HUỲNH THỊ QUỲNH CHITỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lí
Trang 1HUỲNH THỊ QUỲNH CHI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 6 / 2014
Trang 2HUỲNH THỊ QUỲNH CHI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học
bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số : 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TỨ
NGHỆ AN - 6 / 2014
Trang 3sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các giảng viên, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu và tập thể GV các trường THPT ở Quận Gò Vấp các bạn bè đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khoá học và luận văn.
Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân tôi đã nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót.
Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014
Tác giả
Huỳnh Thị Quỳnh Chi
Trang 4STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
9 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2 Một số khái niệm cơ bản 13
Trang 5Quận Gò Vấp 23
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN GÒ VẤP 33
2.1 Nguyên tắc và định hướng tổ chức HĐNGLL trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT Quận Gò Vấp 33
2.2 Một số nội dung cơ bản của việc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ Văn ở trường THPT Quận Gò Vấp 50
2.3 Một số phương pháp tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT Quận Gò Vấp 61
2.4 Một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc, định hướng, nội dung và phương pháp tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở các trường THPT quận Gò Vấp 81
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86
3.1 Mục đích yêu cầu, nội dung và cách thức thực nghiệm 86
3.2 Tổ chức thực nghiệm 88
3.4 Kết luận chung về thực nghiệm 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 115
Trang 7nước” Trong thư gửi hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Hồ
Chủ tịch cũng nhắc đến yêu cầu đó: “Trong lúc học cũng cần làm cho cáccháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học Ở trong nhà trường,
trong xã hội, các cháu đều vui, đều học” Nội dung của HĐNGLL đã được
Trang 8xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành theo Quyết định số07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo) nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dụcngoài nhà trường thực hiện các HĐGDNGLL HĐGDNGLL bao gồm cácHĐNK về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giaothông , phòng chống tệ nạn xã hội , giáo dục giới tính, giáo dục pháp luậtnhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi,tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xãhội, từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh” Nhiệm vụcủa môn Văn nói chung, của người giáo viên dạy văn nói riêng là giúp HSkhám phá, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương,
từ đó hình thành thái độ sống, kĩ năng sống, năng lực hoạt động để trở thànhnhững người lao động tích cực trong điều kiện thế giới phẳng hiện nay Tuynhiên , thực tế dạy học Văn trong nhà trường những năm gần đây ngày càngkhiến HS xa rời môn Văn trong đó có HS ở các trường THPT quận Gò Vấp.Những vấn đề liên quan đến HĐNGLL cũng chưa được quan tâm thực hiện ởcác cấp học, các địa phương
Đây cũng là vấn đề mà ngành giáo dục Gò Vấp chủ trương thực hiệntrong các trường Trung học phổ thông từ nhiều năm qua Những kết quả vànhững hạn chế trong việc tổ chức HĐNGLL ở các trường THPT Quận GòVấp nói chung và thông qua dạy học môn Ngữ văn nói riêng cũng đang đặt ranhiều vấn đề cần phải tiếp tục đổi mới từ chương trình, nội dung đến hìnhthức tổ chức,… Chính vì vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức
HĐNGLL bộ môn Ngữ văn, chúng tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp Đề tài nhằm mục
Trang 9đích nâng cao chất lượng giáo dục và HĐNGLL môn Ngữ văn bằng một sốhình thức tổ chức mới mẻ, bổ ích, hấp dẫn ở các trường THPT trên địa bànquận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc rèn luyệnnhân cách, kĩ năng sống cho học sinh THPT Quận Gò Vấp trong HĐNGLLmôn Ngữ Văn
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc tổ chức HĐNGLL bộmôn Ngữ văn ở trường THPT
- Đánh giá, khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu ở trong thực tiễn(vấn đề tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT quận Gò Vấp)
- Đề xuất một số nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức HĐNGLLmôn Ngữ văn ở trường THPT quận Gò Vấp, TP HCM
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn tại các trường THPT trên địa bànquận Gò Vấp, TP HCM
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: để tổng hợp, nghiên cứu những vấn
đề lí luận nói chung về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: để điều tra khảo sát thực trạng tổ
chức HĐNGLL cho học sinh bậc THPT trong dạy học môn Ngữ văn ở quận
Gò Vấp
- Phương pháp thống kê: Để xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu lí
luận, nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tổ chức HĐNGLL
Trang 10- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : để xác nhận tính hiệu quả và
tính khả thi của việc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn
5 Những đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt lí luận: luận văn góp phần tổng hợp, phân tích, cụ
thể hóa cơ sở lí luận của việc tổ chức HĐNGLL bộ môn Ngữ văn ở trườngTHPT
- Đóng góp về mặt thực tiễn: luận văn đưa ra một đánh giá, nhận xét
tổng quát về thực trạng tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT quận
Gò Vấp; đề xuất và thử nghiệm một số vấn đề liên quan đến nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPTquận Gò Vấp, TP HCM
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có
3 chương:
Chương 1 Những cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ
lên lớp trong dạy môn Ngữ văn ở trung học phổ thông
Chương 2 Một số vấn đề về việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Quận Gò Vấp
Chương 3.Thực nghiệm sư phạm
Trang 11Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Việc nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở nước ngoài
Trên thế giới, ở các thời kỳ và các quốc gia, mặc dù có khác nhau vềmục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức, nhưng HĐNGLL đã được tổ chứcnhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục Trong thời kỳ hiện đại, với phươngchâm “học để học cách học, học để làm, học để cùng chung sống, học để tựkhẳng định mình”, HĐNGLL được tiếp tục phát triển để phát triển năng lựctoàn diện cho người học Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, nộidung, hình thức, phương pháp tổ chức các HĐNGLL và đều khẳng định vaitrò của HĐNGLL trong việc phát triển toàn diện học sinh ở mọi lứa tuổi
Vì vậy, HĐNGLL trở thành một vấn đề thời sự, đề tài nghiên cứuphong phú và hấp dẫn đối với các nhà giáo dục, các nhà quản lí, nhà giáonhằm góp phần cung cấp, hình thành, mở rộng, củng cố, phát triển nhân cáchtoàn diện của con người nói chung cũng như hỗ trợ cho các môn học trongchương trình dạy học Hiện nay HĐNGLL là một phần quan trọng trongchương trình, nội dung giáo dục hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước phát triển
Xét về bản chất, HĐNGLL thể hiện nguyên lí giáo dục nhà trường kếthợp với giáo dục xã hội, giáo dục gia đình Khổng Tử (551-479 TCN), mộtnhà triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại cho rằng, thôngqua giáo dục để tạo ra lớp người “trị quốc” muốn vậy học phải đi đôi vớihành, đề cao vai trò của cá nhân trong việc tu dưỡng, học thầy, học bạn, học
Trang 12trong cuộc sống, rằng “tam nhân hành tất hữu ngã sư yên” và khẳng định, đọcthuộc ba trăm thước kinh thư giỏi, giao cho việc hành chính không làm được,giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học như vậy chẳng có ích gì
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại Mạc Tử cũng cho rằng mục đích giáodục phải tạo nên lớp người “kiêm ái” là những người lao động sống bằngchính sức lao động của mình và đã đưa ra nguyên tắc giáo dục: học phải mangtính thực tiễn của mọi người, học đi đôi với hành và miệng nói đi đôi với taylàm, việc học của trẻ phải hoạt động, phải tri giác thế giới xung quanh, phảisuy nghĩ, thầy phải đàm thoại với trò
Nhiều nhà giáo dục thời kỳ cận đại đã khẳng định vai trò của các hoạtđộng ngoài nhà trường, HĐNGLL Nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ 16
là Thomas More (1478-1535) đã cho rằng việc giáo dục con người phải thựchiện kết hợp giáo dục nhà trường, trong lao động và hoạt động xã hội Nhàgiáo dục J.A Cômenxki (1592-1670) được coi là người sáng lập nền sư phạmthời kỳ cận đại, đã có nhiều đóng góp lớn cho nền giáo dục thế giới, đã đặcbiệt chú ý việc kết hợp học tập trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm thoátkhỏi hình thức học tập giam hãm trong bốn bức tường của lớp học của hệthống nhà trường giáo hội thời trung cổ, khẳng định học tập không phải làlĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời,mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ Nhà giáo dục vĩ đại của Thụy Sĩ, ông Petsxtalozi(1746-1827) đã dựng ra “trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao độngngoài lớp, ngoài trường học và cho rằng, hoạt động ngoài lớp không nhữngtạo ra của cải vật chất mà còn là con đường giáo dục toàn diện cho học sinh;giáo dục gia đình đi trước, giáo dục trường học là sự tiếp nối giờ nào sinh rathì giờ đó bắt đầu sự giáo dục Robert Owen (1771-1858), nhà giáo dục ngườiAnh, đã xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh trong công xưởng chongười lao động từ ấu thơ đến lúc trưởng thành, chủ trương kết hợp giáo dục
Trang 13với lao động sản xuất và kết hợp giáo dục trong trường lớp với giáo dục tronglao động và hoạt động sản xã hội.
