0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Thỉnh thoảng £

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 42 -42 )

3 Không bao giờ 32 32

4 Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)

Kết quả điều tra cho thấy mức độ tích cực, chủ động của HS trong giờ học có sử dụng PPNG là chưa cao. Có đến 32% HS không bao giờ tham gia phát biểu xây dựng bài, 52% HS thỉnh thoảng mới tham gia xây dựng bài, số lượng

HS thường xuyên phát biểu xây dựng bài chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 16%. Đó là một hạn chế lớn trong việc sử dung PPNG. Nguyên nhân của thực trạng này thường là do tâm lý e ngại, không tự tin và thiếu kỹ năng diễn đạt trước đám đông. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân nữa đó là do thói quen thụ động, tâm lý ỷ lại vào giáo viên của các em.

Bảng 1.11. Đánh giá của HS về hiệu quả tiết học sử dụng PPNG so với các PPDH khác (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

STT Hiệu quả sử dụng PPNG Số lượng Tỷ lệ %

1 Giờ học sinh động, hiểu bài nhanh hơn 31 31 2 Yêu thích môn học hơn, tích cực học tập hơn 19 19

3 Hình thành nhiều kỹ năng học tâp hơn 14 14

4 Nắm chắc bài học hơn 20 20

5 Khó hiểu bài hơn, giờ học kém hiệu quả hơn 47 47

6 Hình thành thói quen thụ động, ỷ lại 38 38

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, đánh giá của HS về hiệu quả của tiết học có sử dụng PPNG so với các PPDH khác là chưa cao, việc vận dụng PPNG chưa đạt mục tiêu của tiết học về tri thức, kỹ năng và thái độ, với số ý kiến cho rằng khó hiểu bài hơn, giờ học kém hiệu quả hơn chiếm 47%, hình thành thói quen ỷ lại 38%. 20% HS cho rằng nắm chắc bài học hơn. Như vậy, rõ ràng hiệu quả việc sử dụng PPNG trong dạy học bộ môn GDCD lớp 6 hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh chưa cao, ngược lại còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Bảng 1.12. Kết quả tìm hiểu về những khó khăn mà HS gặp phải trong giờ học có sử dụng PPNG (câu hỏi có nhiều lựa chọn)

STT Những khó khăn của HS Số ý kiến Tỷ lệ %

2 Không thích nói lên ý kiến cá nhân, rụt rè 39 39 3 Không quen chủ động, thích học thụ động như

trước đây

35 35

4 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đủ 49 49

5 Khả năng thâu tóm nội dung còn hạn chế 22 22

(Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, có 44% HS cho rằng khó khăn cơ bản mà các em thường xuyên gặp phải trong tiết học có sử dụng PPNG là do cách thức tổ chức nêu gương và điều khiển của GV còn hạn chế, nên giờ học chưa thực sự gây được hứng thú đối với HS, điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra về những khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng PPNG. Như vậy, rõ ràng việc xây dựng được một quy trình nêu gương hợp lý, khoa học là một việc hết sức cần thiết cho QTDH có sử dụng PPNG. Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như: Không thích nói lên ý kiến cá nhân, rụt rè; thói quen thụ động như trước đây; khả năng thâu tóm nội dung còn hạn chế… đều tồn tại trong chính bản thân HS, nhưng theo chúng tôi, những khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục được khi chính người GV phải là người tạo được hứng thú, sự say mê, tính tích cực chủ động cho HS bằng năng lực tự tổ chức, điều khiển giờ học, để qua tấm gương HS biết tự nhận thức để rút ra bài học cho chính bản thân mình.

Có thể khẳng định rằng, cả GV và HS đều đã có những nhận thức cơ bản về tầm quan trọng của phương pháp nêu gương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện GV và HS đều gặp những khó khăn nhất định, do còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong quá trình sử dụng. Bản chất và mục đích của PPNG là qua những tấm gương mà giúp các em nhận thức, lĩnh hội những kiến thức bài học, tự điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy – học môn GDCD. Vì vậy, cần tìm ra những giải pháp thích hợp để sử dụng PPNG một cách thường xuyên thì sẽ có hiệu quả trong dạy học và giáo dục học sinh.

PPNG là PPDH có nhiều ưu điểm vượt trội so với các PPDH khác trong dạy học môn GDCD lớp 6. Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, hứng thú học tập cho HS, thông qua việc giới thiệu tìm hiểu những tấm gương người thật, việc thật. Và theo cơ chế bắt chước trong tâm lý người, HS sẽ có sự nhận thức, chọn lọc những tấm gương tốt để noi theo, tránh gương xấu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD nói chung, GDCD lớp 6 nói riêng tỏ ra chưa mang lại những hiệu quả tương xứng.

