần:

Bảo đảm các yêu cầu vật chất cụ thể (diện tích, khối tích) của gia đình và các thành viên Ngôi nhà phải có diện tích, khối tích, không gian hợp lý cho hoạt động vật chất cũng như tinh

Trang 31

a Yêu cầu thiết kế tiện nghi vật chất:

• Yêu cầu về khối tích:

- Mặt bằng: là sự tổ hợp các phòng sinh hoạt, phòng ngủ, bếp, khu vệ sinh… thành một đơn vị ở thích hợp theo cơ cấu nhân khẩu 1 gia đình, đảm bảo sử dụng hợp lý, mang tính

đa năng và kinh tế

- Không gian sử dụng: của từng căn hộ, từng phòng hợp lý, với trang thiết bị và vật dụng

đi kèm theo nhu cầu của mỗi hộ

- Cần xác định các khối tích sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và cả các khối tích của trang thiết bị để thiết kế nội thất cho phù hợp

- Người thiết kế phải vận dụng các quy chuẩn xây dựng lẫn các yêu cầu đặc biệt của đối tượng ở để thiết kế

• Yêu cầu về giao thông:

a Giao thông nằm ngang: hành lang hay lối di chuyển ngang nối liền sự liên lạc giữa các

phòng phải chọn phương án ngắn nhất Đồng thời dọc lối đi, hành lang có thể tận dụng không gian để bố trí kệ tủ…

b Giao thông thẳng đứng: cầu thang bộ (thang máy) là lối di chuyển theo phương thẳng

đứng dùng để liên lạc giữa các tầng lầu Thông thường cầu thang được đặt ở nút giao thông, giao điểm của lối đi ngang, trường hợp cầu thang được đặt trong phòng chung thì phải chú ý đến tính thẩm mỹ của không gian nội thất

Các bậc thang cấu tạo bảo đảm an toàn và tạo cảm giác mời đón, bậc đầu tiên cho phép rộng và thấp hơn những bậc khác

Gọi: H : Chiều cao bậc

Khi chiều cao giữa các

tầng cao hơn 2,75m nên bố trí chiếu nghỉ ở giữa đoạn thang, chiều rộng chiếu nghỉ lớn hơn hay bằng chiều rộng thang Số bậc ở mỗi vế thang từ 12 bậc đến 15 bậc

• Yêu cầu về chiếu sáng và thông gió:

i Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên:

Trang 32

- Các phịng chính (khách, SHC, ngủ, ăn) nên nhận ánh sáng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày vaØ quanh năm

- Nhà ở cần cĩ các khơng gian mở như sân vườn (sân trước, sân trong, sân sau), ban cơng, sân thượng…là nơi diễn ra các sinh hoạt ngồi trời

- Tường rào, bờ chậu, cây xanh,…là lá chắn tự nhiên để ngăn khĩi bụi và tiếng ồn, tạo tính riêng tư, nhà khơng bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn bên ngồi

- Vị trí sân vườn tốt nhất là hướng Nam, Đơng Nam hoặc hướng Tây

ii Yêu cầu về chiếu sáng nhân tạo:

Khi chiếu sáng nhân tạo phải thoả nãm các yêu cầu sau:

- Đủ sáng để thấy rõ mọi vật mà khơng cần cố gắng của thị lực

- Phân phối ánh sáng đều khơng bị bĩng tối bĩng che

- Khơng bị chĩi mắt, hay phản chiếu trên bế mặt kiếng…

b Yêu cầu thiết kế tiện ích tinh thần:

Mỗi thành viên trong gia đình đều cĩ những nhu cầu sinh hoạt biệt lập theo sở thích rất cần thiết cho cho cuộc sống hài hồ và cân bằng sinh lý như khơng gian thư giãn, khơng gian học tập, suy tư…

- Học tập làm việc: tùy theo nhu cầu của gia chủ và các thành viên trong gia đình mà bố trí

khơng gian học tập, làm việc riêng biệt hoặc kết hợp với các phịng khác (thường là phịng ngủ), đảm bảo yên tĩnh, đầy đủ chiếu sáng và thơng giĩ tốt

