Hơn nữa hoàn cảnh hiện nay đã khác, chương trìnhSGK cũng đã thay đổi do đó những nội dung các tác giả nêu ra trong côngtrình ít nhiều không còn phù hợp.Công trình Những vấn đề chung về đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC
DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC
DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: lý luËn vµ ph ¬ng ph¸p d¹y häc Bé m«n v¨n vµ tiÕng viÖt
MÃ SỐ: 60.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM TUẤN VŨ
NGHỆ AN - 2014
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Vị trí của phần văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn ở THCS hiện nay 7
1.1.1 Thống kê, phân loại 7
1.1.2 Phân tích sự thống kê, phân loại 9
1.2 Nội dung cơ bản các chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý liên quan đến nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở THCS 11
1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội, giáo dục của quận Phú Nhuận………… 16
1.3 Điều tra thực trạng dạy học văn học Việt Nam trung đại ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 177
1.4.1 Thực trạng giảng dạy văn học Việt Nam trung đại của giáo viên ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 177
1.4.2 Thực trạng việc học văn học Việt Nam trung đại của học sinh 299
Chương 2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 344
2.1 Giáo viên chủ động đối diện với những khó khăn chủ yếu 344
2.2 Giáo viên giúp học sinh từng bước vượt qua các trở ngại 40
2.2.1 Trở ngại tâm lý: Văn học trung đại xa lạ, khó hiểu 40
2.2.2 Khó khăn thuộc tư tưởng, thể loại, ngôn ngữ 422
2.3 Giáo viên và học sinh ý thức rõ hơn về những thuận lợi 466
Trang 42.3.1 Những áng văn chương được dạy học ở THCS gắn bó với lịch sử của
dân tộc 466
2.3.2 Những văn bản được dạy học có giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật 50
2.3.3 Khai thác những thuận lợi từ phía tác giả 51
2.3.4 Khai thác thuận lợi từ tính khuôn mẫu của văn học Việt Nam trung đại 555
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 599
3.1 Thực nghiệm phục vụ dạy học theo yêu cầu đổi mới hiện nay 599
3.1.1 Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức 60
3.1.2 Phát huy tính tích cực của học sinh 60
3.2 Thiết kế một số bài giảng 61
3.2.1 Giáo án số 1: Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) 61
3.2.2 Giáo án số 2: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 677
3.2.3 Giáo án số 3: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) 89
3.3 Thực nghiệm 1022
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 1022
3.3.2 Địa bàn thực nghiệm 1022
3.3.3 Nội dung thực nghiệm: 1033
3.3.4 Đối tượng thực nghiệm 1033
3.3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 1044
3.3.6 Kết luận thực nghiệm 1077
KẾT LUẬN 11010
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1122
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Hiện nay chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở(THCS) của cả nước có những vấn đề khiến không chỉ bậc học này màkhiến cả xã hội lo ngại “Văn học là nhân học” nghĩa là văn học là học vềcon người Môn Ngữ văn góp phần hình thành và phát triển nhân cách củamỗi con người Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng ta lại phảichứng kiến một thực tế thật đáng buồn, đó chính là tình trạng học sinh quaylưng lại đối với môn văn ngày càng nhiều Trong tình hình chung đó, việcdạy học phần văn học Việt Nam trung đại còn đáng lo ngại hơn vì đây lànhững giá trị văn chương ra đời từ xa xưa, phản ánh hiện thực và con ngườikhác lạ so với hiện nay Những điều này tạo nên những khó khăn và làmgiảm hứng thú dạy học văn học Việt Nam trung đại ở THCS hiện nay.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học văn trong những năm gần đâyđang được các cấp lãnh đạo quan tâm chú trọng Trong quá trình đổi mới,bên cạnh những kết quả tốt đẹp đáng ghi nhận cũng còn có những điều cầnkhắc phục Nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc đổi mới phương phápdạy học văn đúng thực chất và hiệu quả Đã có nhiều tài liệu bàn về đổimới việc dạy học văn học Việt Nam trung đại ở THCS, trong số đó cónhững tài liệu chưa chú ý đúng mức đến đặc điểm của những văn bản này,thậm chí còn có những sai sót đáng tiếc, chẳng hạn việc lạm dụng cácphương tiện dạy học hiện đại không phù hợp với bản chất môn văn trongnhà trường nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng Chất lượngdạy học văn học Việt Nam trung đại ở THCS liên quan đến nhiều vấn đề vàluôn phải nghiên cứu, thử nghiệm, đúc kết những mặt thành công và chưathành công Chúng tôi mong muốn nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tớimục đích đó
1.3 Chất lượng dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng gắnvới điều kiện dạy học cụ thể Văn học Việt Nam trung đại là một trongnhững phần chủ yếu của chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở được bốtrí thời lượng lớn, dạy học ở tất cả các lớp của cấp học này Chất lượng dạy
Trang 6học phần này còn có ảnh hưởng đến việc dạy học văn học Việt Nam trungđại ở cấp học sau
1.4 Hiện tại, tôi đang dạy Ngữ văn tại trường THCS Ngô Tất Tố(quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) Địa bàn nơi tôi dạy là mộttrong những quận nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, tiếpgiáp với 5 quận nên có điều kiện thuận lợi trong việc mở mang, giao lưu,phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Đời sống kinh tế của quận Phú Nhuậnphát triển khá cao nên nhu cầu nâng cao dân trí trong những năm gần đâyluôn được các cấp lãnh đạo đặt lên vị trí quan tâm hàng đầu Đa số các emtrong độ tuổi đến trường trong địa bàn quận đều có sự hậu thuẫn rất lớn từphía gia đình và Xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ người giáoviên với công tác giảng dạy Hiểu rõ điều kiện công tác của mình từ đó cóthái độ chủ động thì chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung và dạy họcvăn học Việt Nam trung đại nói riêng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầunâng cao dân trí của các cấp lãnh đạo tại địa phương Đây là một lý do
nữa khiến tôi nghiên cứu đề tài Dạy học văn học Việt Nam trung đại ở
các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề dạy học văn nói chung và dạy học văn học Việt Nam trung đạinói riêng đã có nhiều nhà giáo học pháp, cũng như nhiều nhà nghiên cứugiảng dạy văn học quan tâm
Công trình Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả Phan Trọng
Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999) đã trìnhbày những vấn đề lí luận chung về bộ môn, khoa học về phương pháp dạyhọc văn và phương pháp dạy học bộ môn Đặc biệt là trong giáo trình nàycác tác giả đã cho chúng ta thấy được vai trò của người học trong quá trìnhphân tích tác phẩm văn chương là chủ thể cảm thụ [52, 69-370] Có thể nóiđây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện vềphương pháp dạy học văn Cuốn sách đã đưa ra các phương pháp dạy họcvăn ở trường phổ thông: gợi mở, nghiên cứu, tái tạo, nêu vấn đề Các tácgiả cũng đã đưa ra những phương pháp cụ thể khi dạy một thể loại nhấtđịnh như phương pháp dạy học môn làm văn, phương pháp dạy học văn
Trang 7học sử Tuy nhiên về thể loại văn học Việt Nam thời trung đại các tác giảchưa thực sự quan tâm Hơn nữa hoàn cảnh hiện nay đã khác, chương trìnhSGK cũng đã thay đổi do đó những nội dung các tác giả nêu ra trong côngtrình ít nhiều không còn phù hợp.
Công trình Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ
thông (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007) là cuốn sách rất được quan tâm chú ý
đối với những nhà nghiên cứu giáo dục, những giáo viên đang trực tiếpgiảng dạy ở các trường trung học phổ thông và tất cả những người quantâm đến chính sách giáo dục hiện nay Ở cuốn sách này, các nhà nghiêncứu đã nêu lên những vấn đề về đổi mới căn bản giáo dục trung học phổthông hiện nay, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của chương trìnhgiáo dục hiện hành cũng như hướng đổi mới dạy học Ngữ Văn trung họcphổ thông hiện nay [10, 9 -10] Sách đã nêu rõ tầm quan trọng của côngtác đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứuđổi mới phương pháp dạy học văn học Việt Nam trung đại
Trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường (năm 2007)
tác giả Phạm Tuấn Vũ đã đề cập tới một số vấn đề thuộc một số thể loạivăn học trung đại Việt Nam, trong đó tác giả chú trọng tới một số tác phẩmvăn học trung đại được dạy học ở trường phổ thông Các bài viết trongcuốn sách được sắp xếp theo bốn nhóm: về phú, về thơ, về văn tế, về vănchính luận Đây là tài liệu tham khảo rất có ích cho giáo viên dạy văn ởtrường phổ thông bởi tập sách đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết
về các thể loại nói trên, thế nhưng chưa mang lại cách thức tiếp cận cụ thểcho từng thể loại, cũng như chưa nghiên cứu sâu các tác phẩm văn học ViệtNam trung đại trong trường THCS
Sách Để dạy tốt và học tốt tác phẩm văn chương (phần trung đại) ở
trường phổ thông của tác giả Nguyễn Thanh Hương đã nghiên cứu rất sâusắc và chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong dạy học văn họctrung đại để giáo viên và học sinh có thể nhận thấy được những vướng mắctrong việc dạy và học tác phẩm văn học trung đại từ đó khắc phục và tiếpcận văn bản một cách có hiệu quả hơn Tác giả đưa ra các phương pháp dạyhọc văn học trung đại như hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, dạy học vănhọc trung đại thông qua cắt nghĩa, dạy thơ trung đại thông qua chú giải sâu,
Trang 8dạy học thơ trung đại thông qua hệ thống câu hỏi Ngoài ra trong cuốn sáchnày tác giả thiết kế một số giáo án Ngữ văn (phần trung đại) trong trườngphổ thông để độc giả tham khảo từ đó có cách nhìn đầy đủ chính xác về tácphẩm [46, 86] Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng những vấn đề mà tác giả nêulên về phương pháp dạy học văn học trung đại không có gì mới Hơn nữatrong sách này phương pháp dạy học văn học trung đại theo từng thể loạicũng chưa có sự đầu tư, chỉ mới trình bày sơ lược.
Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam - từ góc nhìn thể loại
của tác giả Lã Nhâm Thìn là những bài phân tích tác phẩm theo đặc trưng
thể loại Trong phần phương pháp phân tích, tác giả có lưu ý tới tính quyphạm của từng thể loại [71, 143-170] Những vấn đề mà tác giả đưa ra làrất bổ ích trong việc dạy học văn chính luận Việt Nam thời trung đại, tuynhiên phương pháp dạy học cụ thể còn khá sơ lược
Năm 2010, công trình nghiên cứu Văn chính luận Việt Nam thời trung
đại của tác giả Phạm Tuấn Vũ đã cung cấp kiến thức và phân tích khá cụ
thể các văn bản chính luận trung đại được dạy học ở trường phổ thông vàthực tế dạy học các văn bản chính luận ấy Tác giả đã đưa ra những cáchthức cụ thể để người dạy người học có thể tiếp cận tốt với thể loại vănchính luận Từ đó tác giả đã đưa ra ý kiến của mình góp phần nâng cao hiệuquả dạy học các thể loại văn chính luận Việt Nam thời trung đại như ngườidạy phải hiểu được bản chất của văn chính luận trung đại là sản phẩmmang tính tư duy nguyên hợp, đặc điểm tư duy của người trung đại; phảichú ý đến đặc điểm riêng trong cách xác định chân lí của người trung đại;phải tạo được cho học sinh tâm thế tiếp nhận phù hợp; phải cung cấp nhiềukiến thức về văn học và phi văn học; phải có sự tổng quan toàn bộ chươngtrình; phải biết đính chính một số chỗ dịch chưa đúng… [72, 119-124].Những kiến thức mà tác giả trình bày trong cuốn sách đã giúp ích rất nhiềucho giáo viên dạy Ngữ văn
Năm 2011, tác giả Phạm Tuấn Vũ lại tiếp tục cho ra đời công
trình Về một số vấn đề tác giả, tác phẩm văn chương Ở công trình này
tác giả cho rằng quan điểm lịch sử cụ thể ảnh hưởng rất lớn đến dạyhọc văn chính luận Việt Nam trung đại: “Quan điểm lịch sử cụ thể đòihỏi phải xử lí tốt các văn bản vì đây là cơ sở quan trọng nhất hình
Trang 9thành nên những giá trị tư tưởng tình cảm của người dạy - học vănchương nói chung và văn chính luận nói riêng” [73, 6] Những kiếnthức mà tác giả đưa ra trong công trình đã giúp ích rất nhiều cho ngườigiáo viên ngữ văn phổ thông.
Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường phổ thông theo hướng tích hợp và tích cực của Đoàn Thị Kim Nhung phục vụ dạy học Ngữ văn THCS
đã đưa ra những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học theo quanđiểm tích hợp và tích cực, xây dựng được mô hình thiết kế giáo án phùhợp Cuốn sách đã cung cấp cho giáo viên dạy ngữ văn THCS những kiếnthức lí luận, thực tiễn, có được những định hướng đổi mới, phương phápdạy học phù hợp với từng phân môn Phương pháp dạy học từng phần vănhọc cụ thể: văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại chưađược đề cập
Các sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thiết
kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác ra đời từ năm 2006 trở lại đây (năm
2006 là năm bắt đầu thực hiện đại trà bộ sách giáo khoa mới) đều trình bày
cụ thể, chi tiết các văn bản Ngữ văn được giảng dạy trong nhà trường,trong đó có các văn bản Ngữ văn thuộc phần văn học trung đại Các tác giả
đã phân tích rất rõ các đặc điểm của từng tác phẩm như về truyện truyền kì,thơ Đường luật, văn chính luận… Các kiến thức, các phương pháp mà cáctác giả trình bày chưa mang tính khái quát, và chưa hình thành nên nhữngcách thức phương pháp cụ thể để tiếp cận với từng loại văn bản thuộcnhững thể loại khác nhau trong chương trình văn học Việt Nam trung đại ởtrường trung học cơ sở
Do hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu tham khảo, chúng tôikhông thể xem xét tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả.Chúng tôi thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạymôn Ngữ văn nói chung, giảng dạy văn học Việt Nam trung đại nóiriêng trong nhà trường THCS với những quy mô và hướng tiếp cậnkhác nhau Giới nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề, thể loại củavăn học trung đại để đưa ra những cách thức tiếp cận các văn bản vănhọc trung đại giúp người dạy người học có thể thâm nhập vào thế giớihình tượng để từ đó hiểu được tác phẩm Tuy nhiên dạy học các tác
Trang 10phẩm văn học Việt Nam trung đại ở trường THCS vẫn còn nhiều vấn đềphải bàn luận Xuất phát từ lí do, mục đích và phạm vi nghiên cứu của
luận văn, chúng tôi chọn đề tài Dạy học văn học Việt Nam trung đại ở
các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, nhằm tìm ra phương pháp dạy học cụ thể hơn đối
với thực tế giảng dạy ở địa phương đang công tác
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nhận thức được thực trạng dạy học phần văn học Việt Nam trungđại ở các trường THCS trong quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.3.2 Nhận thức được các nguyên nhân chủ yếu tạo nên thực trạng đó.3.3 Đề ra được một số giải pháp khả thi và có hiệu quả thiết thực gópphần nâng cao chất lượng dạy học phần văn học Việt Nam trung đại ở cáctrường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc dạy và học phần văn học Việt Nam trung đại trongchương trình chính khóa ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu văn học nhưcác phương pháp: hệ thống, thống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, đốisánh và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục như phương phápquan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo luận văn có ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học vănhọc Việt Nam trung đại ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Vị trí của phần văn học Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn ở THCS hiện nay
1.1.1 Thống kê, phân loại
Văn học Việt Nam trung đại có lịch sử hơn mười thế kỷ, có vị tríquan trọng trong lịch sử văn học nước nhà, có ý nghĩa lớn đối với đờisống tinh thần của người Việt Nam Văn học trung đại Việt Nam làthời kỳ văn học đầu tiên và dài nhất, là một di sản văn học quý báucủa dân tộc Văn học trung đại Việt Nam là một loại hình văn học đãđịnh hình và kết tinh được nhiều thành tựu ở nhiều tác giả và tác phẩmtiêu biểu Nó không chỉ để lại cho đời sau những giá trị thẩm mỹ lớnlao, mà còn chứa đựng trong đó biết bao giá trị văn hóa, những vuibuồn trăn trở, tâm tư của người xưa gửi gắm đến đời sau Văn họctrung đại là sản phẩm tinh thần ghi dấu ấn văn hóa một thời kỳ dài củadân tộc Điều này có nghĩa là tầm quan trọng của văn học trung đạitrong tiến trình văn học Việt Nam là rất lớn Để duy trì tiếp nối, pháthuy truyền thống cha ông không thể bỏ qua những giá trị văn học này.Chính vì vậy dạy học văn học trung đại được coi là nội dung quantrọng trong chương trình Ngữ văn phổ thông ở bậc THCS Các vănbản văn học Việt Nam trung đại được phân bố ở cả bốn khối lớp
Trang 12Bảng 1: Thống kê, phân loại
TT Tên văn bản Tác giả
Thể loại Văn tự thức học Hình
Số tiết
Dạy học
ở lớp
Văn chương thẩm mỹ
Văn học chức năng
Dịch
từ chữ Hán
Nôm Đọchiểu thêmĐọc
2 Thầy thuốc giỏi cốt
7 Thiên Trường vãn vọng Nhân TôngTrần x x x 1/2 7
8 Sau phút chia li (Đoạn trích) Đặng Trần Côn x x 1/2 7
9 Qua Đèo Ngang Thanh QuanBà Huyện x x x 1 7
12 Hịch tướng sĩ Trần
14 Bàn luận về phép học Nguyễn Thiếp x x x 1 8
15 Chuyện người con
19 Chị em Thúy Kiều ( Đoạn tích) Nguyễn Du x x x 1 9
20 Cảnh ngày xuân (Đoạn trích) Nguyễn Du x x x 1 9
21 Kiều ở lầu Ngưng Bích (Đoạn trích) Nguyễn Du x x x 2 9
22 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Đình ChiểuNguyễn x x x 2 9
Trang 131.1.2 Phân tích sự thống kê, phân loại
Từ năm 2002 về trước, các tác phẩm văn học trung đại tập trung dạyhọc ở SGK Văn học lớp 9, được sắp xếp theo tuyến tính thời gian nghĩa là
đi theo trình tự phát triển của lịch sử văn học trung đại Điều này sẽ giúpcác em có được cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về nền văn học kéo dài suốthơn mười thập kỉ Tuy nhiên, số lượng các tác phẩm mà các em phải họclại quá nhiều, chiếm trọn sách Văn học 9 tập 1, trong đó bao gồm 30 bài
học chính thức (Mấy vấn đề sơ lược về Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ XIX; Hịch tướng sĩ; Bình Ngô đại cáo; Thuật hứng; Bạch Đằng hải khẩu; Hữu cảm; Truyền kì mạn lục - Chuyện người con gái Nam Xương; Thượng kinh kí sự - Vào Trịnh phủ; Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14; Truyện Kiều; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều; Kiều ở lầu Ngưng Bích; Kiều gặp Từ Hải; Quỷ Môn Quan; Phản Chiêu hồn; Bánh trôi nước - Đề đền Sầm Nghi Đống; Qua đèo Ngang; Đi thi tự vịnh; Lí Thông lừa Thạch Sanh; Truyện Lục Vân Tiên; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Lục Vân Tiên gặp nạn; Chạy giặc, Thu điếu; Bạn đến chơi nhà; Năm mới chúc nhau; Thương vợ; Sơ lược về một số thể loại văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX; Ôn tập) và 17 bài đọc
thêm (Nam quốc sơn hà; Cáo tật thị chúng; Xuân hiểu; Xuân tức sự;
Thính vũ; Lại bài viếng Vũ Thị; Chín mươi; Kiều gặp Kim Trọng, Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến; Đánh đu; Chiều hôm nhớ nhà; Vịnh mùa đông; Vịnh Đổng Thiên Vương; Hàn dạ ngâm; Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga; Xúc cảnh; Thu vịnh, Hội Tây; Sông Lấp) Chỉ trong một học kì, các em
phải học như vậy là quá sức và nặng nề, dẫn đến tình trạng học sinh biếtnhiều nhưng hiểu không sâu
Nhìn vào bảng thống kê các văn bản văn học trung đại trong chươngtrình SGK Ngữ văn THCS hiện nay, rõ ràng ta thấy có sự khác biệt khá lớn
so với SGK cũ Văn học trung đại ở bậc THCS được dạy học cả văn họcchức năng và văn chương thẩm mỹ, trong đó các văn bản được bố trí, sắpxếp theo thể loại từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ nhận thức của họcsinh ở từng cấp lớp Văn chương thẩm mỹ gồm các thể loại văn bản: truyệnngắn, truyện truyền kỳ, thơ, tiểu thuyết chương hồi, tùy bút; Các văn bảnthuộc thể loại văn học chức năng cũng đa dạng: hịch, cáo, chiếu, tấu Các
Trang 14văn bản thuộc loại văn chương thẩm mỹ được dạy học ở lớp 6, 7, 9 Cácvăn bản thuộc loại văn học chức năng được dạy học ở lớp 8 Hình thức vănbản cũng rất đa dạng, có văn xuôi, văn vần và văn biền ngẫu Văn bản đượcdạy học có cả bằng chữ Nôm và chữ Hán Hình thức dạy học: từ dạy chínhkhóa đến hướng dẫn học thêm, đọc thêm, với thời lượng phân bố khá hợp lícho từng văn bản thuộc từng thể loại bài học.
