1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường cao đẳng sư phạm tỉnh bình phước

111 831 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 770,5 KB

Nội dung

Cho đến nay nguyên nhân này vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020, Đảng vàNhà nước ta đã nhấn mạnh: “Đối với mục tiêu, nội

Trang 1

NGUYỄN THANH TÙNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An – 2014

Trang 2

NGUYỄN THANH TÙNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học

PGS TS Phạm Minh Hùng

Nghệ An – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các nhà khoa học, các GS, PGS, TS đã đọc luận văn và giảng các chuyên đề Với tất

cả tình cảm của mình, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Ban Giám Hiệu trường Đại học Vinh, Phòng đào tạo Sau đại học Vinh cùng Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Sài Gòn, Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước.

Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng bảo vệ luận văn cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục Khóa 20 đã đọc và đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.

Quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Hùng,

đã hết sức tận tình, chu đáo trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp em hoàn thành luận văn này.

Nhân dịp này xin bày tỏ sự cảm ơn tới:

Các tổ chức đoàn thể và giáo viên, sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước

Xin trân trọng cảm ơn các học viên cao học khoá 20 chuyên ngành Quản

lý giáo dục, bạn bè đồng nghiệp và người thân đã động viên, khích lệ, giúp

đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

Vinh, tháng 06 năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5

3.1 Khách thể nghiên cứu 5

3.2 Đối tượng nghiên cứu 5

4 Giả thuyết khoa học 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP 5

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 5

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

6.3 Phương pháp thống kê toán học 6

7 Đóng góp của luận văn 6

7.1 Về mặt lí luận 6

7.2 Về mặt thực tiễn 6

8 Cấu trúc luận văn 7

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CĐSP 8

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Chất lượng và chất lượng dạy học 10

1.2.1.1 Chất lượng 10

1.2.1.2 Chất lượng dạy học 11

1.2.2 Quản lý và quản lý chất lượng dạy học 12

1.2.2.1 Quản lý 12

1.2.2.2 Quản lý chất lượng dạy học 14

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lý chất lượng dạy học 19

1.2.3.1 Hiệu quả 19

1.2.3.2 Hiệu quả quản lý chất lượng dạy học 19

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLDH 20

1.2.4.1 Giải pháp 20

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học 20

1.3 Một số vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP 20

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP 20

1.3.2 Nội dung nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP 22

1.3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học ở trường CĐSP 23

1.3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở trường CĐSP 23

1.3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường CĐSP 24

Trang 6

1.3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả dạy học ở Trường CĐSP 27

1.3.2.5 Các điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP 31

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP 33

1.3.3.1 Yếu tố chủ quan 33

1.3.3.2 Yếu tố khách quan 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CĐSP TỈNH BÌNH PHƯỚC 38

2.1 Khái quát về trường CĐSP tỉnh Bình Phước 38

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Trường 38

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Trường 41

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 41

2.1.2.2 Cơ cấu nhân sự 42

2.1.2.3 Các ngành đào tạo 43

2.2 Thực trạng chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 44

2.2.1 Thực trạng chất lượng SV đầu vào 44

2.2.2 Thực trạng kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 47

2.2.3 Thực trạng kết quả học tập của SV Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 48

2.2.4 Thực trạng chất lượng SV tốt nghiệp 49

2.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 50

Trang 7

2.3.1 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học ở

trường CĐSP tỉnh Bình Phước 50

2.3.2 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở trường CĐSP tỉnh Bình Phước 51

2.3.3 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường CĐSP tỉnh Bình Phước 55

2.3.4 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường CĐSP Bình Phước 56

2.3.5 Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học ở trường CĐSP tỉnh Bình Phước 58

2.4 Nguyên nhân của thực trạng 60

2.4.1 Nguyên nhân thành công 60

2.4.2 Nguyên nhân hạn chế thiếu sót 62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA QUẢN LÝ CHẤT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CĐSP TỈNH BÌNH PHƯỚC 65

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 65

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 65

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 65

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 65

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 65

3.2.1 Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giảng viên về sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 66

Trang 8

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp 66

3.2.1.2 Nội dung giải pháp 66

3.2.1.3 Cách thức thực hiện giải pháp 66

3.2.2 Xây dựng quy trình, quy định quản lý CLDH ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 67

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp 67

3.2.2.2 Nội dung giải pháp 67

3.2.2.3 Cách thức thực hiện giải pháp 69

3.2.3 Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước một cách khoa học 70

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp 70

3.2.3.2 Nội dung giải pháp 71

3.2.3.3 Cách thức thực hiện giải pháp 72

3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 76

3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp 76

3.2.4.2 Nội dung giải pháp 76

3.2.4.3 Cách thức thực hiện giải pháp 77

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu qủa quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 79

3.2.5.1 Mục tiêu của giải pháp 79

3.2.5.2 Nội dung của giải pháp 80

3.2.5.3 Cách thức thực thực hiện 80

3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 82

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

Trang 9

1 KẾT LUẬN 86

2 KIẾN NGHỊ 88

2.1 Với Bộ GD&ĐT 88

2.2 Với UBND tỉnh Bình Phước 88

2.3 Với Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bình Phước 89

2.4 Với Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bình Phước 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU 94

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 94

PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 98

PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 100

Trang 10

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 11

Bảng 2.1: Trình độ cán bộ giảng viên Trường CĐSP Bình Phước 42 Bảng 2.2: Bảng thống kê về độ tuổi và thâm niên công tác của giảng viên CĐSP Bình Phước năm 2013 43 Bảng 2.3: Các loại hình đào tạo và số lượng sinh viên đang học tại Trường trong năm học 2012-2013 44 Bảng 2.4: Kết quả tuyển sinh bậc CĐSP của Trường CĐSP Bình Phước qua các năm học 45 Bảng 2.5: Chất lượng học sinh đầu vào hệ cao đẳng của Trường CĐSP Bình Phước qua các năm 46 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá CB-GV về chất lượng SV đầu vào hệ cao đẳng chính quy của Trường CĐSP Bình Phước 46 Bảng 2.7: Kết quả rèn luyện đạo đức sinh viên Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

47

Bảng 2.8: Số liệu thống kê kết quả học tập của sinh viên Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 48 Bảng 2.9: Đánh giá xếp loại tốt nghiệp SV của Trường CĐSP Bình Phước 49 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá CTDH ở Trường CĐSP Bình Phước 52 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp dạy học của CB-GV Trường CĐSP Bình Phước 55 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá thực trạng công tác KT-ĐG kết quả học tập tại Trường CĐSP tỉnh Bình Phước 57 Bảng 2.13: Bảng thống kê cơ sở vất chất trường CĐSP Bình Phước 59

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở Trường CĐSP Bình Phước 84

Trang 12

về mọi mặt của các nước có tốc độ phát triển nhảy vọt như Nhật Bản, HànQuốc Từ kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, UNESCO vàcác nước phát triển đã đúc rút và khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là đầu tưcho phát triển; Thế kỷ 21 là thế kỷ cạnh tranh về Giáo dục Trên thực tế điềuđó đã và đang xảy ra với mức độ ngày càng mạnh mẽ Các quốc gia coi “Pháttriển Giáo dục” là chìa khoá vàng đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, là tiêuchí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia.