- Vui chơi - giải trí và nghỉ ngơi: khơng gian nghỉ ngơi cần yên tĩnh, bảo đảm phục hồi sức

khoẻ sau một ngày làm việc Khơng gian vui chơi giải trí bao gồm sân vườn, phịng giải trí, phịng tập thể dục… cần thống đãng với bao cảnh thích hợp

- Giao tiếp tưởng niệm: trong mơi trường sống của con người, con gnười cịn cĩ nhu cầu

tâm linh, tưởng niệm… nên trong căn hộ thường cĩ khơng gian tưởng niệm thờ cúng trang nghiêm

Do vậy, trong các căn hộ nĩi chung thường cần cĩ những khơng gian khơng chỉ đủ rộng,

Trang 33

2.1.1 Khu đất xây dựng:

a Địa điểm xây dựng

Tùy địa điểm xây dựng, kích thước, hình dạng khu đất sẽ có những giải pháp thiết kế phù hợp với cảnh quan, giao thông hay qui hoạch chung

Phân lô khu đất cũng tùy theo qui hoạch của từng nơi mà các nhà thiết kế phân lô các khu dân cư theo các lô đất như sau:

- Nhà liên kế: 80 m2 – 120 m2

- Nhà ở biệt thự: 300 m2 – 500 m2

- Chung cư thấp tầng: Mật độ xây dựng 35% - 40%

- Chung cư cao tầng: Mật độ XD 25% - 30%

b Địa hình, địa chất

Hình thái và kích thước khu đất nếu được khảo sát kỹ có tác dụng gợi mở hướng bố cục mặt bằng phù hợp với khu địa hình tự nhiên, tạo ra những không gian và tạo hình đặc sắc cho cả khu vực

Cốt cao độ và độ dốc của khu đất ảnh hưởng rất nhiều tới giải pháp kiến trúc như: quyết định lối vào chính phụ, phân bố tầng nhà, tổ hợp hình khối, hướng chính của công trình, tổ chức mạng lưới, đường cấp thoát nước, cách xử lý chống ngập nước,…

Cấu tạo địa chất cùng khả năng chịu tải của đất có tác động trực tiếp tới phương án xử lý móng

Chính vì các lý do đó mà khi thiết kế, người kiến trúc sư cần có đầy đủ các tài liệu như: bản đồ thể hiện đường đồng mức, các số liệu về địa chất, bản đồ hiện trạng, quy hoạch định hướng,……mới tạo nên những công trình phù hợp với địa hình, nhằm khai thác đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng

Trang 35

2.1.2 Cơ sở khí hậu học và cảnh quan:

a Các yếu tố khí hậu ngoài nhà

Các yếu tố khí hậu (gió, nắng, mưa, …) ảnh hưởng nhiều tới giải pháp kiến trúc, đặc biệt là đối với nhà ở Mặt khác các yếu tố này lại ít biến đổi lớn theo thời gian và sử dụng bền vững Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Mà độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng tới vật liệu xây dựng ( phá hỏng nhanh ) Bên cạnh đó, nó chi phối quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh Ví dụ như khi nắng trực tiếp chiếu xuống công trình sẽ nung nóng khối không khí trong nhà Do đó ta can phải chống nóng trước hết cho khu vực trên mái, nơi bị nắng chiếu nhiều nhất, và các mặt tường hướng Tây và Tây Nam Song song với việc đó,

ta phải thông gió tích cực để thoát đi lượng hông khí ẩm và nóng Ta có thể sử dụng biện pháp

tự nhiên hoặc sử dụng kỹ thuật để đạt được mục đích, nhưng cơ bản vẫn là chọn được hướng nhà thích hợp nhất để tận dụng những yếu tố có lợi có sẵn, hạn chế những yếu tố bất lợi

b Vi khí hậu

• Hướng công trình

Nhà có hướng tốt nhất là nhà có các không gian sử dụng chính như phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, không bị chiếu nắng trực tiếp, đón được gió tốt và hưởng thụ được phong cảnh đẹp

Tuy nhiên, trong thực tế không có nhiều ngôi nhà mà mọi phòng ốc đều đạt được những yêu cầu ấy Khi đó trong quá trình thiết kế phải dùng biện pháp lựa chọn ưu tiên tùy theo mức

