Các điều kiện đảm bảo chất lượng như về đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất phục vụ việc ăn ở cho học sinh nội trú, các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp,các hoạt động giáo dục về kỹ năn
Trang 1MAI ĐỨC THẮNG
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng
c«ng t¸c qu¶n lý néi tró ë trêng phæ th«ng
cã nhiÒu cÊp häc QuËn 11, thµnh phè Hå ChÝ Minh
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHÖ AN, 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MAI ĐỨC THẮNG
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng
c«ng t¸c qu¶n lý néi tró ë trêng phæ th«ng
cã nhiÒu cÊp häc QuËn 11, thµnh phè Hå ChÝ Minh
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng
NGHÖ AN, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa học và Luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS Hà Văn Hùng, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôitrong quá trình thực hiện đề tài
- Các thầy cô Phòng Sau Đại học và Khoa Quản lý Giáo dục Trường Đại họcVinh, Tp.Vinh, Nghệ An
- Các thầy cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Đồng Tháp, Tp CaoLãnh, Đồng Tháp
- Các thầy cô trường Đại học Vinh và Đại học Đồng Tháp đã trực tiếp giảngdạy chúng tôi trong thời gian qua
- Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trương Vĩnh Ký đã tạo điều kiện
tốt cho tôi trong công tác, học tập
- Gia đình và những người thân luôn động viên và ủng hộ tôi trong thời gianhọc tập
- Bạn hữu lớp Cao học Quản lý Giáo dục - khóa 20B
- Những học sinh đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng luận văn vẫnkhông tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý chânthành của các chuyên gia, các thầy giáo, cô giáo, đội ngũ cán bộ, giáo viên vàbạn bè để Luận văn được hoàn thiện hơn!
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả Mai Đức Thắng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 PP nghiên cứu lý luận 4
7.2 PP nghiên cứu thực tiễn 4
7.3 PP thống kê toán học 4
8 Đóng góp mới của Luận văn 4
9 Cấu trúc Luận văn 5
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học 6
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục và quản lý nội trú 8
12.2 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú .12 1.3 Khái quát về công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học .13
1.3.1 Vị trí, vai trò của trường phổ thông có nhiều cấp học 13
1.3.2 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVQN nội trú 16
1.3.3 Nội dung của công tác quản lý trong các trường phổ thông có nhiều cấp học 18
1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học 18
Trang 51.4.1 Mục đích của công tác quản lý nội trú 18
1.4.2 Nội dung công tác quản lý nội trú 19
1.4.3 Tính chất của quản lý công tác HS nội trú 18
1.5 Vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học 19
1.5.1 Điều kiện kinh tế, xã hội 19
1.5.2 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 20
1.5.3 Đội ngũ giáo viên 21
1.5.4 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú 22
1.5.5 Các văn bản pháp quy hướng dẫn các hoạt động của nội trú 22
1.6 Mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, mối quan hệ các tổ, bộ phận trong nhà trường về công tác quản lý nội trú 23
Kết luận chương 1 23
Chương 2 Thực trạng chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 24
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa-xã hội, tình hình giáo dục nói chung và công tác quản lý nội trú nói riêng ở Quận 11, Tp.HCM 24
2.2 Một số nét lịch sử hình thành và phát triển của trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM 27
2.3.Thực trạng chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông có nhiều cấp học có nhiều cấp học có tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM 29
2.4 Thực trạng công tác quản lý ở các trường phổ thông có nhiều cấp học có tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM 30
2.5 Thực trạng học sinh nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học có tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM 30
2.6 Thực trạng công tác quản lý nội trú ở các trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM 34
Trang 62.7 Thực trạng công tác quản lý nội trú và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao
chất lượng nội trú 38
2.8 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nội trú của trường Phổ thông có nhiều cấp học tại Quận 11, Tp HCM 43
Kết luận chương 2 47
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở các trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 48
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 48
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 48
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 48
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 49
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi 49
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 49
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học quận 11, Tp.HCM 50
3.2.1 Nâng cao công tác thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho CB-GV-NV và HS Nội trú 50
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản phục vụ cho công tác quản lý nội trú 51
3.2.3 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức nội trú 59
3.2.4 Tăng cường tuyển chọn được một số đội ngũ, bồi dưỡng nghiệp vụ và trao đổi chuyên môn cho đội ngũ GVQN nội trú 63
3.2.5 Tăng cường phối hợp CMHS, với các tổ, bộ phận có liên quan trong nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nội trú 70
3.2.6 Tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, phong trào thể dục thể thao, hoạt động tập thể và sinh hoạt tập thể nhằm giáo dục nhân cách, tư tưởng, đạo đức cho học sinh nội trú 74
Trang 73.2.7 Tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của HS nội trú 77
3.2.8 Tổ chức phong trào thi đua trong tập thể học sinh nội trú 83
3.2.9 Nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho HS nội trú 85
3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 91
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 98
1 Kết luận 98
2 Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 85 CB-GV-NV Cán bộ - giáo viên - nhân viên
6 CSVC-TBGD Cơ sở vật chất - Thiết bị giáo dục
14 GVQN KTX Giáo viên quản nhiệm ký túc xá
Trang 926 TH Tiểu học
30 TNCS HCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người"[1] Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đấtnước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào
Trang 10tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhucầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điềukiện cho mọi công dân học tập suốt đời ”[14].
Giáo dục (GD) phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặtbằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế - xãhội (KT - XH) của một quốc gia Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như
vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộngđồng khu vực và thế giới, đòi hỏi GD phổ thông phải có những bước tiến mớimạnh mẽ, giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cáckỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam Xã hội chủnghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên các trường đại học và cao đẳng chuyênnghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quêhương, đất nước
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 cũng nêu rõ “khuyến khích vàbảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục”[11].Đến nay, xã hội hóa giáo dục đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước,
xã hội hóa giáo dục đã góp phần xây dựng nên một xã hội học tập, một xã hội toàndân tham gia vào các hoạt động giáo dục Nhân dân hiến đất làm trường học, cácđoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mởtrường học Từ những trường học tình thương, đến các trường Mầm non, Tiểu học,Trung học, Dạy nghề và Đại học, các loại hình giáo dục ra đời như trường Dân lập,trường Tư thục Rõ ràng xã hội hoá giáo dục đã và đang là sự hợp tác có hiệu quảgiữa nhà nước, nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện một nền giáo dục dânchủ rộng mở cho tất cả mọi người trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại
và đậm đà bản sắc dân tộc
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là đô thị lớn nhất nước bao gồm 19quận và 5 huyện, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Trang 11Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Chính vì nằm giữa trung tâmcác tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục phát triển mạnh mẽ như vậynên nhu cầu học tập của học sinh ở các tỉnh thành lân cận về Tp.HCM học tập là rấtlớn Đặc biệt, nhu cầu cho con em ăn ở, học tập tại các trường phổ thông nội trúđang ngày một gia tăng, nhất là ở các gia đình không đủ điều kiện chăm sóc, kèmcặp con em Các trường Công lập hầu như không thể tổ chức cho HS ăn học nộitrú Mô hình trường Dân lập - Tư thục đã nhanh chóng gánh vác chức năng quantrọng này Xuất phát từ nhu cầu đó mà hàng loạt các trường phổ thông nội trú lầnlượt ra đời ở các đô thị lớn, trong đó Tp.HCM nổi bật lên như một điển hình.