Trong thế kỉ phát triển của CNTT, của toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế, với sự thay đổi mục tiêu giáo dục là hình thành phẩm chất và năng lựccông dân, HĐNGLL được nghiên cứu, thực hiện ở các quốc gia, các cấp học,các lứa tuổi GD hiện nay đang chuyển từ chú trọng trang bị kiến thức, nângcao dân trí sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngườihọc, năng lực công dân Những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Mĩ,Đức, Pháp, Nhật, Úc, Singapo,…đều thực hiện một chương trình, nội dung,phương pháp tổ chức HĐNGLL một cách hiện đại, sinh động, hiệu quả vàthúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học Đó chính làbài học cho việc tổ chức HĐNGLL ở môn Ngữ văn cũng như đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế
1.1.2 Việc nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Việt Nam
Với nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với
xã hội”, ngay từ khi thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, qua ba lầncải cách giáo dục (1950, 1956, 1980), HĐNGLL là một nội dung không thểthiếu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục “đức - trí – thể - mĩ - kĩ” cho họcsinh ở các cấp học Vì vậy, nghiên cứu về HĐNGLL cũng trở thành mối quantâm của các nhà khoa học, giáo dục học, cán bộ quản lí, giáo viên,… để xácđịnh những vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp
tổ chức HĐNGLL Nhiều tác giả nghiên cứu về các phương diện củaHĐNGLL, trong đó nhấn mạnh vai trò của HĐNGLL trong việc phát triểntoàn diện cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng Tổ chức cácHĐNGLL một cách sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả là một việc cần phải thực
Trang 14hiện thường xuyên, với phương châm luôn đổi mới về hình thức, phong phú
về nội dung để HĐNGLL thực sự đóng vai trò tích cực trong việc nâng caochất lượng dạy học
Tác giả Đỗ Ngọc Thống từ việc phân tích vai trò, vị trí của môn Ngữvăn ở trường phổ thông đã đề cập đến một số nội dung của HĐNGLL Lịch
sử giáo dục dưới chế độ phong kiến, học sinh đến trường, đi học chủ yếu làhọc Ngữ văn, để học lễ nghĩa và sau đó là để biết đọc, biết viết, từ đó mà họcđạo lí, luân lí, hình luật, chính trị, triết lý, học đạo đức của người quân tử…Ngày nay, muốn dạy tốt môn Ngữ văn, giáo viên cần biết tự thay đổi liên tục
để thích nghi với những biến động xã hội, phải làm cho học sinh tiếp cận vớinhững vấn đề ngoài nhà trường HĐNGLL cũng lấy học sinh làm trung tâm,nhằm phát huy tính tự chủ của học sinh, đào tạo một lớp học sinh phát triểntoàn diện về mọi mặt, chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sốngmột cách tự tin, năng động, sáng tạo Tổ chức hoạt động này góp phần bổsung, mở rộng cho học sinh phương pháp học, phương pháp tiếp cận tri thứcphong phú luôn luôn phát triển HĐNGLL phải tạo cho học sinh tính hiếu kì,
tò mò và sự đam mê, tự đi tìm và lý giải để hình thành năng lực con ngườitrong thời kỳ hiện đại Sáng tạo, đa dạng trong các hoạt động trong và ngoàinhà trường, trong và ngoài giờ chính khóa là để không nhồi nhét kiến thức,không bắt nhớ máy móc, sao chép HĐNGLL giúp học sinh có niềm yêuthích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp củathế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng người viết sách cần tham khảocấu trúc mới của một số SGK nước ngoài để tăng cường các nội dung liênquan đến HĐNGLL như là một biện pháp để phát triển năng lực của học sinh.Các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Lê PhươngNga, Đỗ Việt Hùng,… cũng đã nghiên cứu HĐNGLL trong mối quan hệ với
Trang 15phương pháp dạy học môn Văn và tiếng Việt ở các cấp học Từ góc độ nghiêncứu về văn học dân gian, tác giả Nguyễn Văn Tứ đã đề cập đến việc sử dụngngữ liệu văn học dân gian như một hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớptrong giáo dục học sinh nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng[4,30].
Trong những năm gần đây cũng có nhiều luận văn , bài viết về kinhnghiệm thực tiễn của các trường phổ thông trong tổ chức HĐGDNGLL màtác giả là giáo viên, cán bộ quản lí Các tác giả đi sâu nghiên cứu vềHĐGDNGLL, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằmxây dựng quy trình tổ chức và đổi mới nội dung phương pháp HĐGDNGLL
Năm 1999, tác giả Ngô Văn Phước đã bảo vệ luận văn thạc sĩ “NgườiHiệu trưởng tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT” nghiên cứu thực trạngquản lí HĐGDNGLL ở trường THPT ở tỉnh Thừa Thiên – Huế Luận văn đãphân tích lí luận về HĐGDNGLL, nội dung hoạt động ngoại khóa và đề ramột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này ở trường THPT ởtỉnh Thừa Thiên – Huế Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp phối hợp giữaHiệu trưởng và BCH Đoàn TNCS HCM trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh ở trường THPT tỉnh Bình Phước” (2003) của tác giả Lê Hồng Quảng đã
nghiên cứu về việc phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Đoàn thanh niêntrong công tác giáo dục đạo đức, một khía cạnh rất quan trọng củaHĐGDNGLL, đồng thời cung cấp nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức cácHĐGDNGLL cho HS ở trường THPT Một giáo viên THCS ở Quận Gò Vấp
đã nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ (2013) về việc “Tổ chức hoạt động ngoài
giờ lên lớp môn Ngữ văn ở trường THCS quận Gò Vấp Tp HCM” cũng đã
đưa ra một số định hướng đổi mới về phương pháp nhằm đem đến những hiệuquả tích cực trong việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS hiện nay, giúp
HS có nhiều hứng thú và phát triển kĩ năng đọc hiểu qua giờ học Ngữ văn
Trang 16Các bài báo trên tạp chí ngành giáo dục như : Giáo dục thời đại, Giáodục thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục,… cũng có nhiều bài đề cậpđến đề tài này như : “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông” [18, 9] “Biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh trung học phổ thông” [30, 25] “Tổ
chức hoạt động ngoại khóa giáo dục vì sự phát triển bền vững với trò chơi
giải ô chữ kiến thức cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm” [56, 18]
Khi bàn về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong các trường THPT giaiđoạn 2008 – 2013, ông Lê Quán Tần (nguyên cán bộ Bộ Giáo dục – Đào tạo)
đã nhận định: Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông, HĐGDNGLL,
HĐNK (hoạt động ngoại khóa) thực sự là một bộ phận quan trọng trong việcthực hiện mục tiêu giáo dục Một mặt, nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổsung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khácthông qua các HĐGDNGLL, HĐNK người học nâng cao tầm hiểu biết vànhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộcsống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kĩ năng sống và tínhthẩm mĩ Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xãhội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cái
hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại Thứ hai, với những đặc điểm