độ sử dụng quan trọng của mỗi phòng đối với chủ nhà

Trang 36

• Thông gió tự nhiên

Gió được tạo ra bởi sự chênh lệch áp suất không khí Gió tự nhiên có thể là gió trực tiếp (

từ ngoài trời vào trong phòng ), hay gió gián tiếp ( qua sân trong, hành lang, các phòng khác,…) Gió nhân tạo có thể tạo ra bằng cơ điện

Tuynhiên , trong nhà ở người ta ưu tiên thông gió tự nhiên cho các phòng ở Để đạt được thông gió tự nhiên, ần chú ý trước tiên đến hướng nhà, hướng mở cửa đón gió đúng hướng có gió tốt (quay cửa đón gió cho phòng về hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam.).Bên cạnh đó còn phải chú ý tạo khoảng cách hợp lý cho 2 nhà ( cách nhau khoảng 1-> 1.5 chiều cao nhà.)

• Chống nóng

Vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài vào nhà bằng nhiều cách khác nhau : dùng các loại lam chắn nắng, mái hiên, ô văng, cây xanh,……

Sử dụng hợp lý cây xanh, thảm cỏ, mặt nước ,… để cải tạo vi khí hậu

Tường nhà sơn màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt lượng, tăng khả năng phản

xạ nhiệt

Có thể tăng chiều dày của lớp kết cấu bao che, bổ sung lớp cách nhiệt để tường, mái lâu bị nóng lên khi mặt trời chiếu vào.Tuy nhiên giải pháp này không tối ưu vì sẽ tăng tải trong kết cấu, và kết cấu sẽ giữ nhiệt lại lâu sau khi nguồn nhiệt đã tắt

Giải pháp khác nữa là dùng đệm không khí giữa 2 lớp vật liệu như tường 2 lớp, mái 2 lớp.Biện pháp này tương đối hiệu quả, đặc biệt khi lớp đệm không khí này được đối lưu Nhưng biện pháp này đòi hỏi thi công khá phức tạp và hơi tốn kém

Việc nghiên cứu quỹ đạo mặt trời và những thay đổi có tính chu kỳ trong năm, các tia nắng chiếu theo giờ trong ngày, tháng, mùa giúp ta hoàn chỉnh giải pháp chống nóng hợp lý và chính xác

• Chống gió lạnh

Trang 37

Miền Bắc nước ta co gió mùa Đông Bắc vào mùa đông mang theo độ ẩm cao , nên đã rét lại còn gái buốt.Bố trí phòng hoạt động chính như phòng khách, phòng ngủ làm sao đón được gió mát vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông

Ví dụ : một ngôi nhà hướng Tây cần phải giải quyết

- Do đó, với cùng một thiết kế kiến trúc và nội thất, nhưng những căn nhà có cảnh quan và tầm nhìn tốt hơn sẽ được ưa thích hơn, và đương nhiên sẽ có giá trị kinh tế cao hơn

- Ví dụ như trong các khu nhà biệt thự thì những căn có tầm nhìn đẹp ra sông,ra biển, ra công viên,….sẽ có giá trị cao hơn.Trong các chung cư cao tầng thì những căn hộ ở trên cao, đặc biệt căn hộ penthouse ở tầng trên cùng lại có giá trị cao nhất về mặt cảnh quan vì có tầm nhìn đẹp bao quát ra mọi hướng

Cảnh quan gồm có cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo

2 2 YẾU TỐ XÃ HỘI

Quá trình hình thành và phát triển nhà ở luôn được tác động bởi yếu tố xã hội do đó về mặt

xã hội học trong nhà ở đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu:

2.2.1 Cơ sở văn hóa truyền thống, phong tục tập quán

Do những đặc thù về điều kiện tự nhiên và văn hoá của từng vùng khác nhau do đó dẫn đến con người có những phong tục, tập quán và cách sinh hoạt cũng khác nhau Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa dân tộc riêng, vì vậy khi thiết kế cần nắm được những đặc điểm riêng trong sinh hoạt lối sống gia đình, trong quan hệ gia đình với cộng đồng để tổ chức không gian cư trú cho phù hợp, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 38