Đối với nước Việt Nam ta, ngay từ khi thành lập, Đảng và Nhà nước ta đãchú trọng đến phát triển giáo dục, đặc biệt là Đại hội VI,VII,VIII, IX, X vàĐại hội XI của Đảng Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học công nghệ,

Trang 13

giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI

đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lựcquan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường

kinh tế nhanh và bền vững” Đại hội chủ trương: “ Tiếp tục nâng cao chất

lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trườnglớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hộihoá ” [23; tr.130-131]

Giáo dục và đào tạo là nền móng để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao,đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước Đánh giá về Giáo dục,Đảng ta đã luôn xác định những thành tựu quan trọng của Giáo dục đã gópphần tích cực vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước trong thời kỳ đổimới Tuy nhiên Đảng ta cũng thẳng thắn đánh giá: chất lượng giáo dục nóichung vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại Điều đó do nhiều nguyênnhân song cơ bản là do công tác quản lý giáo dục như Nghị quyết Trung ương

II (khoá VIII) đã chỉ: “Công tác quản lý giáo dục còn những mặt yếu kém, bấtcập” Cho đến nay nguyên nhân này vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu.Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2011 - 2020, Đảng vàNhà nước ta đã nhấn mạnh:

“Đối với mục tiêu, nội dung phương pháp chương trình giáo dục các cấpbậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừatăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả và đổi mới phươngpháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực

để phát triển giáo dục”

Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo là: Nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Như vậy “bồi dưỡng nhân tài” là mộttrong ba nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi ba bậc học: phổ thông, giáo dục nghề

Trang 14

nghiệp; giáo dục đại học và sau đại học phải chú trọng Chiến lược phát triểnGiáo dục 2011 - 2020 cũng đã đề ra bảy nhóm giải pháp lớn để đổi mới vàphát triển Giáo dục, trong đó "đổi mới công tác quản lý Giáo dục" là giải phápđột phá.

Bình Phước là một tỉnh miền núi khó khăn về giao thông, nghèo về tàinguyên và tiềm lực, kinh tế chậm phát triển, nguồn nhân lực có trình độ caonghèo, nhân tài hiếm và khó thu hút Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh,

để có thể đi tắt, đón đầu, ngày càng rút ngắn khoảng cách với các tỉnh bạn,hơn bao giờ hết, Bình Phước cần có một nguồn nhân lực có trình độ và mộtđội ngũ nhân tài ngày càng đông đảo để phục vụ nhu cầu phát triển nhanh vàbền vững Chính vì vậy, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT Bình Phước hơn baogiờ hết đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới,công nghiệp hoá và hiện đại hoá Bình Phước

Trong những năm gần đây, giáo dục Bình Phước đã có nhiều bước tiến,nhiều cố gắng trong đổi mới Tuy nhiên giáo dục Bình Phước vẫn chưa đápứng được yêu cầu ngày càng cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Các nhà trường nói chung, trường CĐSP nói riêng chưa đẩy nhanhđược tốc độ đổi mới Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý chất lượngdạy học ở trường CĐSP nói riêng chậm đổi mới, nghiệp vụ quản lý ở trình độkhông chuẩn, ít được đào tạo chính quy

Trường CĐSP Bình Phước thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viênmầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cán bộ quản lý tiểu học, trung học cơ sở

và các ngành sư phạm liên thông cho tỉnh nói riêng và cho đất nước nóichung Trường CĐSP Bình Phước được nâng cấp từ trường trung cấp sưphạm thành CĐSP vào năm 2003, đã trải qua 10 năm phát triển và trưởngthành, Nhà trường đã đóng góp được nhiều thành tích quan trọng góp phầnphát triển giáo dục Bình Phước Là một trường CĐSP Bình Phước miền núi,

Trang 15

non trẻ, song với sự sáng tạo trong quản lý, nhà trường đã từng bước trưởngthành, lớn mạnh Đến nay, nhà trường có hơn hai ngàn sinh viên có 103 cán

bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy và phục vụ Nhà trường có 16 mã ngànhđào tạo hệ trung cấp, cao đẳng Trường CĐSP Bình Phước chủ yếu đào tạođội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho tỉnh Bình Phước vàcác ngành ngoài sư phạm

Tuy nhiên khi xem xét kết quả đào tạo sinh viên sau khi ra trường thì thấyrằng: một số năm đầu kết quả thấp, kết quả về chất lượng đào tạo tăng dần ởvài năm sau đó, song kết quả đó vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu xãhội, sinh viên sau khi ra trường chỉ xin dạy được ở trong tỉnh là chủ yếu, sốsinh viên xin dạy ở các tỉnh khác là rất ít

Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân làm chochất lượng giáo dục của nhà trường không tăng và không bền vững, chưa đápứng được yêu cầu đòi hỏi của tỉnh, của xã hội như: nguyên nhân từ phía ngườidạy và khâu dạy, nguyên nhân từ phía người học, nguyên nhân từ cơ sở vậtchất Song một trong những nguyên nhân chính là công tác quản lý dạy họcchưa đổi mới kịp thời với yêu cầu chung của sự đổi mới giáo dục

Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nâng caoCLDH, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản dạy học nhằm nângcao chất lượng giáo dục của nhà trường là rất cần thiết trong điều kiện hiệnnay đối với giáo dục tỉnh Bình Phước Đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhất

là những người trực tiếp làm quản lý trong trường CĐSP Bình Phước – nơiđược đặc trách giao nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn đào tạo giáo viên cho tỉnhnhà, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục nhà trường là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước” để nghiên cứu