riêng biệt về tâm lí, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL,HĐNK thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thựctiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm giao tiếp, làm
giàu thêm vốn sống cho mình Thứ ba, HĐGDNGLL, HĐNK nếu tổ chức các
hoạt động trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuậttruyền thống dân tộc và chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ thì
Trang 17càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý :
“Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ người trồng cây, Lòng tự hào dântộc”…
Một yêu cầu lớn đặt ra trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nóiriêng , dạy học đối với học sinh phổ thông nói chung là luôn phải nuôi dưỡng,phát triển hứng thú của các em đối với các môn học Việc bồi dưỡng niềm say
mê ấy được thực hiện trước hết là thông qua các hoạt động chính khoá trênlớp, nhưng do những đặc trưng của bộ môn, các HĐNGLL cũng đóng vai tròrất quan trọng
HĐNGLL không là vấn đề mới Từ lâu, nó đã trở thành một bộ phậncấu thành không thể tách rời của quá trình giáo dục, do tập thể sư phạm củanhà trường tổ chức và lãnh đạo, thông qua hoạt động của tập thể giáo viên bộmôn Nhất là trong bối cảnh cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đang diễn ratoàn diện, sôi nổi thì HĐNGLL ở trường THPT với những hình thức phongphú, thiết thực,phù hợp tâm lí lứa tuổi HS càng trở nên quan trọng và bổ ích
1.1.3 Việc nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
Trong những năm đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉnh
lí về chương trình và cơ cấu môn học chính thức, tăng cường HĐNK nhằmrèn luyện năng lực toàn diện cho học sinh Vì vậy, nghiên cứu về nhiệm vụ,chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức HĐNGLL ở trường THPT cũng
đã được nhiều người quan tâm Học sinh THPT là một lứa tuổi bắt đầu bướcvào tuổi trưởng thành, hiếu động và thích thể hiện những khả năng và năngkhiếu vốn có của mình Các em học sinh không còn là trẻ nhỏ nhưng chưaphải là người lớn thực sự Vì vậy, tổ chức HĐNGLL phải phù hợp để đạt hiệuquả cao nhất
Trang 18Tác giả Đặng Vũ Hoạt đã nghiên cứu vấn đề này qua công trình “Hoạtđộng GDNGLL ở trường THCS” (2001), trong đó đã đề cập đến việc nối tiếp,phát triển hoạt động này ở bậc THPT [5,11] Các tác giả của Sở Giáo dục vàĐào tạo Hà Nội đã xây dựng một chương trình, nội dung HĐNGLL trong
“Phân phối chương trình HĐGDNGLL năm học 2008-2009” Đặc biệt, trongnhiều năm, tác giả Bùi Sỹ Tụng (tổng chủ biên) đã thể hiện một cách toàndiện qua các tài liệu về “Hoạt động GDNGLL - sách giáo viên lớp 10, 11,12”.Nghiên cứu về việc sử dụng ngữ liệu Văn học dân gian trong dạy học mônNgữ văn, tác giả Nguyễn Văn Tứ đã đề cập đến các vấn đề như: phát triểnnăng lực tổ chức HĐNK môn Tiếng Việt cho sinh viên ở trường sư phạm; tổchức ngoại khoá chuyên đề môn Tiếng Việt trong nhà trường; hoạt độngngoại khoá môn Tiếng Việt ở trường phổ thông;…[7, 30]
Tóm lại, việc nghiên cứu HĐNGLL trong dạy học môn Ngữ văn đã cónhững kết quả về nhiều phương diện, đã góp phần xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức cũng như việc kiểm tra đánhgiá kết quả Những kết quả ấy đã góp phần làm cho HĐNGLL trong dạy họcmôn Ngữ văn ở trường THPT thực hiện tốt mục tiêu cung cấp tri thức, rènluyện kỹ năng, giáo dục nhân cách, hình thành nên những phẩm chất của conngười lao động mới
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc tổ chứcHĐNGLL cũng cần phải có những đổi mới về nhiều phương diện Trong khi
đó, với các trường THPT trên địa bàn Quận Gò Vấp, cũng chưa có một côngtrình nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế dạy họccủa nhà trường Vì vậy, vận dụng các kết quả nghiên cứu nói trên để cụ thể
Trang 19hóa, linh hoạt hóa trong điều kiện của các trường THPT Quận Gò Vấp lànhiệm vụ cấp thiết và quan trọng.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Môn Ngữ văn
“Văn học có ý nghĩa rất lớn, nó là gia sư của xã hội” (Belinsky) Bởi vìkhông chỉ dừng lại ở chức năng giải trí, Văn học còn có chức năng nhậnthức, giáo dục và thẩm mĩ Mỗi tác phẩm văn học đem đến cho người đọcnhững hiểu biết về thế giới để từ đó hiểu rõ về mình, tự nhận thức về mìnhsâu sắc hơn Bằng việc ngợi ca điều thiện và cái đẹp, văn học nuôi dưỡngniềm tin, niềm lạc quan của con người…Do đó, “dạy Văn ở nhà trường phổthông về căn bản, không nhằm đào tạo các học giả, nhà phê bình, nhà nghiêncứu văn học mà là đào tạo ra những độc giả thông thường có thể qua văn màhiểu rõ tâm hồn mình và thấu hiểu tâm tư của người khác để có cách ứng xửgiàu tính nhân văn hơn; biết cách diễn đạt sáng tỏ tư tưởng và cảm xúc củamình; linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống và công việc; biết yêu và thíchđọc văn” [44,20] GS Lê Trí Viễn cũng khẳng định : “Sở dĩ ở nhà trường phổthông, môn Văn được đặt ở vị trí hàng đầu, trước hết đó là công cụ cho tất cảcác môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập Đứng về loạikhoa học cơ bản mà nói thì nó là ngữ ngôn, ở nước ta nó là tiếng Việt Đứng
về mặt phong cách thì có thể coi đó là Văn – công cụ, có liên quan nhưngkhác với Văn – thẩm mĩ của văn học Không có tiếng Việt tốt, không có Văn– công cụ tốt thì tư duy diễn đạt làm sao tốt được…”
GS TS Lê Ngọc Trà viết: “Môn Văn có vị trí đặc biệt quan trọng trongnhà trường Nó là môn học gắn bó nhiều nhất với nghệ thuật – một lĩnh vựccủa tình cảm, của trực giác, của tưởng tượng và cái đẹp…Học Văn không chỉ
là học những tri thức về ngôn ngữ, về lí luận, về lịch sử văn chương mà quantrọng là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi con người…Phát triển
Trang 20năng lực văn là phát triển năng lực sống, phát triển cá nhân và do đó cũng làphát triển con người, năng lực làm người…Học Văn vừa là học, vừa là sống.Trong cái sống đó, tri thức, điều học là cần nhưng chưa phải là cái quan trọngnhất… mà cái quan trọng nhất là khi rời ghế nhà trường phải viết được một láđơn theo đúng văn phạm, phải thảo cho được một tờ báo cáo công việc cho rõràng, mạch lạc, và cao hơn là có khả năng nhạy cảm với cái xấu, cái đẹp, có
khả năng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo…” [45, 27]
Từ năm 1973, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đưa ra một tư tưởng
về dạy văn rất có ý nghĩa: Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện Rèn
luyện ở đây là rèn luyện con người, rèn luyện học sinh trong việc dạy Văn,toàn diện là tất cả các mặt, rèn luyện học sinh ở tất cả các mặt Đó là tận dụnggiờ giảng Văn, giờ làm văn để giáo dục đạo đức, rèn luyện tính tình, rèn luyệnsuy nghĩ , diễn đạt và cách đọc văn cho học sinh, để từ đó gợi suy nghĩ, tìmtòi, rèn luyện bộ óc, trí thông minh, tài sáng tạo