Toàn bộ phần văn học trung đại Việt Nam được dạy học trong chươngtrình là 22 bài, sắp xếp trong 26 tiết trên tổng số 595 tiết của chương trìnhNgữ văn ở THCS Các tác phẩm văn học trung đại trong giáo khoa hiệnnay nằm rải đều cho cả bốn khối lớp và số lượng văn bản cũng được giảmtải khá nhiều, chỉ còn 17 bài gồm cả chính thức và đọc thêm, bên cạnh đómức độ khó của từng văn bản cũng được nâng dần lên theo từng khối lớp.Những tác phẩm ấy được chủ ý sắp xếp theo thể loại: truyện ngắn trung đại
được xếp trong SGK Ngữ Văn 6 tập 1 (Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi
cốt ở tấm lòng) Lên lớp 7, các em lại được học thơ thời trung đại (Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Thiên Trường vãn vọng; trích đoạn Côn sơn ca; trích đoạn Chinh phụ ngâm - Sau phút chia li; Qua đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà; Bánh trôi nước) Lớp 8 tập trung các tác
phẩm nghị luận (Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ; trích đoạn Bình Ngô đại
cáo - Nước Đại Việt ta; Bàn luận về phép học) Lớp 9 đa dạng hơn về thể
loại nhưng trọng tâm là những văn bản văn xuôi: truyện (Chuyện người
con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí), tùy bút (trích đoạn Vũ Trung tuỳ bút - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh), truyện thơ Nôm
(Truyện Kiều; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều, Cảnh ngày
xuân; Kiều ở lầu Ngưng Bích; Thuý Kiều báo ân báo oán; Truyện Lục Vân Tiên; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Lục Vân Tiên gặp nạn).
Việc giảm tải và sắp xếp chương trình như vậy có ý nghĩa lớn đối với cảngười dạy và người học, nó phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí lứatuổi của các em
Ngoài ra, SGK Ngữ văn hiện nay chú trọng rèn luyện cả 4 kĩ năngnghe, nói, đọc, viết (Chương trình và SGK cũ chú trọng nhiều tới kĩ năngnghe, viết) Đồng thời, SGK Ngữ văn được xây dựng theo hướng tíchhợp: dạy học ba phân môn trong từng bài học như một thể thống nhất,
Trang 15trong đó mỗi giờ văn, tiếng việt và tập làm văn vừa có yêu cầu riêng vừahòa nhập với nhau để cùng hình thành cho học sinh những kĩ năng, nănglực tổng hợp
Đối sánh phần văn học Việt Nam trung đại ở SGK cũ và SGK mới,chúng ta dễ dàng nhận thấy SGK mới đã có nhiều thay đổi về bài học,nội dung kiến thức lẫn kĩ năng vận dụng cho học sinh Do vậy, để dạy -học tốt các văn bản trung đại Việt Nam giáo viên và học sinh phải cómột phương pháp dạy học phù hợp Hiện nay có rất nhiều phương phápmới được áp dụng trong các trường học Để đánh giá khách quan về hiệuquả của những phương pháp dạy học này, chúng ta cần nhìn lại đôi chút
về thực trạng dạy và học văn học Việt Nam trung đại trong những nămtrước đây
1.2 Nội dung cơ bản các chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các cấp quản
lý liên quan đến nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở THCS
Việc nâng cao chất lượng dạy học trong những năm gần đây luônđược Đảng Nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản ViệtNam đã quyết định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm
2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nhằm thực hiệnmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.Yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta chính làchất lượng nguồn lực con người Chất lượng nguồn lực con người lại phụthuộc chủ yếu vào chất lượng giáo dục Cùng với khoa học và côngnghệ, giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoáVIII đã chỉ rõ: "Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyểnnhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy môđào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanhchóng đưa giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước Thựchiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước" [5, 36] Vì vậy, nâng caochất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của các nhà trường, đâychính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển
Trang 16Và định hướng đổi mới phương pháp dạy và học cũng được xác địnhtrong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương
2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998),
được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là
chỉ thị số 15 (4 - 1999) Luật Giáo dục, điều 24.2, ghi rõ: "Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"[62, 30]
Phát biểu tại buổi tọa đàm ngày 27/9/2011 về Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục đào tạo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳngđịnh: “Muốn giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện nhất thiết phải thay đổicách nghĩ, cách làm giáo dục” Phân tích về vấn đề này, nguyên Phó Chủtịch nước cho rằng: “Muốn chuyển biến căn bản và toàn diện thì nhất thiếtphải cải cách giáo dục Đổi mới hay cải cách, trong trường hợp này, khôngđơn thuần là khác biệt về câu chữ Đổi mới chắp vá, thiếu một tầm nhìntổng thể, một kế hoạch đồng bộ như những năm qua và ngay như hiện nay,khi chưa có một đề án tổng thể, chưa xác định rõ phương hướng của cả hệthống giáo dục mà đã tính chuyện làm mới chương trình và sách giáo khoa,thì đổi mới cách ấy còn xa mới có tính căn bản và toàn diện Vấn đề hết sứccấp bách hiện nay là tình trạng mất cân đối giữa ba bộ phận chính của hệthống giáo dục là giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đạihọc Do đó, cần phải rà soát, xác định rõ vị trí và mục tiêu cụ thể của từng
bộ phận cũng như từng cấp học, từ đó cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghĩa làđiều chỉnh về tổ chức và hoạt động của mỗi bộ phần và cả hệ thống ”
Trên Tạp chí Ban Tuyên giáo ngày 14/2/2011 PGS.TS Trần Quốc Toản có bài viết Đổi mới căn bản toàn diện, mạnh mẽ nền giáo dục Việt
Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng với nội dung như sau:
trước hết cần nhận thức sâu sắc tính cách mạng và khoa học của quá trìnhđổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Đây không phải là những sửađổi, điều chỉnh nhỏ lẻ, cục bộ, mang tính bề mặt PGS.TS Trần Quốc Toảnđưa ra ví dụ về việc giảm tải chương trình giáo dục phổ thông Giảm tải
Trang 17chương trình giáo dục phổ thông không chỉ đơn giản là giảm khối lượng và
độ khó kiến thức như Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo là loại bỏnhững phần trùng lặp, những phần được cho là quá khó; mà bao trùm hơn
là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục phổ thông có cần đổi mới không?Tương quan giữa giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹnăng có cần thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tỷ lệ và tương quan 3mặt giáo dục đó ở các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và trung học phổthông có cần thay đổi không? Rõ ràng vấn đề giảm tải giáo dục trung học
cơ sở không được nghiên cứu thấu đáo trong những tương quan trên thìviệc thực hiện sẽ chỉ là sự “chữa cháy”, không cơ bản, không đạt đượcnhững mục tiêu quan trọng hơn đối với giáo dục
Do tầm quan trọng, quy mô, tính chất và nội dung rộng lớn đó, nêncông cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục không thể chỉ giao và lànhiệm vụ riêng của ngành giáo dục Đây là sự nghiệp lớn lao của cả Đảng,Nhà nước và toàn xã hội Vì vậy cần có một Ban Chỉ đạo Trung ương (hayBan Chỉ đạo Quốc gia) về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, với sựchỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Nhà nước, với sự tham gia củađông đảo các nhà khoa học, quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp vànhững người am hiểu sâu sắc về giáo dục…, trong đó ngành giáo dục lànòng cốt
Riêng về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn cáccấp lãnh đạo cũng như các cơ quan ban ngành liên quan cũng có rấtnhiều ý kiến
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ mônNgữ văn hiện nay, ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng
có một vai trò và nhiệm vụ mới Vai trò và nhiệm vụ mới này trước đây
đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rất rõ trong bài viết Đổi mới
toàn diện: “Ngày nay sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới Cho
nên dù được học trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất cóhạn Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rènluyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi,phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óccủa mình” [5, 28]
Trang 18Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thựchiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáodục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giảipháp để đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đàotạo nước nhà, trong đó có giải pháp "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy vàhọc, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều Phát huy phương pháp dạyhọc tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thờigian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh viên” Do vậy, giáo viên phảitừng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức mộtchiều sang phương pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức,gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra nhữngkết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa Có nhưvậy, học sinh mới tỏ ra hứng thú và cảm thấy mình cũng là người “đồngsáng tạo” với tác giả, như quan điểm của mỹ học tiếp nhận.
