4 Không cần thiết 0 0
5 Kết quả 15 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh)
Kết quả điều tra trên cho thấy, có tới 66.7% GV cho rằng việc sử dụng PPNG trong quá trình dạy học môn GDCD là rất cần thiết, 33.3% cho rằng việc sử dụng PPNG vào quá trình dạy học là cần thiết và không có GV nào phủ nhận việc vận dụng phương pháp này trong quá trình dạy học. Điều đó chứng tỏ vai trò của PPNG trong dạy học môn GDCD được các GV đánh giá cao. Đây là một kết quả đáng mừng bởi GV ở các trường đã ý thức được việc cần thiết phải đổi mới PPDH và vận dụng linh hoạt các PP giáo dục nói chung, PPNG nói riêng vào trong quá trình dạy học; kết hợp dạy chữ, dạy người, gắn lý thuyết với những thực tiễn sinh động khắc phục được lối truyền thụ một chiều, thụ động cho HS. Tuy nhiên, thực tế thì do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan mà mức độ và hiệu quả sử dụng PPNG vẫn còn hạn chế cần phải có giải pháp để khắc phục.
Bảng 1.2. Đánh giá của GV về mục đích của việc sử dụng PPNG trong quá trình dạy học môn GDCD
STT Đánh giá về mục đích việc sử dụng PPNG Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức 1 6.7
2 Giúp HS lĩnh hội tri thức mới 1 6.7
3 Giúp HS liên hệ kiến thức lí luận và thực tiễn 6 40 4 Giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo 1 6.7 5 Giúp HS hình thành và phát triển nhân cách 6 40
6 Kết quả 15 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Từ các số liệu điều tra trên cho thấy: Đa số giáo viên sử dụng PPNG vào việc giúp học sinh có khả năng liên hệ kiến thức lí luận và thực tiễn chiếm 40% trong tổng số ý kiến, giúp HS hình thành và phát triển nhân cách. Còn các mục đích khác chưa được quan tâm đúng mức như: Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức chiếm 6,7%, Giúp HS lĩnh hội tri thức mới chiếm 6,7%, Giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo chiếm 6,7%. Đây là một ưu thế trong dạy học môn GDCD bởi vì những phạm trù đạo đức thường có tính lí luận, khái quát nhưng cũng mang tính thực tiễn cao. Nếu sử dụng PPNG phù hợp sẽ giúp cho HS hình thành nhiều kỹ năng quan trọng mà các PPDH khác khó đạt được, kỹ năng liên hệ kiến thức giữa lí luận và thực tiễn, đặc biệt là đạt được mục đích dạy học môn GDCD đó là góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Không những vậy, sử dụng PPNG sẽ giúp HS có những tiết học phong phú, sinh động, hiệu quả, tạo hứng thú cho bộ môn.
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng PPNG của GV trong QTDH môn GDCD
STT Mức độ sử dụng Số ý kiến Tỷ lệ
1 Chưa sử dụng 0 0
2 Chưa thành thạo 5 33.3
3 Thành thạo, nhuần nhuyễn 10 66.7
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả trên cho thấy, có tới 66.7% GV dạy học bộ môn GDCD ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn PPNG và chỉ có 33.3% GV dừng lại ở mức độ chưa thành thạo, không (0%) GV nào chưa từng sử dụng PPNG trong QTDH môn GDCD. Đây là một kết quả rất tốt, kết quả này minh chứng cho việc GV đã nhận thấy được ưu thế và những tác dụng tích cực đối với kết quả học tập của HS thông qua quá trình dạy học bằng PPNG so với các PP dạy học khác.
Bảng 1.4. Phạm vi sử dụng PPNG của GV trong dạy học môn GDCD
STT Phạm vi bài học Số ý kiến Tỷ lệ
1 Dạy tất cả các bài trong chương trình hiện nay 5 33.3
2 Chỉ dạy một số bài 10 66,7
3 Dạy một số đơn vị kiến thức nhỏ 0 0
4 Tổng số 15 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Như vậy, phần lớn GV cho rằng PPNG có thể dạy tất cả các bài trong chương trình hiện nay chiếm 33.3 %, số GV sử dụng PPNG để dạy một số bài 66.7 %, không có GV nào sử dụng phương pháp nêu gương để dạy ở một số đơn vị kiến thức nhỏ. Điều này chứng tỏ GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã thường xuyên sử dụng PPNG vào quá trình dạy học.
Bảng 1.5. Kết quả tìm hiểu về những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD lớp 6 (câu hỏi có nhiều lựa chọn) STT Những khó khăn khi sử dụng PPNG Số ý
kiến Tỷ lệ %
1 Do thói quen sử dụng các PP truyền thống khác 3 20 2 Do năng lực tổ chức, điều khiển của GV 4 26.7
3 Kỹ năng hợp tác của HS còn yếu 5 33.3
4 Chưa có quy trình nêu gương khoa học, hợp lý 12 805 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 9 60 5 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập 9 60
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả trên cho thấy, có hai nhóm khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNG, nhóm khó khăn chủ quan từ chính các chủ thể của QTDH là GV và HS, nhóm khó khăn khách quan từ các yếu tố liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng PPNG.