Trang 16

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp có cơ

sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học

ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP tỉnh Bình Phước

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở TrườngCĐSP tỉnh Bình Phước

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tínhkhả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở TrườngCĐSP tỉnh Bình Phước

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 17

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng

cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn cócác phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lí các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lí luận

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng nói chung, quản

lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Trang 18

Đánh giá được thực trạng quản lý CLDH ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước;

từ đó đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi đểnâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượcchia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường CĐSP

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở Trường CĐSP tỉnh Bình Phước

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại những thành tựu đáng kể cho giáodục nước ta Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xãhội, chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều bất cập Các văn kiện chính thức củaĐảng, Nhà nước và của ngành đều khẳng định: giáo dục - đào tạo nước ta cònnhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả, chưađáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộcđổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN

Một trong những nguyên nhân đã được chỉ ra một cách khá nhất quán là:công tác quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập; có nhiềuthiếu sót trong việc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng; thiếu nhữngbiện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo Nhiều ý kiếncho rằng, công tác quản lý giáo dục ở nước ta vẫn còn nặng về quản lý hànhchính, vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đào tạo chưa thực sự được quantâm đúng đắn Trong quản lý giáo dục phổ thông, việc quản lý chất lượng vẫntheo kinh nghiệm truyền thống, chưa được soi sáng bằng một tư tưởng quản

lý khoa học và bằng một hệ thống các phương pháp, quy trình quản lý chấtlượng mang tính khoa học và có hiệu quả

Trang 20

Trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển siêu tốc của khoa học - côngnghệ và cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn cầu hóa, khi vấn đề chấtlượng là yêu cầu khắc nghiệt, là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội, là sựsống còn của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức thì việc nghiên cứu vàứng dụng những thành tựu của khoa học quản lý chất lượng nhằm nâng caokhông ngừng chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên có ý nghĩa Bởi lẽ, mộtđiều đã từng được chứng minh và khẳng định là: phương thức quản lý quátrình làm ra một sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) như thế nào sẽ quyết địnhchất lượng của sản phẩm như thế ấy Do vậy, vấn đề quản lý chất lượng đã trởthành mối quan tâm hàng đầu ở trên 150 quốc gia, đang thực sự mở ra mộtthời kỳ mới cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng củacác quá trình sản xuất và dịch vụ

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý CLDH đã thu hút được sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong một vài thập niên trở lại đây Đó làcác tác giả Nguyễn Phương Nga, Lê Đức Ngọc, Nguyễn Quý Thanh, PhạmXuân Thanh, Phạm Thành Nghị Tuy nhiên các công trình của những tác giảnày mới chỉ tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng giáo dục ĐH

Những năm gần đây đã xuất hiện một số luận văn thạc sĩ, chuyên ngànhQuản lý giáo dục, đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượngdạy học ở trường phổ thông, trung cấp và cao đẳng Ngoài ra còn nhiều tài

liệu khác đề cập đến vấn đề CLDH như: “Đánh giá chất lượng giáo dục chuyên nghiệp: cơ sở lý luận và thực tiễn”, năm 2005 của Nguyễn Đức Trí;

“Đánh giá chất lượng giáo dục THCN”, năm 2005 của Nguyễn Minh Đường;

“Chất lượng giáo dục THCN – Khái niệm, nội dung, tiêu chí và phương pháp

đo lường”, năm 2005 của Nguyễn Viết Sự; “Tiêu chuẩn trong giáo dục chuyên nghiệp”, năm 2005 của Hoàng Ngọc Vinh; “Một số vấn đề lý luận và

Trang 21

thực tiễn về nâng cao chất lượng GDCN và Cao đẳng ở Việt Nam”, năm 2008

và của cả nước nói chung

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Chất lượng và chất lượng dạy học

1.2.1.1 Chất lượng

Khoa học QLCL luôn xem xét chất lượng của một sản phẩm trong mốiquan hệ với những yêu cầu, chuẩn mực chất lượng khi thiết kế sản phẩm vàtrong sự phù hợp với nhu cầu của người sử dụng Bộ Tiêu chuẩn QLCL quốc

tế ISO 9000: 1994 đã định nghĩa: "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của mộtthực thể tạo cho một thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã đượccông bố hoặc còn tiềm ẩn" Như vậy, chất lượng sản phẩm là tập hợp cácthuộc tính bản chất của hàm chứa trong sản phẩm ấy không những đáp ứngnhững yêu cầu, những mục tiêu và chuẩn mực chất lượng đã được xác định,được "công bố" rộng rãi mà còn là sự đáp ứng các nhu cầu sử dụng "tiềm ẩn"của khách hàng (người sử dụng sản phẩm) trong những điều kiện cụ thể (vàđược đo đếm bằng mức độ thỏa mãn khách hàng)

Trang 22

Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sựvật chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các

sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểuhiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của sựvật lại làm một, gắn bó các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật

mà không tách rời khỏi sự vật sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thìkhông thể mất chất lượng của nó Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thayđổi của vật về căn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với thuộctính quy luật về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy luật ấy.Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng

Theo tác giả Lê Đức Phúc: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trịcủa một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bảnkhẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vậtkhác” [28]

Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục,đáp ứng ngày càng cao của người học và sự phát triển ngày càng cao của XH

1.2.1.2 Chất lượng dạy học

Khái niệm chất lượng được đưa ra để chỉ những giá trị vật chất và giá trị sửdụng của một vật phẩm, một sản phẩm trong sự qui chiếu với một chuẩn đánhgiá nào đó có tính chất qui ước, có tính chất xã hội, là “cái tạo nên phẩm chất,giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” Ngoài ra, vì chất lượng đượcđánh giá phụ thuộc vào các qui ước xã hội nên chuẩn hay tiêu chuẩn đánh giáhoàn toàn có thể thay đổi Yêu cầu của cuộc sống được nâng lên thì các sảnphẩm xã hội cũng được đánh giá khác đi, cũng có nghĩa là yêu cầu chất lượngcần đáp ứng của một sản phẩm cũng thay đổi Do sự phát triển của chất lượngcuộc sống, yêu cầu về chỉ số của chất lượng với các sản phẩm, công trình xãhội ngày càng cao

Trang 23

Khác với ngành nghề khác, sản phẩm của quá trình dạy học là con người –loại sản phẩm không cho phép thứ phẩm, phế phẩm Giáo dục là một ngànhnghề đòi hỏi chất lượng lao động cao nhất cả phía người giáo dục và ở phíanhững người được giáo dục Chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạyhọc nói riêng được đánh giá trong những biểu hiện tài năng, đạo đức - lốisống, lý tưởng của con người khi mà hoạt động dạy học, hoạt động giáo dụchoàn thành Chất lượng dạy học là chất lượng của việc dạy và việc học, là sựphát huy tối đa năng lực dạy của thầy và năng lực học của trò.