Tại buổi Hội thảo Dạy học môn Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phổ thông do trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh ngày 25/4/2014, Phó vụ trưởng Giáo dục trung học Đỗ NgọcThống cho rằng: “Chương trình môn Văn hiện chạy theo số lượng, giáo viênbuộc học sinh phải học quá nhiều tác giả, tác phẩm, ngữ pháp Với cách họcnày, dù cố gắng đến mấy cũng sẽ khiến học sinh nhàm chán khi phải nhớnhiều kiến thức, trong đó một số kiến thức quá cao sâu chưa cần thiết với cácem" Ông cũng cho rằng, chương trình môn Văn 3 cấp học được biên soạntách biệt nên có nhiều nội dung chồng chéo, vừa thừa lại vừa thiếu Chươngtrình cũng quá cứng nhắc, không phù hợp với các vùng miền và không phânloại được đối tượng học khác nhau Đặc biệt, những người dạy văn, chươngtrình đào tạo ra người dạy văn cũng quá quen với lối tư duy cũ nên sẽ rất khóthay đổi Ông khẳng định việc đổi mới chương trình dạy môn Ngữ văn hiệnnay là cần thiết
Theo TS Nguyễn Văn Kha - nguyên giảng viên Ngữ văn Đại học ĐàLạt, nhiều gia đình luôn muốn con mình học các khối tự nhiên để dễ tìmviệc và có thu nhập tốt Đây chính là những áp lực đè lên giáo viên dạy vănkhi vừa phải cố gắng truyền lửa cho học sinh, vừa phải chịu áp lực từ địnhkiến dư luận về môn học này Ông cho rằng, để đổi mới chương trình môn
Trang 19học cần phải lấy người học làm trọng tâm và thay đổi lối dạy khuôn sáo,nhàm chán hiện tại mới hy vọng lôi kéo được học sinh.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu củagiáo dục hiện nay là đào tạo học sinh trở thành những con người năngđộng, chủ động, biết vận vận dụng và sáng tạo những gì đã học được trênghế nhà trường vào trong đời sống, góp phần phát triển xã hội Tiêu chí này
đã làm thay đổi không nhỏ đến hệ thống giáo dục nước ta trong những nămgần đây Đó là cải cách chương trình đặc biệt là thay đổi phương phápgiảng dạy Bộ môn Ngữ văn cũng chuyển mình để phù hợp với mục tiêuchung đó Theo đó, các văn bản được đưa vào nhà trường thường hướng đếnviệc bồi dưỡng và nâng cao năng lực văn học cho học sinh, đặc biệt là chútrọng đến việc đọc - hiểu của các em Làm được điều này không dễ dàng bởihiện nay học sinh ngày càng lạnh nhạt với môn Văn Có rất nhiều nguyênnhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân lớn nhất là do phương phápgiảng dạy của giáo viên chưa thật sự cuốn hút
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục ViệtNam trong giai đoạn hiện nay Hiện đang có những biện pháp đổi mớimạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học Chất lượng dạy học sẽđược nâng cao khi hoạt động dạy và hoạt động học đi vào trúng quỹ đạocủa nó, tức là cả người dạy và người học đều đi đúng hướng, có nhữngphương pháp và biện pháp để đi đến đích của hoạt động dạy và hoạt độnghọc Trong những năm vừa qua đã có biết bao nhiêu tìm tòi, sáng tạo củabiết bao nhiêu nhà nghiên cứu, nhà giáo dục cho công cuộc đổi mớiphương pháp dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn nói riêng.Người dạy đã không ngừng nỗ lực học tập, nghiên cứu để tìm ra hướng
đi đúng thực hiện tốt vai trò của người dẫn đường giúp học sinh tìm đếnnhững giá trị văn chương Về phía người học ít nhiều cũng đã chuẩn bịđược những tâm thế làm chủ hoạt động, hoạt động khá tích cực và tựgiác để lĩnh hội kiến thức bài học Thế nhưng kết quả thu được vẫn chưakhả quan, chất lượng dạy và học vẫn là vấn đề cần quan tâm Nằm trong
sự chi phối chung ấy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chungTHCS nói riêng cũng không tránh khỏi những hệ lụy nói trên Là ngườigiáo viên dạy văn ở bậc THCS cũng như những giáo viên ở các cấp học
Trang 20khác, thuộc các bộ môn khác nhau, chúng tôi cũng luôn băn khoăn, trăn trởlàm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học mônhọc mà mình đảm trách
Qua những điều trên, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng phươngpháp giảng dạy có một vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, nóquyết định sự thành bại của một tiết học Nằm trong tình hình chung đó,việc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Văn cũng như đổi mớiphương pháp dạy học văn học trung đại ở bậc THCS là một điều cấp thiết
1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội, giáo dục của quận Phú Nhuận
Quận Phú Nhuận có diện tích 5 km², là một quận nội thành của Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam Quận nằm về hướng Tây Bắc, cách trung tâmthành phố 4,7 km theo đường chim bay, được xem là quận cửa ngõ ra vàophía Bắc của khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Do nằm về hướng Tây Bắc của thành phố đồng thời cách trung tâmthành phố 4,7 km theo đường chim bay nên quận Phú Nhuận được tiếp giápvới 5 quận:
Phía Đông giáp với quận Bình Thạnh
Phía Tây giáp quận Tân Bình
Phía Nam giáp quận 1 và quận 3
Phía Bắc giáp quận Gò Vấp
Quận Phú Nhuận hiện được chia làm 15 phường bao gồm: Phường 1,Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 7, Phường 8, Phường
9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15,Phường 17
Quận Phú Nhuận có mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh,không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị mà còn có cáctrục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thànhphố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước Yếu tố này tạo điều kiệnthuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hộitại địa bàn quận Phú Nhuận
Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo xu hướng dịch vụ thương mại,công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Các loại hình dịch vụ cao cấp như tàichính, tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch…đang
Trang 21phát triển mạnh Về công nghiệp phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹthuật cao.
Cơ cấu dân cư của quận chuyển dịch theo hướng phù hợp với đặcđiểm của một địa bàn nằm gần trung tâm thành phố Bên cạnh trên 20.000cán bộ công chức (tại chức và hưu trí) của quận, thành phố và các cơ quanTrung ương trú đóng trên địa bàn, phần lớn dân cư là công nhân - lao độngtập trung trong hơn 1.450 doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, bộ phận dân
cư còn lại là tiểu thương trong 11.560 hộ kinh doanh cá thể, học sinh - sinhviên Gần 10% dân số có trình độ đại học và sau đại học Toàn dân đã cótrình độ trung học cơ sở và có 3 phường thực hiện xong phổ cập phổ thôngtrung học
Đời sống kinh tế của quận Phú Nhuận phát triển khá cao nên nhu cầunâng cao dân trí trong những năm gần đây luôn được các cấp lãnh đạo đặtlên vị trí hàng đầu Hiện tại quận có 12 trường Tiểu học, 6 trường cấpTHCS và 3 trường cấp THPT được bố trí rải đều trên địa bàn quận, giúpcho người dân có điều kiện thuận lợi trong việc đưa con em đến trường Đa
số các em trong độ tuổi đến trường trong địa bàn quận đều có sự hậu thuẫnrất lớn từ phía gia đình và Xã hội, hỗ trợ người giáo viên trong công tácgiảng dạy
1.4 Điều tra thực trạng dạy học văn học Việt Nam trung đại ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện luận văn, bản thân người nghiên cứu đã thực hiện khảosát trên ba trường THCS tại địa bàn quận Phú Nhuận: trường THCS NgôTất Tố - nơi người viết đang công tác, trường THCS Cầu Kiệu, và trườngTHCS Độc Lập Chúng tôi đã thực hiện khảo sát phiếu thăm dò điều tra vềthực trạng dạy học văn học Việt Nam trung đại với giáo viên và học sinhcủa ba trường
1.4.1 Thực trạng giảng dạy văn học Việt Nam trung đại của giáo viên
ở các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Việc giảng dạy văn học Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sởquận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi và những khókhăn nhất định
1.4.1.1 Thuận lợi
Trang 22Về mặt thuận lợi, môn Ngữ văn là môn học chính trong nhà trường,được dạy ở tiểu học, THCS, THPT Môn Ngữ văn được dạy học từ 5 đến 6tiết trong tuần Môn Ngữ văn được phân bố dạy với số tiết nhiều trong mộttuần như vậy đồng nghĩa với việc kiến thức bài học môn Ngữ văn sẽ nhiềuhơn các môn học khác, sẽ có nhiều bài học hay, bổ ích để cho người dạy vàngười học có cơ hội khám phá Ngoài ra việc phân bố thời gian đó giáo viên
và học sinh có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu văn bản
Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, phần văn học Việt Namtrung đại là một trong những trọng tâm Các tác phẩm văn học trung đạitrong giáo khoa hiện nay phân bố ở cả bốn khối lớp và số lượng văn bảncũng được giảm tải khá nhiều, chỉ còn 17 bài gồm cả chính thức và đọcthêm Các văn bản văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ vănTHCS hiện nay được được bố trí, sắp xếp theo thể loại từ dễ đến khó, phùhợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp lớp
Thuận lợi tiếp theo là về phía giáo viên Hiện nay tất cả giáo viên tạiđịa phương quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh đều được bồi dưỡngkiến thức lý luận văn học, lý luận dạy học cũng như kiến thức về văn học
Đa số giáo viên tốt nghiệp đại học từ mười năm trở lại đây, được trang bịkiến thức hiện đại, toàn diện và có phương pháp dạy học mới Số giáo viênnày đều đang trở thành nòng cốt cho các trường
Những tác phẩm văn học Việt Nam trung đại được tuyển chọn vàochương trình THCS không nhiều nhưng mỗi bài một vẻ Tất cả đều thể hiệnđược nội dung tư tưởng tốt đẹp, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước và chủnghĩa nhân đạo nên rất gần gũi với giáo viên và học sinh hôm nay Các vănbản chứa đựng trong đó rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống cùng nhữngvui, buồn, trăn trở của người xưa nên rất có ích cho tuổi trẻ ngày nay Nhữngtác phẩm này là sản phẩm của công cuộc dựng nước lâu dài gian khổ và vẻvang của các thế hệ tiền bối Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay kế tục sự nghiệpthiêng liêng của tổ tiên, sẽ biết quý trọng bộ phận di sản đó, cảm nhận được
ý chí và tấm lòng của cha ông không chỉ vì cơ nghiệp đương thời mà còn vìgiang sơn để lại cho hậu thế Ngoài ra, các văn bản này lại có hình thức nghệthuật độc đáo tạo nhiều hứng thú cho người dạy và người học
Trang 23Thực hiện luận văn này chúng tôi đã tiến hành những cuộc điều tratrắc nghiệm với 40 giáo viên dạy Ngữ văn Trung học cơ sở ở các