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập toàn cầu, giáo dục đào tạo giữmột vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vàxây dựng nền kinh tế trí thức, cho nên môn Ngữ văn đòi hỏi người dạy –người học năng lực cảm thụ văn học, cảm thụ cái đẹp phong phú, tinh tế hơn.Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình trạng học sinh thiếu hụt vốn sống, vốnvăn hóa, văn học và kinh nghiệm thưởng thức nghệ thuật ngày càng trở nêntrầm trọng, chính khoảng cách này đã khiến các em gặp nhiều khó khăn trongviệc tiếp nhận văn chương Vai trò của người giáo viên là truyền cho các emtình yêu văn học, nâng cao tầm đón nhận cho học sinh, giúp các em biết cách
tự tìm kiến thức, không ngừng bổ sung và trang bị cho mình những kiến thứcvăn hóa, văn học, trở thành người đọc sáng tạo qua những giờ sinh hoạt ngoạikhóa Văn học hay những HĐNGLL môn Ngữ văn
Trang 211.2.2 Trường trung học phổ thông
THPT là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, caohơn tiểu học, trung học cơ sở và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học Trung họcphổ thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12) Để tốt nghiệp bậc học này,học sinh phải vượt qua kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cuối nămhọc lớp 12 (trước đây thường gọi là Thi tú tài) (Thi tốt nghiệp cấp3) Trườngtrung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cholứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt Nó gồm các khốihọc: lớp 10, lớp 11, lớp 12 Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh đượcnhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, có một tên gọi khác cho loại bằngnày là "Bằng Tú Tài"
Mục tiêu , nhiệm vụ của giáo dục THPT :
- Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ vàcác kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinhtiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dụcTHCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩthuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọnhướng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
1.2.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nhân cách của HS được hình thành và phát triển thông qua các hoạtđộng và giao tiếp Trong nhà trường phổ thông, các hoạt động giáo dục được
tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung , phương pháp và hình thứcnhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS dưới tác động chủ
Trang 22đạo của giáo viên Thực tế hiện nay nhiều nhà trường phổ thông đã tổ chứccác HĐGDNGLL, bao gồm các hoạt động chủ yếu như: hoạt động dạy học;hoạt động lao động; hoạt động xã hội – chính trị - nhân đạo; hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động ngoại khóa, câulạc bộ; hoạt động tham quan, du lịch;…
HĐGDNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn vănhóa ở trên lớp nhằm hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chấtnhân cách cho HS đáp ứng được những yêu cầu mới của cuộc sống hiện nay.Đây là những hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường Nếu quátrình giáo dục HS chỉ được thực hiện qua các hoạt động lên lớp thì rất hạnchế, không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục toàn diện
Tất cả các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường phổ thôngđều nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho
HS ; giúp HS lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học về thế giới, rèn luyện đượcnhững kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, phát triển được tư duy sáng tạo và nhữngphẩm chất tích cực của nhân cách Mục tiêu này có thể diễn tả theo 3 loại :kiến thức, kĩ năng và thái độ
Về kiến thức, HĐGDNGLL ở trường THPT giúp cho HS củng cố , bổsung, mở rộng, nâng cao và vận dụng các kiến thức học được trên lớp Nângcao nhận thức về các giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc vànhân loại Tiếp thu các giá trị khoa học – công nghệ và tư tưởng – văn hóatiến bộ của thế giới Tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau trong xã hội vànâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân
Về kĩ năng, HĐGDNGLL giúp HS rèn luyện được các kĩ năng : kĩnăng giao tiếp, hợp tác nhóm, kĩ năng tổ chức và quản lí, kĩ năng nhận xétđánh giá, kĩ năng tự điều chỉnh và thích ứng…
Trang 23Về thái độ, HĐGDNGLL giúp HS hình thành thái độ tích cực học tập,rèn luyện và hoạt động xã hội, bồi dưỡng thái độ đúng đắn trước những vấn
đề của cuộc sống, lao động và học tập, thái độ không đồng tình và phê phánnhững biểu hiện sai trái của người khác và của bản thân, biết đồng cảm vàgiúp đỡ người khó khăn, có cảm xúc tích cực đối với cái tốt, cái đẹp…
Ở trường THPT, HĐGDNGLL thống nhất biện chứng với hoạt độngtrên lớp Quan hệ biện chứng của các hoạt động này thể hiện ở quá trình biệnchứng của sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS thông quahoạt động và giao tiếp Hoạt động lên lớp thường hiểu là hoạt động dạy họcđược tiến hành theo chương trình và kế hoạch dạy học các môn học.HĐGDNGLL thực hiện theo chương trình và kế hoạch giáo dục ngoài giờ họccác môn văn hóa
HĐGDNGLL có hình thức đa dạng và nội dung phong phú với phươngtiện, điều kiện, hoàn cảnh gần gũi với HS, có thể đáp ứng nhu cầu, hứng thú
và nguyện vọng hoạt động của các em Lứa tuổi học sinh THPT có nhiều đặcđiểm tâm lí rất phức tạp, đòi hỏi sự tác động khéo léo, kịp thời và đúng đắn,lôi cuốn các em vào hoạt động nhằm phát huy khả năng tự lập, tính sáng tạo,tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật Vì vậy, HĐGDNGLL ở trường THPT
có thể tiếp nối, mở rộng các hoạt động lên lớp và gắn giáo dục với cuộc sống,với kinh nghiệm của HS ; có thể định hướng và điều chỉnh quá trình tự học, tựgiáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao
1.2.4 Hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ văn
HĐNGLL môn Ngữ văn là một bộ phận của hoạt động dạy học Ngữvăn Hoạt động này sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế, tạo hưngphấn cho giờ học chính khóa; vốn sống, vốn hiểu biết của giáo viên và họcsinh đều được mở rộng Với các HĐNGLL môn Ngữ văn, HS không chỉ họcchay, học một cách thụ động mà các em còn trực tiếp được tìm hiểu các vấn
Trang 24đề còn giới hạn trong khuôn khổ sách giáo khoa và giờ dạy học chính khóacủa GV Có rất nhiều hình thức tổ chức HĐNGLL phù hợp với niềm đam mê
và năng khiếu của HS như : tham quan, dã ngoại, sân khấu hóa, trò chơi ôchữ, kể chuyện sáng tạo, thuyết trình, thảo luận…
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành theo quyếtđịnh số 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 05 tháng 5 năm 2006ghi rõ : Môn Ngữ văn là môn học về khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm
vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tiếng Việt, Văn học và Làmvăn, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, nănglực tiếp nhận tác phẩm văn học Qua môn học này, học sinh còn có thêmnhững hiểu biết về văn hóa, xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm của con người vàbản thân
Môn Ngữ văn là môn học công cụ Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếpnhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để
HS học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tưtưởng, tình cảm và nhân cách
