1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 6 ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

96 3,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 677 KB

Nội dung

Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...31 Chương 2: THỰC

Trang 1

HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN – 2014

Trang 2

HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Lý luận & phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Trung Thành

NGHỆ AN – 2014

Trang 3

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân,tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều thầy, cô giáo trong và ngoàitrường.

Trước hết, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô trong khoaGiáo dục chính trị trường Đại học Vinh đã tham gia quản lý, giảng dạy, cungcấp tài liệu, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS Đinh

Trung Thành - Người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này

Với tình cảm chân thành xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, cácthầy giáo, cô giáo dạy môn GDCD và các em học sinh ở ba trường THCS Tân –Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo điềukiện, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song luận văn khôngtránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quýthầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn

Nghệ An, tháng 10 năm 2014

Tác giả

Lê Thị Hồng Thủy

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

A MỞ ĐẦU 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Giả thuyết khoa học 13

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài 13

8 Kết cấu của đề tài 14

B NỘI DUNG 15

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 15

1.1 Cở sở lý luận của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 15

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 31

Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH 46

2.1 Kế hoạch thực nghiệm 46

2.2 Quá trình thực nghiệm 47

2.3 Kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm 66

Trang 5

HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ

SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH 71

3.1 Quy trình sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dụccông dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh

Hà Tĩnh 713.2 Một số giải pháp sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáodục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh,tỉnh Hà Tĩnh 79

C KẾT LUẬN 89

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

Bảng 1.2 Đánh giá của GV về mục đích của việc sử dụng PPNG trong quá trình dạy học môn GDCD 36

Bảng 1.3 Mức độ sử dụng PPNG của GV trong QTDH môn GDCD 37

Bảng 1.4 Phạm vi sử dụng PPNG của GV trong dạy học môn GDCD 37

Bảng 1.5 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD lớp 6 (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 38

Bảng 1.6 Đánh giá của GV về thái độ, ý thức của HS trong tiết học sử dụng PPNG 40

Bảng 1.7 Đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng PPNG 41

Bảng 1.8 Lựa chọn của HS đối với các PPDH môn GDCD 42

Bảng 1.9 Thái độ, ý thức của HS đối với PPNG trong học tập môn GDCD 42

Bảng 1.10 Mức độ chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài của HS 43

Bảng 1.11 Đánh giá của HS về hiệu quả tiết học sử dụng PPNG so với các PPDH khác (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 44

Bảng 1.12 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà HS gặp phải trong giờ học có sử dụng PPNG (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 44

Bảng 2.1 Kết quả điểm kiểm tra kiến thức của các lớp thực nghiệm và đối chứng 48

Trang 7

Bảng 2.2 Kết quả lần 1 kiểm tra nội dung bài học của lớp TN và lớp ĐC 67

CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ĐC : Đối chứngGDCD : Giáo dục công dân

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

PP : Phương phápPPDH : Phương pháp dạy họcPPNG : Phương pháp nêu gươngQTDH : Quá trình dạy học

THCS : Trung học cơ sở

TN : Thực nghiệm SGK : Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

Trang 8

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Chấtlượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồnnhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhucầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô vớinâng cao chất lượng giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phươngpháp dạy và học còn lạc hậu, đổi mới chậm… chưa đáp ứng được yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [9; 168] Vì vậy, đổi mới phương pháp dạyhọc là một trong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều chủ trươngnhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và bộ môn GDCD ở bậc Trung học

cơ sở nói riêng như: cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa; đào tạo bồidưỡng giáo viên để nâng cao chất lượng đội ngũ; khuyến khích giáo viên bộ môntích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học Thực tế cho thấy, vấn đề sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực bước đầu đã đạt được những kết quả nhất địnhnhưng trong quá trình sử dụng vẫn còn thiếu sự nhuần nhuyễn và linh hoạt

Đối với các trường Trung học cơ sở ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trongnhững năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học trở thành xu hướng diễn ramạnh mẽ Việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được các trường hếtsức quan tâm Kết quả khảo sát cho thấy muốn đạt kết quả trong dạy và học mônGDCD thì không chỉ chú trọng đổi mới nội dung mà còn phải chú trọng đổi mớiphương pháp Cùng với xu hướng chung, để nâng cao chất lượng dạy và học mônGDCD ở các trường Trung học cơ sở ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, phần lớngiáo viên đã có sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong đó có

Trang 9

sử dụng phương pháp nêu gương Kết quả cho thấy, chất lượng dạy và học mônGDCD ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã có những chuyển biếntích cực.

Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn chỉ ra rằng, để có một giờ dạy tốt, lôi cuốnđược các em học sinh, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt và kết hợp cácphương pháp dạy học và phương pháp giáo dục, đặc biệt chú trọng khâu thựchành, gắn lý thuyết với thực tiễn, coi trọng và nêu gương đạo đức tốt cho học sinhnoi theo Phấn đấu giờ GDCD thực sự là giờ học đầy ý nghĩa về đạo đức lối sống,phẩm hạnh với không khí tiết học làm sao thoải mái cởi mở, thân tình, gần gũi.Dạy học bằng kiến thức và dạy cả bằng tấm gương sống của chính mình

Vì vậy, lựa chọn phương pháp dạy học cho học sinh THCS thông qua mônGDCD như thế nào cho phù hợp là vấn đề cần được nghiên cứu một cách nghiêm

túc, thấu đáo Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Sử dụng phương pháp

nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học

cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa

học giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong lịch sử giáo dục phương Đông, Khổng Tử là người đầu tiên xây dựngnội dung và phương pháp dạy học tương đối hệ thống, có nhiều điểm tiến bộ,đến nay vẫn còn giá trị Tư tưởng của Khổng Tử là nền tảng cho các thế hệ họctrò của ông kế thừa, phát triển để tạo nên một nền Nho giáo đồ sộ chi phối gầnnhư toàn bộ nền giáo dục phương Đông Nổi bật là phương pháp nêu gương.Khổng Tử quan niệm: Phải lấy bản thân mình làm gương sáng để cảm hóa họcsinh Để thực hiện nó, trong cuộc sống hằng ngày Khổng Tử rất chú trọng từhành xử đến việc nghiên cứu học tập của bản thân nhằm tác động đến môn đệ.Ông được coi là “Vạn thế sư biểu” Ngày nay, gạt bỏ những yếu tố duy tâm và

tư tưởng phong kiến trong quan điểm của Khổng Tử, nhiều nhà giáo dục trên thếgiới đã nghiên cứu và đánh giá cao những giá trị trường tồn trong quan điểm của

Trang 10

ông Những giá trị đó được vận dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giáo dục Nhưvậy, phương pháp nêu gương đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như một yêucầu, một phương thức giáo dục Tuy nhiên, Nho giáo chỉ đặt trọng tâm nêugương vào những người quản lý xã hội hay bậc “quân tử”, mà không chú trọngđến giáo dục cho tầng lớp khác.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp giáo dụccon người, sự nghiệp trồng người Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạophương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trướchết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dụcbằng lời nói) Người quan niệm, giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức Trong