trường nói trên với câu hỏi: “Theo anh (chị), dạy học văn học Việt Nam
trung đại ở trung học cơ sở hiện nay có những thuận lợi gì?”, đã có
100% người được hỏi đồng ý với đáp án: “Những văn bản văn học ViệtNam trung đại trong chương trình là những tác phẩm có tính nhân văn
và giá trị thẩm mĩ, có tác dụng bồi đắp và nuôi dưỡng tư tưởng tìnhcảm cho học sinh, tạo nên điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh cóhứng thú học” Sự thống nhất trong quan điểm của những người đangtrực tiếp giảng dạy đó càng khẳng định giá trị đặc thù của văn học ViệtNam trung đại Đây là một thuận lợi chủ yếu của việc dạy học văn họcViệt Nam trung đại ở THCS hiện nay
Ngoài ra, hiện nay tài liệu tham khảo khá phong phú: sách học tốt, sáchgiáo viên, thiết kế bài giảng, các công trình nghiên cứu, phê bình của nhiều tácgiả đã giúp người dạy, người học có nhiều điều kiện thuận lợi để tìm ra cho mìnhnhững định hướng chính xác khi tiếp cận văn bản Việt Nam thời trung đại
1.4.1.2 Khó khăn
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ lên lớp của cácđồng nghiệp chúng tôi nhận thấy còn những tiết dạy văn học trung đại ViệtNam chưa tốt Việc giảng dạy văn học Việt Nam trung đại của giáo viên trongquận Phú Nhuận vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần giải quyết Phần lớngiáo viên rất ngại giảng dạy giai đoạn văn học này Việc rút ngắn khoảng cáchthẩm mỹ để học sinh dễ dàng tiếp nhận là điều không đơn giản Số giáo viênthế hệ 7X, 8X, 9X ngày càng đông, vốn kiến thức, hiểu biết về văn hóa, vănhọc thời trung đại hạn chế Do đó, dẫn đến tình trạng không ít giáo viên đãhiện đại hóa tác phẩm, giảng dạy văn học trung đại cũng như giảng dạy vănhọc hiện đại, lí giải tác phẩm một cách chung chung rồi qui vào các giá trị yêunước, nhân đạo mà không giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tácphẩm, không hiểu được cái độc đáo của nhà văn Một số giáo viên lại nặng vềgiảng giải nội dung, phân tích các sự kiện lịch sử, giảng dạy văn học ViệtNam trung đại không khai thác hết các giá trị thẩm mỹ của văn chương cổ
Bảng 2: Điều tra về những khó khăn của dạy học văn học Việt Nam
trung đại ở các trường THCS quận Phú Nhuận
Trang 24Những khó khăn của dạy học
văn học Việt Nam trung đại
Tổng số phiếu:
40
Tỉ lệ( %)1
Chưa nắm rõ cách thức cụ thể để
tiếp cận từng thể loại của văn học
Việt Nam trung đại
3 Học sinh chưa thực sự tích cực và tựgiác trong hoạt động học 26 65
Nhiều giáo viên THCS chưa nắm rõ cách thức cụ thể của việc tiếpcận từng thể loại của văn học Việt Nam trung đại Văn học trung đạiViệt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đầu đã sử dụng một hệ thống thểloại vay mượn như: hịch, chiếu, biểu, cáo,… hay thơ Đường luật.Những thể loại văn học cổ này nếu không mang tính chất hành chínhquan phương thì cũng chịu những luật định về vần, niêm, luật, đối rấtkhắt khe, không dễ làm và không phải ai cũng làm được Trong các vănbản văn học ấy có rất nhiều điển tích, điển cố, những từ ngữ cổ, đượcviết dưới nhiều dạng thể loại văn học mà ngày nay không còn tồn tại,tạo nên tâm lí xa cách trong cả người học lẫn người dạy Các tác giảvăn học trung đại thường không nói hết, không nói trực tiếp ý mình mà
để cho người đọc suy ngẫm cảm thụ Ngôn ngữ văn học Việt Namtrung đại tinh luyện hàm súc tạo nên những dư ba, lời ít ý nhiều, ý tạingôn ngoại Bởi vậy giảng dạy văn học Việt Nam trung đại cho họcsinh thật sự là một công việc đầy thử thách Cái khó lớn nhất là phảivượt qua hàng rào ngôn ngữ để hiểu và cảm cái hay, cái đẹp, sự thâmthúy của người xưa trong những tác phẩm Từ đó gây khó khăn khôngnhỏ đối với người giáo viên đứng lớp khi truyền tải , phân tích sâu ngữnghĩa của văn bản văn học Việt Nam trung đại
Ngôn ngữ ra đời và tồn tại trong những thời gian và không giannhất định, phản ánh sinh hoạt vật chất và tinh thần của các dân tộc và ở
Trang 25các thời đại, bởi vậy bản dịch không thể hoàn toàn như nguyên tác, thẩmchí có những trường hợp sự khác biệt rất đáng kể Do vậy, việc hiểu saihoặc chưa đầy đủ các lớp nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp hình thứcnghệ thuật của các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại là rất hay xảy
ra Đa số các em học sinh hiện nay khi tiếp cận thơ Đường luật đều cảmthấy rất khó khăn vì các bài thơ Đường luật được đưa vào trong chươngtrình đều được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm Chính điều này đã gâykhó khăn cho người giáo viên vì khi còn là sinh viên ở các trường Đạihọc, họ được trang bị kiến thức về chữ Hán và chữ Nôm không nhiềunên giờ đây khó khăn nhiều trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.Giáo viên dạy chủ yếu qua bản dịch Nếu giáo viên không biết chọn lựa,
mà đưa nhiều kiến thức chuyên sâu sẽ càng làm cho những khó khăn đónhiều hơn, lớn hơn Và kết quả là, thay vì yêu thích thì các em sẽ thấy engại, thậm chí sợ hãi những giá trị văn chương này
Kho tàng văn học Việt Nam trung đại đã mất mát khá nhiều theothời gian do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: hoàn cảnhđất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh loạn lạc, sách vở bị thiêu hủy,
do các vụ án chính trị có liên quan đến các nho sĩ quan liêu (lực lượngsáng tác chủ yếu của văn học trung đại), công tác bảo tồn sưu tầm tácphẩm văn học cổ chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạngnhiều tác phẩm văn học trung đại đến nay bị thất lạc không còn nữa.Tác phẩm văn học Việt Nam trung đại vừa thiếu vừa tồn tại tản máclại vừa có nhiều dị bản Điều này gây khó khăn lớn trong việc tiếpnhận tác phẩm đối với cả người dạy và người học ở THCS Các tácphẩm văn học Việt Nam trung đại đều tồn tại dưới dạng văn bản dịchchứ không phải nguyên tác mà văn bản dịch nhất là các văn bản dịchthuộc thể loại trữ tình không thể nào chuyển tải hết ý nghĩa của vănbản gốc Nhiều khi văn bản dịch còn làm sai lạc nội dung câu chữ củavăn bản gốc Vì vậy nếu không có vốn hiểu biết về Hán Nôm đến mứcnào đó thì người dạy và người học sẽ không hiểu đúng tác phẩm
Các giáo viên dạy Ngữ văn chương trình lớp 6, 7, 8, 9 và học sinhTHCS đều cho rằng khi dạy và học văn học Việt Nam thời trung đạigặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận còn vì đặc điểm của loại hình
Trang 26văn học này là hiện tượng văn sử triết bất phân Văn học là tấm gươngphản chiếu cuộc sống Những sự kiện lịch sử lớn có ảnh hưởng tới sự rađời của những tác phẩm văn học Văn sử triết bất phân trong sáng tácđòi hỏi người giáo viên không chỉ có sự từng trải hay kiến thức vănhọc, lý luận mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực kiến thức, nhất là vềlịch sử, văn hóa, tư tưởng mới có thể khám phá giá trị của tác phẩm.Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam cùng với các khái niệm,phạm trù đầy tính trừu tượng, biến hóa của các hệ tư tưởng ngoại nhậpNho - Phật - Đạo không phải là những kiến thức dễ chuyển tải Điềunày quả là một đòi hỏi cao với giáo viên và học sinh trong cấp THCS.Trong quá trình dạy những tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đạinếu người dạy không nắm vững lịch sử thì khó dạy thành công tácphẩm Nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ biến giờ dạy Ngữ văn nghiêng
về giờ dạy Lịch sử
Khó khăn nữa đối với việc giảng dạy văn học Việt Nam trung đại
là việc đổi mới phương pháp Trong những năm gần đây, g iáo viêntrong quận Phú Nhuận mặc dù đã có ý thức đổi mới phương pháp dạyhọc văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thửnghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn Họ thực sự chưatìm được phương pháp dạy học thích hợp với bản thân và phù hợp vớihọc sinh Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyềnthụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghinhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt Chorằng văn học trung đại Việt Nam xa lạ, khó hiểu nên đa số giáo viênchủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm,hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình cho học sinh Nhiều giáo viênchưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinhcũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động đểthu nhận kiến thức Do đó, có những giờ dạy văn học Việt Nam trungđại được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết, thậm chí giáoviên còn đọc chậm cho học sinh chép lại nhiều nội dung của giáo án.Giờ học tác phẩm văn chương vì thế chưa thu hút được sự chú ý củangười học Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị
Trang 27kĩ càng, đồng bộ về quan điểm và lí luận phương pháp dạy học Vănmới Vấn đề quan điểm và lí luận phương pháp dạy học Văn mới chỉđến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp
lí thuyết hơn là hướng dẫn thực hành Một số các giáo trình tài liệu vềphương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lí thuyết sách vở hoặc chịutác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài Nhiều giáo viêncòn mơ hồ trước những khối lí luận phương pháp dạy học chungchung áp dụng lúc nào cũng đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà
cả các bộ môn khác Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học được
áp dụng trong trường học theo tinh thần đổi mới, nhưng để đánh giáđược đầy đủ và khách quan hiệu quả của những phương pháp này thật
sự cần sự nhìn nhận về cả phía người học và người dạy
Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh,ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo,các tác phẩm văn học, nhất là phần văn học Việt Nam trung đại cho giáoviên ở nhiều trường học đã khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học mớigặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay Nguyên nhân nàychiếm 40 %
Một số ý kiến cho rằng khó khăn của việc giảng dạy văn học ViệtNam trung đại còn ở vấn đề thời lượng giảng dạy Không có một phươngpháp giảng dạy cụ thể nào để có thể ứng dụng cho mỗi bài giảng mà luôncần đến sự linh hoạt xử lí của giáo viên Sự lúng túng ấy xuất phát khônghẳn từ phía giáo viên mà còn do áp lực từ chương trình, từ chuẩn kiến thức