Chất lượng dạy học được đánh giá qua các tiêu chí sau đây:

- Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học

- Mức độ thực hiện nội dung dạy học;

- Mức độ sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức DH

- Mức độ sử dụng và phối hợp các phương pháp đánh giá kết quả họctập của học sinh;

- Kết quả học tập của học sinh

Khi xã hội phát triển, nó đặt ra những yêu cầu mới mà sau khi ra trườngphải đáp ứng Hướng tới những yêu cầu đó là mục tiêu của công tác giáo dụctrong nhà trường Sự chuyển dịch của mục tiêu giáo dục trong nhà trườngnhằm thoả mãn đơn đặt hàng của xã hội khiến cho chuẩn đánh giá hay là giátrị chất lượng giáo dục phải được nâng lên Cũng giống như các kết quả laođộng khác, chất lượng giáo dục không phải là một định lượng giá trị khôngđổi Nó là thông số kết quả quá trình dạy học so với mục tiêu GD&ĐT

1.2.2 Quản lý và quản lý chất lượng dạy học

1.2.2.1 Quản lý

Từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người có sự hợp tác với nhau thìhoạt động quản lí đã được hình thành Ở đâu có nhóm xã hội, dù đó là nhóm

Trang 24

nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức hay nhóm không chính thức thì ở đó cầnđến hoạt động quản lí Quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ở bất cứ lĩnh vực nào

và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào Lao động của con người luôn luôn làlao động tập thể, mỗi người có một vị trí nhất định trong tập thể nhưng cóquan hệ và có giao tiếp với người khác, tập thể khác trong quá trình lao động

Vì vậy cần có sự quản lý để duy trì tính tổ chức, sự phân công lao động, cácmối quan hệ giữa những người trong một tổ chức xã hội và giữa các tổ chức

xã hội trong quá trình sản xuất vật chất, trong quá trình xã hội nhằm đạtnhững mục tiêu nhất định

Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng quản lí vào trong việc tổ chứchoạt động của mình Nhà triết học Socrates (469 - 399 trước Công nguyên) đãcho rằng: “Những người biết cách sử dụng con người sẽ điều khiển công việc

cá nhân hoặc tập thể một cách sáng suốt, trong khi những người không biếtlàm như vậy sẽ mắc sai lầm trong việc điều hành cả hai công việc này” Cũngngay từ thời Trung Hoa cổ đại, người ta đã xác định được 4 chức năng củaquản lý, đó là kế hoạch hoá, tổ chức, tác động và kiểm tra

Tuy tư tưởng về quản lý đã có lịch sử hơn 2.500 năm nhưng mãi đến nhữngnăm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cuộc vận động quản lý theo khoa học mớixuất hiện Trong đó người đi tiên phong cho cuộc vận động này là FrederichWinslow Taylor Năm 1911, ông đã xuất bản cuốn sách “Các nguyên tắc quản

lý theo khoa học” Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, vấn đề quản lý đã đượcĐảng Cộng sản Liên Xô (cũ) nhấn mạnh: “Các vấn đề quản lý không nhữngchỉ được một số ít cán bộ quản lý và chuyên gia, mà còn được tất cả các tổchức Đảng và Xô Viết, tất cả các cơ quan kinh tế, tất cả những người lao độngđặc biệt quan tâm Hoàn thiện công tác quản lý là một bộ phận quan trọngtrong hoạt động kinh tế của Đảng Cộng sản”

Hiện nay, quản lý theo khoa học là một yêu cầu đặt ra đối với mọi lĩnh vực

Trang 25

của đời sống xã hội Đây là một hoạt động giữ vai trò hết sức quan trọng ưng cũng là hoạt động rất khó khăn, phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đến conngười, đến tổ chức.

nh-Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Quản lí là chức năng và hoạt động của

hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảođảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảođảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó ” [37; tr 580]Theo Từ điển tiếng Việt, “Quản lí là trông coi và giữ gìn theo những yêucầu nhất định” [39; tr 888]

Có tác giả lại hiểu quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo các chức năng kế hoạch hoá, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Hà Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lí là tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đếnkhách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chứcđó vận hành và đạt được mục đích của mình” [13]

Quản lý vừa là một khoa học dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật pháttriển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa làmột nghệ thuật đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thểquản lý

Theo chúng tôi, quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một nhóm(hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ và mục đíchchung Quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của XH

1.2.2.2 Quản lý chất lượng dạy học

Quản lý chất lượng dạy học là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trìcác cơ chế đảm bảo chất lượng GD - ĐT theo mục tiêu đã đặt ra Theo

Trang 26

Nguyễn Đức Trí: “Quản lý chất lượng dạy học không phải là thanh tra đó là

sự cố gắng làm mọi việc đúng ngay từ đầu và đúng vào mọi thời điểm hơn làviệc kiểm tra Tất cả mọi công việc, mọi quá trình, mọi người (CBQL GV,HS ) phải luôn thực hiện việc liên tục và từng bước cải thiện chất lượng dạyhọc ở trường mình”

Với cách tiếp cận chất lượng từ mục tiêu, thì quản lý chất lượng dạy học ởtrường cao đẳng sư phạm thực chất là quản lý việc thực hiện mục tiêu mà trườngđặt ra đạt được