Môn Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ Thông quaviệc tiếp cận với tiếng Việt, văn hóa và những hình tượng nghệ thuật trong tácphẩm văn học, HS được bồi dưỡng năng lực tưởng tượng , sáng tạo, được làmgiàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hoàn thiệnnhân cách của mình
Vì lẽ đó, để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thì việc tổ chức HĐNGLLmôn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là vô cùng cần thiết Thông quaHĐNGLL , HS có nhiều cơ hội thể hiện năng lực bản thân , hoặc những khảnăng đặc biệt mà trong giờ học chính khóa không có điều kiện để bộc lộ Từ
xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôinhớ, tôi làm thì tôi hiểu” Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng
Trang 25đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tàiliệu Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiếnthức Nếu quan sát có thể nhớ 20% Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%.Thông qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ được 55% Nhưng nếu HS đượctrực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khảnăng nhớ tới 75% Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được90% Điều này cho thấy tác dụng tích cực của HĐNGLL môn Ngữ văn nếuđược áp dụng phổ biến trong nhà trường THPT hiện nay
Bên cạnh đó, trong thời đại toàn cầu hóa , trước sự bùng nổ của khoahọc công nghệ và sự giao lưu văn hóa đa quốc gia hiện nay, việc tiếp thu tinhhoa văn hóa nước ngoài là cần thiết nhưng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lànhiệm vụ quan trọng trên hết HĐNGLL môn Ngữ văn góp phần chống lại sựxâm nhập từ bên ngoài của những yếu tố văn hóa phi nghệ thuật, văn hóangoại lai đối với thế hệ thanh thiếu niên – đối tượng chịu ảnh hưởng nhanhchóng bởi những cái mới Về lâu dài, HĐNGLL môn Ngữ văn trong nhàtrường THPT có nhiệm vụ hướng dẫn, giáo dục thị hiếu văn hóa đúng đắn,rèn luyện năng lực thẩm mĩ, lối sống năng động tích cực, sáng tạo, bản lĩnhcho HS Sự đa dạng của các hình thức HĐNGLL của môn Ngữ văn sẽ có tácdụng giáo dục HS một cách tế nhị, sâu sắc và hiệu quả
HĐNGLL môn Ngữ văn so với các môn học khác, giống nhau ở hìnhthức tổ chức là diễn ra ngoài giờ học chính khóa, nhưng khác nhau ở đặctrưng môn học Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp và giáo dục năng lực văn
mà còn hướng tới giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử …cho HS Do đó, khi tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn, GV cần chú trọng đếntính đặc thù bộ môn để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất
Trang 261.3 Chương trình, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Ngữ văn ở THPT
1.3.1 Chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn
Ngữ văn ở THPT
Chương trình HĐNGLL ở phổ thông được cụ thể hóa ở từng cấp học.Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề liên quan đến nội dung dạyhọc, đặc điểm tâm lý lứa tuổi và điều kiện học tập ở từng cấp học
Ở bậc trung học phổ thông, cùng với những nội dung chương trình dạyhọc, học sinh THPT đã bước vào giai đoạn phát triển thể lực, tâm lí, nhậnthức và hiểu biết xã hội Vì vậy, chương trình hoạt động ngoại khóa được các
sở giáo dục – đào tạo, các trường THPT vận dụng linh hoạt tùy theo điềukiện của năm học, từng trường
Chương trình thường phân bố theo học kì và năm học, thời lượng tổchức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong khoảng 30 tiết đến 36Tiết/ lớphọc/năm học Việc tổ chức thực hiện khá linh hoạt, có thể diễn ra trong khônggian của lớp học, ở sân trường trong những giờ sinh hoạt ngoại khóa tập thể( trò chơi ô chữ Văn học dân gian, ngâm thơ, hò, vè dân gian; thi đọc sáchsáng tạo; sân khấu hóa các tác phẩm kịch…) hoặc ở những khu di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với những bài học giờ chính khóa ( ví
dụ : Khu di tích Địa đạo Củ Chi, Chiến khu Rừng Sác ở Cần Giờ, lầu ÔngHoàng – Phan Thiết, trường Dục Thanh – nơi Bác Hồ từng dừng chân dạyhọc một thời gian trước khi vào Sài Gòn sang Pháp – Phan Thiết, mộ cụNguyễn Đình Chiểu – Ba Tri, Bến Tre…)
Hiện nay, trước yêu cầu giáo dục của thời đại mới, chương trìnhHĐNGLL cũng có nhiều cải tiến, thay đổi phong phú, đa dạng về nội dung,hình thức để phát huy hiệu quả tốt nhất mục tiêu thực hiện
Trang 271.3.2 Nội dung tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn
Ngữ văn ở THPT
Nội dung tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường gắn với chủ đề,chủ điểm dạy học, giáo dục của nhà trường Sự linh hoạt của giáo viên Ngữvăn, của tổ chuyên môn, của trường THPT trong việc xác định nội dung hoạtđộng ngoài giờ lên lớp phải căn cứ vào mục tiêu dạy học, tính hiệu quả và cácđiều kiện đảm bảo Có thể có nhiều cách tiếp cận nội dung HĐNGLL, nhưngthường tập trung các lĩnh vực sau đây:
- Nội dung HĐNGLL gắn với việc cung cấp, mở rộng tri thức Ngữ văn
cho học sinh qua các chủ đề như : Ao sen muôn thuở ( ngoại khóa về Văn học dân gian lớp 10), Một thời đại trong thi ca (Ngoại khóa về Thơ Mới ), Xẻ dọc Trường Sơn ( Ngoại khóa về các sáng tác thời kì chống Mĩ), Những chân trời văn học (ngoại khóa văn học nước ngoài), Ánh sáng sân khấu (ngoại khóa về
thể loại kịch nói )… qua những nội dung hoạt động này HS sẽ có cơ hộinghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng hơn về những giai đoạn, xu hướng, phong cách,thể loại văn học, khác nhau, từ đó có một tầm nhìn khái quát về sự kế thừa,ảnh hưởng, nối tiếp giữa văn học dân gian và văn học hiện đại, văn học trongnước và văn học nước ngoài, …
- Nội dung HĐNGLL gắn với việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho họcsinh Đó là những HĐNGLL của phân môn Tiếng Việt, với các chủ đề như :
Thi kể chuyện bằng thành ngữ - tục ngữ dân gian, Bàn về ngôn ngữ chat của thế hệ 9x, Sưu tầm những bảng hiệu, quảng cáo sai chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách,…ở quận Gò Vấp, Sưu tầm những bài thi, bài kiểm tra Văn sai kiến thức, sai kĩ năng,…Những chủ đề này sẽ giúp HS tích lũy thêm vốn
từ vựng cho bản thân và cũng rút được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụngTiếng Việt khi nói - viết , hướng đến tinh thần trân trọng tiếng mẹ đẻ, giữ gìn
Trang 28sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện năng lực đọc hiểu trong việc học tậpmôn Ngữ văn
- Nội dung HĐNGLL gắn với việc giáo dục nhân cách, bồi dưỡng kĩnăng sống cho học sinh Để đạt được mục đích này, nội dung hoạt độnghướng đến bàn luận các vấn đề nghị luận xã hội Điều này gần gũi và thiếtthực với HS , tạo sự sôi nổi, cuốn hút từ hai phía : người điều khiển và người
tham dự chương trình Các đề tài có thể thực hiện được như : Khi người ta trẻ , Sống là không chờ đợi, Thần tượng tuổi học trò, Tình yêu tuổi học trò, Giọt nước và biển cả, Sống cho điều ý nghĩa hơn, Hướng về biển Đông, Những người phụ nữ quanh tôi…sau những hoạt động đó bài viết của HS cũng như
suy nghĩ, lối sống sẽ trưởng thành hơn, sâu sắc hơn vì vừa được lắng nghenhững ý kiến từ bạn bè và vừa lắng nghe tiếng lòng của chính mình
