1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

117 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Với những lý do như đã trình bày, tôi chọn đề tài “Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình và hy vọng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HỮU TƯỜNG

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

VINH, 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn trường đại học vinh, các khoa,phòng, trung tâm, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập Đặcbiệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Thị MỹTrinh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc địnhhướng đề tài cũng như suốt quá trình nghiên cứu luận văn

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh,phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Lộc Hà, các trường trung học cơ sở trên địabàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, các đồng nghiệp, gia đình, bè bạn đã hỗ trợ,

cổ vũ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tác giả kính mong nhận được sự quan tâm và góp ý chân tình củacác nhà khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Vinh, năm 2014

Tác giả

ĐẶNG HỮU TƯỜNG

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN

LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS

6

1.2.3 Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học 161.3 Một số vấn đề về công tác thiết bị dạy học ở trường THCS 191.3.1 Vị trí vai trò, ý nghĩa của thiết bị dạy học 191.3.2 Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học 20

1.3.4 Các loại thiết bị dạy học được sử dụng trong trường THCS 231.4 Một số vấn đề về đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở

1.4.1 Mục đích đổi mới công tác quản lý TBDH ở trường THCS 261.4.2 Nội dung đổi mới công tác TBDH ở trường THCS 27

Trang 4

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản lý TBDH ở

1.5 Cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách về thiết bị dạy học 271.6 Chỉ đạo của ngành GD&ĐT về quản lý thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS 29Tiểu tiết chương 1 32Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. 332.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội và giáo

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực 30

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến

sự phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục tiểu học nói riêng 362.2 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng 372.2.1 Những phương pháp xác định thực trang TBDH 37

2.3 Thực trạng trang thiết bị dạy học trường THCS huyện Lộc Hà,

Trang 5

3.3 Kết quả khảo sát, đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi của

Trang 6

KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc hệ thống TBDH ở trường PT 23

Hình 2.1 Số lượng TBDH các phương tiện và tài liệu trực quan 43

Hình 2.3 Chất lượng TBDH các phương tiện và tài liệu trực quan 44Hình 2.4 Chất lượng TBDH thực hành thí nghiệm 45Hình 2.5 Chất lượng TBDH qua nhận xét của GV 45

Trang 8

Bảng 3.1 Mức độ cấp thiết của các biện pháp 86

Bảng 3.3 Tổng hợp mức độ khả thi và mức độ cấp thiết của

Phụ lục 1 Bộ phiếu phỏng vấn CBQL trường THCS 95Phụ lục 2 Phiếu phỏng vấn giáo viên trường THCS 103Phụ lục 3 Phiếu phỏng vấn học sinh trường THCS 106

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) điều

35 ghi rõ: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài".

Đặc biệt tinh thần Hội Nghị TW8- Khóa XI đã chỉ rõ cần đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục Việt Nam

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩmchất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động

và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phầnlàm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Để thực hiện được mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầutiên là phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt Giáo dục phổthông bao gồm giáo dục Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS) và Trunghọc phổ thông (THPT), trong đó giáo dục THCS có một vị trí đặc biệt quan

trọng Luật Giáo dục, điều 27 ghi rõ: "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn ở trình

độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".

Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hànhCNH-HĐH để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại Đểtiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này, giáo dục một thế hệ học sinh có kỹ thuật

cơ bản về thực hành là điều không thể thiếu

Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh mới được thành lập theo Nghị định số20/2007/NĐ-CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 7 xãvùng Hạ Can của huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển của huyện Thạch Hà

Trang 10

Thời gian qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sựquan tâm nhiều mặt của chính quyền các xã, sự nổ lực của đội ngũ cán bộquản lí và giáo viên Giáo dục THCS trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh HàTĩnh đã có những chuyển biến về nhiều mặt Tuy nhiên, so với yêu cầu pháttriển mới của đất nước thì giáo dục THCS ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiệnđang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập: Quy mô phát triển và mạng lưới trường,lớp cấp THCS ở huyện Lộc Hà còn thiếu đồng bộ, phân bố không hợp lí, độingũ giáo viên mất cân đối về cơ cấu, CSVC, TBDH nghèo nàn, nguồn kinhphí hạn hẹp, bị động Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhữnghạn chế còn nói trên là quản lý công tác TBDH đang còn bất cập, như: Lập kếhoạch dài hạn chưa có tầm chiến lược Tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chỉđạo chưa kiên quyết Khâu kiểm tra rời rạc và chưa có những hoạt động cầnthiết sau kiểm tra Việc sử dụng TBDH vào quá trình dạy học còn hạn chế,tình trạng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, nhưng công việc sửa chữachưa làm được các phòng học để đảm bảo cho triển khai tiết dạy thí nghiệm,dạy thực hành còn thiếu thốn, vừa yếu lại vừa thiếu Bởi vậy quản lý công tácnày cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm khai thác một cách có hiệuquả đối với quá trình dạy học trong nhà trường

Với những lý do như đã trình bày, tôi chọn đề tài “Đổi mới công tác

quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm

luận văn tốt nghiệp Cao học của mình và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ gópphần tham mưu về đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học cho các cấp lãnhđạo huyện và tỉnh

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THCS huyện Lộc Hà, tỉnh

Hà Tĩnh

Trang 11

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp đổi mới công tác quản lýthiết bị dạy học thì sẽ nâng cao được hiệu quả mặt công tác này ở các trườngTHCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới công tác quản lý thiết

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hóa

và cụ thể hóa các tài liệu lí luận có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để làm rõ

cơ sở lí luận của đề tài

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm thu thập cácthông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài Sử dụng cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

6.2.1 Phương pháp điều tra;

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia;

6.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.