Ví dụ: Đối với nước Nhật, tập quán sinh hoạt truyền thống của họ là ngồi xếp chân bằng, bàn thấp, nên phòng khách cuả họ phải phù hợp với modun cơ sở là chiếu ngồi Tatami Trong những gia đình của người Nhật, phòng khách của họ thường có 2 loại, mỗi loại có chức năng đối nội, đối ngoại khác nhau, cách trang tri nội thất cũng khác nhau: Kiểu hiện đại( phòng khách ) đối ngoại Kiểu truyền thống (phòng sum họp gia đình và cho khách thân) đối nội

Đối với văn hóa truyền thống Việt Nam thì do ảnh hưởng lâu đời của vũ trụ quan Phương Đông (quan hệ hài hòa “Thiên- Địa- Nhân”, thuyết Âm dương ngũ hành, thuật Phong thủy,…) nên mọi hoạt động văn hóa, đời sống tâm linh đều bị chi phối rõ rệt trong cách chọn nơi ở, tổ chức không gian cư trú Cụ thể như:

- Chọn đất làm nhà,xem hướng đất, định kiểu nhà, hướng nhà theo thuật Phong thủy

- Ngôi nhà xây dựng nên dựa vào những vật liệu sẵn có, gần gũi xung quanh

- Kiến trúc hòa đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên

+ Ngôi nhà thường trải dài,bám sát mặt đất hoặc bỏ trống tầng 1, tạo sự thông thoáng nhẹ nhàng

+ Cửa sổ thấp và dài để hạn chế ánh nắng chiếu vào nhà, đón gió mát

+ Mái vươn dài, có hàng hiên rộng để tránh nắng trực tiếp, tránh mưa tạt vào nhà

+ Không gian mở, liên thông giữa các không gian, giữa bên trong với bên ngoài Ngăn cách không gian bằng các vách ngăn nhẹ, di động linh hoạt để dễ dàng thangy đổi khi cần + Công trình ẩn dưới bóng cây xanh Xen vào ngôi nhà là những mảng cây xanh, thảm cỏ sân vườn để cải tạo vi khí hậu, và tạo ra những góc nhì đẹp dễ chịu

+ Trong ngôi nhà, vị trí trang trọng nhất luôn đặt bàn thờ tổ tiên Đây là không gian tâm linh không thể thiếu trong ngôi nhà người Việt

2.2.2 Nhu cầu và mức sống

Tùy theo mức độ thu nhập của người chủ gia đình (dẫn đến nhu cầu về tiện nghi ở khác nhau giữa người có thu nhập thấp và cao) do đó không gian ở cũng thay đổi theo mức sống Phải dựa vào mức độ kinh tế của chủ hộ để thiết kế mức độ tiện nghi diện tích phòng ở, trang thiết bị nội thất,… cho phù hợp khả năng của từng gia đình

Sau đây là bảng thống kê sự phân tầng của các nhóm xã hội tại TP.HCM

SỰ PHÂN TẦNG BIỂU HIỆN QUA CÁC NHÓM XÃ HỘI

(Nguồn: Đề tài nghiên cứu 11-12)

MỨC SỐNG

NHÓM XÃ HỘI

GIÀU

CÓ (%)

TRUNG BÌNH KHÁ (%)

TRUNG BÌNH (%)

TRUNG BÌNH KÉM (%)

NGHÈO ĐÓI

2,5 23,4 44,1 23,3 30,6

51,3 59,6 45,7 62,3 43,2

33,3 4,3 3,1 10,7 13,1

12,8 6,4 0,8 1,9 4,9

Trang 39

Gia đình là một nhóm xã hội cơ sở và cũng là một thiết chế xã hội, do vậy trong tự bản thân nó có một cấu trúc Cấu trúc hiểu một cách chung nhất là “toàn bộ những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên chỉnh thể” Trong cấu trúc gia đình chúng ta tập trung làm sáng tỏ các kiểu loại gia đình và qui mô gia đình