1.3.3 Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn
Ngữ văn ở THPT
Hình thức và phương pháp tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn trườngTHPT cũng tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, điều kiện của hoạt động đó Đóchính là những hình thức, phương pháp giáo dục, dạy học được vận dụng cụthể, sáng tạo vào việc tổ chức HĐNGLL
Có thể vận dụng các phương pháp sau đây:
-Tổ chức thành bài giảng chuyên đề, thuyết trình của giáo viên hoặcmời diễn giảng, trong đó vai trò chủ yếu là của ngưởi truyền đạt nội dung Ví
dụ, mời tác giả của tác phẩm được học về nói chuyện về tác phẩm ấy như nhàvăn Nguyễn Trung Thành, nhà văn Nguyễn Khải, nhà thơ Nguyễn Duy, thầygiáo Nguyễn Ngọc Kí, vợ và con gái nhà thơ Nguyễn Bính , mời nói chuyện
về cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực…
Trang 29- Tổ chức hoạt động câu lạc bộ, xêmina, thảo luận, sân khấu hóa, kểchuyện sáng tạo,… trong đó vai trò chủ yếu là của học sinh Ví dụ, câu lạc bộ
về văn học dân gian, câu lạc bộ về Tiếng Việt, câu lạc bộ những người yêu
thơ, sân khấu hóa các trích đoạn kịch: Tình yêu và thù hận (trích Romeo & Juliet – W Secxpia), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng, trích), Hồn Trương Ba
da hàng thịt (Lưu Quang Vũ, trích), … hoặc chọn một tác phẩm văn học yêu
thích , tự chuyển sang kịch bản rồi biểu diễn dưới hình thức múa, hát, kịch,…Nhờ vậy việc học Ngữ văn trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn HS có năng khiếu
về múa, hát, soạn thảo kịch bản, đạo diễn dàn dựng, hóa trang, thiết kế trangphục,…được phát huy tích cực Tham gia theo nhóm, lớp giúp HS tăng thêm
ý thức trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm, nâng cao tinh thần đoàn kết tậpthể
- Tổ chức hoạt động ngoài trời như tham quan, du lịch, trong đó vai trò
tổ chức của giáo viên, của nhà trường và sự phối hợp của điểm tham quan, dulịch để học sinh tiếp cận với nội dung cần giáo dục Ví dụ, tham quan bảotàng lịch sử, khu lưu niệm của các nhà thơ, nhà văn, tham quan những thắngcảnh nổi tiếng trong thơ ca, những chiến khu kháng chiến,… như Ba Tri –Bến Tre, Sông nước Tiền Giang, Bến Ninh Kiều – Cần Thơ, chiến khu rừngSác – Cần Giờ, chiến khu Xẻo Quýt – Đồng Tháp, khu du lịch Ghềnh Ráng –Phan Thiết, Thành phố ngàn hoa – Đà Lạt,…Sau những chuyến đi là nhữngbài cảm nhận, những bài thơ hay gửi về ban tổ chức để nhận giải thưởng Bêncạnh đó, từ những buổi sinh hoạt tập thể, đốt lửa trại thì kĩ năng giao tiếp, kĩnăng thích ứng, kĩ năng làm việc nhóm của HS cũng được rèn luyện, giúp các
em vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống
1.4 Thực trạng việc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT ở Quận Gò Vấp
1.4.1 Giới thiệu khái quát về các trường THPT Quận Gò Vấp
Trang 30Gò Vấp đã được khai phá từ những ngày đầu mở đất từ cuối thế kỷXVI đầu thế kỷ XVII Năm 1698, đất Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ, thôn, xãthuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Định Tháng 7-1976, Quận Gò Vấp trở thànhmột quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Từ những năm 80, quận
Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố HồChí Minh Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành mộttrong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố Các dân tộc
và các tôn giáo ở Gò Vấp hình thành một cộng đồng thống nhất trong sự bìnhyên Gò Vấp tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sảnxuất, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xuất khẩu Quận Gò Vấp là mộttrong những đơn vị của thành phố luôn có sự quan tâm sâu sát tới các vấn đềlao động – chính sách xã hội - chăm lo chu đáo gia đình chính sách và hộnghèo Cơ sở vật chất của ngành văn hoá thông tin cũng được đầu tư sửa chữaxây mới, nội dung văn hoá văn nghệ có chú trọng tính truyền thống, bản sắc
dân tộc Kết quả các phong trào vận động quần chúng như Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư , Người tốt, việc tốt, Gia đình văn hoá
dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần quan trọng trong giải quyết nhiều vấn đềbức xúc của đời sống xã hội, là động lực trong công cuộc xây dựng, phát triểnQuận theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
Quận Gò Vấp được coi là điểm sáng của ngành GD đào tạo thành phố
Hồ Chí Minh Hiện nay, Gò Vấp đã có một nền GD đứng vững ở vị trí dẫnđầu thành phố về chất lượng GD đào tạo Quận Gò Vấp có 4 trường THPT hệcông lập đóng trên địa bàn Nhiều năm liền hệ thống GD bậc THPT của quận
Gò Vấp được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đánh giá là một trong nhữngquận hàng đầu của Thành phố, là quận có sự tiến bộ bậc nhất so với điểm đầuvào Trong những năm qua, ngành GD bậc THPT ở Quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh thực hiện tốt chủ đề của ngành GD và Đào tạo thành phố là
Trang 31“Tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường và xây dựng nhà trường tiên tiến hội
nhập quốc tế”; Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với đặc thù của ngành GD là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thi đua “xây dựng trường học thân thiện HS tích cực”, gắn với “xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị” Các trường THPT trên địa bàn Quận Gò
Vấp, thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm xây dựng trường học thật sự sư phạm
với phương châm “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, HS thanh lịch”.
Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của nhà trường, của các thầy cô giáo vàcác em HS
1.4.2 Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp bộ môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông Quận Gò Vấp
Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn cho HStrường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu với 100 GV (baogồm cán bộ quản lí, GVCN, GVBM Ngữ văn) và 600 HS lớp 10, 11,12 ở một
số trường THPT của quận Gò Vấp, tp HCM
1.1. Bảng khảo sát thực trạng HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT quận Gò
VấpTrường Nhận thức đúng Tổ chức Hình thức tổ chứcNguyễn Trung
HS : 87,63%
1HK/ lần Sân khấu hóa
HS : 86,74%
1năm / lần Sân khấu hóa
Đa số GV và HS đều nhận thức được tầm quan trọng , sự cần thiết củaviệc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn cho HS THPT Vẫn có những HS cho
Trang 32rằng HĐNGLL môn Ngữ văn là không quan trọng , điều này phản ánh HSchưa thật sự hiểu được vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục này trongviệc học Văn, các em chỉ mong muốn được giáo viên cung cấp tri thức chomình chứ không có khao khát khám phá, nghiên cứu tự tìm hiểu
Để tìm hiểu mức độ nhận thức của HS về mục tiêu của HĐNGLL mônNgữ văn, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu thăm dò, kết quả thu đượcnhư sau:
1.2. Bảng khảo sát mức độ nhận thức về HĐNGLL môn Ngữ văn
Nâng cao kiến thức đã học 564
94%
152,5%
213,5%
Phát triển kĩ năng sống 415