Trang 12

6.3 Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý các số liệu thu được

7 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tổ chức nghiên cứu thực trạng đổi mới công tác quản lý thiết

bị dạy học tại các trường THCS trong huyện Lộc Hà: THCS Hồng Tân,THCS Đặng Tất, THCS Nguyễn Hằng Chi, THCS Bình An Thịnh, THCS MỹChâu, THCS Tân Vịnh, THCS Thạch Bằng, THCS Thạch Kim

Thời gian khảo sát được tiến hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 đến

8.2 Về mặt thực tiễn

Đánh giá một cách đầy đủ khách quan thực trạng đổi mới quản lýTBDH, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả việckhai thác sử dụng TBDH tại các trường THCS trong huyện Lộc Hà, tỉnh HàTĩnh

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới công tác quản lý thiết bị

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

TBDH được coi là công cụ lao động sư phạm của GV và HS, những yếu

tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học Với tư cách là công cụ laođộng sư phạm của GV và HS, trong những trường hợp sử dụng đúng quytrình, phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn, TBDH đóng vai trò cung cấpnguồn thông tin cho HS trong học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bàynội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành được ở HS nhữngphương pháp học tập tích cực, chủ động

Chính vì vậy, công tác quản lý cơ sở vật chất trường học nói chung và côngtác quản lý TBDH nói riêng đã được nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu

Trần Văn Long với đề tài: "Thực trạng và giải pháp quản lý cơ sở vật chất các trường tiểu trường tiểu học ở tỉnh Khánh Hòa", tác giả đã đánh giá thực trạng

quản lý CSVC các trường tiểu học để xác định được các giải pháp có tính khoahọc và khả thi trong quản lý CSVC các trường tiểu học, góp phần phát triển dạy-học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tiểu học phù hợp vớitình tình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa

Trần Duy Hân với đề tài: "Biện pháp quản lí phương tiện dạy học của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay"[28], tác giả đã nghiên cứu

lí luận và đánh giá thực trạng việc quản lý phương tiện dạy học của hiệutrưởng, xác lập các biện pháp quản lý phương tiện dạy học có hiệu quả củaHiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS trên địabàn thành phố Huế, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay

Lê Thanh Giang với đề tài: "Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường THPT tỉnh Cà Mau", qua đề tài tác

Trang 14

giả đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một sốtrường THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý và sửdụng TBDH của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở cáctrường THPT tỉnh Cà Mau.

Tô Xuân Giáp với công trình: "Phương tiện dạy học - Hướng dẫn chế tạo

và sử dụng "[25], tác giả đã đưa ra cơ sở phân loại và phân loại phương tiện

dạy học, cách thức lựa chọn, thiết kế, chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học vàcác điều kiện để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học Theo tácgiả: "Phương tiện dạy học được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả

sư phạm của nội dung và các phương pháp dạy học lên rất nhiều" [25, tr.43]

Trong giáo trình: "Lý luận dạy học ở trường THCS" [3] do Nguyễn Ngọc

Bảo và Trần Kiểm viết đã dành chương 5 để viết về phương tiện dạy học.Theo tác giả, phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụngphương pháp dạy học Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,hiện nay các trường THCS đã được trang bị nhiều phương tiện dạy học Vìvậy, GV cần phải nắm được khái niệm phương tiện dạy học, các loại phươngtiện dạy học, cách sử dụng, bảo quản từng loại phương tiện dạy học, đặc biệt

là phương tiện dạy học kỹ thuật

Trong cuốn: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam" [21], do

Trần Quốc Đắc chủ biên, đã đưa ra các quan điểm làm cơ sở cho việc sử dụngTBDH, xác định vị trí, vai trò của CSVC và TBDH ở trường phổ thông Cáctác giả nhận định: "Thiết bị dạy học phải được sử dụng, hiệu quả sử dụng làmục tiêu cơ bản nhất và là mục tiêu duy nhất của toàn bộ công tác thiết bịtrường học Sử dụng có hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăncủa người thầy giáo Điều này, đòi hỏi người thầy giáo phải có trình độchuyên môn nghiệp vụ cao với yêu cầu sử dụng TBDH Người giáo viênkhông những cần hiểu biết về TBDH, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn hiểu

Trang 15

sâu về phương pháp dạy học với yêu cầu sử dụng TBDH: sử dụng TBDH vớimục đích gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, đặc điểm tâm lý HS ra sao, HS cầntham gia hoạt động như thế nào khi dạy học có sử dụng TBDH, sử dụngTBDH như thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực,năng lực sáng tạo và bồi dương nhân cách cho HS "[21,tr.29].

Trog cuốn:" Quản lý giáo dục" [30] do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở

chương 10 tác giả đã đề cập đến vai trò của TBDH trong sự phát triển hệthống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBDH mà người quản lý cầnbao quát và đưa ra một số nguyên tắc cùng giải pháp quản lý TBDH ở trườnghọc trong giai đoạn hiện nay

Giáo trình: "Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường trung học cơ sở", tập 3 [45]

do Chu Mạnh Nguyên chủ biên, ở bài 22 tác giả đã nêu những vấn đề chung

về CSVC-TBDH và công tác quản lý về CSVC-TBDH Đây là những nộidung gúp người Hiệu trưởng có thể áp dụng trong công tác quản lý CSVC vàTBDH ở trường của mình

Những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xây được một

hệ thống lý luận về vai trò, tác dụng của TBDH cùng một số yêu cầu vànguyên tắc sử dụng nó trong quá trình dạy học TBDH được xác định là mộtthành tố quan trọng trong quá trình dạy học, nhất là ở cấp THCS, nó đóng vaitrò to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Lý luận vềTBDH đã được làm sáng tỏ trong nhiều công trình nghiên cứu và trong cácgiáo trình về lý luận dạy học Tuy vậy, trong các hướng nghiên cứu trên, vấn

đề quản lý TBDH trong quá trình dạy học nói chung và trong các trườngTHCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng chưa được nghiên cứu đầy đủ

Do đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề này

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Trang 16

1.2.1 Thiết bị dạy học

- Thiết bị

Thiết bị là tổ hợp nhiều chi tiết tạo thành, có nguyên lý hoạt động nhất

định, là máy mọc, dụng cụ ở cơ sở sản xuất, xây dựng phục vụ lao động vàhọc tập

- Thiết bị dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạpđược dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếpthu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo Có thể liệt kê một số thiết bị dạy học như:Phấn, bảng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, dụng cụ thínghiệm, tranh minh họa, mô hình…

Hiện nay, có nhiều tên gọi khác nhau về TBDH, các tên gọi sau đâythường được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay:

- Thiết bị giáo dục - educational equipments

- Thiết bị trường học - school equipments

- Đồ dùng dạy học - teaching equipments (aids/implements)

- Thiết bị dạy học - teaching equipments

- Phương tiện dạy học - means (facilities) of teaching

- Học cụ - learning equipments

- Học liệu - learning (school) materials

Vế bản chất, các tên gọi trên đều phản ánh các dấu hiệu chung như sau:

Trang 17

- Đó là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức vàtiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở các môn học,cấp học.

- Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáoviên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; làphương tiện giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học, nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụmục đích dạy học và giáo dục

TBDH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học, là thành tố chủ yếu

và quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất trường học

Thiết bị dạy học trong nhà trường là tất cả các chủng loại thiết bị, trangthiết bị, mô hình học cụ, đồ dùng, phương tiện dạy học, dùng cho dạy - học lýthuyết và thực hành

TBDH có thể phân thành 2 mảng như sau:

TBDH TRONG TRƯỜNG HỌC

TBDH trongtrường học

+TBDH thực hành

- TB cho thực hành

- TB thí nghiệm

- Máy chiếu các loại

- Máy chiếu đa năng projeotor kết nối máy tính

- Các TB nghe nhìn khác

Trang 18

Như vậy, TBDH trong trường học là tất cả các phương tiện vật chất đượcgiáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chươngtrình dạy học đặc biệt dạy thực hành thí nghiệm.

Thiết bị dạy học là hạt nhân của cơ sở vật chất là một trong sáu yếu tốquan trọng của quá trình giáo dục

* Mục tiêu giáo dục - đào tạo * Lực lượng giáo dục - đào tạo

* Nội dung giáo dục - đào tạo * Đối tượng giáo dục - đào tạo

* Phương pháp giáo dục - đào tạo *Cơ sở vật chất (Hạt nhân là TBDH)

- Cơ sở vật chất sư phạm

Sự phát triển có tính quyết định của khoa học kỹ thuật công nghệ cũngnhư khoa học giáo dục, triết học, tâm lý học đã làm cho cơ sở vật chất sưphạm (CSVCSP) trở nên hết sức phong phú, đa dạng, nó đã trở thành mộtkhoa học riêng bên cạnh các ngành khoa học khác và ngày càng đóng vai tròquan trọng trong quá trình dạy học Nội dung giáo dục phong phú như thế nàothì CSVCSP cũng phong phú tương ứng như thế CSVCSP gồm:

+ Trường sở và các công trình thuộc nhà trường: Giảng đường, lớp học,phòng thí nghiệm, thư viện, phòng đọc, xưởng trường, đường sá, cảnh quan

sư phạm

+ Các trang bị như: Bàn ghế lớp học; Bảng, bàn ghế, tủ văn phòng,dụng cụ văn phòng; dụng cụ cho công tác y tế; phương tiên vận tải;

+ Máy móc thiết bị, trang bị dạy học, phương tiện dạy học, giáo dục

trực quan, mô hình dạy học, Gọi tắt là thiết bị dạy học (TBDH) trong Giáo

dục - Đào tạo

+ Sách chuyên môn kỹ thuật, sánh báo lý luận, học liệu, phần mềm dạyhọc

+ Vật tư, nguyên liệu cho học tập

Như vậy, CSVCSP là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên vàhọc sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình dạy học

Trang 19

CSVCSP là một khái niệm rất rộng, chúng tôi chỉ đề cập đến nhữngkhái niệm chung về thiết bị dạy học (TBDH) trong dạy học THCS, phạm vinghiên của đề tài là đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học (CTTBDH) ởcác trường THCS trong huyện Lộc Hà (Khái niệm TBDH, quản lư, quản lýTBDH, đổi mới công tác quản lý TBDH sẽ được nêu ở mục sau).

1.2.2 Quản lý, quản lý thiết bị dạy học

1.2.2.1 Khái niệm về quản lý

Khái niệm quản lý được định nghĩa theo những cách khác nhau dựatrên những cách tiếp cận khác nhau:

Xét dưới góc độ chung nhất, quản lý là vạch ra mục tiêu cho bộ máy,lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt được mục tiêu Ởgóc độ kinh tế, quản lý là tính toán sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tớimục tiêu đề ra

- Theo Karl Marx: “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xãhội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”

- Theo O.V.Kollova: “Quản lý là sự tính toán sử dụng các nguồn lựchợp lí nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt được kết quả tối ưu về kinh tế xãhội”

Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả được bản chấthoạt động quản lý trong hoạt động thực tiễn Nó bao gồm hai quá trình tíchhợp với nhau, “Quản” bao hàm việc coi sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổnđịnh, “Lý” bao hàm các khái niệm như sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm đưa

hệ thống vào thế phát triển Hai quá trình này đan quyện vào nhau, tương táclẫn nhau trong quá trình phát triển

- Theo M.Pinto: “Quản lý là sự hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có nỗlực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung”

Trang 20

- F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốnngười khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất và rẻ nhất”.

- William Henry và H.Koontz thì khẳng định: “Quản lý là hoạt độngthiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của

tổ chức”

- Theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Quản lý là những hoạt động cần thiếtphải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằmđạt được những mục tiêu chung”

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động”

- Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Hoạt động quản lý là một dạng laođộng đặc biệt của người lao động mang tính tổng hợp của các hoạt động laođộng trí óc liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòaphối hợp các khâu và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đạt kết quả cao”

Các định nghĩa trên tuy được diễn đạt theo những cách khác nhaunhưng đều có những điểm chung: quản lý là hành vi có mục đích được thựchiện đối với một hoạt động chung, trong đó có hai chủ thể là đối tượng quản

lý quản lý và bị quản lý, nhằm làm cho người bị quản lý hành động theo ý chícủa người quản lý Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trìnhhoạt động xã hội loài người Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động cómục đích của người quản lý đến người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêuchung

Trang 21

Sơ đồ 1.1: Bản chất của quản lý

Trong đó, chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổchức Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiêncác mối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người Công cụquản lý là những tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý Mục tiêucủa tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, nó có thể do chủ thểquản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý Bất cứ ởđâu tồn tại hoạt động chung của con người ở đó có quản lý

Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn: quản lý là quá trình đạtđến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện tốt các chức năng quản lý: kếhoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra

Tóm lại, quản lí là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quátrình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệthống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lí nhằmđạt được mục đích đã đặt ra từ trước

Hay nói cách khác: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

quản lý

Nội dung quản lý

Công cụ, phương pháp QL

Mục tiêu quản lý

Trang 22

1.2.2.2 Quản lý thiết bị dạy học

Từ khái niệm TBDH và quản lý đã nêu ở trên, ta có thể coi: Quản lýTBDH là hệ thống các tác động hướng đích của chủ thể quản lý đến công tácTBDH nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra

Công tác TBDH trong trường học bao gồm:

