Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 117 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
117
Dung lượng
723 KB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH * * * NGUYỄN THỊ HUYỀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, năm 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH * * * NGUYỄN THỊ HUYỀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60. 14. 01. 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Thái Văn Thành Nghệ An, năm 2014 3 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Thanh hóa. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Thái Văn Thành - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo dục trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4 CBQL: Cán bộ quản lý ĐH Đại học ĐNGV: Đội ngũ giảng viên ĐNTBM: Đội ngũ trưởng bộ môn GV: Giảng viên GD &ĐT: Giáo dục và đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GDTC Giáo dục thể chất HLV: Huấn luyện viên HS: Học sinh NCKH Nghiên cứu khoa học PPDH: Phương pháp dạy học SV: Sinh viên TBM: Trưởng bộ môn TDTT: Thể dục thể thao UBND: Ủy ban nhân dân VĐV: Vận động viên 5 MỤC LỤC 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc nhận thức đúng vai trò của nhân lực là hết sức quan trọng. Con người là chủ thể, là nhân tố lao động sáng tạo, là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, sự phát triển của nền giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/ 11/ 2001 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao . Một số bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức” . [13] Nhằm khắc phục nguyên nhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng X khẳng định: “Giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực 7 quản lý nhà nước trong giáo dục - đào tạo” . Chính vì thế Ban bí thư trung ương Đảng đã Ban hành Chỉ thị số 40-CT/ TW ngày 15/ 06/ 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: “Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” . [1] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục cao đẳng, đại học giai đoạn 2006 - 2020 khẳng định: ''Không thể tiếp tục phát triển quy mô giáo dục đại học mà lại buông lỏng quản lý chất lượng như thời gian qua. Các bên liên quan bao gồm quản lý nhà nước, quản lý nhà trường, giảng viên, sinh viên, người sử dụng lao động và xã hội đều có trách nhiệm về chất lượng đào tạo" .[9] Lý luận đã chỉ ra rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới quản lý giáo dục. Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là việc làm cấp thiết hiện nay. Trong đội ngũ cán bộ quản lý thì đội ngũ trưởng bộ môn có vai trò quan trọng, họ là những cán bộ quản lý cơ sở, trực tiếp quản lý đội ngũ giáo viên và chỉ đạo chuyên môn trong các bộ môn, nơi diễn ra các hoạt động dạy học và nâng cao tay nghề cho giáo viên. 8 Vai trò, trách nhiệm của trưởng bộ môn quan trọng là vậy, song trên thực tế họ đang làm công tác quản lý một cách cảm tính, theo kinh nghiệm, đặc biệt là những người mới được giao nhiệm vụ, họ hoàn toàn lúng túng trong việc thực thi các chức năng của người quản lý. Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa nằm trong hệ thống các trường đại học cao đẳng, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực về thể dục thể thao, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu các môn thể thao, tạo nguồn VĐV cho đội tuyển Quốc gia của tỉnh Thanh Hóa. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp, các ngành, Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao, đã có những chiến lược và các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý dạy - học; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoạt động có chất lượng và hiệu quả hơn, đặc biệt là công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trưởng bộ môn đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nhờ đó, hoạt động của nhà trường từng bước được vận hành theo đúng nguyên lý giáo dục của Đảng, sự nghiệp GD - ĐT phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước. Tuy vậy, trong quá trình phát triển nhà trường còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, chất lượng và hiệu quả còn thấp, còn bất cập; năng lực chuyên môn của một bộ phận trưởng bộ môn còn hạn chế, chưa ý thức được một cách đầy đủ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay. Việc phân công, phân cấp còn bộc lộ những bất cập, chưa tạo được sự chủ động trong quản lý và điều hành. Một số cán bộ quản lý thiếu chủ động trong suy nghĩ, chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ mới. 9 Đội ngũ trưởng bộ môn là lực lượng rất quan trọng trong các nhà trường. Để hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi đội ngũ này phải đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực quản lý. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng được một hệ thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển đội ngũ trưởng bộ môn ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa” . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các giải pháp có tính khoa học, khả thi thì sẽ phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng. 10 5.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ trưởng bộ môn; thực trạng công tác phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa; 5.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, hệ thông hóa các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo về nâng cao chất lượng đội ngũ trưởng bộ môn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Xây dựng hệ thống câu hỏi, khảo sát vấn đề quản lý phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa; quan sát các hoạt động giáo dục và đào tạo; tiếp xúc trao đổi với đội ngũ trưởng bộ môn; phân tích, tổng hợp rút ra kết luận. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ trưởng bộ môn, phỏng vấn các trưởng bộ môn, cán bộ quản lý về những vấn đề liên quan đến đề tài 6.3. Phương pháp thống kê toán học. Tổng hợp phân tích, xử lý số liệu liên quan đến quản lý phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa. 7. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hoá. - Đánh giá thực trạng đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hoá. [...]... một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao Thanh Hóa 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa Chương 3: Một số. .. chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy 1.2.3.2 Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục Thể thao Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển đội. .. với Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong nhà trường 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Trưởng bộ môn, Đội ngũ, Đội ngũ Trưởng bộ môn 1.2.1.1 Trưởng bộ môn Theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Điều lệ trường cao đẳng thì Trưởng bộ môn. .. Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Cùng với quá trình phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục luôn được các quốc gia quan tâm phát triển và hoàn... triển đội ngũ trưởng bộ môn, thực chất là đưa ra các cách thức tổ chức, điếu khiển có hiệu quả hoạt động phát triển đội ngũ trưởng bộ môn Giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng thể dục thể thao là các hoạt động cụ thể dược chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến các thành tố cấu trúc của đọi ngũ trưởng bộ môn nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của đội ngũ này, phát ,triển nó theo... mô trường lớp và đặc điểm tâm lý của người CBQL để đè ra nội dung giải pháp cho phù hợp 18 Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng phải thỏa mãn: đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đồng thời phát triển đúng định hướng, có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.2.3 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục Thể thao. .. nội dung, ngày càng thể hiện tính ưu việt của mình, góp phần tích cực vào công cuộc thực hiện mục tiêu “Dân cường, nước thịnh” như lời Bác Hồ đã dạy 1.4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TDTT 1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT 31 Sở dĩ cần phải phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa là bởi những lý... kinh nghiệm 1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG TDTT 1.3.1 Vị trí, vai trò của trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT Trong bộ máy tổ chức nhà trường cao đẳng TDTT, trưởng bộ môn có một vị trí quan trọng trong việc điều hành chuyên môn của bộ môn; là mắt xích gắn kết giữa hiệu trưởng và giảng viên để bộ máy hoạt động đồng bộ và có hiệu quả Trong trường cao đẳng, người Hiệu trưởng với quyền... công việc thường xuyên, liên tục của toàn hệ thống, từng trường, khoa và từng bộ môn 1.3.3.2 Yêu cầu về phẩm chất của Trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT Phẩm chất của trưởng bộ môn tạo nên linh hồn và sức mạnh của bộ môn Đối với trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT Thanh Hóa cần đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất sau: - Người trưởng bộ môn trường cao đẳng TDTT phải thật sự mẫu mực: Trong mọi giai đoạn lịch... tạo ra một ê kíp đồng bộ, đồng tâm có khả năng hỗ trợ, bù đắp cho nhau về mọi mặt Chất lượng đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ Trưởng bộ môn Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng là xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, thực hiện tuyển chọ, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm, sử dụng, bồi dưỡng cũng như tạo môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát triển Để . đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa. Chương 3: Một số giải pháp phát. bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hoá. - Đánh giá thực trạng đội ngũ trưởng bộ môn Trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hoá. 11 - Đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển đội. giải pháp phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trường cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỂ DỤC THỂ THAO 1.1. LỊCH