Mô hình học sinh nội trú không phải là mới mẻ với giáo dục thế giới và ởViệt Nam Tuy nhiên về mặt lý luận, thực tiễn, mô hình này vẫn còn những bất cập
Hệ thống văn bản pháp lý, các văn bản hướng dẫn đối với loại hình này gần nhưchưa được chú ý Các trường phổ thông nội trú vẫn còn trong giai đoạn “vừa học,vừa làm” Những quy định về hồ sơ – sổ sách cũng như qui định về cơ sở vật chấtvẫn chưa được chặt chẽ, rõ ràng và đồng bộ ở tất cả các trường
Thực tiễn hiện nay các trường phổ thông có tổ chức nội trú chưa thống nhấtđược cách làm, cơ quan thẩm quyền chưa thể quản lý được chất lượng của cáctrường này Các điều kiện đảm bảo chất lượng như về đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất phục vụ việc ăn ở cho học sinh nội trú, các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp,các hoạt động giáo dục về kỹ năng sống, về giáo dục nhân cách, công tác đảm bảo
an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, việc phối hợp giữa các lực lượng trong
và ngoài nhà trường vẫn còn những bất cập, hạn chế
Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu Chúng tôi mong muốn
đóng góp một phần hiểu biết về thực tế cũng như một phần nghiên cứu về lý luậnnhằm đưa chất lượng của các trường phổ thông nội trú đi đúng hướng và đạt hiệuquả khoa học cao hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 12Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ởtrường phổ thông có nhiều cấp học quận 11, Tp.HCM.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có
nhiều cấp học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp có tính khoa học và khả thithì sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở các trường phổ thông có nhiềucấp học Quận 11, Tp.HCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản
lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học tại Tp.HCM
5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có
nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM trong giai đoạn hiện nay
5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở
trường phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiêncứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Trang 137.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.3 Phương pháp thống kê toán học
8 Những đóng góp mới của luận văn
8.1 Về mặt lý luận
Tổng quan về công tác quản lý nội trú tại các trường phổ thông có nhiều cấphọc, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài; khẳng định tầm quan trọng về côngtác nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm
có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở
trường phổ thông có nhiều cấp học
Chương 2 Thực trạng chất lượng công tác quản lý nội trú ở trưởng phổ thông có
nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường
phổ thông có nhiều cấp học Quận 11, Tp.HCM
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CÓ NHIỀU CẤP HỌC
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, được thực hiện một cách
tự giác, vượt qua ngưỡng “tập tính” của các giống loài động vật bậc thấp khác.Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáodục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục và từ đó cũng xuất hiệnkhoa học về QLGD Người học vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo
Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việc xem xét các yếu tố người dạy, nội dung,chương trình, cơ sở vật chất thì không thể không nghiên cứu trực tiếp là đốitượng người học Xung quanh vấn đề người học có rất nhiều vấn đề cần nghiêncứu, trong đó có vấn đề người học trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục ởtrong khu nội trú
Ký túc xá thường được dành cho đối tượng là sinh viên Tuy nhiên, trong hơnmột thập niên trở lại đây do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội hóa giáo dục ngàycàng phát triển sâu rộng Nhiều loại hình trường Dân lập, Tư thục ở các trường cónhiều cấp học phát triển không ngừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
về nhu cầu sinh hoạt học tập của đối tượng HS ở lại trường Vấn đề nghiên cứu vềquản lý HS nội trú ít được đề cập; có chăng cũng chỉ là những nghiên cứu liên quanđến việc tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các bậc học khác nhau như: NguyễnHữu Hợp (chủ biên), Nguyễn Dục Quang - “Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ởtrường tiểu học” (Giáo trình dành cho hệ tại chức đào tạo giáo viên tiểu học) –Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội 1995
Năm 1997 Bộ GD-ĐT ban hành riêng “Quy chế HS, học sinh nội trú trongcác trường đại học, cao đẳng, TCCN” nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạncủa các trường trong việc tổ chức quản lý khu nội trú, quyền và nghĩa vụ của HS,
Trang 16học sinh trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt trong khuônviên nội trú của các trường đào tạo.
Để phù hợp với mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, ngày 18 tháng 10 năm
2002 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việcsửa đổi bổ sung công tác HSSV nội trú
Ngày 26/7/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số BGD&ĐT về việc Ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 10 tháng 8năm 2011 và thay thế Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 29/6/1997 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú trong cáctrường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Quyết định số41/2002/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo
27/2011/TT-Quản lý HSSV nội trú là vấn đề mới chưa được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên cómột số tác giả nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau về quản lý ngườihọc Có thể kể đến các công trình sau: Đề tài luận văn thạc sỹ QLGD: “Một số giảipháp nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh trường Dự bị đại học dân tộc Trungương - Việt Trì - Phú Thọ” của Lê Trọng Tuấn năm 2001 đã đánh giá thực trạng nănglực tự học của học sinh trường Dự bị Đại học Dân tộc trung ương và đề xuất một sốgiải pháp thích hợp nâng cao năng lực tự học của học sinh; Đối với đề tài nghiên cứuviệc quản lý học sinh nội trú vùng miền núi phía bắc có công trình nghiên cứu của Bùi
Sĩ Đức: “Các biện pháp quản lý học sinh nội trú ở trường CĐSP Yên Bái” năm 2007
đã đánh giá thực trạng công tác quản lý SV nội trú của trường CĐSP Yên Bái và đềxuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp quản lý SV nội trú
Những nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác quản lý học sinh trong
đó có quản lý học sinh nội trú và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý Tuy nhiên,những nghiên cứu về quản lý học sinh nội trú ở các trường phổ thông nhiều cấp họchiện nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể
Các trường Phổ thông nhiều cấp học có chế độ nội trú cũng gặp phải vấn đềnan giải trong công tác quản lý HS, xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi trường nên
Trang 17không thể áp dụng giải pháp quản lý của trường này vào trường khác Do vậy, vấn
đề “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổthông có nhiều cấp học quận 11, thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề cần đượcnghiên cứu để tìm ra được các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HS nội trú
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý, Quản lý giáo dục và quản lý nội trú
1.2.1.1 Quản lý
- Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu Quản lý xã hội cũngđược hình thành, trình độ tổ chức, điều hành quản lý xã hội cũng được nâng cao.Khi đề cập đến vai trò Quản lý, Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếphay lao động chung nào đó tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũngcần đến một sự lãnh đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện nhữngchức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận độngcủa các khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấymình, còn một dàn nhạc thì phải cần có nhạc trưởng” [23]