Về khái niệm mục tiêu, theo Nguyễn Đức Chính “Mục tiêu hiểu theo nghĩa

cơ bản nhất của từ này là cái đích mà ta phải đến và khi đã đến đích phải đánhgiá được là đã đến đích được thật hay chưa Với nghĩa này, những “địnhhướng”, “mục đích” của giáo dục mới chỉ là “Bản quy hoạch chung” hoặccùng lắm là “bản qui hoạch chi tiết” của ngôi nhà giáo dục Nó mới cho tađược ý niệm ban đầu về hình hài của ngôi nhà Nhất thiết phải có bản thiết kế,một bản vẽ thi công (tức là mục tiêu) làm cơ sở cho việc xác định một cáchchính xác và tường minh những loại vật liệu gì (nội dung) bao nhiêu là đủ(không thừa, không thiếu), phải có các biện pháp thi công nào (phương phápdạy - học) và điều tối quan trọng là khi xây dựng xong ta có thể đối chiếungôi nhà đó với bản thiết kế để đánh giá chất lượng của ngôi nhà

Mục tiêu là sự mô tả những gì sẽ đạt được sau khi học một môn học, haymột bài học Mục tiêu được xác định bằng hành vi cụ thể hoá năng lực nhậnthức, kĩ năng, thái độ cần đạt được sau một bài học, môn học, khoá đào tạo”

Vì vậy, quản lý chất lượng dạy học ở trường cao đẳng là quản lý mục tiêuvới sản phẩm “đầu ra” là sinh viên trên cơ sở đánh giá sinh viên sau ba nămhọc đối chiếu với các mục tiêu đặt ra, sinh viên đã đạt đến mức nào, hay sảnphẩm đầu ra là sinh viên đã đạt đến trình độ nào theo các yêu cầu sau:

Trang 27

- Việc hình thành ở người học một hệ thống tri thức cơ bản toàn diện vừatheo kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, vừa kế thừa được nhữngtruyền thống tinh hoa của dân tộc.

- Việc hình thành được kĩ năng lao động với ý nghĩa là những kĩ năngnghề nghiệp ở bậc cao đẳng

- Biểu hiện thái độ, tình cảm với quê hương, đất nước và những địnhhướng nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình cấp học cho bảnthân sinh viên trong tương lai

Quản lý CLDH cũng chính là quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viêntrong trường được thể hiện thông qua kết quả học tập của sinh viên Dạy cóchất lượng chính là thực hiện tốt ba nhiệm vụ: cung cấp kiến thức, rèn luyện

kỹ năng, hình thành thái độ cho người học Thực hiện tốt ba nhiệm vụ đó làmcho hiệu quả dạy học ngày càng gia tăng theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hộichính là chất lượng dạy học được nâng cao Do đó, quản lý để nâng cao chấtlượng dạy học không chỉ đơn thuần là quản lý các hoạt động dạy học mà còn

là quản lý quá trình tác động đến tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm cótác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt độnghọc của trò, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các thành tố như mục tiêu, nộidung, phương pháp, kết quả

Quản lý chất lượng dạy học là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và tổ chứcduy trì các cơ chế để đảm bảo chất lượng của các thành tố tham gia vào quátrình dạy học, trong đó chủ yếu nhất là chất lượng của người học Vai trò củangười quản lý là tạo ra những qui trình, tạo điều kiện để thực hiện các quitrình, giám sát, đánh giá việc thực hiện các qui trình và kịp thời điều chỉnh, bổsung khi có sự chưa phù hợp của các qui trình đó Trong quá trình quản lý,người quản lý phải xác định được những hoạt động sau đây: xác định mục

Trang 28

tiêu và các chuẩn mực; xác định lĩnh vực cần quản lý; xây dựng các qui trìnhđảm bảo chất lượng; xác định tiêu chuẩn và tiến hành đánh giá CLDH.

- Xác định mục tiêu và các chuẩn mực: các mục tiêu và chuẩn mực cầnđược xác định theo các mức độ cụ thể và cần phải là các chỉ tiêu định lượng.Việc xác định các mục tiêu, chuẩn mực và đề ra các biện pháp thực hiện cácmục tiêu đó phải được tiến hành trong quá trình xây dựng kế hoạch của nămhọc Bản kế hoạch này phải xác định được sứ mệnh, lý do tồn tại và tầm nhìncũng như cơ sở lôgic của sự tồn tại và phát triển, phải phân tích được

Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến nhà trường, những vấn

đề cần được ưu tiên giải quyết Xác định cách thức, hướng đi, dự trù kinh phí

và khả năng khai thác, thu hút các nguồn lực để thực hiện kế hoạch Các kếhoạch hành động phải được xây dựng để cụ thể hoá bản kế hoạch các mụctiêu và chuẩn mực Các giá trị đối với “đầu vào”, các điều kiện đảm bảo độingũ, cơ sở vật chất, các trang thiết bị, nguồn tài chính chi phí vv được xácđịnh sẽ là cơ sở để phân tích so sánh và đánh giá chất lượng “đầu ra” của sảnphẩm

- Xác định lĩnh vực cần quản lý: các lĩnh vực quản lý gồm hai nhóm chính

là nhóm chức năng cơ bản và nhóm điều kiện

- Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng cơ bản bao gồm: quản lý dạy và học(quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp)

- Các lĩnh vực thuộc nhóm chức năng điều kiện bao gồm: quản lý đội ngũgiáo viên, nhân viên, quản lý học sinh – sinh viên, quản lý các dịch vụ hỗ trợdạy học, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác quản lý điều hànhcủa nhà trường

- Xây dựng các qui trình đảm bảo chất lượng: gồm hai qui trình thườngđược sử dụng phổ biến là qui trình tổ chức đánh giá và qui trình khuyến khíchnâng cao chất lượng

Trang 29

- Qui trình tổ chức đánh giá có thể bao gồm tất cả các qui trình có liênquan đến việc tổ chức dạy học Qui trình đánh giá có thể dựa vào một sốthông số như đánh giá trong và đánh giá ngoài Đánh giá trong là sự đánh giácủa chính giáo viên với học sinh của mình, cách đánh giá này chủ yếu thôngqua kiểm tra, nhận xét khi tiến hành quá trình dạy học Cách đánh giá này cómục đích giúp cho giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học chophù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời giúp học sinh nhận thấynhững hạn chế, thiếu sót của mình trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển kĩnăng hoặc xây dựng thái độ cần thiết cho việc học tập của mình Đánh giángoài là đánh giá được thực hiện bởi một tổ chức chuyên trách thông qua thi

cử, độc lập giữa dạy học và kiểm tra

- Qui trình khuyến khích nâng cao chất lượng: Có nhiều hoạt động để cóthể hướng tới việc nâng cao chất lượng như các qui tắc, qui chế, các tiêu chíthực tiễn, mô tả điển hình, tặng thưởng, đề bạt vv

- Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá kết quả: các tiêu chuẩn được đánh giátrên cơ sở hai yêu cầu đó là các thông số đánh giá phải phù hợp với mục tiêu,nội dung dạy học và các thang bậc điểm cho mỗi loại thông số cần hàm chứacác chuẩn mực mong muốn hoặc đã được chấp thuận

Muốn quản lý để nâng cao chất lượng dạy học còn cần phải xây dựng cácđiều kiện cần thiết cho việc đảm bảo nâng cao chất lượng như: xây dựng độingũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học và yêu cầu của

chương trình giảng dạy; tăng cường và ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất,

trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu đổi mới nộidung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; huy động các nguồn lực tàichính ưu tiên cho hoạt động dạy học; sử dụng các biện pháp kinh tế và tâm lý

xã hội làm đòn bẩy hỗ trợ trong quản lý dạy học, đặc biệt cần tăng cường chỉ

Trang 30

đạo đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học, côngnghệ vào quá trình dạy học.

Quản lý chất lượng dạy học chính là quản lý toàn diện các hoạt động trongnhà trường mà trọng tâm là quản lý hoạt động dạy học của giáo viên nhằmđảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đặt ra

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lý chất lượng dạy học

nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động , được đánh giá bằng số

lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng sốlượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là cótác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnhvực đó Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được

so với mục tiêu của cuộc điều tra đó”

1.2.3.2 Hiệu quả quản lý chất lượng dạy học

Hiệu quả qu¶n lý chất lượng dạy học lµ kết quả qu¶n lý chất lượng dạy học

mang lại đáp ứng yêu cầu đề ra cho hoạt động quản lý là kết quả đạt đượctrong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy Hay nói cách khác: Hiệu quảquản lý hoạt động giảng dạy được thể hiện bằng thước đo chất lượng giáodục, cụ thể là chất lượng học sinh được nâng lên Hiệu quả hoạt động còn

Trang 31

được thể hiện bằng ý thức, nề nếp, đặc biệt là sự cố gắng nâng lên của cảthầy và trò quá trình hoạt động giảng dạy để đạt được mục tiêu đã định Muốnđạt được điều đó , đòi hỏi người CBQL phải thực hiện tốt các chức năng trongquản lý hoạt động giảng dạy; đó là các chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra

1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CLDH

1.2.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học là cách thức tác động hướng vàoviệc tạo ra những biến đổi về chất lượng hoạt động dạy học Còn giải phápnâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học là tổ hợp các cách thức quản lýhiệu quả chất lượng dạy học

1.3 Một số vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP 1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP.

Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tếtri thức và công cuộc CNH-HĐH đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượngcao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước Nhiệm vụ của GD-ĐT

Trang 32

chính là cung cấp nguồn nhân lực đó Để thực hiện nhiệm vụ này, GD-ĐT nóichung, giáo dục đại học và cao đẳng nói riêng, không những cần phải mởrộng về quy mô mà còn phải không ngừng nâng cao CLDH.

Trong những năm gần đây, công tác đổi mới quản lý và nâng cao CLDHbậc CĐ đã đạt được những kết quả nhất định, nhân lực trình độ CĐ ngày càngđáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động Đây chính là hiệu quả củaviệc đầu tư về nhân lực, vật lực, tài lực cũng như sự đổi mới của các cơ sởGDĐH, CĐ Sự nổ lực nâng cao CLDH của các trường trong xu thế cạnhtranh hứa hẹn sẽ tạo ra những “sản phẩm” có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu

xã hội

Tuy nhiên, CLDH ở bậc CĐ vẫn chưa theo kịp với những yêu cầu ngàycàng cao của thị trường lao động cũng như chưa đáp ứng được những đòi hỏibức thiết từ nhu cầu xã hội

Đối chiếu với bốn trụ cột của giáo dục đã được UNESCO đề xuất trong hộinghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 (Education for the 21st century) tổchức tại Paris năm 1998 là: học để biết; học để làm; học để cùng chung sống

với nhau và học để tồn tại thì ở bậc giáo dục CĐ cần nhấn mạnh vào “Học để làm”.

Đất nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Tuy nhiên kinh nghiệm của các nước phát triển đã chỉ rõ rằng một quốc giamuốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa thì phải có tỉ lệ laođộng đã qua đào tạo tối thiểu ở mức 70% Tỉ lệ này ở Việt Nam chỉ đạt 27%trong khi các nước đang phát triển trong khu vực là 50%

Mặt khác nhìn về tổng thể, CLDH bậc CĐ chưa đáp ứng được những yêucầu bức thiết của thị trường lao động Năng lực thực hành nghề nghiệp và khảnăng ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm, khả năng tự tạo việc làm của SV tốtnghiệp còn nhiều hạn chế Đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu sử dụng lao

Trang 33

động, vẫn còn khoảng cách giữa trình độ tay nghề của SV mới ra trường vớiyêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, do đó hiện nay đang tồn tại mộtnghịch lý trong giáo dục CĐ đó là cán cân cung – cầu, trong khi các trườngtìm cách để duy trì và ngày càng mở rộng quy mô đào tạo thì số lượng SV tốtnghiệp CĐ không có việc làm ngày càng gia tăng Mặt khác các đơn vị sửdụng lao động đều khó tuyển dụng được những lao động đáp ứng yêu cầucông việc, hoặc nếu có tuyển dụng được thì doanh nghiệp cũng phải bồidưỡng hoặc đào tạo lại thì mới có thể sử dụng được Điều này xảy ra là do cáctrường chỉ đào tạo cái mà mình có chứ chưa chú trọng đến đào tạo cái mà xãhội cần và đặc biệt là CLDH bậc CĐ chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội Điềunày dẫn đến sự mất cân đối cung – cầu cả về quy mô, cơ cấu và đặc biệt là vềCLĐT, gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.