kỹ năng mà giáo viên phải hình thành cho học sinh qua bài giảng Các vănbản văn học trung đại được dạy trong chương trình ngữ văn THCS cónhững văn bản với thời lượng hợp lí, nhưng cũng có những văn bản việc bố
trí thời lượng không hợp lý, chẳng hạn chỉ 45 phút dạy hai văn bản Sông
núi nước Nam và Phò giá về kinh; hay khi dạy hướng dẫn đọc thêm hai văn
bản Thiên trường vãn vọng và văn bản Sau phút chia li trích Chinh phụ
ngâm khúc Dù là bài học chính thức hay đọc thêm nhưng với thời gian ấy
giáo viên khó có thể thực hiện đủ những yêu cầu của bài học Ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy văn học Việt Namtrung đại là việc kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở
Trang 28các trường THCS quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh nằm trongthực trạng kiểm tra, đánh giá chung của công tác dạy học môn Ngữ văn ởbậc trung học trong cả nước Phần đông đồng nhất đánh giá với cho điểm.Qua điểm số kiểm tra ở những thời hạn nhất định người ta xếp loại, xemxét và đánh giá năng lực học sinh, việc đo lường báo cáo kết quả họctập của học sinh cũng được căn cứ trên điểm số Với môn Ngữ văn,giáo viên thường ghi thêm bên cạnh điểm số những lời nhận xét (lờiphê) về chất lượng bài làm, về thái độ của học sinh khi giải quyết bàikiểm tra Tuy nhiên, phần lớn học sinh chỉ quan tâm đến điểm số màkhông chú ý hoặc không coi trọng những lời phê đó Điều này dẫn đếntâm lí chạy theo điểm số cho học sinh Vì chạy theo điểm số nên giáoviên và học sinh chú trọng dạy và học những gì sẽ phải thi, phải kiểmtra; bỏ qua những phần chương trình không phục vụ cho thi cử (Ví dụnhững kiến thức kĩ năng tiếng Việt không được coi là nội dung chính đểkiểm tra, đánh giá Mảng kiến thức chính để kiểm tra, đánh giá lại lànhững kiến thức về tác phẩm và cảm thụ tác phẩm văn chương) Những
đề bài làm văn chưa được ra đúng như bản chất là dạng bài thực hànhtổng hợp nên có tình trạng học sinh tuy được học nhiều về các kiểu bài
mà làm bài lại không đến nơi, đến chốn Khi chấm bài làm văn, phầnlớn giáo viên chỉ sử dụng mức điểm 4, 5, 6 hiếm khi cho điểm 9, 10.Lời nhận xét đánh giá thường chung chung, không chỉ rõ cho học sinhthấy những điểm mạnh và yếu của bài làm, do đó không chỉ ra được cáclỗi cũng như phương hướng và cách thức sửa chữa lỗi cho học sinh Cóthể thấy trong cách dạy học hiện nay, bốn kĩ năng đọc, nói, nghe, viếtchưa được coi là mục tiêu nhằm tới của các giờ học Ngữ văn và chưa làcái đích nhằm tới của kiểm tra, đánh giá Các đề kiểm tra thường thiên
về ghi nhớ tái hiện những nội dung kiến thức đã được học, ít chú ý đến
sự vận dụng những kiến thức kĩ năng đã được học vào những ngữ cảnhgiao tiếp khác của cuộc sống, hoặc quá thiên về kiểm tra năng lực ghinhớ và cảm thụ tác phẩm văn chương Nhìn chung, cách đánh giá nhưhiện nay trong dạy học môn Ngữ văn không kích thích được sự sángtạo, trí thông minh của học sinh, không góp phần điều chỉnh hiệunghiệm thái độ, cách suy nghĩ quan niệm của học sinh Vì thế kết quả
Trang 29kiểm tra khó có thể đo lường và phản ánh đúng năng lực, trình độ họctập của học sinh, chưa tạo ra những cơ sở tin cậy để đánh giá quá trìnhdạy và học môn Ngữ văn Đó cũng là một nguyên nhân gây ra tìnhtrạng dạy qua loa, sơ sài phần văn học Việt Nam trung đại trong đại đa
số giáo viên
Bên cạnh đó, không ít giáo viên còn gặp phải những khó khăn nan
giải từ cuộc sống Theo Huệ Nguyễn - tác giả bài báo Dạy học Ngữ văn
ở trường phổ thông hiện nay thì một nguyên nhân khiến chất lượng dạy
học môn học này ngày càng sụt giảm vì thu nhập của người giáo viênthấp, đa số không có điều kiện để học tiếp hoặc tự học do điều kiện vậtchất và thời gian không cho phép Cuộc sống hiện đại bên ngoài xã hội
ít nhiều cũng tác động đến tâm lí người dạy Nhịp sống bận rộn hàngngày cùng với nhiều lí do khác nhau khiến giáo viên ít có hứng thú vàđiều kiện để tìm hiểu thêm các tác phẩm văn chương trong chương trìnhnói chung và phần văn học Việt Nam trung đại nói riêng Để cảm thụvăn học Việt Nam trung đại, không thể chỉ dựa vào sách giáo khoa,sách giáo viên mà còn phải mất rất nhiều thời gian, công sức nghiêncứu tài liệu tham khảo Thế nhưng thời gian dành cho việc này khôngnhiều Bên cạnh đó, việc đánh giá chất lượng dạy học của các chuyênviên giáo dục cũng chỉ mới dừng lại ở mặt hình thức nên không giúplàm nâng cao được chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.Trên đây là một số khó khăn của giáo viên khi giảng dạy văn họcViệt Nam trung đại mà chúng tôi đã thu nhận được từ chính sự phản ánhcủa giáo viên ở các trường THCS trong quận Phú Nhuận thành phố HồChí Minh Trong một cuộc điều tra với phạm vi nhỏ, chung tôi nhận thấyhầu hết giáo viên đồng tình với những khó khăn trong dạy học văn họcViệt Nam trung đại mà chúng tôi nêu ra Họ cho rằng dạy học văn họcViệt Nam trung đại ở trung học cơ sở hiện nay có rất nhiều khó khăn.Việc học sinh ngày càng giảm hứng thú với môn học Ngữ văn, nhất làvới văn học trung đại được xem là khó khăn lớn nhất mà đa số giáo viêngặp phải ( chiếm 65 %)
Tại buổi Hội thảo Dạy học môn ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phổ thông do trường Đại học Sư phạm thành phố
Trang 30Hồ Chí Minh ngày 25/ 04/ 2014, TS Nguyễn Văn Kha - nguyên giảng viênNgữ văn Đại học Đà Lạt nêu một thực tế đáng buồn Ông cho biết, trongmột cuộc khảo sát do ông thực hiện với trên 800 phiếu điều tra về việc họcmôn Văn, chỉ 50 phiếu của học sinh cho rằng các em có hứng thú với mônnày Số còn lại bày tỏ đây là môn học nhàm chán và dĩ nhiên các em chọncách học đối phó là chính.
Ngày nay đa số học sinh không có hứng thú với việc học văn mà chỉquan tâm đến các môn tự nhiên Có thể nói môn văn đã giành được vị tríquan trọng trong nền giáo dục nước nhà ngay từ những ngày đầu sau khinhân dân ta giành được chính quyền Ai cũng biết “Văn học là nhân học”nghĩa là học về con người Hiểu một cách ngắn gọn thì môn văn giúp conngười hoàn thiện hơn bởi môn văn cũng góp phần hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi con người Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng
ta lại phải chứng kiến một thực tế thật đáng buồn, đó chính là tình trạnghọc sinh quay lưng lại đối với môn văn ngày càng nhiều Việc học sinhngày càng giảm hứng thú với môn học Ngữ văn, nhất là với văn học ViệtNam trung đại được xem là khó khăn lớn nhất đối với người làm công tácgiảng dạy Đại đa số học sinh ngày nay không thiết tha mấy đến học văn,nhất là bộ phận văn học trung đại Việt Nam Từ thực tế cho thấy, đa số họcsinh ngày nay chỉ thích học các môn tự nhiên , mặc dù nhiều giáo viên Ngữvăn cũng đã áp dụng rất nhiều phương pháp để đổi mới nhằm đem lại hứngthú cho học sinh trong các giờ học Chúng tôi cũng đã điều tra hứng thú họcvăn của các em ở trường THCS quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.Chúng tôi nhận được khá nhiều ý kiến của các em, nhưng nhìn chung là tưtưởng không mấy hứng thú với môn học nhất là các văn bản thuộc thể loạivăn chính luận nói riêng và bộ phận văn học trung đại nói chung Có em đãchia sẻ “môn văn không như các môn tự nhiên và các môn xã hội khác chỉcần nhớ các ý chính rồi thêm bớt vào là đã có thể có năm điểm”
Một thực tế mà những năm gần đây chúng ta thường được chứng kiến
là việc trong kì thi tuyển đại học, có nhiều trường không đủ hồ sơ đăng kíthi vào các ngành khoa học xã hội, và hồ sơ đăng kí vào các ngành côngnghệ thông tin thì lại tăng đột biến Hiện nay, con người sống trong thờiđại công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ chế thị trường phát triển, những
Trang 31ngành khoa học tự nhiên được chú trọng đầu tư Những ngành này thường
có mức thu nhập cao và ổn định Vì thế, những năm gần đây, số lượng
học sinh chọn ban cơ bản rất lớn Theo http: phapluat.vn thì năm 2011
có đến 83,8 % số học sinh tuyển vào lớp 10 chọn ban Cơ bản, 14,2%chọn ban Tự nhiên và chỉ có 1,9% chọn ban Khoa học - Xã hội và nhânvăn Tỉ lệ này cho thấy đa số học sinh chọn ban Cơ bản để học và đếnlúc làm hồ sơ thi đại học thì dựa vào ban học của mình mà có nhữnghướng đi khác nhau Trên thực tế, không có nhiều ngành để cho nhữnghọc sinh theo khối C lựa chọn Và những ngành này khi ra trường cũngrất khó khăn khi xin việc mà mức thu nhập lại rất thấp Tình trạng họcsinh quay lưng lại đối với khối C cũng chỉ được lí giải bởi một lý do hếtsức đơn giản đó là do các em nếu chọn các khối kinh tế và kĩ thuật thìsau khi ra trường dễ xin việc hơn Ngày nay, kinh tế xã hội nước ta ngàycàng phát triển, đem đến nhiều cơ hội làm giàu cho nhiều người nhưng cũng
từ đây lại nảy sinh những tác động về mặt tâm lí không mong muốn Tronggiáo dục, học sinh thường có tình trạng học lệch môn, nghĩa là các emchuộng các môn tự nhiên hơn các môn xã hội Cho nên việc dành thời giancho các môn xã hội nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng hầu như rất ít.Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lĩnh hội, tiếp nhận củahọc sinh Rõ ràng đây là một viễn cảnh không mấy sáng sủa khiến cho họcsinh không còn có sự hứng thú đối với môn học Ngữ văn
Tâm lí thực dụng trong dạy học văn học Việt Nam trung đại cũngphần nào làm cho chất lượng dạy học hiện nay đang ngày một giảm sút
Vì văn học Việt Nam trung đại ít khi được chú trọng trong đề thi nên họcsinh chỉ học để đối phó tạm thời, soạn bài và trả lời câu hỏi dựa vào sách
Để học tốt văn, thi kiểm tra để đủ điểm lên lớp, khi làm bài hoặc là saochép tài liệu hoặc là suy diễn tùy tiện Đây chính là tâm lí “học gì thinấy” Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì “nguyên nhân chính nằmngoài ngành giáo dục”
Học sinh ngày nay quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ
và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đãgiảng Do chịu sự tác động của các phương pháp cũ quá lâu nên các emchờ đợi giáo viên làm sẵn, chưa có thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo
Trang 32Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bàihọc Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến họcsinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn,bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệcủa sách vở Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ nhữngsuy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói vàviết, học sinh cảm thấy khá khó khăn.