- Trong Từ điển Tiếng Việt (1992), Quản lý đóng vai trò là một động từ và đượcđịnh nghĩa như sau: “Quản lý là quá trình trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhấtđịnh; là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [33]
- Để kết hợp các yếu tố con người, công cụ, phương tiện, tài chính nhằm
đạt mục tiêu đã định trước, cần phải có sự tổ chức, điều hành chung, đó chính làquản lý Có nhiều định nghĩa khái nhiệm quản lý theo các quan điểm khác nhau
+ Theo quan điểm kinh tế, F.Taylor (1856 - 1915) cho rằng “Quản lý lànghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phươngpháp tốt nhất và rẻ nhất” [20]
+ Theo quan điểm xã hội, tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là sự tácđộng liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quảnlý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinhtế… bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp vàbiện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng” [21]
Trang 18+ Theo quan điểm hệ thống: Thế giới đang tồn tại, mọi sự vật hiện tượng làmột chỉnh thể, thống nhất Quản lý với tư cách là những tác động vào hệ thống, vàotừng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được cácmục tiêu đã đề ra Như vậy "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềmnăng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi củamôi trường” [17]
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
- QLGD là một bộ phận của quản lý xã hội nói chung Theo
P.V.Khuđominxky định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ, đảmbảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng cácquy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học
và giáo dục, của sự phát triển thể chất của tâm lý và trẻ em” [20]
- Nhà lý luận Xô Viết Mechti-Zade đã chỉ rõ: “Quản lý giáo dục là tập hợp
những biện pháp (tổ chức, phương pháp cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tàichính…) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thốnggiáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượngcũng như chất lượng” [20, tr.34]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, chủ thể của quy luật quản lý nhằm làm cho sựvận hành theo đường lối giáo dục của Đảng thực hiện các tính chất của nhà trườngXHCN mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dụctới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [26]
+ Tiêu điểm của nhà trường là quá trình giáo dục nên cũng có thể hiểuquản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáodục được tiến hành bởi tập thể giáo viên và HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lựclượng xã hội nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêuđào tạo của nhà trường
Trang 191.2.1.3 Quản lý trường học
- Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dụcthế hệ trẻ Nó là tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục ở cấp nào từ cơ sở đến trungương Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, do đó khi nói đếnquản lý giáo dục là nói đến quản lý nhà trường cùng với quản lý hệ thống giáo dục
- Theo tác giả Tiến sĩ Phạm Minh Hạc thì quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh Quản lýtrực tiếp trường học bao gồm quản lý QTDH – GD, quản lý tài chính, quản lý nhânlực, quản lý hành chính, quản lý môi trường giáo dục Trong đó quản lý QTDH –
GD là trung tâm [19]
1.2.1.4 Quản lý nội trú
Quản lý nội trú là tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động trong khu Ký túc
xá như: Quản lý, điều hành, phục vụ nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, an ninh trật tự, họctập và rèn luyện của HS nội trú, góp phần rèn luyện nhân cách HS trong hệ thốnggiáo dục và đào tạo chung của nhà trường; tổ chức, quản lý và điều hành các dịch
vụ vui chơi giải trí
* Các chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý nội trú ở các trường phổ thông nhiều cấp học.
- Chức năng:
- Một bộ phận giáo viên với chức năng quản lý học sinh về ăn, ở, sinh hoạt
và học tập trong Ký túc xá sau giờ học trên lớp
- Thay mặt phụ huynh trực tiếp chăm sóc học sinh, tìm hiểu tâm tư, nguyệnvọng của học sinh nhất là những học sinh thuộc đối tượng cần rèn luyện nhiều vềhọc tập và sinh hoạt
- Trực tiếp liên hệ với phụ huynh học sinh khi các em có vấn đề về học tập,sinh hoạt cũng như đau ốm
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động nội trú trong một năm học;
+ Tập huấn bồi dưỡng công tác quản lý nội trú;
Trang 20+ Phối hợp với các Tổ, bộ phận có liên quan lập hồ sơ HS đăng ký nội trú;+ Hoàn tất hồ sơ HS nội trú;
+ Lập danh sách học sinh ở nội trú theo phòng, theo lớp đảm bảo khoa học,thuận lợi, văn minh, hiện đại cho công tác quản lý và học tập của HS nội trú;
+ Tổ chức tiếp nhận học sinh vào nội trú và sắp xếp phòng cho học sinh vàođầu mỗi năm học
+ Tổ chức quản lý cơ sở vật chất và sử dụng có hiệu quả;
+ Phân loại học sinh theo học lực, hạnh kiểm để có những phương án chămsóc đạt kết quả tốt;
+ Tổ chức sinh hoạt với học sinh nội trú về nội quy, quy định của nội trú.+ Tổ chức thực hiện, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch;
+ Điểm danh, quản lý và báo cáo khẩu phần ăn của HS nội trú cho bộ phậnphục vụ
+ Tổ chức, trực tiếp tham gia cùng giáo viên bộ môn, giáo viên dò bài quản
lý học sinh nội trú trong những giờ học và tự học buổi tối;
+ Tổ chức các hoạt động rèn luyện thể dục thể thao, rèn luyện các kỹ năngsống cần thiết cho HS nội trú;
+ Tổ chức đêm văn nghệ nội trú hằng năm vào những ngày Lễ, Hội như:Ngày lễ Trung thu, Noel, Mừng Xuân, Tổng kết giải TDTT nội trú và tổng kết phátthưởng học sinh gỏi nhất khối nội trú, học sinh gương mẫu;
+ Tổ chức cho học sinh nội trú đạt những thành tích cao trong học tập,những học sinh gương mẫu được đi làm từ thiện ở những Trung tâm trẻ em khuyếttật, mái ấm tình thương, tặng tập, sách và quà cho những trẻ em vùng sâu, vùng xa;
+ Trực tiếp đưa học sinh đi khám bệnh khi cần thiết
+ Hàng tuần, GVQN nội trú có trách nhiệm trả học sinh ra về vào trưangày thứ 7 và đón HS vào trước 18h30 ngày Chủ nhật (có sổ ký nhận đưa đón)
+ Thứ ba hằng tuần, Tổ Quản nhiệm nội trú họp giao ban với BLĐ để báocáo tình hình hoạt động của nội trú và BLĐ triển kế hoạch trong thời gian tới
+ Liên hệ chặt chẽ với GVCN để nắm vững tình hình học tập, sinh hoạt
và chấp hành nội quy của những HS ở nội trú
Trang 21+ Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội đồng tư vấn học đường, Ban đạidiện CMHS, CMHS trong việc giáo dục HS nội trú;
+ Động viên, giúp đỡ, hướng dẫn các em thực hiện nghiêm túc các quy định,nội quy của nhà trường nói chung, nội quy, quy định nội trú nói riêng; Tìm hiểutâm tư, nguyện vọng của từng HS để tư vấn hướng nghiệp trong kỳ thi CĐ - ĐHhàng năm
+ Phối hợp với các Tổ, bộ phận có liên quan lập kế hoạch sửa chữa, nângcấp cơ sở vật chất định kỳ của nội trú;
+ Quản lý nội trú theo qui định của nhà trường; quản lý HS thực hiện tốt nộiqui nội trú; bảo đảm trật tự an ninh, môi trường sinh hoạt và giáo dục lành mạnh; tổchức các hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục cho HS nội trú, các hoạt động văn
- thể - mỹ nhằm nâng cao đời sống tinh thần và đẩy mạnh phong trào tự quản trong
HS ở nội trú; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nội qui của từng HS nội trú saumỗi tuần, tháng, Học kỳ;
+ Kết hợp chặt chẽ với công an phường để thực hiện có hiệu quả các biệnpháp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn nội trú, bảo vệ tài sản và tính mạngcủa HS nội trú; thành lập ban an ninh trật tự trực 24/24;