- Những khó khăn chủ quan:
Khó khăn mang tính chủ quan ở chính bản thân GV là do họ đã quen với các phương pháp dạy học truyền thống khác, trong đó GV làm trung tâm, là người chủ động tích cực còn trò là khách thể ngồi nghe. Họ chưa quen với vai trò là người chủ đạo, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của người học. Do đó trong quá trình dạy học ngại phải thay đổi phương pháp thường dùng. Ngoài ra, GV giảng dạy bộ môn GDCD ở bậc THCS hiện nay được đào tạo ở các trường CĐSP, ĐHSP chủ yếu là kết hợp đào tạo với các chuyên ngành khác và chỉ chiếm 30% trong khung chương trình đào tạo như Văn – GDCD, Sử - GDCD… Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng phương pháp dạy học bộ môn GDCD, 80% GV thừa nhận chưa có quy trình sử dụng PPNG khoa học, hợp lý, và do năng lực tổ chức, điều khiển của GV là 26.7% . Đây là một trong những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNG trong dạy học của GV.
Còn một khó khăn chủ quan nữa thuộc về các em HS, thể hiện kỹ năng hợp tác của học sinh trong quá trình sử dụng PP này, các em thường thiếu tính tích cực, chủ động và tự giác với tỷ lệ 33.3%. Các em thường quen với lối truyền thụ một chiều thầy đọc – trò chép nên khi giảng dạy giáo viên đưa ra một tấm gương cụ thể. Học sinh lại trông chờ giáo viên kể và phân tích hơn là tự tìm hiểu. Vì vậy, tính thụ động, trông chờ, ỷ lại vào người thầy trở thành một thói quen thường trực của đa số học sinh hiện nay.
Mặt khác, do đặc điểm HS lớp 6 vừa mới chuyển từ bậc Tiểu học lên bậc Trung học cho nên khả năng tư duy, và các kỹ năng học tập còn hạn chế. Không những vậy, trong quan niệm của HS môn GDCD là môn phụ, học để lấy điểm do đó các em thường không chú trọng học tập môn này. Nếu người giáo viên thiếu kinh nghiệm, thiếu nhiệt huyết thì không thể khơi gợi được hứng thú học tập của các em. Đây thực sự là một rào cản trong việc dạy học môn GDCD hiện nay ở bậc THCS.
- Những khó khăn khách quan:
Cơ sở vật chất chưa đảm bảo là một khó khăn lớn của rất nhiều trường THCS ở Kỳ Anh hiện nay. Bởi lẽ, khi sử dụng PPNG người giáo viên có thể thông qua một câu chuyện, một hình ảnh trực quan liên quan đến đơn vị kiến thức cần truyền tải có thể gợi mở, giảng giải cho HS, cũng có thể kiểm tra được những hiểu biết về nội dung kiến thức đó. Tuy nhiên, quá trình khảo sát thăm dò, tác giả thấy thư viện – trang thiết bị cho một số trường THCS để phục vụ cho bộ môn GDCD còn thiếu.
Ngoài ra, phân phối chương trình cho bộ môn GDCD còn ít 1 tiết/tuần với nhiều chủ đề, còn yêu cầu tích hợp nhiều nội dung, kỹ năng: kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, sức khỏe sinh sản vị thành niên…
Tóm lại: Có nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng PPNG trong quá trình dạy học môn GDCD. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua không sử dụng phương pháp này. Muốn khắc phục những khó khăn trên, đòi hỏi mỗi GV phải tự thân vận động và cùng với nhà trường đầu tư nghiên cứu, các cấp bậc giáo dục phải coi trọng việc đổi mới PPDH môn GDCD như một chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo con người.
Bảng 1.6. Đánh giá của GV về thái độ, ý thức của HS trong tiết học sử dụng PPNG
STT Thái độ, ý thức học tập của HS Số ý kiến Tỷ lệ %
2 Học bình thường như mọi tiết dạy khác 0 03 Chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động 8 53.33 Chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động 8 53.3 3 Chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động 8 53.3 4 Không hứng thú, HS thụ động hơn các tiết học
khác
0 0
5 Tổng số 15 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết GV đều cho rằng thái độ, ý thức học tập của HS trong tiết học có sử dụng PPNG là say mê, hứng thú, tích cực hơn các tiết học khác đạt 46.7 %. Không có GV nào lựa chon không hứng thú, HS thụ động hơn các tiết học khác. Số GV còn lại lựa chọn mức độ chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động chiếm 53.3%. Kết quả này nói lên rằng, việc sử dụng PPNG vào giảng dạy môn GDCD chưa tạo ra được thích thú, say mê học tập cho HS, những ưu điểm của PPNG chưa được GV khai thác có hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD.