Chính vì vậy, vấn đề nâng cao CLDH chính là nâng cao CLĐT đang đượccác cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm và là một vấn đề cấp thiết hiệnnay nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước CLDH ảnh hưởnglớn đến nguồn nhân lực nói chung, CLDH bậc CĐ nói riêng thể hiện ở chấtlượng sản phẩm đào tạo, đó chính là chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực đãqua đào tạo Việc nâng cao CLDH bậc CĐ trong các cơ sở GD hiện naykhông chỉ là đòi hỏi cấp thiết trước mắt mà còn đòi hỏi tính bền vững, lâu dài

Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao CLDH ở bậc CĐ là vôcùng cần thiết Việc đó giúp Hiệu trưởng thực hiện các quyết định quản lý củamình một cách hiệu quả, biết phải làm những gì và làm như thế nào để nângcao CLDH nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra

1.3.2 Nội dung nâng cao hiệu quả quản lý CLDH ở trường CĐSP

Nội dung nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dạy học ở trường Cao đẳng

sư phạm, bao gồm:

Trang 34

1.3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học ở trường CĐSP

Mục tiêu của việc quản lý chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường CĐSP nói riêng về cơ bản có những điểm chung là

để nhà quản lý thực hiện các chức năng của nhà quản lý Qua đó để nắm bắt, đánh giá về tình hình chất lượng dạy học và các vấn đề có liên quan đến hoạt động này Từ đó xem xét điều chỉnh và tìm ra các biện pháp, giải pháp tác động trở lại đối với chất lượng dạy học; khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạt tới mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường.

Quản lý CLDH tốt, hoạt động dạy học trong nhà trường luôn đạt hiệu quả sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường

vì chất lượng dạy học luôn được nhà quản lý, thậm chí tất cả mọi người đều quan tâm hàng đầu trong quá trình giáo dục Như vậy mục tiêu quản

lý nâng cao CLDH chính là kết quả, là sản phẩm mong đợi đạt được đối với người học Nhìn ở một góc độ khác, nâng cao chất lượng dạy học ở

trường CĐSP còn giúp nhà trường khẳng định vị trí của mình đã đạt đến tầmcao hội nhập vào hệ thống các trường CĐ trong nước

1.3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học ở trường CĐSP

*/ Quản lý các điều kiện đảm bảo CLDH

- Quản lý số lượng và chất lượng HS đầu vào

- Quản lý đội ngũ CB-GV-NV

- Quản lý chuẩn đầu ra của từng ngành học

- Quản lý CSVC, trang thiết bị dạy học

Trang 35

- Quản lý tài chính và các nguồn lực phục vụ đào tạo.

*/ Quản lý chương trình dạy học

- Quản lý việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

- Quản lý việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Quản lý việc thực hiện quy chế đào tạo

- Quản lý quá trình dạy – học

- Quản lý việc triển khai tiến độ đào tạo

- Quản lý việc KT-ĐG

*/ Quản lý đầu ra

- Quản lý việc khảo sát, đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học

- Quản lý các thông tin phản hồi từ đơn vị sử dụng lao động về mức độ đápứng yêu cầu công việc của HS sau khi tốt nghiệp

Tóm lại để quản lý tốt các nội dung chương trình dạy học trên, người quản lý cần có những biện pháp quản lý cụ thể và không ngừng đổi mới, cải tiến để hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và những yêu cầu ngày cao của các cơ sở giáo dục.

1.3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường CĐSP

Với mục đích quản lý chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao và đảm bảochặt chẽ mang tính thống nhất khoa học nhà quản lý có thể sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau tuỳ vào từng cơ sở giáo dục cụ thể, nhưng có thể sửdụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp kế hoạch hoá.

Ngoài những kế hoạch cứng mà Bộ Giáo dục triển khai yêu cầu thực hiệnthì nhà quản lý có thể xây dựng cụ thể kế hoạch cho cơ sở giáo dục của mìnhphù hợp với tính chuyên biệt Nhà quản lý hướng dẫn giáo viên xây dựng kế

Trang 36

hoạch giảng dạy và đăng kí thi đua theo từng kì và từng năm học Nhà quản lýthường xuyên kiểm ra quá trình thực hiện kế hoạch của GV.

- Phương pháp giáo dục bản lĩnh chính trị cho giáo viên.

Đó là sự tác động về tinh thần và tư tưởng đối với đội ngũ giáo viên, hìnhthành ý thức chính trị, pháp luật, phát huy tính tự giác, chủ động và sáng tạotrong công tác của giáo viên Ý thức tốt thì hành động sẽ tốt Trên cơ sở đóđội ngũ giáo viên sẽ phát huy hết năng lực của mình để cống hiến cho sựnghiệp giáo dục Phương pháp này có thể thực hiện dưới hình thức như: hộinghị chuyên môn, tập huấn chuyên môn sâu, hội nghị về nâng cao chất lượngđào tạo ở trường CĐSP … Hoặc nhà quản lý cung cấp tài liệu cho giáo viên

để họ tự nghiên cứu Nhà quản lý có thể sử dụng linh hoạt các hình thức phùhợp với thời gian và điều kiện cụ thể

- Phương pháp tâm lý - xã hội.

Tác động tâm lý xã hội là một phương pháp quản lý rất quan trọng chủ yếunhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của đội ngũ giáo viên, tạo cho họ khôngkhí thi đua làm việc đoàn kết, tạo môi trường gần gũi, chia sẻ, yêu thích côngviệc, gắn bó với tập thể lao động, hăng say làm việc, động viên giúp đỡ họgiải quyết những vướng mắc trong công tác và vượt qua những khó khăntrong cuộc sống và đặc biệt tạo niềm tin yên tâm công tác cho đội ngũ GV.Yếu tố trong quan hệ gia đình và xã hội có tác động mạnh đến tâm lý vàhiệu quả công việc của người lao động, đặc biệt môi trường tâm lý xã hội, nơilàm việc có tầm quan trọng hơn cả; do đó nhà quản lý phải quan tâm để tạo rabầu không khí tâm lý xã hội chung của nhà trường để tác động đến cán bộgiáo viên, công nhân viên Đặc biệt trong quản lý chất lượng giảng dạy cầnchú ý những mặt sau:

+ Phân công giảng dạy hợp lý với yêu cầu từng khoá học, từng đốitượng học sinh và trình độ giáo viên

Trang 37

+ Khuyến khích tất cả đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độchuyên môn, lý luận chính trị, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của nhàtrường trong giai đoạn hiện nay Tích cực chủ động trau dồi chuyên mônnghiệp vụ.