- Đầu tư, mua sắm TBDH

- Khai thác, sử dụng TBDH

- Giữ gìn, bảo quản, sửa chữa TBDH, thanh lý

Như vậy, qua việc trình bày ở trên đã cho thấy nội dung của công tácquản lý TBDH có thể là:

a) Tiếp cận theo các chức năng quản lý ta có: Lập kế hoạch công tácTVDH; Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác TBDH; Chỉ đạo thực hiện côngtác TBDH; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác TBDH

b) Tiếp cận theo nội dung của công tác TBDH ta có: Quản lý quan điểmchỉ đạo và cấu trúc mạng lưới TBDH; Quản lý việc đầu tư, mua sắm TBDH;Quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH; Quản lý việc bảo quản, gìn giữ, sửachữa THDH

Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra

Đầu tư, trang bị Kế hoạch

đầu tư

Tổ chức đầu tư

Chỉ đạo đầu tư

Kiểm tra đầutư

Khai thác sử dụng Kế hoạch

khai thác

Tổ chứ khai thác

Chỉ đạo khai thác

Kiểm tra khai thácBảo quản, giữ gìn, sửa

chữa

Kế hoạch sửa chữa

Tổ chức sửa chữa

Chỉ đạo sửa chữa

Kiểm tra sửachữa

Trang 23

c) Tiếp cận theo quan điểm hệ thống:

- Quản lý các đầu vào: Thực trạng số lượng, chất lượng TBDH; Nhucầu sử dụng TBDH; đội ngũ cán bộ TBDH

- Quản lý quá trình sử dụng, khai thác TBDH

- Quản lý kết quả sử dụng TBDH

Trong luận văn này tôi sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm hệ thốnglàm nòng cốt để xem xét nội dung quản lý TBDH ở trường THCS

1.2.3 Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học

- Khái niệm đổi mới

Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xãhội cũng như trong tư duy Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự đổi mới đểthích nghi với những sự thay đổi của môi trường sống Đối với xã hội, Đổimới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghicủa nó trước những biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, đểthích ứng với tình thế Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiệntượng xã hội

Ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “Đổimới” trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nước Người viết: “Công cuộcĐổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân” Khi nhấn mạnh sự cần thiết phảikhông ngừng Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tìnhhình trong nước vốn không ngừng biến đổi, Hồ Chí Minh viết: thế giới ngàyngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tụchọc và hành để tiến bộ kịp nhân dân” Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, còn là đểthắng sức ỳ của thói quen, của tập quán cũ Dù đó là việc khó khăn, nhưngchẳng có việc gì là không thể Đổi mới”

Đổi mới còn là cách để thay đổi một phương thức sống, tạo lập mộtphương thức sống mới, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển Về vấn đề này, HồChí Minh viết: “Khi trước nhà nào lo làm nhà nấy, làm thế nào cũng được

Trang 24

Nhưng bây giờ không phải như thế Bây giờ mình phải Đổi mới nôngthôn”.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đổi mới và phát triển là những khái niệmrất gần gũi, đôi khi được hiểu như nhau Trong Báo cáo tại Hội nghị Chính trịđặc biệt năm 1964, Người viết: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiếnnhững bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội, conngười đều Đổi mới”.

Vận dụng vào vấn đề mà chúng ta nghiên cứu “Đổi mới’ là thay cáchnghĩ, cách làm cũ lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu phát triển,bằng cách nghĩ, cách làm khác, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự pháttriển.Phân tích tình hình đất nước trong những năm cuối thập niên 70, đầuthập niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh: Đổi mới làvấn đề có ý nghĩa sống còn Sau khi nêu nội dung Đổi mới cơ chế quản lýkinh tế, Đổi mới chính sách xã hội,… Đại hội tập trung làm nổi bật nội dungĐổi mới Đảng: Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; Đổi mới tổ chức;Đổi mới đội ngũ cán bộ; Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển,

tổ chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộcác yết tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc

“Đổi mới” – đó là quá trình giải phóng mang ý nghĩa toàn diện, từ đó giảiphóng về tư tưởng, giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năngsáng tạo của con người, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân,… để phục

vụ cho sự phát triển con người, bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân.“Đổimới’ còn là quá trình sửa lại những nhận thức không đúng về “cái cũ”, nhưng

“cái cũ” ấy lại là cái đúng, để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơnvào thực tiễn mới

“Đổi mới” còn là làm rõ cái gì là đúng của ngày hôm qua, nhưng do hoàncảnh đã thay đổi, ngày hôm nay không còn thích hợp, cần từ tổng kết thựctiễn để khái quát lý luận nhằm bổ sung, phát triển nhận thức, phát triển nền

Trang 25

tảng tư tưởng của chúng ta Nhờ vậy, nền tảng tư tưởng đó thực hiện có hiệuquả hơn chức năng là cơ sở hoạch định và triển khai đường lối của Đảng, thúcđẩy đất nước phát triển.

Như vậy, “Đổi mới” có mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn Về lýluận, Đổi mới nhằm xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội

và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Về thực tiễn, Đổi mới để xãhội xã hội chủ nghĩa từng bước được xác lập vững chắc Hai mục tiêu đó cóquan hệ biện chứng với nhau: Mục tiêu lý luận phục vụ cho mục tiêu thựctiễn; mục tiêu thực tiễn vừa là yêu cầu, là đòi hỏi nâng cao chất lượng mụctiêu lý luận, vừa là phương thức kiểm tra thành quả đạt được của mục tiêu lýluận Trong sự tác động qua lại đó, mục tiêu thực tiễn là cơ quan quan trọngnhất

Mục tiêu lý luận và thực tiễn đó cũng khẳng định rằng, chúng ta “Đổimới” nhưng không “đổi mầu” Đổi mới để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, để làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắnhơn và được xây dựng có hiệu quả cao hơn Đổi mới không phải là xa rời chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là làm cho lý luận đó, tư tưởng

đó được nhận thức và vận dụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quảthiết thực hơn Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn nhận thức và cáchlàm trước đây cùng những thành tựu đã được tạo ra, mà là khẳng định những

gì đã nghĩ đúng, làm đúng, giữ lại những giá trị tích cực của quá khứ, lấy đólàm tiền đề để Đổi mới, để tiến lên; đồng thời loại bỏ những gì hiểu sai, làmsai, những hậu quả do những sai sót đó tạo ra Cho nên, giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa trong quá trình Đổi mới là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quantrọng Nó giúp chúng ta tránh những sai lầm hữu khuynh cũng như “tả”khuynh

- Đổi mới công tác quản lý TBDH là gì?