Bảng 1.7. Đánh giá về mức độ hiệu quả sử dụng PPNG
STT Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Rất hiệu quả 3 20
2 Hiệu quả 11 73.3
3 Bình thường 0 0
4 Không hiệu quả 1 6.7
5 Tổng cộng 15 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả trên cho thấy, số GV đồng tình với hiệu quả của việc sử dụng PPNG trong dạy học 73.3%, 20% số GV cho rằng sử dụng PPNG trong QTDH
môn GDCD là rất hiệu quả. Không có GV nào đánh giá ở mức bình thường, không đạt hiệu quả là 6.7%.
Như vậy, kết quả điều tra GV bước đầu đã phản ánh được một thực trạng trong việc sử dụng PPNG để giảng dạy môn GDCD của GV ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh là đạt hiệu quả như mong muốn.
Để làm rõ việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD ở trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, chúng tôi đã tiến hành điều tra HS nhằm mục đích tìm hiểu về nhận thức của HS đối với PPNG, thái độ, ý thức, hiệu quả cũng như khó khăn mà các em gặp phải trong giờ học có sử dụng PPNG. Mặt khác, nhằm đối chiếu, kiểm nghiệm với các dữ liệu thu thập từ GV.
Bảng 1.8. Lựa chọn của HS đối với các PPDH môn GDCD
STT Phương pháp dạy học Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Thuyết trình 53 53 2 Đàm thoại 10 10 3 Trực quan 17 17 4 Thảo luận nhóm 3 3 5 Nêu gương 16 16 6 Động não 1 1 7 Tổng cộng 100 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả trên cho thấy, hầu hết HS thích học với phương pháp thuyết trình 53%, và ít hứng thú với những PPDH tích cực khác. Đây là đặc điểm thường thấy của đa số HS lớp 6, bởi các em quen với cách dạy ở bậc Tiểu học có thói
quen thụ động, thầy đọc trò chép, không phải suy nghĩ làm việc, chỉ có 16% HS lựa chọn PPNG. Điều này cho thấy HS chưa có hứng thú với việc sử dụng PPNG trong quá trình học tập môn GDCD.
Bảng 1.9. Thái độ, ý thức của HS đối với PPNG trong học tập môn GDCD STT Thái độ, ý thức học tập của HS Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Say mê, hứng thú, tích cực hơn các tiết học khác 3 3 2 Học bình thường như mọi tiết dạy khác 58 58 3 Chỉ một số cá nhân tích cực, còn lại thụ động 22 22 4 Không hứng thú, thụ động hơn các tiết học khác 17 17
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Từ kết quả của bảng điều tra cho thấy, có tới 58% HS đánh giá tiết học sử dụng PPNG ở mức học bình thường như mọi tiết học khác, 22% HS cho rằng trong quá trình học tập với PPNG chỉ có một số cá nhân tích cực, con lại thụ động, một số ít em lại thấy không hứng thú và thụ động hơn các tiết học khác, không có ý kiến nào thừa nhận ảnh hưởng tích cực của PPNG. Kết quả này trùng hợp với kết quả điều tra của GV, điều này càng khẳng định rõ hơn những hạn chế, bất cập trong việc vận dụng PPNG để dạy học bộ môn GDCD ở huyện Kỳ Anh. Thực tế này cũng nói lên rằng việc vận dụng PPNG trong dạy học bộ môn GDCD ở các trường THCS chưa phát huy hết tác dụng tích cực của nó.
Bảng 1.10. Mức độ chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài của HS
STT Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Thường xuyên 16 16
2 Thỉnh thoảng 52 52
3 Không bao giờ 32 32
4 Tổng cộng 100 100
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)
Kết quả điều tra cho thấy mức độ tích cực, chủ động của HS trong giờ học có sử dụng PPNG là chưa cao. Có đến 32% HS không bao giờ tham gia phát biểu xây dựng bài, 52% HS thỉnh thoảng mới tham gia xây dựng bài, số lượng
HS thường xuyên phát biểu xây dựng bài chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 16%. Đó là một hạn chế lớn trong việc sử dung PPNG. Nguyên nhân của thực trạng này thường là do tâm lý e ngại, không tự tin và thiếu kỹ năng diễn đạt trước đám đông. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân nữa đó là do thói quen thụ động, tâm lý ỷ lại vào giáo viên của các em.
Bảng 1.11. Đánh giá của HS về hiệu quả tiết học sử dụng PPNG so với các PPDH khác (câu hỏi có nhiều lựa chọn)
STT Hiệu quả sử dụng PPNG Số lượng Tỷ lệ %
1 Giờ học sinh động, hiểu bài nhanh hơn 31 31 2 Yêu thích môn học hơn, tích cực học tập hơn 19 19
3 Hình thành nhiều kỹ năng học tâp hơn 14 14
4 Nắm chắc bài học hơn 20 20
5 Khó hiểu bài hơn, giờ học kém hiệu quả hơn 47 47
6 Hình thành thói quen thụ động, ỷ lại 38 38
(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)