+ Xây dựng nội quy, quy chế khen thưởng và xử phạt đúng mức độ viphạm kể cả về tư tưởng đạo đức hay chuyên môn

+ Phát hiện những nhân tố tích cực, có tâm huyết với công tác giảngdạy để có sự động viên khích lệ kịp thời

Để làm tốt công việc quản lý bằng phương pháp này đòi hỏi nhà quản lýphải quan tâm tới đội ngũ giáo viên, đi sâu đi sát đến từng trưởng bộ môn,từng cá nhân trong bộ môn Đồng thời bản thân cũng gương mẫu trong côngviệc, trong việc thực hiện những quy chế mọi nơi, mọi lúc, là tấm gương chođội ngũ giáo viên noi theo Tích cực suy nghĩ, tìm tòi, chủ động và xứ lý linhhoạt, chắc chắn những tình huống trong chuyên môn

- Phương pháp hành chính pháp luật:

Là cách thức tác động trực tiếp của nhà quản lý tới đội ngũ giáo viên bằngcác mệnh lệnh, các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc nhằm đạt mụctiêu đề ra trong những tình huống quản lý nhất định

Nhà quản lý sẽ ban hành các văn bản quy định trong trường hợp nhằm tácđộng về mặt tổ chức, đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính khi tác độngđiều chỉnh hành động của giáo viên, bắt buộc giáo viên thực hiện nhiệm vụnhất định hoặc theo một phương hướng nhất định nhằm đảm bảo mục tiêu vàuốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình thực hiện quá trình DH

Trang 38

đắn giữa ba lợi ích: chất lượng giảng dạy của giáo viên, lợi ích nhà trường và

xã hội Tăng lương trước thời hạn, xét thưởng cao cho các giáo viên có kếtquả giảng dạy tốt: Đạt giáo viên giỏi cấp trường, Quốc gia; động viên nhữnggiáo viên dạy giỏi thông qua thăm dò ý kiến sinh viên Và ngược lại với cácgiáo viên giảng dạy có chất lượng chưa cao, chưa thực sự dành thời gian côngsức cho chuyên môn, vi phạm quy chế chuyên môn

Tác động kinh tế sẽ tạo động lực tốt nếu đội ngũ giáo viên nhận thức đầy

đủ về các lợi ích và trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ SV

Thực tiễn cho thấy, phương pháp quản lý khoa học, hợp lý sẽ đạt hiệu quảcao Song để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng dạy học phù hợp, trongquá trình quản lý nhà quản lý cần vận dụng tổng hợp và kết hợp hài hoà, linhhoạt giữa các phương pháp quản lý Dù vậy, vẫn phải khẳng định rằngphương pháp giáo dục chính trị tư tưởng được đặt lên hàng đầu, cần làmthường xuyên và nghiêm túc Phương pháp tâm lý xã hội là rất quan trọng,thực hiện đúng phương pháp hành chính luật pháp là rất cần thiết nhưng phải

sử dụng một cách đúng đắn

Việc lựa chọn đúng và sử dụng đúng mức tác động của các phương pháp,biết vận dụng linh hoạt tuỳ theo đối tượng tác động để các phương pháp bổsung cho nhau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

1.3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở Trường CĐSP

a/ Kiểm tra:

Mục đích của việc kiểm tra là để xác định hiệu quả của quá trình công táctheo kế hoạch đã được thống nhất Vì vậy, kế hoạch cũng là một chuẩn đánhgiá mặc dù chuẩn đánh giá này có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh thực tế Việc này có tác dụng hai mặt của nó và để hạnchế tác hại, việc kiểm tra phải tiến hành công khai, công bằng, dân chủ, chính

Trang 39

xác, thường xuyên Nhà trường đã tiến hành công việc này cùng với sự trợgiúp của ban thanh tra nhân dân, của các khoa, tổ bộ môn trong việc quản lýhoạt động dạy, của đoàn thanh niên, chủ nhiệm, bộ môn trong việc quản lýhoạt động học.

Công tác kiểm tra là khâu nhà trường nhận thức là quan trọng trong côngtác quản lý chất lượng dạy học nên được nhà trường hết sức quan tâm Mọi kếhoạch đặt ra khi thực hiện phải có báo cáo theo thẩm quyền và được kiểm trachặt chẽ, giám sát ở mọi khâu Việc kiểm tra đánh giá vừa có kế hoạch, vừađột xuất để việc kiểm tra đánh giá được chính xác hoạt động của các thànhviên trong hội đồng giáo dục đặc biệt là đội ngũ giáo viên - đối tượng có ảnhhưởng lớn nhất đến chất lượng dạy học Nếu phát hiện sai sót có biện phápuốn nắn kịp thời và theo dõi kết quả cuối cùng

Kết quả kiểm tra cho thấy tác dụng tích cực:

- Tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy và học, nâng cao ý thức trách nhiệmcủa người lao động

- Khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả công tác bằng tự học

- Hoạt động dạy và học của thầy và trò

- Hoạt động của bộ phận hành chính, phục vụ

Trang 40

- Hoạt động của các đoàn thể.

- Hoạt động của thư viện, phòng thí nghiệm

Hoạt động kiểm tra được tổ chức càng chu đáo, công phu, càng đạt đượchiệu quả quản lý cao Các lực lượng kiểm tra giúp nhà quản lý tuỳ từng hoạtđộng cụ thể mà có cơ cấu khác nhau, phối hợp các bộ phận công tác gồm:Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, đại diện khoa, bộ môn, khối côngtác, đoàn thanh niên…

Biện pháp giảm thiểu độ sai lệch giữa kết quả kiểm tra và thực tế là xâydựng thang đánh giá và vận dụng hình thức, phương pháp kiểm tra phù hợp.Thang đánh giá cần phải định lượng hoá các tiêu chuẩn hoạt động do Bankiểm tra thống nhất trên cơ sở điều hoà các mục tiêu giáo dục với thời điểm,điều kiện, hoàn cảnh kiểm tra đối tượng và được xây dựng thành văn bảnhành chính, chuẩn mực và được công bố công khai Căn cứ vào đó, đối tượngkiểm tra cũng có thể tự đánh giá được kết quả lao động, học tập của chínhmình so với chuẩn mực, vì yêu cầu của kiểm tra là phải đúng, đủ, dân chủ,công bằng Do trọng tâm công tác của trường nên công tác kiểm tra, đánh giáhoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò được coi là quan trọng nhất

và được đầu tư nhiều nhất

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w