Trang 26

Đổi mới quản lý TBDH là làm cho tất cả các khâu, yếu tố nêu trên gắnkết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm cho TBDH phục vụ tốt nhất choquá trình dạy học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

1.3 Một số vấn đề về công tác thiết bị dạy học ở trường THCS

1.3.1 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của thiết bị dạy học

TBDH là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của giáo dục

Là thành tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình giáo dục, góp phầnquan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT Nói đến vai trò TBDH,V.P.Golov (Nhà giáo dục người Nga) đã nêu rõ: "Phương tiện dạy học là mộttrong những điều quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng, giáo dục

và phát triển học sinh trong quá trình dạy - học"

Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ: "Đổi mới nội dung chươngtrình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ vớinâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học"

TBDH là phương tiện quan trọng góp phần nâng cao khả năng sư phạmtrong quá trình dạy học

TBDH là đối tượng và tiền đề của quá trình nhận thức của học sinh

TBDH là cầu nói giữa lý thuyết và thực hành

TBDH là cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học

- Giúp học sinh thu nhận thông tin một cách sinh động, đầy đủ, chính xác,

mở rộng và đào sâu tri thức đã lĩnh hội được; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cầnthiết; phát triển hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp cáchiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy

- Giúp giáo viên có điều kiện trình bày bài giảng một cách khoa học, tingiản, đầy đủ, sâu sắc, sinh động, điều khiển hoạt động nhận thức cũng nhưkiểm tra đánh giá học sinh

Trang 27

Tóm lại, nếu sử dụng đúng TBDH sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu suấtlao động của thầy và trò.

Từ những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học, chúng ta nhận thấy rằng,hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinh, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức, điều khiển nhận thức đó là việc

tổ chức, điều khiển quá trình tri giác những hiện tượng hoặc đối tượng nghiêncứu của học sinh Tuy nhiên, những hiện tượng, đối tượng đó không phải baogiờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ngay tại phòng học Trong trườnghợp đó, TBDH tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình

vẽ, tranh, sơ đồ, mô hình Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của người họcsinh những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng sự vật

Như vậy, TBDH chiếm vị trí hết sức quan trọng, có thể khẳng định rằng:Tính hiện đại của một nhà trường đã phản ánh qua trình độ tiên tiến của thiết

bị giảng dạy

Qua đó có thể kết luận: TBDH là một yếu tố gắn chặt vào quá trình sưphạm, là đối tượng của công tác quản lý trường học nói chung và quản lý dạythực hành nói riêng

Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục, đó là chất lượng giáodục mà TBDH là một trong các yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục Bởivậy, quản lý công tác TBDH là một khâu quan trọng trong quản lý giáo dục

1.3.2 Các yêu cầu đối với TBDH

1.3.2.1 Tính khoa học sư phạm

- TBDH phải đảm bảo học sinh tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng, kỹ

xảo bộ môn tương ứng với chương trình học, giúp cho thầy giáo truyền đạtcho học sinh các kiến thức phức tạp, kỹ xảo thực hành một cách thuận lợi,làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic

- Nội dung và cấu tạo của TBDH phải đảm bảo các đặc trưng của việcdạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản

Trang 28

- TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy,thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh Các TBDH tập hợp thành bộ phải cómối liên hệ chặt chẽ với nội dung, bố cục và hình thức trong đó mỗi loại trongmột bộ phải có vai trò và chỗ đứng riêng.

- TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH)hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến Thực tế đã chứng tỏ, do sự

ra đời của một số TBDH mới mà cơ cấu tổ chức của nhà trường và PPDH cónhiều thay đổi Ví dụ: Nhờ có phương tiện máy chiếu, chương trình giáo ánđiện tử nên phương pháp dạy học thay đổi cách truyền đạt

1.3.2.2 Tính nhân trắc học

- TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xacũng nhìn thấy Thiết bị dùng cho cá nhân phải phù hợp vị trí, tính chất thựchành

- TBDH phải phù hợp tâm sinh lý học sinh và thầy giáo Ví dụ: mô hình

để thầy giáo biểu diễn trên lớp không quá lớn, quá nặng

- Màu sắc của thiết bị phải hài hòa, dịu mắt Trên một thiết bị có quánhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát Ví dụ:Các lỗ, các dây giắc cắm trong thiết bị thực hành nghề điện phải bố trí thànhnhiều mảng màu khác nhau để dễ dàng cho phân biệt và thao tác

- TBDH phải đảm bảo an toàn cho thầy và trò trong quá trình dạy - học

Trang 29

- Thiết bị phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật(KHKT) Thiết bị tương xứng và phù hợp với thực tiễn ở các cơ sở ngoài xãhội.

- TBDH phải có kết cấu khoa học tương xứng với môn học

1.3.2.5 Tính kinh tế

- Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH phải sao cho số lượng ít, chiphí nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất

- TBDH phải đảm bảo bền, chắc và chi phí bảo quản thấp nhất

- Giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục- đào tạo CSVC và TBDHcũng được đánh giá theo một số tiêu chuẩn theo yêu cầu TBDH Công thứcước lệ sau đây thể hiện sự đánh giá chung nhất đối với TBDH

1.3.3 Những đặc trưng chủ yếu của TBDH

- Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn vàchính xác, như vậy nguồn thông tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy vàđược nhớ lâu bền hơn

- Làm cho việc giảng dạy trở nên trực quan hơn, cụ thể hơn vì vậy tăngthêm khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trìnhphức tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được

- Rút ngắn thời gian giảng dạy, mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinhlại nhanh hơn

Hiệu quả sư phạm

Hiệu quả đầu tư =

Giá thành TBDH

Trang 30

- Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng công việc tay chân, do

đó làm tăng khả năng chất lượng dạy học

- Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh

- Bằng việc sử dụng TBDH, giáo viên có thể kiểm tra một cách kháchquan khả năng tiếp thu kiến thức cũng như hình thành kỹ năng, kỹ xảo củahọc sinh

1.3.4 Các loại thiết bị dạy học được sử dung trong trường THCS

Sơ đồ cấu trúc hệ thống thiết bị dạy học ở trường phổ thông

Các phương tiện thực hành, thí nghiệm

Các phương tiện và tài liệu trực quan

Máy móc

Mô hình

Tranh ảnh

Mẫu vật

-Tivi -Máy photcopy -Đầu VCD -Máy vi tinh -Amply,loa,micro -Hệ thống mạng máy tính -Máy chiếu vật thể -Máy ảnh kĩ thuật số

a Thiết bị dạy học bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy học tập tại lớp,

thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và cácthiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhằmđảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mụctiêu giáo dục toàn diện (Điều 1, Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầmnon, trường phổ thông)