+ Trực những vị trí theo phân công của Tổ trưởng tổ Quản nhiệm nội trú;+ Thực hiện công tác tổng hợp về các lĩnh vực được phân công; thống kê,báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường
+ Hỗ trợ khối văn phòng khi nhà trường tổ chức những ngày Lễ Hội truyềnthống, các chuyến tham quan của học sinh
1.2.2 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú 1.2.2.1 Giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú
- Giải pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ thể.Giải pháp là là phương pháp giải quyết [33]
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú là những cách thức,phương pháp giải quyết những thực trạng trong công tác quản lý nội trú nhằm nângcao chất lượng công tác quản lý nội trú
Trang 22- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú là nội dung, cáchthức giải quyết vấn đề HS nội trú của nhà trường cùng những lực lượng ngoài nhàtrường có liên quan đến HS nội trú nhằm hình thành nhân cách của HS theo yêucầu, mục tiêu đào tạo.
- Chủ thể chính thực hiện công tác quản lý nội trú là Ban Quản lý nội trú(nòng cốt là GVQN nội trú), chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thểtrong nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban đại diên cha mẹ học sinh, phụhuynh học sinh, chính quyền địa phương nhằm thực hiện các giải pháp quản lý
do mình hoạch định đối với đối tượng chịu quản lý là HS nội trú theo yêu cầu củacông tác HS nội trú
- Để đạt các mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích
lệ động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu
đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý
- Như vậy, xét cho cùng thì giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý
HS nội trú chính là một loại công cụ quản lý HS nội trú, nhằm từng bước đưa HSnội trú đi đến mục tiêu của công tác quản lý HS nội trú Bởi vì công cụ quản lý lànhững phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫndắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng trong việcthực hiện và đạt được mục tiêu đề ra
1.3 Khái quát về công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học
1.3.1.Vị trí, vai trò của trường phổ thông có nhiều cấp học
1.3.1.1 Sự ra đời của trường phổ thông có nhiều cấp học
- Hầu như các trường phổ thông có nhiều cấp học hiện nay trong Tp.HCMnói chung và trong Quận 11 nói riêng đều là mô hình trường Tư thục, Dân lập(ngoài Công lập)
- Quyết định số 1931/QĐ-BGD&ĐT, ban hành ngày 20/8/1991 do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế trường phổ thông Dân lập
Trang 23- Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT, ban hành ngày 28/8/2001 do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của cáctrường ngoài Công lập, hết hiệu lực ngày 15/05/2011.
- Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 28/03/2011 do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động củatrường Tiểu học, trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục
- Quyết định 23/2000/QĐ-BGDĐT, ban hành ngày 11/7/2000 do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Điều lệ trường trung học Theo Quyết định23/2000/QĐ-BGDĐT quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của trường Trunghọc cơ sở và trường Trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường Trung học);
về tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục phổ thông Trường trung học là cơ sở giáodục của bậc Trung học, bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốcdân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường trung học được tổ chức theo cácloại hình Công lập, Bán công, Dân lập, Tư thục Trường Trung học Bán công, Dânlập, Tư thục sau đây gọi chung là trường Trung học ngoài Công lập
- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ban hành ngày 02/4/2007 do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Điều lệ trường THCS, THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học Theo Quyết định 07/2007/QĐ-BGDĐT BộGD-ĐT đã quy định chi tiết như sau:
+ Trường Trung học cơ sở (THCS), trường Trung học phổ thông (THPT) vàTrường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học)
+ Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:
a) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở;
b) Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông;
c) Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
- Tên trường phổ thông có nhiều cấp học cũng được thay đổi từ quyết định
Trang 24- Theo điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường Trung học) Trường Trung học là cơ
sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách phápnhân và có con dấu riêng [5]
1.3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn trường phổ thông có nhiều cấp học
- Theo điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông vàtrường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của trường trung học kể cả hai loại hình Công lập và Tư thục (ngoàiCông lập) như sau [5]:
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt độnggiáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục
+ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật
+ Tuyển sinh và tiếp nhận HS; vận động HS đến trường; quản lý HS theoquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phốihợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục
+ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy địnhcủa Nhà nước
+ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, HS tham gia hoạt động xã hội
+ Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
- Đối với trường tư thục thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ đã được quyđịnh trên, kèm theo những quy định cụ thể tại điều 2 quy chế tổ chức và hoạt động
Trang 25của trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo thông tư13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [5][6]:
+ Trường phổ thông Tư thục tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kếhoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ
GV, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dụcphổ thông
+ Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu củacác cơ quan quản lý trực tiếp
1.3.2 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVQN nội trú
1.3.2.1 Chức năng – nhiệm vụ của GVQN nội trú
- Về tên gọi “Giáo viên quản nhiệm nội trú”: Có lẽ tên gọi này được ra đờisau khi hệ thống các trường phổ thông nội trú được thành lập
+ Với các trường phổ thông, các tên gọi GVCN và GV bộ môn là vô cùngthân thuộc Để dễ dàng phân biệt với hệ thống GVCN ở lớp học, có thể các nhàquản lý trường phổ thông nội trú đã gọi tên“GVQN nội trú” cho hệ thống giáo viênquản lý khu KTX Nếu GV chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạtđộng của học sinh ở lớp học thì giáo viên quản nhiệm nội trú là người chịu tráchnhiệm chính về mọi hoạt động của học sinh nội trú
+ Với định nghĩa trên, tên gọi “GVQN nội trú” vẫn còn nhiều bất cập.Tuy nhiên, chúng ta vẫn khó tìm một tên gọi nào phù hợp và phổ biến hơn Bằngchứng là sau hơn 20 năm hệ thống trường phổ thông nội trú hình thành và pháttriển, tên gọi “GVQN nội trú” vẫn là tên gọi được sử dụng nhiều và trở nên quenthuộc nhất
1.3.2.2 Chức năng của GVQN (giáo viên quản nhiệm) nội trú
- Từ tên gọi trên, chúng ta đã thấy được chức năng, đặc thù của GVQN Nộitrú: Bộ phận này có nhiệm vụ chăm nom, điều khiển và chịu trách nhiệm hoàn toàn
về mọi hoạt động của học sinh ở khu nội trú nhà trường
Trang 26- Do đối tượng quan tâm chung là học sinh nên sau này, việc kết hợp hoạtđộng của GVQN nội trú và các hoạt động khác trong nhà trường trở nên gắn bóchặt chẽ và có sự tương tác tích cực hơn.