Chương 2

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Ở CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Kế hoạch thực nghiệm

2.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm chứng sự đúng đắn và tính hiệu quả của việc sử dụng PPNG trong dạy học môn GDCD lớp 6 ở các trường THCS huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để tác giả khẳng định và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD lớp 6 nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo nói chung.

2.1.2. Nội dung thực nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi chọn 2 bài, bài 3 – Tiết kiệm (1 tiết). Và bài 11- Mục đích học tập của học sinh, bài này gồm 2 tiết, trong đó tiết 1 là tiết dạy học có sử dụng phương pháp nêu gương.

2.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

- Thứ hai: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Thứ ba: Thông qua xử lý dữ liệu, phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận về tính hiệu quả của việc sử dụng PPNG vào quá trình dạy học môn GDCD lớp 6 ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

2.1.4. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 6 năm học 2013 – 2014 của các trường: - Trường THCS Tân – Hoa: Lớp thực nghiệm: 6A, lớp đối chứng 6B - Trường THCS Kỳ Tây: Lớp thực nghiệm 6A, lớp đối chứng 6B - Trường THCS Kỳ Thịnh: Lớp thực nghiệm 6A, lớp đối chứng 6B

2.1.5. Địa điểm và thời gian thực nghiệm

- Địa điểm thực nghiệm: Trường THCS Tân – Hoa, Trường THCS Kỳ Tây, Trường THCS Kỳ Thịnh.

- Thời gian thực nghiệm: Năm học 2013 – 2014

2.1.6. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu thực nghiệm việc sử dụng PPNG vào dạy học môn GDCD ở các lớp thành công sẽ thu hút được sự chú ý của HS, rèn luyện ý thức tự giác học tập ở các em từ đó HS sẽ tiếp nhận kiến thức có chọn lọc, học tập và noi gương những tấm gương tốt, tránh những cái xấu nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Bên cạnh đó, nếu quá trình thực nghiệm thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo cho HS.

2.1.7. Phương pháp thực nghiệm

- Đối với các lớp đối chứng sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, diễn giảng, do đó, trong quá trình lên lớp GV truyền đạt các nội dung trong SGK cho HS.

- Đối với lớp thực nghiệm sử dụng PPNG kết hợp với một số phương pháp dạy học khác.

2.2.1. Khảo sát trình độ đầu vào lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Để kiểm tra trình độ nhận thức của HS khi chưa có tác động sư phạm, chúng tôi tiến hành khảo sát đầu vào của hai lớp đối chứng và thực nghiệm làm cơ sở đánh giá. Chúng tôi tổ chức cho các lớp đối chứng và thực nghiệm làm chung một bài kiểm tra, đánh giá theo thang và chuẩn như nhau. Nội dung chúng tôi đưa ra kiểm tra là những kiến thức môn GDCD lớp 6 vừa được học trong những bài trước. Khi kiểm tra chúng tôi tiến hành một cách nghiêm túc. HS các lớp phải độc lập suy nghĩ và làm theo đúng nhận thức của mình. Như vậy, kết quả kiểm tra đầu vào mới phản ánh được tính chính xác và khách quan.

Bảng 2.1. Kết quả điểm kiểm tra kiến thức của các lớp thực nghiệm và đối chứng Trường Lớp Số

HS

Mức độ nhận thức

Giỏi Khá Trung bình Yếu – kém

SL % SL % SL % SL % THCS Tân – Hoa TN6A 35 1 2.86 10 28.5 7 19 54.2 8 5 14.29 ĐC6B 34 0 0 12 35.29 18 52.94 4 11.43 THCS Kỳ Tây TN6A 35 0 0 12 34.29 17 48.5 7 6 17.14 ĐC6B 35 0 0 12 34.29 18 51.43 5 14.29 THCS Kỳ Thịnh TN6A 33 1 3.03 10 30.3 0 17 51.52 5 15.15 ĐC6B 33 0 0 11 33.33 16 48.4 8 6 18.18 (Nguồn: Số liệu do tác giả điều tra ở 3 trường: THCS Tân – Hoa, THCS

Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh, 2013)

Giỏi: 8 điểm – 10 điểm; Khá: 7 điểm – dưới 8 điểm; Trung bình: 5 điểm – dưới 7 điểm, Yếu – kém: dưới 5 điểm.

Tổng hợp số liệu điểm kiểm tra đầu vào từ bảng 13, chúng tôi nhận thấy mức độ nhận thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước khi có tác động sư phạm đạt ở mức độ trung bình. Trình độ của lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng là tương đương nhau, giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng không có sự chênh lệch nhau nhiều ở các mức độ nhận thức. Điều đó cho chúng tôi một cơ sở thực tiễn khách quan để đánh giá kết quả thực nghiệm khi chúng tôi tiến hành PPNG vào QTDH môn GDCD.