Ta phải xác định quy mô nhân khẩu của gia đình trung bình tại nơi thiết kế công trình Biết được chỉ số này ta mới có thể tính toán được tiêu chuẩn diện tích cho 1 đầu người và diện tích

cư trú hợp lý cho các loại quy mô gia đình theo nhân khẩu

Ví dụ : ở Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ 20

Miền Bắc : Thành phố : TB : 4-5 người / gia đình

Nông thôn : TB : 6-6.5 người / gia đình

Miền Nam : Thành phố : TB : 5-6 người / gia đình

Nông thôn : TB : 6-7 người / gia đình

Tỷ lệ các loại gia đình theo mối quan hệ huyết thống

Về mặt đặc thù phát triển nhân khẩu và quan hệ huyết thống giữa các thành viên thì có thể chia thành các loại gia đình như sau:

- Gia đình hạt nhân gia đình đơn giản

Gia đình hạt nhân 1 thế hệ: chỉ có cặp vợ chồng, tức là hạt nhân của gia đình

Gia đình hạt nhân có 2 thế hệ: gồm có bố mẹ và con cái được xem là gia đình đơn giản

- Gia đình phức tạp: là gia đình có thành viên thuộc trên 2 thế hệ

- Gia đình phát triển: (khoảng 14-15 năm ) trải qua 2 giai đoạn : Giai đoạn phát sinh ( tạo lập gia đình ), giai đoạn đang phát triển ( sinh con đẻ cái )

- Gia đình ổn định: ( khoảng 16-17 năm ) : Vợ sang tuổi 36 hoặc chồng trên tuổi 60, các con chưa đến tuổi kết hôn

- Gia đình tàn lụi : ( khoảng 10-12 năm ): bố mẹ bước sang tuổi thọ trung bình của đát nước là 65 với nam và 69 với nữ, con cái tới tuổi kết hôn 28 với nam và 23 với nữ

Cấu trúc nghề nghiệp của chủ hộ

Khi thiết kế, cần quan tâm đảm bảo chức năng nhà ở tương ứng với đặc điểm nghề nghiệp của từng chủ hộ gia đình

Nhóm gia đình thuần công nhân

Nhóm gia đình thuần viên chức

Trang 40

Ví dụ : đối với gia đình công nhân viên chức thì nhà ở bao gồm các phòng chủ yếu phục vụ nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình Trong khi đối nhà ở của những người làm việc nghiên cứu, trí thức thì trong nhà thường có thêm phòng làm việc riêng hoặc kết hợp chung với phòng ngủ, thư viện gia đình Đối với gia đình làm nghề buôn bán thì thường có 1 phần tầng trệt để giành cho không gian buôn bán sinh lợi, không gian ở nằm ở trên lầu

Bảng cơ cấu gia đình ở TP.HCM

(nguồn: PTS – Nguyễn Minh Hoà)

5 Kiểu gia đình thiếu

6 Hộ ông bà già cô đơn

Dân số gia tăng thực sự là vấn đề nan giải trên toàn thế giới, đặt biệt là những nước có diện tích đất nhỏ hẹp và đang trong thời kỳ phát triển như Việt Nam chúng ta Sức ép về vấn đề dân số tăng nhanh đã tác động mạnh mẽ đến đô thị về mọi mặt như mật độ ở, mức sống trung bình, các yêu cầu về phục vụ dân sinh như nhà trẻ, trường học, bệnh viện,…

2.2.5 Tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hóa:

Hoạt động của con người ngoài ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, giải trí … Còn có nhu cầu

về tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hoá về thẩm mỹ khác nhau tùy theo đối tượng ở Con người thường coi không gian ở như là các biểu hiện cho ước mong và sự lựa chọn phong cách sống Ngôi nhà hay căn hộ ở là các biểu hiện năng lực kinh tế, vị trí xã hội và quan niệm về thẩm mỹ Chính vì vậy khi bàn về các loại mô hình ở, mô hình phát triển đô thị, chúng ta phải nghiên cứu và hiểu rõ vế lối sống của các nhóm xã hội khác nhau để từ đó lý giải những nhu cầu khát vọng và hành động trong quá trình tổ chức, thiết lập và hoàn thiện môi trường ở của họ Ví

dụ như nhà ở cho các đối tượng như nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, bác sỹ…thì tổ chức không gian làm việc cho các đối tượng này có những đặc thù riêng phù hợp từng nhóm nghề nghiệp khác nhau

Như lẽ đương nhiên khi có nhiều lối sống khác nhau thì sẽ xuất hiện nhiều kiểu nhà ở

Ngày đăng: 22/07/2015, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w