đó, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ càng cần phải chú trọng đến việc nêugương “người tốt, việc tốt”, cha mẹ, thầy cô giáo và những gương điển hìnhluôn là những tấm gương sáng có tác dụng giáo dục rất lớn Người nói: một tấmgương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền Tư tưởng đóvẫn giữ nguyên giá trị và càng trở nên cần thiết trong tình hình hiện nay, khitoàn Đảng và toàn dân ta đang tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Có thể khẳng định rằng, trong hệthống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, phương pháp nêu gương được Ngườiđánh giá cao và khuyến khích sử dụng trong công tác giáo dục cho thế hệ trẻ.Việc nghiên cứu các phương pháp dạy học cho học sinh nói chung và họcsinh THCS nói riêng cũng đã dược đề cập đến từ rất lâu trong các giáo trình giáodục học dùng trong các trường sư phạm ở cả nước ngoài và trong nước Có thểlấy ví dụ như:

Giáo dục học của Giáo sư Hà Nhật Thăng và Giáo sư Đặng Vũ Hoạt;

Lý luận dạy học bộ môn GDCD của Vương Tất Đạt, Phùng Văn Bộ…Các tác giả đều nêu các phương pháp dạy học Có những công trình đề cậptới phương pháp nêu gương nhưng chưa phải là giải pháp và chưa cấu

Trang 11

thành giải pháp cụ thể phục vụ cho công tác dạy và học môn GDCD.

Vấn đề dạy học và phương pháp dạy học là vấn đề đã được nhiều nhà giáodục, hoạt động xã hội quan tâm nghiên cứu Tuy khai thác ở nhiều khía cạnhkhác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả luôn hướng đến việc phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Nhóm nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực nói chung:

Nhà giáo Phan Trọng Ngọ (2005) đã có công trình, “Dạy học và phương

pháp dạy học trong nhà trường”, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

PGS TS Vũ Hồng Tiến: Một số phương pháp dạy học tích cực - Tài liệu

bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình môn Giáo dục công dân (Chuyên đề 2),

2007 Tác giả đã chỉ rõ phương pháp truyền thống chỉ diễn giảng, truyền thụ

kiến thức một chiều, còn phương pháp dạy học tích cực buộc người học phảinghiên cứu tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo nên sự tác động qua lạigiữa thầy và trò, giữa trò và trò

Công trình “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở

trường Trung học phổ thông” của các tác giả Nguyễn Văn Cường – Bernd

Meier, Berlin/ Hà Nội 2010, thuộc Dự án phát triển giáo dục Trung học phổthông, chủ yếu nói về cơ sở lí luận và thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học,một số quan điểm, kỹ thuật và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo

Phạm Văn Đồng: Phương pháp dạy học tích cực một phương pháp vô cùng

quý báu, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 271/1994 Tác giả đã chỉ ra phương

pháp dạy học tích cực là phương pháp người dạy phải đưa ra các câu hỏi có tínhkhêu gợi đòi hỏi người nghe phải suy nghĩ, tìm tòi để người học tự học và hamhọc

Tác giả Nguyễn Kỳ: Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm

trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1995) Ở công trình của mình, tác giả đã đưa

ra các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực như: trò tự tìm ra kiến thứcbằng hoạt động của chính mình, tự đánh giá, tự sửa sai, tự điều chỉnh; trong bài

Trang 12

viết Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục,

số 3/1996, tác giả đã nêu lên thực chất của giảng dạy tích cực lấy người học làmtrung tâm quá trình dạy tự học và quy trình dạy tự học

Tác giả Trần Bá Hoành, trong cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy học,

chương trình và sách giáo khoa” (2007) gồm tập hợp 26 bài viết đề cập đến

những vấn đề phục vụ công cuộc đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi tại cáctrường học đó là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát triển các phương phápdạy học tích cực, tăng cường phương pháp học tập, tự học Ngoài ra còn cónhiều công trình nghiên cứu khác nhằm hướng đến đổi mới phương pháp dạyhọc

Nhóm các tác giả khai thác về phương pháp nêu gương:

Tác giả Nguyễn Thị Thọ với bài viết “Đạo đức thầy giáo xưa và nay”, trên

Tạp chí Giáo dục số 150 (11/2006), có đề cập đến sự “mô phạm” của nhà giáokhông những phải bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên mà còn phải có phươngpháp dạy học tích cực, người thầy phải là một tấm gương sáng, có tác phongmẫu mực thì mới đạt được mục tiêu “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”

Tác giả Ngô Nhật Đoàn với đề tài nghiên cứu khoa học (2012)“Thực trạng

và giải pháp nâng cao chất lượng môn giáo dục công dân ở trường THCS” Có

đề cập đến sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn GDCD sẽ nângcao chất lượng dạy và học bộ môn

Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Công đoàn Giáo dục đã thông qua Nghị quyết

số 442/NQ-CĐN, về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là mộttấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽtrong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạođức nghề nghiệp, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Tại Hội nghị lần thứ 8, BCHTW khóa XI thông qua Nghị quyết số 29-NQ/

TW, đã cụ thể hóa những nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo

Trang 13

trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy và học trong điều kiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế.

Tuy các tác giả có đề cập đến phương pháp nêu gương nhưng chưa làm rõphương pháp nêu gương được sử dụng như thế nào để có hiệu quả trong dạy họcmôn GDCD ở các trường THCS

Như vậy, tổng quan vấn đề nghiên cứu nêu trên cho thấy, chưa có một đềtài nào nghiên cứu hệ thống các giải pháp sử dụng phương pháp nêu gươngtrong dạy học môn GDCD ở các trường Trung học cơ sở Trong tình hình hiệnnay, lĩnh vực nghiên cứu đề tài đặt ra là hợp lý và cần thiết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng, đề xuất giải pháp sửdụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn GDCD lớp 6 ở các trườngTHCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nêugương trong dạy học môn GDCD

- Thực nghiệm sư phạm việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy họcmôn GDCD lớp 6 ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

- Đề xuất quy trình và giải pháp sử dụng phương pháp nêu gương trong dạyhọc môn GDCD

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học mônGDCD lớp 6

Trang 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận của PPDH nêu gương, luậnvăn tập trung nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn GDCD lớp 6 ở cáctrường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới giáo dục đàotạo

Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn vận dụng cácphương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp như:

- Phương pháp điều tra xã hội

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp…

6 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp sử dụng phương phápnêu gương trong dạy học môn GDCD lớp thì 6 sẽ góp phần nâng cao chất lượngdạy và học bộ môn trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương phápnêu gương trong dạy học môn GDCD ở trường THCS

- Đề xuất một số quy trình và giải pháp về dạy học sử dụng phương phápnêu gương trong dạy học môn GDCD lớp 6 ở trường THCS

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu thamkhảo cho giáo viên dạy môn GDCD

Trang 15

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đềtài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nêu

gương trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở

Chương 2 Thực nghiệm sư phạm sử dụng phương pháp nêu gương trong

dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bànhuyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3 Quy trình và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trườngTrung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Trang 16