2.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Để tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án để dạy cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ nhận thức tương đương nhau cùng học một bài. Hai giáo án khi thiết kế phải đảm bảo nguyên tắc:

Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung theo quy định của Sở giáo dục.

Tuân thủ các bước lên lớp.

Phù hợp với cơ sở vật chất của trường.

* Giáo án dạy ở lớp đối chứng: Giáo án được chuẩn bị đầy đủ các bước

của một giáo án thông thường.

Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nội dung bài học, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ và tái hiện khi kiểm tra hoặc thi.

Hình thức tổ chức dạy học: Lớp học được sắp xếp tổ chức theo hình thức lên lớp thông thường.

PPDH: Phương pháp chủ đạo là các PPDH truyền thống, như PP thuyết trình, có kết hợp một số câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức đã được học.

Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, SGK, giáo án.

Nội dung dạy học: Toàn bộ nội dung kiến thức trong SGK. Củng cố bài học: GV tổng kết, khái quát nội dung bài học. Bài tập về nhà: Phần bài tập.

Kiểm tra đánh giá: GV là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của HS. GV phải chú ý vào khả năng ghi nhớ và tái hiện thông tin mà GV cung cấp cho HS.

- Mục tiêu: Giúp HS chiếm lĩnh tri thức cơ bản của nội dung bài học, dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV.

- Hình thức: Kể chuyện kết hợp với phân tích, so sánh.

- PPDH: Phương pháp chủ đạo là phương pháp nêu gương có kết hợp với các PPDH khác.

- Tiến hành thực nghiệm qua các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị

GV căn cứ vào nội dung bài học, trình độ nhận thức của HS mà lựa chọn tấm gương phù hợp. Nêu tấm gương, đưa ra câu hỏi và HS tìm cách trả lời.

Bước 2. Thực hiện

Khi nêu gương, GV dùng hình thức kể chuyện kết hợp với phân tích, so sánh để HS hiểu rõ về tấm gương.

Sau khi nêu tấm gương, GV tiến hành đàm thoại với HS.

GV dẫn dắt hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, câu hỏi mang tính gợi mở, củng cố, khắc sâu kiến thức, đồng thời làm nổi bật những nét điển hình, những ưu điểm của tấm gương.

HS suy nghĩ trả lời.

HS hợp tác với GV để chiếm lĩnh tri thức.

Bước 3. Tổng hợp đánh giá, kết luận nội dung học tập

Trên cơ sở ý kiến trả lời của HS, GV cùng tổng hợp các ý kiến để đưa ra ý kiến hợp lý nhất.

Rút ra nội dung bài học.

HS tự kiểm tra, đánh giá bản thân, và rút ra cách rèn luyện để đạt được như tấm gương.

Từ tấm gương đó phát động thi đua giữa các tổ HS với nhau. Nêu nhiệm vụ tiếp theo cho bài học mới.

Đánh giá kết quả: GV không còn giữ vai trò độc quyền trong đánh giá kết

quả của HS nữa. GV không chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ tái hiện của các em mà còn đỏi hỏi các em phải có khả năng ghi nhớ, hiểu và vận dụng được vào trong thực tiễn học tập và cuộc sống.

Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm một bài giảng cụ thể theo PPNG trong chương trình môn GDCD lớp 6 ở trường THCS Tân – Hoa, THCS Kỳ Tây, THCS Kỳ Thịnh.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1 Bài 3 : TIẾT KIỆM

(1 tiết) I. Mục tiêu bài học

Học xong bài HS cần đạt:

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.

- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống -Ý nghĩa của tiết kiệm.

2. Về kĩ năng

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lý phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lý, tiết kiệm.

- Thích lối sống tiết kiệm

- Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị. - Phê phán lối sống xa hoa lãng phí.

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục

Kĩ năng làm chủ bản thân Kĩ năng tìm và xử lí thông tin Kỹ năng phân tích đối chiếu

III. Các phương pháp dạy học

Nêu gương là chủ yếu kết hợp với các phương pháp dạy học khác như đàm thoại, thảo luận nhóm.

IV. Phương tiện dạy học

- GV: Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm.

Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân, Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.

Tranh ảnh về tấm gương tiết kiệm

- HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết? - Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?

3. Bài mới Giới thiệu bài

Sau mỗi buổi học, bạn A đều đợi các bạn trong lớp ra về hết rồi tắt điện, tắt quạt, không cần bác bảo vệ phải đi kiểm tra. Theo em, việc làm của A thể hiện đức tính gì?

GV chuyển ý: Việc làm của bạn A thể hiện bạn A là một người biết tiết

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU GƯƠNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 42 -42 )

×