Nhiều em học sinh cho đến nay vẫn chưa có thói quen chuẩn bị bàitrước ở nhà hoặc chỉ soạn bài một cách chiếu lệ, cho qua để khỏi bị khiểntrách Cho nên, khi đến lớp, những gì giáo viên truyền đạt đều trở nên khóhiểu, đặc biệt là các văn bản chữ Hán Với thời lượng 45 phút trên lớp, giáo
viên phải dạy hai văn bản Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh, chính vì
vậy, việc giải thích các từ khó hầu như không thể thực hiện được trên lớp
mà công việc này học sinh phải làm ở nhà Nếu học sinh không soạn thìchắc chắn những gì giáo viên giảng đều không thể nắm bắt được Họcsinh sẽ không thể hiểu được vì sao bài thơ này được xem là bản Tuyênngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta Cũng như vậy, nếu học sinh khôngnắm được chiến thắng oanh liệt và hào hùng ở hai trận chiến ở cửa Hàm
Tử và bến Chương Dương thì làm sao có được niềm tự hào về lịch sử vẻvang của dân tộc
Một thực trạng cũng phổ biến trong nhiều năm qua là không ít họcsinh lười đọc tác phẩm Không đọc ở nhà đã đành, ngay cả ngồi trên lớpcác em cũng không chú ý đến văn bản mà mình đang học Nhiều em khôngbiết bạn mình đọc đến đâu, học bài trang bao nhiêu Đã có rất nhiều nghiêncứu về đổi mới phương pháp đọc cho học sinh nhưng kết quả áp dụng vẫn
chưa đạt được nhiều khả quan như mong đợi Dự giờ khối 9, bài Hoàng Lê
nhất thống chí, chúng tôi thấy chỉ khoảng 20% - 30% là học sinh chú ý vào
bài đọc, các em còn lại không tập trung hoặc làm việc riêng trong giờ học.Việc đọc của học sinh cũng rơi vào tình trạng đáng báo động Học sinh đọc
không đúng nhịp điệu câu văn, thậm chí còn đọc sai từ Đọc bài Hịch
tướng sĩ mà các em ngắt từng từ ra đọc hoặc đọc với giọng đều đều thì đã
làm giảm giá trị của tác phẩm
Trang 33Với cách học như trên, dù cho giáo viên có tài giỏi đến mấy, tác phẩm
có hay đến mấy thì cũng không thể nào đi vào lòng của các em được Dovậy, thay đổi cách học cũng là một trong những mục tiêu của mà ngườigiáo viên mong muốn nhất trong công tác giảng dạy Văn hiện nay
1.4.2 Thực trạng việc học văn học Việt Nam trung đại của học sinh
1.4.2.1 Thuận lợi
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tâm lí học sinh ở 6 lớp trong 3 trườngTHCS Ngô Tất Tố, THCS Cầu Kiệu, THCS Độc Lập tại địa bàn quận PhúNhuận, thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăntrong việc học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nơi học sinh Câu hỏi khảo sát:
- Em có thích học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại không?
Vì sao ?
Kết quả thu được như sau:
Trường THCS
Tổngsốphiếu
Kết quảThích Không thích Bình thường
Số phiếu Tỉ lệ % phiếuSố Tỉ lệ % phiếuSố Tỉ lệ%
Ngô Tất Tố 93 53 57,0 21 22,6 19 20,4
Cầu Kiệu 96 60 62,5 19 19,8 17 17,7
Độc Lập 89 48 54,0 17 19,1 24 26,9
Tổng 278 161 57,9 57 20,5 60 21,6
Số thích học các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại chiếm 57,9 %
Em Lý Quan Hữu An - học sinh lớp 8A8 trường THCS Ngô Tất Tốtâm sự: “Em rất thích học các văn bản văn học trung đại Việt nam như
Nam Quốc Sơn Hà, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước Vì khi học xong
các tác phẩm này em thấy yêu đất nước hơn, hiểu được những cảm xúcriêng của tác giả, rút ra được rất nhiều điều bổ ích cho cuộc sống của em”
Đa số các em học sinh đều thấy rằng các văn bản văn học Việt Namtrung đại được học ở ghế nhà trường đều là những văn bản văn chương cógiá trị nghệ thuật, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo
Trang 34nên rất dễ gần với giáo viên và học sinh hôm nay, tạo điều kiện cho họcsinh tiếp nhận văn bản tốt hơn Các văn bản này là sản phẩm của công cuộcdựng nước lâu dài và gian khổ nhưng rất vẻ vang của ông cha ta ngàytrước Thế hệ con em chúng ta hôm nay và cả mai sau sẽ kế tục truyềnthống ấy, đồng thời biết quý trọng bộ phận di sản đó, cảm nhận được ý chí
và tấm lòng của cha ông không chỉ vì cơ nghiệp đương thời mà còn vìgiang sơn để lại cho hậu thế
Em Nguyễn Anh Quân - học sinh lớp 9A1 trường THCS Cầu Kiệu chobiết: “Em thích học văn học Việt Nam trung đại vì những văn bản này đều lànhững tác phẩm xuất sắc của những tác giả ưu tú, nổi tiếng của dân tộc ta” Như vậy một thuận lợi nữa trong việc tiếp nhận văn học Việt Namtrung học là tác giả của các văn bản văn học Việt Nam trung đại được đưavào chương trình Ngữ văn THCS đều là những người có công lao với đấtnước, với dân tộc trên nhiều lĩnh vực Điều này sẽ khiến cho các em họcsinh thêm yêu mến văn bản các tác giả đó viết Các tác giả này các em đềuđược tiếp xúc trong môn lịch sử, trên phim ảnh nên khi học các văn bảnnày các em sẽ một phần nào hình dung được hoàn cảnh ra đời của văn bảncũng như mục đích viết của các tác giả Ví dụ như tác giả Trần Quốc Tuấn
là một tài năng quân sự kiệt xuất Ông đã từng tham gia ba cuộc khángchiến chống xâm lược Nguyên với cương lĩnh là vị Quốc công tiết chế,thống lĩnh toàn bộ quân đội, là chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến lần thứhai (1285) và lần thứ ba (1287 - 1288) Tác giả Nguyễn Trãi vừa là nhà thơ,
nhà văn hóa lớn, vừa là vị anh hùng dân tộc Bài Bình Ngô đại cáo của ông
là một "thiên cổ hùng văn" Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam là một loại hình văn học đã định hình vàkết tinh được nhiều thành tựu ở nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu Trongkhoảng mười thế kỷ vận động và phát triển, nền văn học trung đại nước nhà
đã từng bước Việt hóa trên cả phương diện hình thức và nội dung để xâydựng được một nền văn học mang bản sắc riêng, phản ánh được mọi mặt vềđất nước và con người thời đại Cho đến nay, văn học trung đại không chỉ
là cơ sở tạo đà cho nền văn học hiện đại phát triển mà nó còn là sản phẩmtinh thần ghi dấu ấn văn hóa một thời của dân tộc Điều này có nghĩa là tầm
Trang 35quan trọng của văn học trung đại trong tiến trình văn học Việt Nam là rấtlớn Tuy nhiên, trong thực tế tiếp nhận văn học trung đại Việt Nam ở họcsinh hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả tiếp nhận chưađược như mong muốn.
1.4.2.2 Khó khăn
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, trao đổi trực tiếp với các em học
sinh: “Học các văn bản văn học Việt Nam trung đại, em gặp những khó
khăn gì? ”.
Em Nguyễn Thành Nam - học sinh lớp 7A6 trường THCS Ngô Tất Tốviết: “Các bài thơ trung đại thường hay sử dụng nhiều từ Hán Việt điển cố,điển tích khó hiểu nên rất khó nắm bắt hết ý nghĩa của bài”
Đây là khó khăn mà đa số học sinh gặp phải Trong chương trình Ngữvăn hiện nay các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại chủ yếu được viếtbằng chữ Hán, chữ Nôm Đây là thứ chữ mà hiện nay đã trở thành tử ngữ,phải dạy học qua bản dịch nên có sự khúc xạ nhất định Người Việt Namsau hơn một trăm năm dùng chữ Quốc ngữ la tinh do đó phần đông ngườiViệt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với các văn bảnHán, Nôm Những người biết chữ Hán, Nôm cũng không phải đều có khảnăng hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán Nôm của người ViệtNam các thế kỷ trước Ngay cả những văn bản viết bằng tiếng Việt cũng xacách đáng kể với người dạy học văn chương hiện nay Việc dạy và học tácphẩm văn học viết trung đại trên văn bản gốc (nhất là văn bản chữ Hán,chữ Nôm) hiếm khi xảy ra Cả giáo viên và học sinh hầu như chỉ tiếp nhậnchúng thông qua bản dịch nghĩa và dịch thơ Rất ít giáo viên có đủ trình độtiếng Hán cổ hay chữ Nôm để có thể giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm trênvăn bản gốc Học sinh cũng thường chỉ chú ý đến văn bản dịch Do vậy,việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ các lớp nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹphình thức nghệ thuật của các tác phẩm hay xảy ra
Em Hoàng Minh Anh - học sinh lớp 9A4 trường THCS Độc Lập thìviết: “Những văn bản này có khoảng cách khá xa với chúng em nên emthấy khó hiểu với những tư duy, tình cảm của tác giả thời ấy”
Đây cũng là một khó khăn mà việc dạy học văn học trung đại ViệtNam gặp phải từ nhiều năm nay Văn học Việt Nam trung đại ra đời cách
Trang 36đây nhiều thế kỉ trong những điều kiện lịch sử có nhiều khác biệt so vớingày nay Điều đó khiến việc tiếp nhận gặp nhiều khó khăn Văn học ViệtNam trung đại cách xa chúng ta về không gian thời gian, cả phương thức tưduy nghệ thuật Văn học trung đại là sản phẩm của một không gian văn hóakhác, một không gian đã lùi hẳn vào quá khứ đồng thời cũng ít nhiều trởnên xa lạ với nhiều người, chính điều đó đã tạo nên những khó khăn lớntrong việc nhận thức giá trị của tác phẩm Người dạy văn và học văn hômnay sống trong những điều kiện khác với con người Việt Nam thời trungđại trên nhiều phương diện Có những vấn đề nhân sinh trọng yếu thờitrung đại, ngày nay không còn vị trí đó nữa Và cũng có những vấn đề chưađược người xưa quan tâm lắm thì ngày nay lại trở thành vấn đề sống còn.Người dạy văn và người học văn hôm nay đang từng bước đi vào xã hộihiện đại với điều kiện sinh hoạt ngày càng cao và kèm theo đó là nhữngvấn đề nhân sinh mới được đặt ra Quan niệm của họ về bản thân, về xã hội
và các giá trị nhân sinh có ý nghĩa phổ quát nhiều điều khác người xưa.Quan niệm hiện thời về văn chương cũng có nhiều nội dung khác
Trong thời trung đại, con người sống với tư cách là thần dân thì ở thờihiên đại, con người có tư cách công dân Sự khác biệt đến đối lập này cũngchính là sự khác biệt trong tư duy của con người hai thời đại Trong thờiphong kiến, con người phải gò mình theo “tam cương”, “ngũ thường” Cònthời nay, vai trò của cá nhân được đề cao và “tất cả mọi người đều sinh ra
có quyền bình đẳng” Con người thời nay được tự do phát biểu và bảo vệ ýkiến của mình Sự khác nhau đó sẽ là trở ngại lớn đối với việc tiếp nhậnnhững giá trị của văn học trung đại Có một số nội dung của văn họcViệt Nam trung đại đã trở nên cũ hoặc xa lạ với tâm lí tiếp nhận của họcsinh ngày nay Bởi vậy, để tiếp nhận được nhiều giá trị nội dung và hìnhthức của tác phẩm, người dạy và người học không chỉ cần phải có sựhiểu biết thấu đáo về nội dung nghệ thuật của văn học trung đại mà cònphải nắm được những tri thức về Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo - lànhững tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến việc ra đời và tồn tại của các tácphẩm đó Nhiều chuẩn mực đạo đức của những học thuyết ấy hiện naykhông còn phù hợp nữa Vì thế, việc dạy và học của giáo viên và họcsinh gặp nhiều lúng túng Đó cũng là lí do dẫn đến việc tiếp nhận các giá
Trang 37trị văn chương từ các tác phẩm văn học trung đại trong giáo viên và họcsinh không phải là điều đơn giản.