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Cở sở lý luận của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6

1.1.1 Phương pháp nêu gương

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp nêu gương

Phương pháp nêu gương vừa là phương pháp dạy học, vừa là phương phápgiáo dục Trong lịch sử nghiên cứu khoa học, có nhiều tác giả đưa ra nhữngquan điểm về phương pháp nêu gương Có thể kể đến những quan điểm nổi bậtnhư sau:

- Khái niệm nêu gương trong giáo dục

Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Giáo dục học quan niệm: Nêu

gương là phương pháp thuyết phục người khác bằng sự gương mẫu của bản thânnhà giáo dục, của người lãnh đạo tập thể, trong cuộc sống và trong lao động.Bản thân nhà giáo dục phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo [35;144]

Tác giả Hà Nhật Thăng – Nguyễn Phương Lan trong cuốn Đạo đức và

phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học đã nêu: Nêu gương là phương pháp

dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể, sống động trong cuộc sống để kíchthích học sinh bắt chước

Tác giả Chu Trọng Tuấn – Hoàng Trung Chiến trong cuốn Giáo dục học (III)

cho rằng: Nêu gương là phương pháp giáo dục, trong đó nhà giáo dục đưa ra nhữngtấm gương sáng, những việc tốt, những giá trị xã hội chuẩn mực của cá nhân haytập thể, để người được giáo dục học tập và noi theo [33; 44]

Trang 17

- Khái niệm phương pháp nêu gương trong dạy học

Phương pháp nêu gương là cách thức tổ chức, điều khiển của giáo viênnhằm truyền thụ kiến thức thông qua những tấm gương sáng, người tốt, việc tốt,những giá trị chuẩn mực để học sinh lĩnh hội, noi theo dựa trên cơ chế bắt chướccủa tâm lý người

Sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học có nghĩa là dùng nhữngtấm gương người tốt, việc tốt – gương chính diện – để truyền đạt kiến thức Tuynhiên, khi cần thiết, giáo viên còn dùng những “gương xấu” – gương phản diện– để học sinh nắm vững nội dung bài học và lên án, phê phán những cái xấu gópphần tạo hiệu quả cho quá trình dạy học

Trong dạy học môn GDCD, việc nêu gương sẽ làm cho các chuẩn mực đạođức xã hội trở nên sinh động hơn, trực quan hơn, và cụ thể hơn, có sức thuyếtphục thực sự đối với học sinh

1.1.1.2 Phương thức thực hiện phương pháp nêu gương

Bước 1 Chuẩn bị nêu gương

Công tác chuẩn bị nêu gương là việc rất quan trọng để thực hiện tốt phươngpháp nêu gương Điều này đòi hỏi phải căn cứ vào từng mục tiêu, yêu cầu nộidung dạy học, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi học sinh mà giáo viên lựa chọnnhững tấm gương cho phù hợp Đó phải là những tấm gương điển hình, gần gũivới học sinh Tránh lạm dụng các tấm gương phản diện vì dễ gây kết quả phảngiáo dục, làm giảm lòng tin ở học sinh về việc tồn tại những cái tốt, vốn rấtnhiều trong xã hội

Có thể lựa chọn các loại nêu gương sau đây:

Thứ nhất: Nêu gương thông qua việc đề cao truyền thống tổ, lớp, trường,địa phương… Các tấm gương này có tác dụng tốt trong việc kích thích lòng tựtrọng, tự hào của học sinh về con người, về quê hương, về Tổ quốc…

Trang 18

Thứ hai: Nêu gương thông qua việc đề cao cá nhân điển hình: các tấmgương này sát với điều kiện học tập, tu dưỡng của các em, nên việc chỉ đạo họctập các tấm gương đó rất thuận lợi.

Thứ ba: Nêu gương thông qua việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu,đọc sách kể chuyện về các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Các Mác…), các vĩ nhân,gương các nhà bác học, nhà văn hóa nổi tiếng, gương các anh hùng chiến đấu vàlao động, gương người tốt, việc tốt… Các tấm gương này có tác dụng nhiềutrong việc giáo dục lý tưởng, hoài bão cho học sinh

Thứ tư: Nêu gương thông qua chính sự gương mẫu của thầy giáo Giáo viênhằng ngày tiếp xúc với học sinh, hơn thế lại làm công tác giáo dục các em Hơn

ai hết, trước hết thầy giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh về mọi phươngdiện, để học sinh muốn bắt chước, học tập, noi theo và cũng làm tăng tính thuyếtphục của giáo viên đối với học sinh trong công tác giáo dục

Bước 2 Tiến hành nêu gương

Khi nêu gương, nhà giáo dục phải dùng hình thức kể chuyện kết hợp vớiviệc phân tích so sánh, để cho học sinh hình dung rõ về các tấm gương Có thểđàm thoại giữa giáo viên và học sinh để làm nổi bật những nét điển hình, những

ưu điểm của các tấm gương Hoặc cùng phê phán những cái xấu đối với các tấmgương phản diện

Bước 3 Kết thúc nêu gương

Giáo viên phải tổ chức cho học sinh tự rút ra được bài học cụ thể, bổ ích;đồng thời phải chỉ đạo, xây dựng mạng lưới tích cực, tổ chức thi đua, phát độngthi đua để noi theo gương sáng tránh những gương xấu

1.1.1.3 Những yêu cầu sư phạm khi sử dụng phương pháp nêu gương

Thứ nhất: Những tấm gương nêu lên phải phù hợp với mục đích, yêu cầunội dung bài học Tấm gương nêu ra phải gần gũi với cuộc sống học sinh, hìnhthành được ở các em niềm tin về những cái tốt, cái đẹp, cái thiện… trong xã hội

và trong chính bản thân mình

Trang 19

Thứ hai: Cần có sự đánh giá đúng mực tấm gương đó, bởi vì chính sự đánhgiá quá cao hay quá thấp những tấm gương nêu lên đều làm hạn chế tác dụnggiáo dục đối với HS Phương pháp nêu gương phải làm sao để phát triển được ởhọc sinh khả năng phân tích, đánh giá hay phê phán về những tấm gương để các

Thứ tư: Khi sử dụng phương pháp nêu gương không nên áp đặt, buộc họcsinh phải tuân thủ hay thực hiện ngay Trong dạy học cần lấy những tấm gươngtrực quan gần gũi, sinh động và toàn diện hơn cả đó là tấm gương người lớn(ông bà, cha mẹ, anh chị em), đặc biệt GV phải là tấm gương sống động, mẫumực đối với HS về hình thức bên ngoài như cách ăn nói, ứng xử

Ngoài ra, nêu gương tốt để các em học tập, các em noi theo, thì cũng cầnphải đưa ra một số gương xấu để HS biết và tránh

1.1.2 Cở sở khoa học của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6

Trang 20

Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở, độnglực và mục đích của nhận thức Chính trong quá trình cải tạo thế giới mà nhậnthức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển Thực tế lịch sử chothấy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằngthực tiễn Trong quá trình này, con người sử dụng các công cụ, phương tiện tácđộng vào các sự vật, hiện tượng, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính vàtính qui luật, nhờ đó mà con người có được những hiểu biết về thế giới kháchquan Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm,sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đểxây dựng thành lý luận Những tri thức mà chúng ta có được cho đến hôm nayhoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn Như vậy,muốn hiểu những tri thức lý luận chúng ta phải quay về thực tiễn Trong dạy họcmôn GDCD lớp 6 có những lý luận về phạm trù đạo đức, để học sinh nắm bàichúng ta cần lấy những tấm gương tốt, việc làm tốt, có thật, sinh động ở thựctiễn để kích thích các em noi theo.

- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; lý luận đề ra mục tiêu,phương hướng, biện pháp cho thực tiễn

Coi trọng thực tiễn không có nghĩa là xem thường lý luận, hạ thấp vai tròcủa lý luận Không nên đề cao cái này, hạ thấp cái kia và ngược lại Không thểdừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận lại trực tiếp từ thực tiễn mà phải nânglên thành lý luận bởi lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm

Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phầnlàm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người Lý luận là “kim chỉnam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Đánh giá vai trò và ýnghĩa lớn lao của lý luận, V.I Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũngkhông thể có phong trào cách mạng” [19; 30] Lý luận một khi thâm nhập vàoquần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất"

Trang 21

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cáchhọc tập không đúng thì sẽ không có kết quả Do đó, trong lúc học tập lý luận,chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủnghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mùquáng Vì vậy, trong dạy học môn GDCD cần quán triệt sâu sắc nguyên lý giáodục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnliền với xã hội

Trong dạy học bộ môn GDCD, các khái niệm, phạm trù đạo đức phải đượcgiáo viên trình bày một cách thống nhất, làm sao để lý luận thường xuyên liên

hệ chặt chẽ với thực tiễn xã hội, thực tiễn giáo dục, phản ánh kịp thời sự biếnđổi của đời sống xã hội Đất nước ta đang thời kỳ đổi mới với những thay đổi rấtnhanh chóng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lĩnh vực giáodục cũng đang có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ Những thay đổitrong đời sống thực tiễn phải được giáo viên kịp thời nắm bắt và đưa vào trongnội dung bài giảng của mình Khi trình bày các khái niệm, phạm trù cần lấynhững ví dụ minh họa mang tính thực tiễn, những tấm gương người tốt, việc tốt;thường xuyên liên hệ lý luận với thực tiễn Tuy nhiên, không nên trình bày theokiểu minh họa mà cần phân tích cho các em thấy được từ thực tiễn đó các emcần nhận thức như thế nào, các em cần học tập những gì từ những tấm gương cóthật trong thực tiễn xã hội Chính nhờ những tấm gương qua đó học sinh ghi nhớsâu sắc khái niệm, và thực hành một cách dễ dàng hơn, thực hiện tốt nguyên lýgiáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn

1.1.2.2 Cơ sở tâm lý - giáo dục học

Để tổ chức quá trình dạy học trong nhà trường một cách đúng đắn và khoahọc cần phải hiểu rõ các quy luật tâm lý của chính quá trình học tập – quá trìnhlĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và kỹ xảo, tư duy tích cực, độc lập và sángtạo Chính vì thế, trong quá trình dạy học cần có sự hiểu biết về tâm lý, không

Trang 22

thể giáo dục đúng, nếu không biết những quy luật tâm lý của quá trình hìnhthành nhân cách, đặc biệt là những quy luật hình thành niềm tin và thói quen đạođức Nếu không hiểu biết các đặc điểm tâm lý của trẻ ở những lứa tuổi nhất địnhthì không thể có sự giảng dạy và giáo dục một cách phù hợp đúng với mục đíchđược Do đó, chính giáo viên – người làm công tác giáo dục và giảng dạy khôngthể tiếp xúc một cách đơn giản với học sinh ở một lứa tuổi nhất định mà là vớinhững học sinh cụ thể với những cá tính cụ thể ở một lứa tuổi cụ thể là nhữnghọc sinh Trung học cơ sở.

Học sinh trung học cơ sở bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến

14, 15 tuổi Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học

cơ sở Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệttrong thời kỳ phát triển của trẻ em Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằngnhững tên gọi khác nhau của nó: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủnghoảng”, “tuổi bất trị”… Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quantrọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em Đây cũng là thời kỳchuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

so với các em lứa tuổi khác có sự phát triển mạnh mẽ, và thiếu cân đối về cácmặt trí tuệ, đạo đức Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kếtquả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn,với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội…

Tâm lý học khẳng định, những thế hệ sau sinh ra muốn có được những kinhnghiệm sống, những thành quả phát triển của các thế hệ trước có thể thực hiệnbằng cách quan sát và luyện tập các hành vi hoạt động của người lớn, tức sự học

ở người cũng có thể diễn ra theo cơ chế bắt chước

Như vậy, sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học bộ môn GDCDdựa trên cơ chế tâm lý bắt chước Học sinh thanh, thiếu niên đang ở giai đoạnphát triển tâm lý đặc biệt, rất quan tâm đến những người xung quanh, theo dõinhững hành động của họ trong cuộc sống, trước hết là của người lớn, của các

Trang 23

nhà giáo dục Học sinh thường suy tôn những nhân vật dũng cảm, tài trí, nhữnghình ảnh đẹp trong cuộc sống, coi đó là tấm gương lý tưởng và sẵn sàng noitheo Với HS lớp 6 ở Trường THCS các em còn nhỏ, tư duy còn mang tính cụthể hình ảnh trực quan sinh động, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, đặc biệt các

em còn thích bắt chước nhất là những nhân vật mà các em yêu mến, hâm mộ.Mặc dù, hiện nay PPNG vẫn được xem là PP truyền thống trong quá trình dạyhọc, nhưng giáo viên sử dụng PP này theo hướng tích cực thì sẽ thu được kếtquả dạy học nói riêng, quá trình giáo dục nói chung rất hiệu quả Chính thôngqua những tấm gương HS thấy được những gương tốt để noi theo và nhữnggương xấu để tránh Cho nên, sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD lớp 6 làrất phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh cũng như là nội dung chương trìnhmôn học

Nắm được đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS, đồng thời nắm vững bản chất

và vận dụng nó có hiệu quả trên cơ sở các nguyên tắc, đặc điểm của phươngpháp nêu gương sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, là mục tiêucần đạt của đổi mới PPDH hiện nay

1.1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu gương trong dạy học

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí,chăm lo sự nghiệp giáo dục Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với

sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức,

mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sựphát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với cáccường quốc năm châu Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh không chỉquan niệm rằng thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là nguyên tắc cao nhất, thểhiện bản chất khoa học của học thuyết Mác – Lênin mà người còn vận dụngnguyên tắc này một cách nhuần nhuyễn và nhất quán Hồ Chí Minh luôn bám sátthực tiễn, phân tích thực tiễn bằng sự am hiểu sâu sắc về lí luận, làm chủ lí luận

Trang 24

và kết hợp chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn ở trình độ cao thể hiện trong hệthống tư tưởng của Người, đặc biệt là trong tư tưởng của Người về PPNG.

Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [21; 8] và

“Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có con người XHCN” [23; 296] Conngười mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đấutranh anh dũng, có lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức mà còn phải có trithức khoa học, kỹ năng lao động sản xuất…Bởi vậy, Người rất quan tâm đếngiáo dục thế hệ trẻ

Xuất phát từ quan điểm: Bản tính con người là hướng thiện, muốn vươn tớicái tốt, cái đẹp Cho nên, Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gươngtrong việc giáo dục thế hệ trẻ Người cho rằng: “Lấy gương người tốt, việc tốthằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựngĐảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống

mới” [26; 558] Trong bài viết: Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người

tốt, việc tốt”, Người cũng nêu: “Cần lấy ngay những gương tốt đó của các cháu

và những gương người tốt, việc tốt trong nhân dân để giáo dục các cháu Khôngnên lí luận suông” [38; 496]

Người yêu cầu trong gia đình thì ông bà, cha mẹ phải làm tấm gương chocon cháu, anh chị làm tấm gương cho em; trong nhà trường thầy giáo, cô giáophải làm kiểu mẫu cho học trò; ngoài xã hội thì thế hệ trước phải làm tấm gươngcho thế hệ sau, cán bộ đảng viên phải làm gương cho quần chúng v.v…

Tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc ngày 19 tháng 2 năm

1959, Người nói: “Trẻ em hay bắt chước, cho nên thầy giáo, cán bộ phụ tráchv.v… phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm”; và “Dạy các cháu thì nói với cáccháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên nhữngtấm gương thực tế là rất quan trọng Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thìcác cô, các chú phải là người tốt” [38; 473]

Trang 25

Tại lớp học Chính trị của giáo viên năm 1959, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Họctrò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu Giáo viên phải chú ý cả tài,

cả đức Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên, thầygiáo, cô giáo phải gương mẫu nhất là đối với trẻ con Trách nhiệm đó rất là vẻvang, quan trọng” [23; 492] Người còn nêu rõ: “Công tác giáo viên… điềutrước tiên là dạy các cháu về đạo đức Anh chị em giáo viên cần luôn gươngmẫu về đạo đức để các cháu noi theo” [23; 509]

Người căn dặn đoàn viên, thanh niên: Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dụcthiếu niên, nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo Đoàn viênphải gương mẫu, phải giữ đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũngcảm, phải xung phong trong mọi công tác để làm đầu tàu cuốn hút được đôngđảo thanh niên làm theo

Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng cho mọingười noi theo Người luôn nhắc nhở: Mình phải làm gương, gắng làm gươngtrong anh em và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân Làm gương về cả bamặt tinh thần, vật chất và văn hóa Nêu gương là một phương pháp quan trọng.Người dạy: những gương người tốt, việc tốt muôn hình, muôn vẻ, là vật liệu quý

để xây dựng con người

Như vậy, xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục nóichung, phương pháp dạy học nói riêng, Người luôn nhất quán sử dụng phươngpháp nêu gương và đánh giá rất cao hiệu quả của phương pháp này mang lại

1.1.2.4 Nội dung môn Giáo dục công dân lớp 6

Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở có ý nghĩa quan trọngtrong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, gópphần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiếtcủa người công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Như mụctiêu của Luật giáo dục xác định: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con

Trang 26

người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,chuẩn bị cho học sinh tiếp tục đi học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, thamgia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nội dung chương trình môn GDCD ở trường THCS, nhìn chung đã bám sátyêu cầu giáo dục đạo đức cho học sinh, có gắn với thực tế và tương đối phù hợpvới tâm lý, lứa tuổi học sinh THCS Các bài học được xây dựng theo hướngđồng tâm, gắn lý thuyết với thực hành, coi trọng giáo dục nhận thức và hành vicủa học sinh qua bài tập tình huống, bài tập giải quyết vấn đề Nội dung giáodục luật pháp, giáo dục kỹ năng sống được đưa vào chương trình với khoảng 1/3thời lượng Chương trình giảng dạy môn GDCD trong trường THCS hiện nayđược phân phối thống nhất đối với cả 4 khối lớp là 1 tiết/tuần, 35 tiết/năm học.Chương trình gồm các phần: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, thực hànhngoại khóa, kiểm tra, ôn tập

Lớp 6 là lớp đầu tiên của trường THCS cho nên nội dung môn học có sự kếthừa và phát triển kết quả dạy – học môn Đạo đức ở Tiểu học theo chương trìnhTiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 9tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và chuẩn bị cho các

* Các chuẩn mực đạo đức (gồm có 11 bài)

Bài 1 Tự chăm sóc và rèn luyện than thể

Bài 2 Siêng năng, kiên trì

Bài 3 Tiết kiệm

Bài 4 Lễ độ

Bài 5 Tôn trọng kỷ luật

Trang 27

Bài 6 Biết ơn

Bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Bài 8 Sống chan hòa với mọi người

Bài 9 Lịch sự, tế nhị

Bài 10 Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hộiBài 11 Mục đích học tập của học sinh

* Các chuẩn mực pháp luật (gồm có 7 bài)

Bài 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Bài 13 Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thong

Bài 15 Quyền và nghĩa vụ học tập

Bài 16 Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, than thể, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm

Bài 17 Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở

Bài 18 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.Ngoài ra, chương trình còn dành một số thời gian thích đáng cho các hoạtđộng thực hành, ngoại khóa và các vấn đề của địa phương Các hoạt động ngoạikhóa, thực hành không đòi hỏi thực hiện giống nhau, mà có sự phân hóa đadạng, tùy tình hình cụ thể của trường, lớp, địa phương

Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trọng việchình thành nhân cách cho học sinh Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức

về đạo đức và pháp luật Các kiến thức của nó không quá phức tạp, đòi hỏi tưduy cao Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộngđồng xã hội Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quytắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân… Đặc điểmchương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn

Trang 28

Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí tầm quan trọng, nó kết hợp vớicác môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh Songmôn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất Nội dung các bài học đã trựctiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụcủa công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội Vì thế giáo viêndạy bộ môn GDCD cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quantrọng của môn học, thực hiện đổi mới PPDH để mang lại hiệu quả như yêu cầucủa bộ môn đặt ra.