Trang 31

b Danh mục thiết bị dạy học: Là bảng tên gọi các TBDH được sử dụng

trong quá trình giảng dạy, học tập trong nhà trường; được quy định theo từnglớp học, môn học, từng hoạt động trong nhà trường và được Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quyết định ban hành căn cứ vào chương trình giáo dụccủa từng bậc học, cấp học và nhu cầu sử dụng trong nhà trường

c Chất lượng thiết bị dạy học: Được quy định bằng tiêu chuẩn kỹ thuật

cụ thể đối với mỗi sản phẩm: Tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất; tiêu chuẩn củangành; tiêu chuẩn quốc gia

d Có thể phân loại thiết bị dạy học thành bốn nhóm sau:

- Các thiết bị kỹ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe nhìn vàcác máy móc dạy học Trong đó, các phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí quantrọng nhất

- Các phương tiện nghe nhìn gồm:

+ Các giá mang thông tin (bản trong, phim, băng từ âm và hình, đĩa ghi

âm, ghi hình )

+ Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin nhưđèn chiếu, máy chiếu phim, Radio, Cassette, Ti vi, Camera, máy vi tính d.2 Hệ thống đồ dùng trực quan:

Trang 32

- Mẫu vật, vật thật, tiêu bản, vật nhồi, các sản phẩm nhân tạo và các bộsưu tập.

- Mô hình maket

- Hình vẽ, sơ đồ, bản đồ, tranh vẽ, ảnh

d.3 Thiết bị và bản đồ thí nghiệm nhà trường

Là hệ thống trang bị nhằm thể hiện những giờ lên lớp có thí nghiệm hoặcgiờ thực hành của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo bằngcon đường thực nghiệm Gồm các loại thí nghiệm:

+ Thí nghiệm chứng minh (Thí nghiệm biểu diễn): Là thí nghiệm thầygiáo tiến hành trước toàn lớp nhằm kiểm tra hay khẳng định một vấn đề đãhọc; đồng thời giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm

+ Thí nghiệm thực hành: Là học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo từng

cá nhân hay từng nhóm nhằm kiểm tra hay khẳng định một vấn đề đã học;đồng thời giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực nghiệm

+ Thí nghiệm thực tập: Là những đề tài, những thí nghiệm tổng hợpnhằm cũng cố, ôn tập

Các loại thí nghiệm trên có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng bộmôn, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường

1.3.4.2 Sử dụng thiết bị dạy học trong trường học:

Tiết học với việc sử dụng những thiết bị kỹ thuật dạy học là một kiểu tiếthọc mới mà trong đó bắt buộc người GV phải sử dụng phương pháp dạy họcphù hợp với chúng Những từ TBDH, đặc biệt những kỷ thuật dạy học làmthay đổi cấu trúc và cả nhịp điệu tiết học, kết quả là làm thay đổi vị trí người

GV trong tiết học Điều đó, đòi hỏi trình độ lành nghề của người GV Hiệuquả sử dụng những TBDH càng lớn khi họ có trình độ nghiệp vụ càng cao Khi sử dụng TBDH, đặc biệt là thiết bị kỹ thuật dạy học trong một tiếthọc, người GV lành nghề bao giờ cũng:

Trang 33

- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác nhữngTBDH nào cần phải sử dụng, mục tiêu sư phạm sử dụng từng TBDH đó, kếtquả cần đạt được.

- Biết tính năng của từng thiết bị và qua đó phối hợp các TBDH khácnhau để đạt hiệu quả sư phạm cao

- Xác định vị trí của những TBDH đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọnthời điểm của tiết học để sử dụng thiết bị đạt hiệu quả cao nhất

- Xác định độ dài thời gian sử dụng

- Suy nghĩ cẩn thận cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu họctập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ

- Xây dựng kế hoạch và tiền hành tổ chức tiết học với viêc sử dụng phốihợp những TBDH một cách thích hợp, nhằm phát huy tín tích cực, tự lựcnhận thức của HS trong việc lĩnh hội tài liệu học tập

1.4 Một số vấn đề về đổi mới công tác quản lý thiết bị ở trường THCS

1.4.1 Mục đích đổi mới công tác quản lý TBDH ở trường THCS

Mục đích của đổi mới quản lý thiết bị dạy học là xây dựng, sử dụng,bảo quản và huy động tối đa thiết bị dạy học của nhà trường phục vụ cho côngtác giảng dạy, học tập nhằm đạt được mục tiêu về dạy học - giáo dục đã đề ra

TBDH phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp củachương nình giáo dục, bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, an toàn chongười sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý lứa tuổi HS

1.4.2 Nội dung đổi mới quản lý công tác TBDH ở trường THCS

- Quản lý các đầu vào: Thực trạng số lượng, chất lượng TBDH; Nhucầu sử dụng TBDH; đội ngũ cán bộ TBDH

- Quản lý quá trình sử dụng, khai thác TBDH

- Quản lý kết quả sử dụng TBDH

Trang 34

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công tác quản lý TBDH ở trường THCS

Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về vai trò, tầm quan trọng củaTBDH phải đúng đắn, có quan điểm rõ ràng, có kế hoạch đầu tư, Thườngxuyên trau dồi nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, giáo viên; Đảmbảo về số lượng, chất lượng của đội ngũ chuyên trách

Đối với TBDH, hiệu quả quản lý chẳng những phụ thuộc vào con người

mà còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất tại chổ, đó là: Hệ thống nhà đanăng, phòng học bộ môn, phòng học, phòng thí nghiệm, các nội quy, quy địnhcho việc sử dụng bảo quản… hệ thống này phải được chú trọng, quan tâm vàđồng bộ Việc dạy học thí nghiệm còn chồng chéo nhau do điều kiện cơ sởvật chất lại thêm thời khóa biểu không sắp xếp được các tiết thực hành - thínghiệm tách rời nhau ở mỗi môn, mỗi lớp nên sắp xếp, bố trí phải phù hợpvới tình hình thực tế của từng đơn vị trường học

1.5 Cán bộ quản lý/nhân viên phụ trách thiết bị dạy học

Theo Quyết định số 243/CP ngày 28/6/1979 của Chính phủ về tổ chức

bộ máy, biên chế của các trường phổ thông để bố trí người phụ trách công tácTBDH (tùy theo quy mô của nhà trường để bố trí cán bộ chuyên trách hoặckiêm nhiệm), người phụ trách công tác TBDH phải là người có trình độchuyên môn theo yêu cầu của bậc học, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụcông tác TBDH và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao

Để quản lý thiết bị dạy học tốt người cán bộ quản lý trường học cầnnắm vững các yêu cầu sau:

 Nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, thông hiểu về chế địnhcủa ngành và liên ngành đối với lĩnh vực TBDH

 Nắm vững các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phốihợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý

Trang 35

 Hiểu rõ chương trình giáo dục và những điều kiện cơ sở vật chất vàthiết bị trường học để chỉ đạo chương trình.

 Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm

 Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thốngnhất và đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị trường học để nâng cao chấtlượng giáo dục

 Định kỳ, hàng năm phải có kế hoạch kiểm kê, kiểm tra đúng theo quyđịnh của Nhà nước về quản lý tài sản

 Luôn luôn có ý thức thực hiện đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoáTBDH và tổ chức thực hiện khả thi những vấn đề đó

 Phân loại được TBDH

 Biết chính xác nội dung quản lý từng loại TBDH và biết phối hợp cácnội dung quản lý khác nhau

 Biết chính xác những yêu cầu của nội dung, chương trình giáo dục vànhững phương tiện kỹ thuật, sản phẩm công nghệ cần thiết thực hiệnchương trình đó

 Xây dựng được những biện pháp bảo quản, tu bổ, giữ gìn và thanh lýTBDH

 Tập trung mọi tiềm năng của nhà trường, của cộng đồng và xã hội vào việctăng cường TBDH nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

1.6 Chỉ đạo của ngành GD&ĐT về quản lý thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục, xác định giáo dục làquốc sách hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Nghịquyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam về đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới TBDH,…” Đặc biệt Hội Nghị trung ương 8 khóa XI

Trang 36

của BCH Trung ương Đảng đã có Nghị quyết về "Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục Việt Nam"

Như vậy, việc đổi mới TBDH có vai trò quan trọng trong đổi mới nộidung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học

“Sự nghiệp giáo dục phát triển nhờ thực hiện các quá trình dạy học qua các giai đoạn lịch sử, trong đó người lao động - giáo viên và HS - chiếm vị trí trung tâm và đồng thời các công cụ lao động của họ cũng phải

là yếu tố rất quan trọng và mang tính quy định của quá trình lao động này Thiếu một trong 3 yếu tố đối tượng lao động, công cụ lao động và người lao động thì “quá trình lao động hẳn hoi” sẽ không xuất hiện, sẽ không thể nói đến một “quá trình sư phạm hẳn hoi”, một “việc dạy học hẳn hoi” nếu không có công cụ lao động tương ứng - thiết bị dạy học Thiết bị dạy học

và người lao động (giáo viên và HS) liên quan hữu cơ với nhau và luôn bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển”.(Trích: Tạp chí TTKHGD số

81/2000 – Vai trò của thiết bị dạy học xét trên quan điểm triết học duy vậtlịch sử - tác giả Trần Doãn Qưới)

Ngày 8/12/2009, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp ý rộng rãicho đề án "Phát triển TBDH tự làm cấp học mầm non, phổ thông" đang được

Bộ GD&ĐT triển khai xây dựng Mục đích của đề án nhằm xây dựng hệthống văn bản chỉ đạo quản lý thực hiện và tổ chức các hoạt động nhằm đưaphong trào tự làm TBDH trở thành hoạt động sư phạm thường xuyên trongnhà trường

Trên thực tế, Nhà nước đã quan tâm đầu tư thiết bị dạy học đồng bộcho các ngành học, các tỉnh Tuy nhiên, nguồn lực của nhà nước có hạn, một

số trường lớp HS lại phát triển nhanh và mạnh vì vậy cán bộ quản lý trườnghọc cần phải phát động phong trào tự làm thiết bị dạy học trong GV và HS.Hoạt động này sẽ góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở

Trang 37

mỗi người, từ đó giáo dục mọi người ý thức sử dụng, giữ gìn, bảo vệ các sảnphẩm do chính mình làm ra.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc quản lý sử dụng TBDH trong các trườnghọc như một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng nhà trường Quyếtđịnh số 41/2000/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ GD&ĐTban hành quy chế TBDH trong trường mầm non, trường phổ thông đã nêu rõtrách nhiệm quản lý, sử dụng TBDH Theo đó:

- Giám đốc Sở GD&ĐT chịu trách nhiệm trước UBND, tỉnh, thành phố

và Bộ GD&ĐT về việc chỉ đạo mua sắm, bảo quản, sử dụng TBDH cho cáctrường, đảm bảo số lượng, chất lượng và kịp tiến độ phục vụ năm học mới

- Hiệu trưởng các trường học chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng,hiệu quả sử dụng TBDH tại mỗi đơn vị trường học

Quy chế TBDH trong trường mầm non, trường phổ thông cũng đã

nêu rõ yêu cầu về quản lý, sử dụng TBDH: “TBDH được trang bị từ mọi nguồn đều là tài sản của nhà trường, GV, nhân viên, HS đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ những tài sản đó Các đơn vị quản lý giáo dục các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý, trang

Điều 19, Điều lệ trường trung học có nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn củaCBQL: “Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường”

Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT – BTC - BGDĐT ngày 22 tháng 12năm 2008 của liên Bộ Tài chính, Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử

Trang 38

dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đếnnăm 2010.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng một hệ thống các công văn gửi giám đốc các

Sở GD&ĐT hướng dẫn mua sắm, sử dụng TBDH cho năm học, gửi UBNDcác tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo mua sắm TBDH năm học.01/6/2006 đã có luật đấu thầu và chỉ đạo các Sở, các tỉnh thành thực hiện luậtđấu thầu

- Công văn số 4728/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo, muasắm, sử dụng TBDH năm học 2007 - 2008

- Công văn số 5484/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạocác đơn vị chức năng ở địa phương thực hiện khung thời gian và nội dungnhững công việc chính trong việc mua sắm TBDH năm học 2007 - 2008

- Công văn 5515/Bộ GD&ĐT - CSVCTBDH ngày 03 tháng 7 năm

2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi UBND các tỉnh, các Sở GD&ĐT vềviệc mua sách cho GV, HS năm học 2009 - 2010 bằng nguồn kinh phí chươngtrình nục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, nếu sử dụng đúng các TBDH sẽ góp phần tích cực nâng caohiệu suất lao động của thầy và trò Từ những vấn đề cơ bản của quá trình dạyhọc, chúng ta nhận thấy rằng, hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiểnhoạt động nhận thức của HS, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức, điềukhiển nhận thức đó là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác những hiệntượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của HS Tuy nhiên, những hiện tượng,đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ngaytại phòng học Trong trường hợp đó, TBDH tạo khả năng tái hiện chúng mộtcách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình… Nhờ chúng mà

Trang 39

tạo nên trong ý thức của người HS những hình ảnh trực quan cảm tính củanhững hiện tượng và sự vật.