- Vì lẽ đó, bộ phận GVQN nội trú là một bộ phận thiết yếu không thể thiếutrong trường phổ thông nội trú
1.3.2.3 Nhiệm vụ của GVQN nội trú
Từ môi trường làm việc là khu nội trú, nhiệm vụ của GVQN nội trú đượcxác định trước tiên là:
- Chăm lo cho học sinh ăn, ngủ, ốm đau
- Giám sát, nhắc nhở học sinh trong các sinh hoạt thường nhật - vui chơi
- Định hướng, giáo dục học sinh hướng tới chân – thiện – mỹ trong quá trìnhhình thành nhân cách; giúp cho học sinh tự tin, năng động, sáng tạo; sống có tráchnhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và tâp thể
- Tổ chức những sinh hoạt tập thể, tổ chức những buổi chuyên đề về kỹ năngsống, những chuyến đi thực tế chia sẽ những mất mát, kém may mắn của nhữngđứa trẻ cùng trang lứa tại những trung tâm trẻ em khuyết tật, mồi côi để hướngcác em tự hoàn thiện mình
- Tổ chức các lớp tự học, các lớp chăm sóc đặc biệt đối với những em họcsinh yếu, kém, các lớp kèm cặp những học sinh thiếu ý thức học tập
- Phối hợp với CMHS để giáo dục học sinh, nâng đỡ học sinh trong suốt thờigian sinh hoạt và học tập tại nội trú
1.3.2.4 Vai trò của GVQN nội trú
- Thật thú vị khi nói đến vai trò của GVQN nội trú trong nhà trường Bởi vì
ở một góc độ khác nhau, ở một cách nhìn khác nhau, mỗi người lại thấy vai trò củaGVQN nội trú khác nhau
- Ở góc độ nhìn của CMHS trong buổi đầu tiếp xúc, GVQN nội trú là nhữngngười thầy “không chính danh” CMHS chỉ thấy ở vai trò “chăm sóc” cho con cháu
họ như những bảo mẫu, mà không thấy được vai trò “dạy dỗ” của GVQN nội trúđối với học sinh.Theo cách nhìn, nếp nghĩ của đa số các bậc CMHS, GV phải gắnliền lớp học Sự dạy dỗ học sinh phải diễn ra ở đó và điểm số, sự xếp loại các mặt
Trang 27mới là những điều công nhận vai trò của một người thầy Tuy nhiên, đối với cáchnhìn này, chúng ta cũng thấy có phần đúng đắn bởi các GVQN nội trú, họ chưaphát huy tốt lắm vai trò làm thầy của mình.
- Còn ở góc độ nhìn nhận của các GVCN, GVQN nội trú lại là nhữngCMHS “không chính danh” Họ là nhịp cầu trung gian nối sự quan hệ giữa GVCN
và những CMHS ở xa của học sinh nội trú Trong vai trò CMHS “tạm thời” này, họchỉ được phép lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của GVCN để truyền đạt cho CMHS màkhông hề có quyền quyết định giải quyết những điều đó
1.3.3.Nội dung của công tác quản lý nội trú trong các trường Phổ thông
có nhiều cấp học
Căn cứ Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế công tác
HS, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [7]:
- Tiếp nhận HSSV vào ở nội trú
- Công tác quản lý HSSV nội trú
- Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các
tệ nạn xã hội trong khu nội trú
- Các hoạt động hỗ trợ cho HSSV nội trú
- Công tác phối hợp
- Công tác tổ chức hành chính
- Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh
- Công tác y tế, thể dục thể thao
- Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn, phòng chống tội phạm
và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú
1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng quản lý nội trú ở trường phổ thông
có nhiều cấp học
1.4.1.Mục đích của công tác quản lý nội trú
Theo Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư
số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 thì công tác SV nội trú trongcác cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm các mục tiêu sau [7]:
Trang 28- Góp phần rèn luyện HS nội trú thực hiện nhiệm vụ của người học theo quyđịnh của Luật giáo dục, điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường.
- Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý HSSV nói chung và công tác quản
lý HS nội trú nói riêng là hướng HS vào hoạt động học tập và rèn luyện để thựchiện mục tiêu đào tạo của nhà trường
1.4.2 Nội dung công tác quản lý nội trú
- Tổ chức và quản lý HS ở nội trú;
- Tổ chức giáo dục HS nội trú;
- Tổ chức và quản lý công tác tự học của HS nội trú;
- Tổ chức và quản lý giờ gấc sinh hoạt của HS nội trú;
- Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe HS nội trú;
- Tổ chức đời sống tinh thần cho HS nội trú
- Tổ chức chuyên đề kỹ năng sống rèn luyện tính tự lập, tự tin, năng động vàsáng tạo
- Tổ chức hoạt động tư vấn học đường, tư vấn sức khỏe, tư vấn hướngnghiệp, tư vấn chấp hành kỷ luật, kỷ cương của nội trú
1.4.3 Tính chất của quản lý công tác HS nội trú
- Tính tuân thủ pháp luật;
- Tính phù hợp, tự nguyện;
- Tính mềm dẻo, linh hoạt
1.5 Vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản lý nội trú ở trường phổ thông
có nhiều cấp học
1.5.1 Điều kiện kinh tế, xã hội
- Trải qua gần 3 thập kỷ đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi quantrọng Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước
ta có những thay đổi to lớn Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởngnhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân được cải thiện Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi này tạo tiền đềcho sự phát triển của giáo dục và đào tạo Đầu tư cho giáo dục không ngừng tănglên Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã
Trang 29hội Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống
và học tập của HSSV không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthuận lợi kể trên, nền kinh tế xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế cóảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo
- Kinh tế phát triển kéo theo một loạt những tệ nạn nảy sinh: Cờ bạc, số đề,rượu chè, ma túy, mại dâm
- Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động của hệ thống các giátrị truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc qua sự du nhập của nhiều thanggiá trị và nhiều luồng văn hóa
- Toàn bộ điều kiện kinh tế xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cựccủa nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới HSSV nóichung và HS nội trú nói riêng Vì vậy, mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm saohạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để học sinh chuyên tâm vàocông việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước Chính vì lý do đócuối những năm của thế kỷ XX mô hình trường phổ thông nhiều cập học có chế độnội trú ra đời để đáp ứng và thực hiện trọng trách này
1.5.2 Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Trong bối cảnh kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước
mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ.Đảng và Nhà nước ta đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt
- Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - đàotạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Nghịquyết ĐH Đảng CSVN lần thứ IX) và mục phát triển nền giáo dục là “Phấn đấuxây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân, và vì dân, bảo đảm công bằng về
cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốtđời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết ĐHĐảng CSVN lần thứ IX) [16]
Trang 30- Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bướcđột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữamột bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên làđiều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực Xét trong phạm vi liên quan đến HSSV nóichung và HS nội trú nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu HS còngặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay Thựchiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong những năm qua, các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn cả về chiều rộng và chiềusâu, mô hình trường Phổ thông có nhiều cấp học có chế độ nội trú ra đời đáp ứngnhu cầu học tập ngày càng lớn của con em các gia đình không có điều kiện chămsóc và mô hình trường này đáp ứng được nhu cầu đó Tuy nhiên, các trường chưa
có nhiều giải pháp cụ thể để quản lý HS mà chỉ làm theo kinh nghiệm, chưa cónhiều văn bản hướng dẫn cụ thể
1.5.3 Đội ngũ giáo viên
Có thể nhận thấy rằng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVQN nội trú nóiriêng có vai trò quan trọng quyết định đến việc nâng cao chất lượng quản lý nội trú.Trong nhà trường phổ thông, đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp đứng lớp,giảng dạy và quản lý HS trên mọi hoạt động liên quan đến học tập và rèn luyện Cơcấu tổ chức, đội ngũ GVBM, GVCN có “cứng tay”, có năng lực và nhiệt tâm làmviệc “thầy dạy tốt” thì “trò mới học tốt” Nhưng việc giảng dạy này chỉ phụ thuộcvào mục tiêu - kế hoạch năm học, thời gian biểu, lịch làm việc của từng trường.Đối với trường phổ thông tư thục nội trú – đặc biệt là trường phổ thông Tư thục cónhiều cấp học, đội ngũ GVQN nội trú còn là một vấn đề mang tính chất “sống còn”hơn nữa Vì GVQN nội trú là những người đóng vai trò như một “người cha, người
mẹ tinh thần” của HS nội trú GVQN nội trú không chỉ là người chăm sóc, quản lý,định hướng cho HS nội trú trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện , họ còn là nhữngngười thay thế cha mẹ HS chia sẻ buồn vui, thành công hay vướng mắc – thất bạicủa HS trong những mối quan hệ xã hội cộng đồng thuộc phạm vi của một trườngnội trú Nếu HS tin tưởng thầy cô quản nhiệm nội trú, trong hoàn cảnh đó, GVQNnội trú sẽ là một “người thân – người bạn” của các em, giúp các em vượt qua
Trang 31những va chạm, vấp ngã, trở ngại mà các em gặp phải ngoài phạm vi quản lý, chămsóc của gia đình GVQN nội trú luôn kề cận các em trong những trường hợp, tìnhhuống đột xuất như đau yếu, bệnh tật, tai nạn mà gia đình, PHHS – vì những lý
do khách quan và chủ quan - chưa thể đến được với các em Vì lẽ đó, việc xâydựng đội ngũ GVQN nội trú có năng lực, nhiệt thành, tận tụy và có “tâm” với nghề,với HS là vấn đề khá nhạy cảm và nan giải trong môi trường nội trú
1.5.4 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú
Sau đội ngũ GVQN nội trú, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trúcũng là một vấn đề khẳng định “thương hiệu” của một trường nội trú Như tác giảLuận văn đã trình bày ở phần trên, đa phần những trường nội trú trên địa bàn quận
11 nói riêng, Tp HCM nói chung chưa có những cơ sở vật chất phục vụ cho côngtác nội trú một cách quy cũ, chuyên nghiệp Có trường thuê sân bãi rồi xây dựng cơ
sở vật chất để hình thành trường nội trú Có trường lại phát triển cơ sở vật chất nộitrú trên nền tảng của những nhà kho, nhà thuê, khách sạn cũ kỹ rồi trùng tu lại.Nên hiện nay, việc hoàn thiện một môi trường nội trú đạt chuẩn cho HS nội trú làmột vấn đề cần bàn luận một cách nghiêm túc và trách nhiệm Những PHHS khigửi con em mình vào học một trường nội trú, điều trước tiên họ thường tìm hiểu,quan tâm chính là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nội trú Tùy theo điều kiệnkinh tế của từng gia đình mà PHHS gửi con em mình vào một trường nội trú thíchhợp Nhưng chắc chắn rằng PHHS sẽ không thể yên tâm khi gửi con em họ vàomột môi trường nội trú quảng cáo rất “kêu”, rất “bắt mắt” mà cơ sở vật chất thực tếphục vụ cho công tác quản lý nội trú lại kém chất lượng, mang tính chất đối phó,chấp vá và tạm bợ
1.5.5 Các văn bản pháp quy hướng dẫn các hoạt động của nội trú
Năm 1997 Bộ GD&ĐT ban hành riêng “Quy chế HS, học sinh nội trú trongcác trường đại học, cao đẳng, TCCN” nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạncủa các trường trong việc tổ chức quản lý khu nội trú, quyền và nghĩa vụ của HS,học sinh trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt trong khuônviên nội trú của các trường đào tạo
Trang 32Để phù hợp với mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, ngày 18 tháng 10 năm
2002 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 41//2002/QĐ-BGD&ĐT về việcsửa đổi bổ sung công tác HSSV nội trú
Ngày 26/7/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số BGD&ĐT về việc Ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 10tháng 8 năm 2011 và thay thế Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 29/6/1997 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác HS học sinhnội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạynghề; Quyết định số 41/2002/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [5] [6] [7]