1.1.3 Sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6

1.1.3.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhận thức đúng đắn nội dung,đặc điểm, xu thế vận động và phát triển của thời đại để có những điều chỉnh,chính sách phát triển phù hợp là một đòi hỏi khách quan V.I Lênin đã từngnhấn mạnh: Chỉ trên cơ sở hiểu đúng thời đại chúng ta mới có thể định ra đúngđắn sách lược của chúng ta

Đặc điểm quan trọng và sâu sắc nhất của xã hội hiện đại là cuộc cách mạngkhoa học - công nghệ đang tiếp tục phát triển với những bước phát triển nhảyvọt trong thế kỷ XXI, đưa thế giới từ nền văn công nghiệp sang nền văn minhthông tin, sản sinh ra một khối lượng kiến thức đồ sộ, cung cấp cho nhân loạimột khối lượng khổng lồ của cải, tinh thần làm thay đổi bộ mặt xã hội Bên cạnh

đó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan của xã hội hiệnđại Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là sự cạnh tranh quyết liệtgiữa các quốc gia Xã hội ngày nay có những bước phát triển vượt bậc nhưngtrong lòng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng

Nắm bắt được xu thế vận động và phát triển của thời đại Các quốc gia đều

có những điều chỉnh thay đổi trong chính sách và các chiến lược phát triển củamình với mục đích tận dụng tốt các thời cơ, cơ hội phát triển do thế giới mang

Trang 29

lại Trong sự thay đổi chính sách phát triển của các quốc gia, chúng ta thấy đều

có sự ưu tiên, đầu tư phát triển cho giáo dục, coi giáo dục là yếu tố đảm bảo cho

sự phát triển bền vững của xã hội Sự ưu tiên phát triển này hoàn toàn phù hợpvới thời đại lấy con người làm động lực và mục đích của sự phát triển Sự thayđổi về chính sách phát triển đó đã mang lại nhiều thành công cho các quốc gia trênthế giới Đó là bài học quý báu cho các quốc gia noi theo

Nhận thức rõ được xu thế phát triển của thế giới và tầm quan trọng của việcđầu tư phát triển con người, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là quốcsách hàng đầu Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã đạt được nhữngthành tựu nhất định đáp ứng một phần yêu cầu của đổi mới đất nước Tuy nhiên,trong giáo dục vẫn còn tồn tại những yếu kém, chậm đổi mới, đặc biệt là khâuPPDH

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Đảng và Nhà nước ta đặc biệtchú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học Vì vậy, đổi mới PPDH đượcthể hiện hầu hết trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ Nghịquyết 4 của Trung ương Đảng khóa VII đã xác định: phải khuyến khích tự học,

áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tưduy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIIIcũng chỉ rõ: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắcphục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của ngườihọc Trong Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông đã khẳng định phải đổi mới nội dung chương trình, sách giáokhoa, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế

hệ trẻ

Định hướng đó đã được pháp chế hóa trong văn bản pháp luật Luật giáodục năm 2005 Điều 28, khoản 2 đã nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả

Trang 30

năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Địnhhướng trên đã nhấn mạnh đến việc phát huy tính tích cực, khả năng tự học,phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, hứng thú học tậpcủa học sinh.

Tại Hội thảo Đánh giá hiệu quả dạy học môn GDCD tháng 4/2009, BộGiáo dục và Đào tạo đã có nhận định sau: Giáo viên dạy môn GDCD đã cónhiều cố gắng trong việc đổi mới PPDH Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộcvào SGK và SGV còn phổ biến Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ vàhành vi của học sinh trong dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt yêu cầu củachương trình đề ra Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn họctối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạyhọc Nhiều cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn xem đó làmôn học phụ, nên chưa tạo điều kiện để giáo viên GDCD nâng cao chất lượngdạy học

Thật vậy, nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học làđúng nhưng chưa đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ, cải tiến cácphương pháp còn chậm, vận dụng chưa đa dạng, kết hợp chưa hiệu quả, ngại đổimới vì không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn bị giờdạy Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, sử dụnghình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học, với thực tiễn, với đối tượnghọc sinh địa phương Thực hiện phương pháp dạy theo mô hình lấy học sinh làmtrung tâm chưa rõ ràng Vận dụng các yếu tố trực quan để kích thích người họcchưa thật sự sinh động Học sinh lĩnh hội kiến thức còn nhàm chán Từ đó, việctìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, để khai thác tính năng động của học sinh,gây hứng thú trong giờ học môn GDCD là một yêu cầu rất cần thiết

Trang 31

1.1.3.2 Sử dụng phương pháp nêu gương là hướng đi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở

Mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trò, nhưng ưu điểm, nhược điểm nhấtđịnh Đứng trước những đổi mới trong mục tiêu giáo dục đào tạo, khi sử dụngphương pháp giảng dạy người giáo viên cũng phải linh hoạt thay đổi phù hợpvới yêu cầu của thực tiễn Mục tiêu của quá trình tìm kiếm, áp dụng các PPDHmôn GDCD là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinhnâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong giai đoạn hiện nay Và PPnêu gương được xem là PP rất có hiệu quả

Đối với bộ môn GDCD ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh cácchuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó gópphần hình thành những phẩm chất nhân cách của con người Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại [2; 3] Nội dungkiến thức bộ môn GDCD là những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổthông và thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bảnthân, với người khác, với công việc và với môi trường sống Đó là những kháiniệm, phạm trù mang tính lý luận nhưng nó cũng gần gũi với những thực tiễn trongđời sống xã hội Bởi vậy, sử dụng những tấm gương người tốt, việc tốt để giáo dụccác em là rất phù hợp Sử dụng phương pháp nêu gương có tác dụng tích cực trongthuyết phục HS làm theo những tấm gương tốt, tránh cái xấu qua đó thực hiện tốtmục tiêu môn học

Khi sử dụng PPNG trong dạy – học môn GDCD sẽ trực tiếp tác động đến

sự phát triển nhận thức và nhân cách của HS, qua những tấm gương đó HS tựđiều chỉnh hành vi của mình, hình thành tình cảm, niềm tin và hành động phùhợp với các chuẩn mực đạo đức, hình thành ý thức tự giáo dục cho các em Cóthể không cần giảng giải, thuyết minh nhiều, như nhà giáo dục Khổng Tử đã nóivới học trò: Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn vận chuyển, trăm vật vẫn sinh hóa,

Trang 32

(Luận ngữ - Dương Hóa 108) bằng nhân cách tốt đẹp của mình tỏa sáng đến họcsinh “như mặt trời, mặt trăng không ai che nổi”.

Như vậy, có thể nói PPNG thực sự có một ví trí quan trọng trong hệ thốngphương pháp dạy học trong nhà trường THCS Là công cụ quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDCD hiện nay

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

1.2.1 Khái quát về các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Kỳ Anh nằm ở cực Nam Hà Tĩnh, một trong những địa phương có vị trí –chính trị quan trọng Từ xa xưa được biết đến là vùng đất “phên dậu” của đấtnước Kỳ Anh là huyện có điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt, mảnh đấtchịu nhiều thử thách thiên tai, địch họa

Điều kiện tự nhiên, con người và lịch sử Kỳ Anh đã tác động mạnh mẽ đếngiáo dục Hiếu học nên ham học, học để có nghị lực và trí tuệ vượt qua mọi khốcliệt của thiên nhiên, trở ngại của xã hội để thoát cảnh nghèo đói, để biết đạo lýlàm người

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp tạo tiền đề để duy trì và phát triển giáo dụcbất luận trong hoàn cảnh nào Ngày nay, Kỳ Anh đã xây dựng được một hệthống giáo dục hoàn chỉnh từ mầm non, tiểu học đến trung học trên địa bànhuyện, thực hiện phổ cập giáo dục một cách vững chắc, chất lượng giáo dụctoàn diện ngày càng được nâng cao, phong trào thi đua “hai tốt” ngày càng pháttriển Nhiều năm liên tục, Kỳ Anh được công nhận là huyện tiên tiến xuất sắc vềgiáo dục Giáo dục Kỳ Anh đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huânchương lao động hạng Ba, 2 Huân chương lao động hạng Nhất, 4 Huân chươnglao động hạng Nhì, 12 Huân chương lao động hạng Ba cho các tập thể và cánhân