69,1%
355,83%
15025%
Phát huy thái độ tích cực học
tập
43071,66%
457,5%
12520,83%
Kết quả cho thấy nhận thức của HS về các mục tiêu HĐNGLL mônNgữ văn là tương đối tốt Trong 3 mục tiêu của HĐNGLL thì mục tiêu nângcao kiến thức đã học trong giờ chính khóa có tỉ lệ cao nhất 94%, điều đóchứng tỏ các em xem trọng kiến thức môn học và thấy được hiệu quả củaHĐNGLL Tuy nhiên ở hai mục tiêu còn lại, số nhiều HS không đồng ý vàkhông biết rõ mục tiêu môn học đã phản ánh một thực trạng nội dung và cáchthức tổ chức HĐNGLL có hạn và cũng chưa phát huy hết hiệu quả giáo dục
Vì vậy cần tăng cường thêm các hoạt động này để nhiệm vụ giáo dục ngàycàng được thực hiện toàn diện hơn
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là việc tổ chức các hoạt động nàykhông được diễn ra thường xuyên , định kì (90% ý kiến của GV được hỏi chorằng HĐNGLL là cần thiết nhưng số lần tổ chức quá ít , chỉ 1 học kì/ lần hoặc
1 năm / lần ; 63% HS nhớ số lần được tổ chức hoạt động này trong một nămhọc, số còn lại không nhớ rõ có được tổ chức hay không) Với số lần tổ chức
Trang 33ít như vậy việc rèn luyện năng lực, nhân cách và tạo hứng thú cho HS trongviệc học Văn không được phát huy
Thực tế, nhiều trường THPT đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thứchoạt động nhằm nâng cao hiệu qủa giáo dục và thu hút được sự tham gia củahọc sinh Song những cải tiến đó chỉ là một bộ phận, thiếu tính hệ thống vàchưa khai thác hết tiềm năng của học sinh Do đó vai trò chủ thể hoạt độngcủa học sinh nhiều khi bị mờ nhạt, thụ động
Việc học sinh thờ ơ, hờ hững với môn Văn hiện hay là đang một thựctrạng rất đáng lo ngại 79,7% giáo viên cho biết, học sinh có tâm lí chán họcmôn Văn 80% học sinh thì cho rằng, phương pháp dạy Văn chủ yếu là đọcchép và diễn giảng truyền thụ áp đặt Đây là kết quả khảo sát của ông ChửVăn Lịch, Ủy viên ban chấp hành Hội khoa học tâm lý giáo dục tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, thực hiện trên 207 giáo viên và 2.655 học sinh THPT trên địa bàntỉnh Theo ông Chử Văn Lịch, trước khi tiến hành cải cách giáo dục, việc dạyhọc môn Văn trong nhà trường phổ thông khủng hoảng cả về mục tiêu, nộidung và phương pháp Nhiều năm nay ngành GD-ĐT đã đổi mới phươngpháp dạy và học môn Văn nhưng vẫn chưa đem lại kết quả khả quan Giáoviên chưa thoát khỏi lối mòn của phương pháp truyền thống, việc vận dụngcách mới hay ứng dụng công nghệ thông tin còn rập khuôn máy móc Một số
ý kiến thì cho rằng tình trạng học sinh lười và chán học môn Văn do nhiều tácđộng từ bối cảnh xã hội như tâm lý xem nhẹ văn chương, ảnh hưởng từ truyềnhình, internet
Ở địa bàn quận Gò Vấp, khi tiến hành điều tra khảo sát về nhận thức vàthái độ của HS đối với bộ môn Ngữ văn, chúng tôi thu nhận được kết quả hơn50% HS không thích học môn văn vì lí do chương trình Sách giáo khoa chưahay,nhiều văn bản khó cảm nhận, giáo viên thường xuyên dạy chay, đọc chép,
Trang 34chiếu chép nhiều, các đề kiểm tra, thi cử chủ yếu yêu cầu học thuộc, tái hiện,
xã hội Chính vì vậy nó là một thách thức cho hoạt động này trong tương lai.Theo đó, mục tiêu hướng tới của chương trình dạy học Ngữ văn hiện nay làkhông chỉ cung cấp kiến thức mà còn hình thành cho học sinh năng lực tựđọc, tự học, tự tiếp nhận văn học nói riêng và văn bản nói chung.“Tuy nhiên
tư tưởng và phương pháp đọc – hiểu nhìn chung mới dừng lại ở nhận thức làchính Trong thực tế dạy học tư tưởng đó chưa được hiện thực hóa một cáchtoàn diện, đồng bộ và hiệu quả” như tác giả Đỗ Ngọc Thống nhận xét
Theo tác giả Lê A, một trong những cái bất cập của chương trình hiệnhành là tính thiết thực, phục vụ cuộc sống của chương trình và SGK môn Ngữvăn hiện nay còn yếu Ví dụ, từ lớp 10 đến lớp 12 học sinh phải học tổng cộng
94 tiết Làm văn nhưng trong đó chỉ có 5 tiết dạy học nói; giờ Tập làm văn
Trang 35miệng thường thất bại Nên chăng tách dạy nói và dạy viết thành hai mạchriêng như một số nước trên thế giới đã và đang làm?
Mục tiêu không được xác định chính xác và sự ôm đồm cũng đượccảnh báo Sự ôm đồm gây quá tải biểu hiện ở nhiều yếu tố: thời lượng, sốlượng tác giả, tác phẩm được đưa vào chương trình, tính vừa sức - vừa tầmđón nhận đối với học sinh.Có những tác phẩm dù rất có giá trị văn chươngnhưng lại trở thành gánh nặng với học sinh và cả người dạy Vì áp lực quá tải,giáo viên phải chấp nhận từ bỏ những cuộc giao tiếp văn chương đúng nghĩatrên lớp để đạt được mục tiêu bài học.Những giờ dạy - học văn thành nhữnggiờ “lao động” thay vì những giờ đối thoại giữa thầy và trò trong không khíthù tạc, đàm đạo văn chương “Chính sự quá tải như thế mà rất nhiều giờ vănkiểu cưỡi ngựa xem hoa phần nào tước mất sự hứng thú và say mê của họcsinh”.Giáo viên khó mà tạo được sự lắng đọng, những ấn tượng văn chương ởcác em qua những giờ văn như thế
Từ thực trạng chung của hoạt động dạy học Ngữ văn hiện nay chúng tôithấy rằng nếu như có một chương trình hoạt động phong phú, có sự địnhhướng tốt của giáo viên, với vai trò chủ động của học sinh thì chắc chắn cáchoạt động đó sẽ mang lại tác dụng giáo dục tốt cho các em Chính vì vậy,việc nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn và tiếnhành đổi mới phương pháp tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn thực sự là yêucầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
1.4.3 Đánh giá ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân
1.4.3.1 Ưu điểm
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng bộ, chính quyền, Bangiám hiệu trường, tạo điều kiện thuận lợi để tập thể các GVCN, GVBM Ngữvăn tổ chức các HĐNGLL cho tập thể HS các khối lớp, nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay
Trang 36Đội ngũ cán bộ quản lí, tập thể giáo viên yêu nghề, vững chuyên môn,
có tâm huyết với HS, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, tiếp nhậnnhững tiến bộ về KHKT, công nghệ thông tin, áp dụng tích cực vào công tácgiáo dục
Được Sở Giáo dục địa thành phố và Nhà trường đầu tư xây dựng một
số hạng mục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học (hệ thống âm thanh, máy
vi tính, máy chiếu, máy tương tác …) hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy học và cáchoạt động giáo dục khác trong nhà trường
Xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục xãhội : nhà trường – gia đình – xã hội , đưa ra những biện pháp giáo dục tíchcực và khắc phục kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hạn chế từ phía HS
Đa số HS yêu thích, hứng thú đối với các HĐNGLL do nhà trường tổchức, hưởng ứng nhiệt tình, phát huy tốt năng lực bản thân trong quá trìnhtham gia hoạt động
1.4.3.2.Hạn chế
Một bộ phận cán bộ lãnh đạo , giáo viên, phụ huynh HS chưa thấy hếttầm quan trọng của HĐNGLL cho rằng hoạt động này chỉ là có tính hỗ trợ ,vui chơi giải trí không mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục
Thời gian chuẩn bị và thực hiện cho việc tổ chức các hoạt động nàycòn hạn chế Hình thức tổ chức chưa thật sự phong phú, đa dạng