TBDH là nội dung, phương tiện truyền tải thông tin giúp GV tổ chức vàđiều khiển hoạt động nhận thức của HS, giúp HS hứng thú học tập, rèn luyệntác phong và kỷ luật lao động, kỹ năng thực hành, hình thành phương pháphọc tập chủ động, tích cực TBDH là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, là

cơ sở cho việc đổi mới PPDH Giúp HS thu nhận thông tin một cách sinhđộng, đầy đủ, chính xác, mở rộng và đào sâu tri thức đã lĩnh hội được; rènluyện những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phát triển hứng thú nhận thức, nănglực quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độtin cậy

Từ những nét chủ yếu về lịch sử của vấn đề nghiên cứu, các khái niệm

cơ bản có liên quan đến đề tài, những vấn đề mang tính lý luận về TBDH là

cơ sở khoa học để nghiên cứu đề tài Như vậy, các biện pháp đổi mới công tácquản lý TBDH ở các trường THCS thuộc huyện Lộc Hà sẽ được đề xuất dựatrên lý luận đã nêu ở trên, đồng thời dựa trên thực trạng công tác quản lýTBDH ở các trường THCS huyện Lộc Hà mà tôi sẽ trình bày trong chương 2dưới đây

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội và giáo dục huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhięn, dân số vŕ nguồn nhân lực

2.1.1.1 Đặc điểm địa lý

Huyện Lộc Hà gồm 13 xã được thành lập theo Nghị định số 20/2007/NĐ-CP, ngày 07/02/2007 của Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập 7 xã vùng HạCan của huyện Can Lộc và 6 xã vùng Biển Cửa của huyện Thạch Hà, dân số81.476 người, diện tích tự nhiên 118,53 km2 Là một huyện đồng bằng venbiển phía đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, nằm từ 18,23 đến 18,32 vĩ độ Bắc,105,55 đến 105,48 kinh độ Đông; Bắc giáp huyện Nghi Xuân, Nam giáphuyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, Đông giáp Biển Đông và Tây giáphuyện Can Lộc Thị trấn Bằng Sơn (đang quy hoạch) cách thành phố Vinh(Nghệ An) 35 km, cách thành phố Hà Tĩnh 10 km, thị xã Hồng Lĩnh 30 km vàcách cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 100 km

Địa hình khá bằng phẳng, phía Tây Bắc được chắn bởi dãy Hồng Lĩnh,phía Nam - Tây Nam có dòng sông Nghèn và các phụ lưu sông Nghèn baoquanh; phía Đông có đường bờ biển dài 12 km

Đất đai: Diện tích đất tự nhiên của huyện là 118,53 km2, trong đó diệntích đất nông nghiệp 7.132,6 ha Đất đai chủ yếu là đất cát pha, độ màu mỡkhông cao, khả năng liên kết viên thấp nên hạn chế việc giữ nước, nghèo chấtdinh dưỡng Đất rừng có 2.209 ha, rừng tự nhiên chủ yếu là rừng nghèo Diệntích rừng trồng phần lớn là thông, phi lao, keo và rừng ven biển

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình đổi mới thiết bị dạy học lớp 9, (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đổi mới thiết bị dạy học lớp 9
1. Đảng cộng sản Việt Nam - vặn kiện hội nghị lần thứ IV.BCHTW khóa VII-Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội 1994 Khác
2. Đảng cộng sản Việt Nam - vặn kiện hội nghị lần thứ II. BCHTW Khóa VIII-Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội 1997 Khác
3. Đảng cộng sản Việt Nam - vặn kiện đại hội Đảng lần thứ IX.Nhà xuất bản chính trị quốc gia-Hà Nội 2001 Khác
4. Bộ GD-ĐT các văn bản pháp chế quy chế về quản lý GD-ĐT Khác
5. Quy chế TBDH trường mầm non, trường phổ thông ban hành ngày 27/09/2000 Khác
7. Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội về đổi mới chương trình phổ thông Khác
9. Quyết định số 41/2000/QĐ - BGDĐT ngày 07 tháng 9 năm 2000 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế TBDH trong trường mầm non, trường phổ thông Khác
10. Quyết định số 07/2007/QĐ - BGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Khác
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam-Luật giáo dục-Nhà xuất bản chính trị quốc gia- Hà Nội 1998 Khác
12. Thông tư số 12 /2009/TT - BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở Khác
13. Công văn số 4708/BGD - ĐT - KHTC, ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi giám đốc các Sở GD&ĐT hướng dẫn mua sắm, sử dụng TBDH năm học 2007 - 2008 Khác
14. Công văn số 3235/BGD - ĐT - KHTC, ngày 26/2/2008 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH năm học 2008 - 2009.II. Tài Liệu Khác
15. Đặng Quốc Bảo - Quản lý cơ sở vật chất sư phạm, quản lý tài chính. Trong quá trình giáo dục, Trường ĐHSPHN1,Trường CBQLGD-ĐT, Hà Nội 1999 Khác
16. Đặng Quốc Bảo (và tập thể tác giả)- Khoa học tổ chức quản lý Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB thống kê. Hà Nội-1999 Khác
17. Đặng Quốc Bảo- cơ sở pháp lý của công tác quản lý giáo dục.Trường ĐHSP Hà Nội 2-Trường cán bộ QLGD-ĐT- Hà Nội 1999 Khác
19. Trần Hữu Cát; Đoàn Minh Duệ; Đại cương về khoa học quản lý. Trường đại học Vinh Khác
20. Nguyễn Quốc Chí; Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đại cương về quản lý.Trường ĐHSPHN 1- Trường CBQLGD-ĐT- Hà Nội 1999 Khác
21. Trần Khánh Đức, Sư phạm kỹ thuật - NXB giáo dục - 6/2002 kỷ yếu hội nghị cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề lần thứ nhất. Hà Nội 8/1999 Khác
22. Lê Khanh, Về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý GD&ĐT. Hà Nội 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w