Trang 33

Đạt được những thành tựu đó là kết quả của sự nghiêm túc, kiên trì năngđộng trong quá trình thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, tích cực chăm loxây dựng sự nghiệp giáo dục của Đảng bộ, sự đóng góp to lớn của nhân dân và

sự hi sinh cống hiến của các thế hệ nhà giáo, học sinh huyện nhà

Do quy mô trường lớp còn nhỏ ảnh hưởng dẫn đến nhiều khó khăn chocông tác bố trí đội ngũ giáo viên, thiếu giáo viên, không đồng bộ ảnh hưởng đếnchất lượng giảng dạy và việc xây dựng trường học đạt chuẩn Để giải quyết tìnhtrạng trên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương quyhoạch lại mạng lưới trường THCS Thực hiện chủ trương đó, huyện Kỳ Anh đãsáp nhập một số trường có vị trí địa lý gần nhau thành trường liên xã Hiện nay,trên địa bàn huyện Kỳ Anh có 24 trường trung học cơ sở

1.2.2 Thực trạng sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

1.2.2.1 Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu Cóthể khẳng định rằng, môn GDCD có vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh Tầm quan trong đặc biệt của mônhọc này ở trường THCS chính là góp phần hình thành thế giới quan lành mạnhcho học sinh, giúp học sinh hiểu biết, phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bảnthân, tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêuthương và vị tha

Hơn nữa, Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rấtnhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông…

Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quantrọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho học

Trang 34

sinh nên chưa có nhiều suy nghĩ để tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệuquả Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiện dạy môn Giáo dục công dân ởTrung học cơ sở thường được đào tạo và dạy cùng môn học khác như môn Văn -Giáo dục công dân, Môn Sử - Giáo dục công dân hoặc GV chủ nhiệm kiêm dạythêm môn Giáo dục công dân…Chính vì vậy việc giảng dạy bộ môn này gặp rấtnhiều khó khăn.

Hiện nay, môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được chú ýhơn trước, giáo viên giảng dạy bộ môn được đi tập huấn, được thi giáo viên dạygiỏi các cấp Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra Sư phạm giáo viên

bộ môn này Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sư phạm, giáoviên được học hỏi và cọ xát rất nhiều song như vậy chưa đủ mà giáo viên cầnphải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực chủđộng, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, háo hức của học sinh đối với bộ mônGiáo dục nhân cách đặc thù

Như chúng ta đã biết mục tiêu của bộ môn Giáo dục công dân chính là đàotạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển.Trước hết phải kể đến đó chính là xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dụccòn chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhâncách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý đến rèn tài mà chưa chú ý rèn đức

Thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết/tuần) Sách giáo khoa hiệnnay nội dung phong phú, hợp với lứa tuổi học sinh theo từng cấp học nhưng nếugiáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán, học sinh không thích học bộmôn này

Giáo viên giảng dạy bộ môn này thường kiêm nhiệm hai phân môn nhưVăn - Giáo dục công dân; Lịch sử - Giáo dục công dân… Chính vì vậy, thờigian dành cho bộ môn này chưa đủ dẫn đến bài giảng khô khan, đơn điệu, qualoa Vì thế chất lượng dạy học bộ môn vẫn còn những hạn chế nhất định cần

Trang 35

phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu bộ môn trong giaiđoạn hiện nay.

1.2.2.2 Tình hình sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPNG trong quá trình dạy học mônGDCD lớp 6, chúng tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn thăm dò ý kiến của 15giáo viên dạy môn GDCD và Văn – GDCD ở các trường THCS Tân – Hoa,THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh Khảo sát khoảng100 HS lớp 6, năm học 2013– 2014 Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 3 lớp: 6A – THCS Tân Hoa, 6B – THCS

Kỳ Thịnh, 6C – THCS Kỳ Tây Hệ thống câu hỏi và nội dung trả lời của GV và

HS chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đánh giá một cách khách quan thựctrạng dạy học môn GDCD hiện nay

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng PPNG trong quá trình dạy

và học môn GDCD lớp 6 ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tậptrung vào 4 nội dung chính:

Thứ nhất: Tìm hiểu mức độ nhận thức của GV và HS về đặc trưng và tầmquan trọng của PPNG

Thứ hai: Tìm hiểu mức độ sử dụng PPDH nêu gương trong dạy và học mônGDCD của GV và HS

Thứ ba: Hiệu quả sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD đối với HS lớp 6.Thứ tư: Tìm hiểu những khó khăn và những vấn đề đặt ra trong việc sửdụng PPNG khi dạy học môn GDCD lớp 6 ở các trường THCS trên địa bànhuyện Kỳ Anh

Bảng 1.1 Đánh giá của GV về tầm quan trọng của PPNG trong dạy học môn GDCD

Trang 36

STT Đánh giá về tầm quan trọng của PPNG Số ý kiến Tỷ lệ %

sử dụng PPNG vào quá trình dạy học là cần thiết và không có GV nào phủ nhậnviệc vận dụng phương pháp này trong quá trình dạy học Điều đó chứng tỏ vaitrò của PPNG trong dạy học môn GDCD được các GV đánh giá cao Đây là mộtkết quả đáng mừng bởi GV ở các trường đã ý thức được việc cần thiết phải đổimới PPDH và vận dụng linh hoạt các PP giáo dục nói chung, PPNG nói riêngvào trong quá trình dạy học; kết hợp dạy chữ, dạy người, gắn lý thuyết vớinhững thực tiễn sinh động khắc phục được lối truyền thụ một chiều, thụ độngcho HS Tuy nhiên, thực tế thì do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan

mà mức độ và hiệu quả sử dụng PPNG vẫn còn hạn chế cần phải có giải pháp đểkhắc phục

Bảng 1.2 Đánh giá của GV về mục đích của việc sử dụng PPNG trong

quá trình dạy học môn GDCD STT Đánh giá về mục đích việc sử dụng PPNG Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức 1 6.7

2 Giúp HS lĩnh hội tri thức mới 1 6.7

Trang 37

3 Giúp HS liên hệ kiến thức lí luận và thực tiễn 6 40

4 Giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo 1 6.7

5 Giúp HS hình thành và phát triển nhân cách 6 40

hệ kiến thức giữa lí luận và thực tiễn, đặc biệt là đạt được mục đích dạy học mônGDCD đó là góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS.Không những vậy, sử dụng PPNG sẽ giúp HS có những tiết học phong phú, sinhđộng, hiệu quả, tạo hứng thú cho bộ môn

Bảng 1.3 Mức độ sử dụng PPNG của GV trong QTDH môn GDCD

Trang 38

Kết quả trên cho thấy, có tới 66.7% GV dạy học bộ môn GDCD ở một sốtrường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễnPPNG và chỉ có 33.3% GV dừng lại ở mức độ chưa thành thạo, không (0%) GVnào chưa từng sử dụng PPNG trong QTDH môn GDCD Đây là một kết quả rấttốt, kết quả này minh chứng cho việc GV đã nhận thấy được ưu thế và những tácdụng tích cực đối với kết quả học tập của HS thông qua quá trình dạy học bằngPPNG so với các PP dạy học khác.