27/2011/TT-Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cách tổ chức, quản
lý học sinh nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học
1.6 Mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, mối quan hệ các tổ, bộ phận trong nhà trường về công tác quản lý nội trú
- Chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để thựchiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự antoàn khu nội trú, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong khu nội trú
- Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thểkhác trong trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho HSSV nội trú, thực hiệnnếp sống văn minh trong khu nội trú
Kết luận chương 1
Sau khi trình bày các khái niệm và các thuật ngữ có liên quan tới đề tài vớimục đích cuối cùng là làm sáng tỏ khái niệm về giải pháp nâng cao chất lượngcông tác quản lý nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học, Chương 1 của luậnvăn đã đi vào tìm hiểu mục đích và nội dung của công tác QLHS nội trú cũng nhưcác yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLHS nội trú Những cơ sở lý luận văn này làmnền tảng và định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất các giảipháp cho công tác quản lý HS nội trú của các trường phổ thông nhiều cấp học tại
Trang 33Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và các trường phổ thông nhiều cấp học có chế
độ nội trú trong hiện tại và tương lai nói chung
Trang 34Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC QUẬN 11,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, tình hình giáo dục nói chung và công tác quản lý nội trú nói riêng ở quân 11, Tp.HCM
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Quận 11 [28]
- Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn - Gia Định từ ngày 1 tháng
7 năm 1969 theo sắc luật số 73 của chính quyền Sài Gòn cũ Ban đầu gồm 4phường được tách ra từ Quận 5 và Quận 6: Phường Phú Thọ (Quận 5 cũ), PhườngCầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ Hòa (Quận 6 cũ) Sau đó lập thêm 2 phường là BìnhThạnh và Phú Thạnh
- Sau ngày đất nước thống nhất 30 tháng 4 năm 1975, địa bàn Quận 11 đượcgiữ nguyên với 6 phường và 47 khóm Đến ngày 1 tháng 6 năm 1976 được phânchia lại thành 21 phường Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới, đến nay Quận 11 có 16phường
- Quận 11 là Quận nội thành của Tp.HCM
- Quận 11 là nơi tọa lạc của Công viên văn hoá Đầm Sen là địa điểm tham quan tốt cho các hoạt động họp mặt, liên hoan, dã ngoại cho thanh thiếu niên
- Ngoài ra, Quận còn có Trung tâm thể dục thể thao Phú Thọ, đây là nơi diễn
ra các hoạt động thể thao chủ yếu của khu vực Tp.HCM Nơi đây còn có hồ bơi,trường đua ngựa, và câu lạc bộ quần vợt, và nhiều hoạt động thể thao khác
nợ xấu Phối hợp giữa các Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh
Trang 35và các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận 11 để tổ chức lễ ký kết hỗ trợ vốnvay ưu đãi cho các doanh nghiệp với tổng số vốn vay là 274,4 tỷ đồng, với lãi xuấtvay tối đa 9%/1 năm
* Tình hình phát triển Giáo dục – Đào tạo Quận 11
- Tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2013-2014 với kết quả đạt được nhưsau: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vàomẫu giáo đạt 99,11%; Chất lượng giáo dục được giữ vững và từng bước nâng lên;
tỷ lệ HS tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 97,81%; HS tốt nghiệp Trung học cơ
sở được tuyển vào bậc Trung học đạt 99,5% Tỷ lệ phổ cập giáo dục bậc Trung họcđạt 86,94%, tăng 0,36% so với năm 2012 (chưa đạt chỉ tiêu tăng 1%) Tỷ lệ HSnghỉ bỏ học bậc Tiểu học là 5 em, tỷ lệ 0,03% (đạt chỉ tiêu dưới 0,1%); HS nghỉ bỏhọc bậc Trung học cơ sở là 66 em, tỷ lệ 0,5% (đạt chỉ tiêu dưới 1%); nguyên nhânchủ yếu là do các em học lực yếu, không có động cơ phân đấu học tập; Quận đã chỉđạo các đơn vị tiếp tục động viên, hỗ trợ các em tiếp tục học tập trở lại hoặc theohọc các trường đào tạo nghề
- Công tác phổ cập giáo dục: Thông qua hoạt động của Trung tâm học tậpcộng đồng 16 phường, công tác xóa mù chữ phổ cập giáo dục được đẩy mạnh gópphần giữ vững và nâng tỷ lệ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, Trung học
cơ sở trên địa bàn Nâng tỷ lệ phổ cập bậc Trung học trên địa bàn quận chỉ tăng0,5% so với cùng kỳ (chỉ tiêu đề ra phấn đấu tăng 1%)
- Công tác dạy nghề: Tuyển mới 588 học viên, tốt nghiệp 467 học viên; hiện
có 34 học viên thuộc diện giảm nghèo đang theo học tại trung tâm; tiếp tục đào tạonghề, tập trung nhiều ở các môn may gia dụng, tin học, sửa chữa điện thoại diđộng
2.1.2.Công tác An ninh trật tự ở Quận 11
- Ủy ban nhân dân Quận đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch tổchức các hoạt động kỷ niệm “ Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” năm
2013 Công an quận đã phối hợp chặt chẽ, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội ở địa phương Triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm tấncông, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong các dịp Lễ, Tết Vi phạm kinh
Trang 36tế: Phát hiện 52 vụ (so cùng kỳ giảm 2 vụ), trị giá tài sản khoảng 15,03 tỷ đồng, đã
xử lý 48 vụ (trong đó có 3 vụ tồn cũ của năm trước) Vi phạm môi trường: Pháthiện 19 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phạt hành chính 17 vụ, nhắcnhở 2 vụ; (trong đó, có 2 vụ tồn năm trước) Phạm pháp hình sự: Đã xảy ra 130 vụ(so cùng kỳ không tăng giảm) khám phá 94 vụ (tỷ lệ 72,3%) Về tệ nạn xã hội: Bắtquả tang 53 vụ về tệ nạn ma tý (so cùng kỳ tăng 16 vụ); 35 vụ tệ nạn cờ bạc (socùng kỳ tăng 8 vụ); 1 vụ tệ nạn mại dâm (so với cùng kỳ giảm 3 vụ)
2.1.3.Công tác quản lý nội trú ở Quận 11
Số trường phổ thông nhiều cấp học có khu nội trú trên địa bàn Quận 11tương đối nhiều so với các Quận trong thành phố Hồ Chí Minh, nhưng số lượnghọc sinh nội trú của các trường không đông Trung bình mỗi trường có khoảng từ
100 đến 200 học sinh thuộc các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 12, ngoại trừ có trườngTrương Vĩnh Ký có số lượng học sinh tương đối đông, trung bình mỗi năm cókhoảng 2.800 đến 3.000 HS trong đó học sinh ở nội trú khoảng từ 650 học sinh đến
750 học sinh
Công tác nội trú tại Quận 11 cũng được triển khai đồng bộ từ cấp Đảng ủyQuận 11 đến các Phường trong Quận Quan tâm đến các khu vực tập trung đônghọc sinh, sinh viên ở nội trú, công an Quận, công an Phường định kỳ hàng thángđến các trường để nắm bắt thông tin an ninh trật tự trong khuôn viên và trước cổngtrường, nắm bắt tình hình sĩ số học sinh tạm trú tại các trường để báo cáo lên cấp
Ủy, công an Thành phố
Hiện nay, ngoài 5 trường có chế độ nội trú tại Quận 11, trong Quận 11 còn
có 2 khu KTX lớn như KTX Đại học Sư phạm và KTX dành cho sinh viên của tỉnhKiên Giang
Bảng 2.1 B ng th ng k s l ng tr ng có nhi u c p h c t i các qu n, huy n trong ế số lượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ều cấp học tại các quận, huyện trong ấp học tại các quận, huyện trong ọc tại các quận, huyện trong ại các quận, huyện trong ận, huyện trong ện trong
Tp.HCM
Trang 373 Quận 3 3 Quận Tân Bình 11
Tổng số 93 trường ngoài công lập, chưa kể 18 trường có tính chất quốc tế vàkhoảng trên 100 trường có cấp cao nhất là cấp trung học cơ sở hoặc các trườngTiểu học do phòng Giáo dục – Đào tạo các Quận, Huyện quản lý
2.2 Một số nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường phổ thông có nhiều cấp học quận 11, Tp.HCM
* Tất cả các trường Phổ thông có nhiều cấp học hiện nay trong Tp.HCM nóichung và trong Quận 11 nói riêng đều là tổ chức theo mô hình trường Tư thục –Dân lập gọi chung là ngoài Công lập
* Theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường Trung học cơ
sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành ngày28/03/2011 quy định:
- Trường phổ thông có nhiều cấp học bao gồm:
+ Trường Tiểu học và Trung học cơ sở
+ Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
+ Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
- Trường có một cấp học hoặc trường nhiều cấp học từ bậc Tiểu học đến bậctrung học phổ thông gọi chung là trường Trung học
- Đối với trường trung học có cấp Tiểu học phải tuân theo các quy định củaĐiều lệ này và Điều lệ trường Tiểu học
- Trường Trung học được tổ chức theo hai loại hình: Công lập và Tư thục
Trang 38+ Trường Công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thànhlập và Nhà nước trực tiếp quản lý Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinhphí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;
+ Trường Tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường Tưthục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước
2.2.1 Số liệu thống kê số lượng trường và số lượng HS từ bậc Mầm non đến bậc THPT trên toàn thành phố HCM.
Bảng 2.2 S li u th ng kê s l ng tr ng và s l ng HS t b c M m non đ n b c ện trong ượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ừ bậc Mầm non đến bậc ận, huyện trong ầm non đến bậc ế số lượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ận, huyện trong
Bảng 2.3 S li u th ng kê s l ng tr ng và s l ng HS t b c M m non đ n b c ện trong ượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ừ bậc Mầm non đến bậc ận, huyện trong ầm non đến bậc ế số lượng trường có nhiều cấp học tại các quận, huyện trong ận, huyện trong
THPT trong Qu n 11 ận, huyện trong
Trang 392.3 Thực trạng chất lượng đào tạo ở các trường phổ thông có nhiếu cấp học
có tổ chức nội trú quận 11, Tp.HCM
- Thực trạng về số lượng đào tạo
Dựa vào số liệu đào tạo của các trường phổ thông nhiều cấp học có tổ chứcnội trú Quận 11, TP.HCM chúng ta nhận thấy về số lượng đào tạo qua các năm học
có sự biến động, không ổn định Cụ thể, năm học 2011-2012 có 2.599 bán trú và 1.473 nội trú; năm học 2012-2013 có 2.900 bán trú và 1.337 nội trú; năm học 2013-2014 có 2.103 bán trú và 1.129 Về số lượng học sinh nội trú chúng ta thấy
giảm qua các năm học, điều này có thể phản ánh được thực trạng hiện nay tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An mô hình trường Tưthục có chế độ nội trú càng ngày phát triển về quy mô, cũng như chất lượng ngàycàng tăng cho nên mức độ cạnh tranh, thu hút học sinh của các trường ngày càngkhốc liệt Như vậy, số lượng học sinh nội trú tại các trường chiếm tỷ lệ tương đối
lớn (khoảng 1/3) trong tổng số học sinh chung của trường.
- Thực trạng về chất lượng đào tạo
+ Về học lực
Số liệu thống kê về kết quả học tập năm học 2013-2014 ở các trường thôngnhiều cấp học có tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM, chúng ta dễ nhận thấy tỷ lệhọc sinh nội trú đạt học lực Khá - Giỏi thường cao hơn học sinh bán trú Cụ thể:Học sinh giỏi chế độ nội trú chiếm tỷ lệ 43.00%, bán trú 39.00%; học sinh khá chế
độ nội trú chiếm tỷ lệ 47.00%, bán trú 50.00% Điều này chúng ta có thể dễ dànggiải thích; Thứ nhất vì học sinh nội trú thường được lọc lựa rất kỹ, những học sinhđạt loại Khá - Giỏi mới được vào nội trú; thứ hai học sinh nội trú thường được nhàtrường tổ chức hoạt động tự học, dò bài rất tốt bằng đội ngũ giáo viên là sinh viênnăm 4 hoặc giáo viên có trình độ và khả năng quản lý lớp
+ Về hạnh kiểm
Các số liệu điều tra cho thấy học sinh có hạnh kiểm tốt chế độ nội trú chiếm
tỷ lệ 77.00%, bán trú 56.00%; học sinh có hạnh kiểm khá chế độ nội trú chiếm tỷ lệ21.00%, bán trú 39.00% Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là vẫn còn tỷ lệ gần5.00% học sinh có hạnh kiểm Trung bình và Yếu, vì vậy, trong công tác quản lý,
Trang 40giáo dục đạo đức, tư tưởng, chấp hành nội quy của nhà trường cần được quan tâmchú ý hơn.
2.4 Thực trạng công tác quản lý ở các trường phổ thông có nhiều cấp học có
tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM
- Các văn bản pháp quy, quy định và hướng dẫn công tác quản lý nội trú ở các trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn Quận 11
+ Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/07/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo
+ Quyết định số 39/2000/QĐ-BGD & ĐT về việc bổ sung, sửa đổi một sốđiểm trong quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo của Bộ giáo dục vàĐào tạo
+ Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác HSSV nội trútrong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
+ Luật giáo dục đã được sửa đổi bổ sung (Có hiệu lực thi hành ngày1/7/2010)
- Các quy định của các trường về công tác quản lý nội trú
Căn cứ quy định trên về công tác quản lý học sinh nói chung và quy địnhquản lý học sinh nội trú nói riêng các trường có chế độ nội trú đều xây dựng nộiquy khu nội trú phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và phù hợp với điều kiệnhoạt động của trường
2.5 Thực trạng học sinh nội trú ở trường phổ thông có nhiều cấp học có tổ chức nội trú Quận 11, Tp.HCM
- Cơ cấu học sinh
Về cơ cấu học sinh chúng ta nhận thấy đại đa số các em học sinh nội trú tạicác trường phổ thông có nhiều cấp học có tổ chức nội trú quận 11, Tp.HCM hầuhết là ở xa khu vực Tp HCM, độ tuổi từ 12 đến 18 Dựa vào cơ cấu này chúng tarút ra một số đặc điểm: Vì HS sống xa gia đình; môi trường tập thể đã góp phầnhình thành tính cách năng động, mạnh dạn trong HS nội trú cũng là một đặc điểm