Số lượng học sinh quá đông mà điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí tổchức không đủ đáp ứng nên nhiều HS không thể tham gia hoạt động
Sự phối hợp, phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các tổ chức, banngành, đoàn thể , tập thể GV chưa chặt chẽ, đồng bộ Các GV có kiến thứcnhưng chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức nên còn thiếu sức hấp dẫn lôi cuốnđối với mọi đối tượng HS Việc quản lí, kiểm tra đánh giá các HĐNGLL thiếu
cụ thể, sâu sát
Trang 37Ngoài ra, áp lực của vấn đề thi cử đối với học sinh, giáo viên còn nặng
nề , cả thầy và trò đều phải chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch dạyhọc, để đối phó với thi cử
Tài liệu hướng dẫn , tham khảo đối với công tác tổ chức HĐNGLLchưa đa dạng, phong phú, chưa có tính ứng dụng cao
1.4.3.3.Nguyên nhân
Theo kết quả điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy HĐNGLL mônNgữ văn ở trường THPT chưa đạt hiệu quả cao là do những nguyên nhân :
Nguyên nhân chủ quan:
Trong hoạt động dạy – học Ngữ văn ở trường THPT, GV và HS chưathực sự coi trọng việc tổ chức HĐNGLL Một số HS tỏ ra thích thú và tíchcực tham gia hoạt động, nhưng phần lớn các em còn thụ động , ngại thể hiệnbản thân khi đứng trước đám đông, thiếu tự tin, kĩ năng giao tiếp kém Do đó,những buổi học ngoài giờ trở nên gượng ép, ít sôi động, hứng thú
Các GV gặp nhiều khó khăn khi tổ chức những buổi HĐNGLL vì hạnchế về thời gian, kinh phí tổ chức, kinh nghiệm thiết kế chương trình…Lãnhđạo nhà trường cũng như GVBM chưa có biện pháp khuyến khích HS thamgia, chưa chú trọng hoạt động này cũng vì đây không phải là nội dung bắtbuộc và không có trong phạm vi ôn tập của các kì thi học kì, chuyển cấp vàCao đẳng - Đại học…
Nguyên nhân khách quan:
Trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng, phương tiện thực hiện còn thiếu, chưađáp ứng được yêu cầu tổ chức HĐNGLL (về máy móc, sân khấu, trang phục,
âm thanh, ánh sáng, …)
Kinh phí tổ chức còn eo hẹp , thiếu thời gian để GV đầu tư, phụ huynh
HS chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động, chưa tạo điều kiện và hỗ trợcho GV và HS thực hiện
Trang 38Áp lực thi cử nặng nề cũng khiến cho hoạt động ngoài giờ ngày càngmất đi vai trò tích cực, thậm chí lãng quên trong việc dạy – học Ngữ văn củanhà trường.
Tiểu kết chương 1
Từ những nghiên cứu về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của HĐNGLL,chúng ta thấy rằng HĐNGLL môn Ngữ văn giữ vai trò quan trọng trong quátrình giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, bổ trợ kiến thức, rèn luyện kĩnăng sống,tính tự chủ, năng động sáng tạo cho học sinh Hoạt động này gópphần củng cố, mở rộng kiến thức đã được học trong giờ chính khóa củng cốkiến thức các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giúp học sinh pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản.Tuy nhiên cho đến nay, HĐNGLL môn Ngữ văn ở các trường THPT chưa đặtđúng vị trí của nó Từ thực trạng trên, trong chương 2, chúng tôi đề ra một sốnội dung và phương pháp tổ chức HĐNGLL cụ thể áp dụng trong trườngTHPT hiện nay nhằm khơi dậy niềm say mê Văn học và năng lực sáng tạocho các thế hệ HS
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN NGỮ VĂN
Trang 39Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN GÒ VẤP
Như trước đã nói, HĐNGLL trong dạy học môn Ngữ văn là một hoạtđộng giáo dục và dạy học rất phong phú, đa dạng, có thể được giáo viên, tổ bộmôn và nhà trường sáng tạo, linh hoạt tổ chức tùy theo thời điểm, đặc điểmcủa học sinh và nhiệm vụ của nhà trường Trong phạm vi luận văn này, chúngtôi muốn đề cập đến một số vấn đề chủ yếu liên quan đến việc tổ chứcHĐNGLL môn Ngữ văn ở các trường THPT Quận Gò Vấp như: nguyên tắc
và định hướng tổ chức, nội dung và phương pháp tổ chức
2.1 Nguyên tắc và định hướng tổ chức HĐNGLL trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT Quận Gò Vấp
2.1.1 Nguyên tắc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn ở trường THPT Quận
Gò Vấp
HĐNGLL trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Quận Gò Vấpchính là cụ thể hóa các nguyên tắc chung nhất của lí luận dạy học, của dạyhọc bộ môn vào điều kiện địa bàn cụ thể của Quận Gò Vấp Vấn đề này đãđược các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục học, các giáo viên và các quy địnhtrong chương trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT phân tích,chỉ rõ
Khi bàn về nguyên tắc hoạt động ngoại khóa, cố GS Phan Trọng Luận
đề ra ba nguyên tắc cơ bản Thứ nhất là nguyên tắc giáo dục tư tưởng chínhtrị, đạo đức tư cách cho HS, vì hoạt động ngoại khóa văn học không phải làmột hoạt động văn chương thuần túy, mà phải gắn với việc giáo dục chính trị,giáo dục đạo đức, tư cách của HS Thứ hai là nguyên tắc tự nguyện và phảiphù hợp trình độ tâm sinh lí HS, mọi hoạt động đều phải xuất phát từ chínhtâm tư nguyện vọng của HS, từ đó HS mới thể hiện nhiều nhất tính năng động
và sáng tạo của mình Thứ ba, nội dung của hoạt động ngoại khóa không lặp
Trang 40lại nội khóa, không nằm trong chương trình nhưng phải có một mối liên hệnhất định, phải dựa vào hoặc có liên quan đến kiến thức đã học để phát triển
và đào sâu nhằm phục vụ cho nội khóa Tác giả Trần Thanh Bình khi bàn vềviệc tổ chức và hướng dẫn cho HS đọc ngoại khóa văn học, đã xác định cácnguyên tắc: chương trình đọc ngoại khóa phải kết hợp chặt chẽ và logic vớichương trình đọc chính khóa; đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là chương trìnhđọc ngoại khóa sẽ được hình dung như một chỉnh thể thống nhất các sự kiện,vấn đề, quy luật văn học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSphải gắn liền với vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo sư phạm của giáo viên
Để làm rõ hơn các nguyên tắc của HĐNGLL môn Ngữ văn nhằm địnhhướng cho việc tổ chức hoạt động trong thực tiễn ở các trường THPT Quận
Gò Vấp, chúng tôi thấy cần phải làm rõ nguyên tắc phù hợp tâm lí lứa tuổihọc sinh, nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc tiếp cận năng lực, nguyên tắc đảmbảo tính mục tiêu và hiệu quả, khả thi
1.2.1.1 Nguyên tắc phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh
Học sinh THPT ở độ tuổi từ 14,15 đến 18 tuổi là “thế giới thứ ba” theonghĩa đen của từ này, là quá trình chuyển hóa, giao thoa giữa tuổi trẻ em vàtuổi người lớn Đặc điểm lứa tuổi của HS THPT là có sự dồi dào về thể lực,phong phú về tinh thần và phức tạp về tính cách Ý thức cá nhân của HS pháttriển mạnh, nhân sinh quan và thế giới quan hình thành Các em có tâm líthích một cuộc sống tự lập, đề cao cái tôi cá tính, muốn được cống hiến vàkhẳng định mình trước tập thể… Về mặt tư duy, đây cũng là giai đoạn quantrọng trong việc phát triển trí tuệ và hoạt động nhận thức của HS THPT Điềunày làm cho năng lực cảm thụ văn học được nâng cao, trí nhớ phát triển rõrệt, khả năng nhận thức vấn đề đúng đắn và sâu sắc Do đó, việc tổ chức dạyhọc cho HS nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng phải dựa trên cơ sở tâm
lí lứa tuổi để xác định phương pháp giáo dục có hiệu quả