Bảng 1.4 Phạm vi sử dụng PPNG của GV trong dạy học môn GDCD

vị kiến thức nhỏ Điều này chứng tỏ GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện

Kỳ Anh đã thường xuyên sử dụng PPNG vào quá trình dạy học

Bảng 1.5 Kết quả tìm hiểu về những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng

PPNG trong dạy học môn GDCD lớp 6 (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

kiến Tỷ lệ %

1 Do thói quen sử dụng các PP truyền thống khác 3 20

2 Do năng lực tổ chức, điều khiển của GV 4 26.7

3 Kỹ năng hợp tác của HS còn yếu 5 33.3

4 Chưa có quy trình nêu gương khoa học, hợp lý 12 80

5 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 9 60

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS

Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)

Trang 39

Kết quả trên cho thấy, có hai nhóm khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc

sử dụng PPNG, nhóm khó khăn chủ quan từ chính các chủ thể của QTDH là GV

và HS, nhóm khó khăn khách quan từ các yếu tố liên quan có ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình sử dụng PPNG

- Những khó khăn chủ quan:

Khó khăn mang tính chủ quan ở chính bản thân GV là do họ đã quen vớicác phương pháp dạy học truyền thống khác, trong đó GV làm trung tâm, làngười chủ động tích cực còn trò là khách thể ngồi nghe Họ chưa quen với vaitrò là người chủ đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức củangười học Do đó trong quá trình dạy học ngại phải thay đổi phương phápthường dùng Ngoài ra, GV giảng dạy bộ môn GDCD ở bậc THCS hiện nayđược đào tạo ở các trường CĐSP, ĐHSP chủ yếu là kết hợp đào tạo với cácchuyên ngành khác và chỉ chiếm 30% trong khung chương trình đào tạo nhưVăn – GDCD, Sử - GDCD… Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng phươngpháp dạy học bộ môn GDCD, 80% GV thừa nhận chưa có quy trình sử dụngPPNG khoa học, hợp lý, và do năng lực tổ chức, điều khiển của GV là 26.7% Đây là một trong những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNGtrong dạy học của GV

Còn một khó khăn chủ quan nữa thuộc về các em HS, thể hiện kỹ năng hợptác của học sinh trong quá trình sử dụng PP này, các em thường thiếu tính tíchcực, chủ động và tự giác với tỷ lệ 33.3% Các em thường quen với lối truyền thụmột chiều thầy đọc – trò chép nên khi giảng dạy giáo viên đưa ra một tấm gương

cụ thể Học sinh lại trông chờ giáo viên kể và phân tích hơn là tự tìm hiểu Vìvậy, tính thụ động, trông chờ, ỷ lại vào người thầy trở thành một thói quenthường trực của đa số học sinh hiện nay

Mặt khác, do đặc điểm HS lớp 6 vừa mới chuyển từ bậc Tiểu học lên bậcTrung học cho nên khả năng tư duy, và các kỹ năng học tập còn hạn chế Khôngnhững vậy, trong quan niệm của HS môn GDCD là môn phụ, học để lấy điểm

Trang 40

do đó các em thường không chú trọng học tập môn này Nếu người giáo viênthiếu kinh nghiệm, thiếu nhiệt huyết thì không thể khơi gợi được hứng thú họctập của các em Đây thực sự là một rào cản trong việc dạy học môn GDCD hiệnnay ở bậc THCS.

- Những khó khăn khách quan:

Cơ sở vật chất chưa đảm bảo là một khó khăn lớn của rất nhiều trườngTHCS ở Kỳ Anh hiện nay Bởi lẽ, khi sử dụng PPNG người giáo viên có thểthông qua một câu chuyện, một hình ảnh trực quan liên quan đến đơn vị kiếnthức cần truyền tải có thể gợi mở, giảng giải cho HS, cũng có thể kiểm tra đượcnhững hiểu biết về nội dung kiến thức đó Tuy nhiên, quá trình khảo sát thăm

dò, tác giả thấy thư viện – trang thiết bị cho một số trường THCS để phục vụcho bộ môn GDCD còn thiếu

Ngoài ra, phân phối chương trình cho bộ môn GDCD còn ít 1 tiết/tuần vớinhiều chủ đề, còn yêu cầu tích hợp nhiều nội dung, kỹ năng: kỹ năng sống, bảo

vệ môi trường, sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Tóm lại: Có nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNGtrong quá trình dạy học môn GDCD Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏqua không sử dụng phương pháp này Muốn khắc phục những khó khăn trên, đòihỏi mỗi GV phải tự thân vận động và cùng với nhà trường đầu tư nghiên cứu,các cấp bậc giáo dục phải coi trọng việc đổi mới PPDH môn GDCD như mộtchiến lược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo con người

Bảng 1.6 Đánh giá của GV về thái độ, ý thức của HS trong tiết học

sử dụng PPNG STT Thái độ, ý thức học tập của HS Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Say mê, hứng thú, tích cực hơn các tiết học khác 7 46.7

2 Học bình thường như mọi tiết dạy khác 0 0

3 Chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động 8 53.3

4 Không hứng thú, HS thụ động hơn các tiết học

khác

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo viên GDCD lớp 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên GDCD lớp 6
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo khoa GDCD lớp 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa GDCD lớp 6
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
4. C. Mác và Ph. Ăng ghen (2002): Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
6. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và giáo dục công dân, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và giáo dục công dân
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
7. Hồ Thanh Diện (Chủ biên) (2009), Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 6, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 6
Tác giả: Hồ Thanh Diện (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2009
8. PGS.TS. Đoàn Minh Duệ - PGS.TS Trần Xuân Sinh (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: PGS.TS. Đoàn Minh Duệ - PGS.TS Trần Xuân Sinh
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2008
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Phạm Văn Đồng, Phương pháp dạy học tích cực một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí Giáo dục, Số 271/1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
12. Hà Thị Đức (2010), Giáo trình Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục học đại cương
Tác giả: Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2010
11. Đinh Văn Đức (Chủ biên) (2012), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD 6, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD 6
Tác giả: Đinh Văn Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2012
13. Nguyễn Kế Hào – chủ biên (2003), Giáo trình tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào – chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2003
14. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2007
15. Lê Văn Hồng – chủ biên (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng – chủ biên
Nhà XB: Nxb thế giới
Năm: 2008
16. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, (2008), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
17. Nguyễn Sinh Huy (chủ biên) (1995), Giáo dục học đại cương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương I
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy (chủ biên)
Năm: 1995
18. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, Nxb tiến bộ Mátxcơva, tập 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb tiến bộ Mátxcơva
Năm: 1975
20. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Luật giáo dục
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
27. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w