Điểm qua về thực trạng dạy học văn học Việt Nam trung đại ở cáctrường THCS trong quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học còn rất nhiều điều chưa đạt chấtlượng tốt từ cả phía người dạy và người học, gặp phải rất nhiều khó khăn
Đó là những thách thức mà người giáo viên đứng lớp luôn trăn trở tìmkiếm hướng đi nào để có thể dung hòa được tất cả các yếu tố nói trên, từ
đó thực hiện tốt vai trò của mình - vai trò của người dẫn đường tìm kiếmnhững vẻ đẹp của văn chương, làm cho quá trình học tập của học sinh đượcdiễn ra tốt đẹp, hiệu quả
Trang 38Chương 2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG THCS
QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hoạt động dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn ở THCS nói riêng
là một quá trình không thể tách rời hoạt động của giáo viên và hoạt độngcủa học sinh Tuy nhiên ở đây tạm thời trừu xuất hoạt động của giáo viên
và hoạt động của học sinh để tiện nghiên cứu
2.1 Giáo viên chủ động đối diện với những khó khăn chủ yếu
Thời trung đại Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều nhà văn, nhà thơ nổitiếng Họ đã lưu danh mình bằng những tác phẩm bất hủ Đó là Nguyễn Duvới câu chuyện buồn về cuộc đời trầm luân của nàng Kiều; đó là tiếng lòng
của vị tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ;
đó là tiếng khóc than ai oán của người cung nữ qua cái nhìn đầy cảm thương
của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều được ghi lại trong tác phẩm Cung Oán
Ngâm Khúc và còn rất nhiều tác phẩm khác trải dài trong suốt mười thế kỉ.
Một số lượng lớn tác phẩm đã ra đời trong thời đại này, đã vượt qua mọi thờigian và không gian để khẳng định vị thế của mình trong lòng người đọc vàtrở thành tài sản quý của nền văn học Việt Nam Chính vì cái hay và sức hấpdẫn như thế nên trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn, những tácphẩm thuộc giai đoạn trung đại chiếm vị trí không nhỏ Tuy nhiên, giảng dạynhững tác phẩm ấy như thế nào để đi vào lòng học sinh, để các em thực sựhiểu và cảm vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cô giáo
Trong dạy học trước đây, giáo viên chủ yếu dùng phương pháp thuyếtgiảng là chính Sử dụng phương pháp này, giáo viên chủ yếu dùng lời nóicủa mình để tác động tới học sinh Điều này cũng ít nhiều đem lại nhữnghiệu quả đáng kể Cụ thể là giáo viên có thể giúp học sinh nắm bắt đượcnội dung, ý nghĩa tác phẩm một cách nhanh chóng và chủ động, tránh đượcnhững suy diễn chủ quan, tùy tiện ở học sinh Đặc biệt hơn cả, nếu giáoviên thuyết giảng hay sẽ để lại ấn tượng cả đời về bài học đó trong lòng họcsinh Nói thế thật không sai chút nào bởi trong cuộc sống có rất nhiều minhchứng Khi nhắc tới nhà giáo Đặng Thai Mai, những học trò của ông đều
Trang 39khẳng định những lời giảng của thầy như đi theo suốt cuộc đời của họ Tuynhiên, nếu soi rọi dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận thì phương phápdạy văn theo kiểu cũ cũng có ít nhiều hạn chế, ngay cả ở những thầy cômẫu mực
Theo lí thuyết tiếp nhận, tác phẩm văn học luôn là một hệ thống mở,
đa thanh, đa nghĩa Điều đó có nghĩa là cùng một tác phẩm văn học nhưngmỗi người đọc khi tiếp nhận sẽ có những cảm nhận khác nhau tuỳ theo tâmtrạng và nhận thức của họ Mỗi học sinh là một bạn đọc và do vậy cónhững cảm nhận của riêng mình đối với tác phẩm được học Nếu giáo viêncảm nhận thay hay gò ép các em theo cảm nhận của mình thì vô tình đã làmgiảm khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tưởng tượng của các em Mộtnhược điểm nữa cũng dễ nhận thấy trong phương pháp truyền thống làtương tác giữa giáo viên và học sinh là tương tác một chiều Trong giờ học,giáo viên dành hầu hết thời gian để nói, để chuyển tải nội dung kiến thứccòn học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép lại, các em ít có cơ hội được cùngtham gia hay đối thoại với giáo viên về tác phẩm Chính vì thế nên giờ họcrất nhàm chán, đơn điệu, không tạo được sự tập trung, hứng thú của họcsinh Như chúng ta đã biết, học sinh không chỉ là đối tượng của nhận thức
mà các em còn xuất hiện với vai trò là chủ thể của quá trình tiếp nhận Khi
có một vấn đề nào đó được đặt ra và giáo viên tạo môi trường giao tiếp cởi
mở cho các em, các em sẽ hăng hái, tích cực tìm hiểu để giải mã vấn đề đóđồng thời những kiến thức ấy sẽ được “chuyển hóa vào trong” để làm vốnliếng, tài sản quý cho các em V.I Lênin đã từng nói: “Nhận thức của conngười không phải là một đường thẳng mà là một đường cong đi gần vô hạnđến một loạt những vòng tròn, đến một vòng xoắn ấy” Nói như vậy cónghĩa là học sinh không bao giờ và sẽ không bao giờ tư duy một cách thụđộng mà chúng luôn có sự vận động không ngừng khi có một yêu cầu, mộtvấn đề được đặt ra với chúng Trong khi phương pháp truyền thống đangdần mất đi vị thế của mình thì cũng là lúc nhiều phương pháp mới được rađời để mong đem lại những màu sắc tươi mới hơn cho nghề dạy Văn Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu luônđặt ra trong quá trình dạy học nói chung và việc giảng dạy văn học ViệtNam trung đại ở trường trung học cơ sở nói riêng Nội dung chương trình
Trang 40dạy học và cách tiếp cận văn học Việt Nam trung đại đã có nhiều sự thayđổi trong những năm qua Gắn liền sự thay đổi đó, phương pháp dạy củagiáo viên và phương pháp học của học sinh cũng có những đổi thay nhấtđịnh So với yêu cầu thực tiễn hiện nay, chúng tôi thấy cách dạy học phầnvăn học Việt Nam trung đại vẫn còn nhiều điều cần suy ngẫm và cần thiếtnhìn nhận lại Trên cơ sở đó đề xuất hướng thực hiện việc dạy, học phầnvăn học này hợp lí, hữu hiệu hơn Đó là một yêu cầu và nhiệm vụ lớn lao,cấp thiết cho giới giảng dạy và nghiên cứu văn học ở các trường trung cơ
sở Bởi hầu hết các giáo viên đều tâm huyết với nghề, luôn mong muốn có
sự đổi thay để việc dạy học văn hấp dẫn và thú vị hơn, nhất là dạy học vănhọc Việt Nam trung đại Tìm ra phương pháp dạy học hữu hiệu là mongmuốn của bất kì giáo viên đứng trên bục giảng Đó là con đường đầy giannan và cực nhọc Nói như vậy quả không sai một chút nào bởi có khi phảimất cả đời thậm chí phải trải qua nhiều thế hệ mới tìm ra được một giảipháp, một cách thức tiếp cận tác phẩm Trên hành trình ấy, đã có nhiều dấuchân đi qua và để lại những hiệu quả đáng kể góp phần đổi mới và nângcao chất lượng dạy Văn Giảng dạy hiện nay chú trọng đến chủ thể họcsinh, học sinh được xem là “nhân vật trung tâm”, là “bạn đọc sáng tạo”.Cũng vì thế mà nhiều phương pháp giảng dạy mới đã ra đời để thay thế chophương pháp truyền thống trước đây Chẳng hạn như phương pháp dạy họcnêu vấn đề, phương pháp đọc - hiểu, phương pháp dạy học tích hợp,phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp giáo dục tích cực, phươngpháp thảo luận hợp tác,… Trong các phương pháp ấy, phương pháp đọchiểu được các nhà nghiên cứu giáo dục đánh giá cao, là “khâu đột phá củagiảng dạy văn”
Cùng với sự ra đời bộ sách giáo khoa mới thì phương pháp dạy họccủa giáo viên cũng thay đổi Từ chỗ người truyền thụ kiến thức, giáo viêntrở thành người hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức Dạy học văn họcViệt Nam trung đại không chỉ giúp học sinh biết được cái hay, cái đẹp màcòn giúp cho các em hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khámphá, phát hiện ra những cái hay cái đẹp trong các tác phẩm Việt Nam trungđại Do đó trong giảng dạy giáo viên cần ý thức được kiến thức mà mìnhđem đến cho học sinh, không nên bó hẹp các em theo cái khuôn của mình