1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên thị xã hồng lĩnh, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay

110 2,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 645 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - NGUYỄN ĐÌNH CƯỜNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH THẾ ĐỊNH 2 Nghệ An, 10/2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ giảng viên các nhà khoa học, khoa Giáo dục chính trị, Phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Đinh Thế Định đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn Chân thành cảm ơn Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, cấp ủy chính quyền và thanh niên thị xã Hồng Lĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức Tác giả rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của Hội Đồng để công trình được hoàn thiện hơn Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Cường MỤC LỤC DANH MỤC QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐVTN : Đoàn viên thanh niên LHTN : Liên hiệp thanh niên TN : Thanh niên TNCS : Thanh niên cộng sản XHCN : Xã hội chủ nghĩa A MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 5 Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, TN luôn nêu cao truyền thống yêu nước, chí khí anh hùng, bất khuất của dân tộc, hăng hái đi tiên phong trên mọi lĩnh vực và có nhiều cống hiến vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước Trước lúc đi xa, trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “ chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [36; 516] Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” khẳng định: “ Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [23; 41-42] Thanh niên nước ta có lòng yêu nước nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển đất nước của các thế lực phản động, thù địch Luôn quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước Có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và công tác, mong muốn đất nước sớm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, được cống hiến nhiều nhất cho công cuộc chấn hưng 6 đất nước Sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ TN có lối sống đua đòi, buông thả chưa chuyên tâm vào việc học tập, rèn luyện, tự lực vươn lên và cống hiến cho đất nước Việc giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng đối với TN chưa sâu sắc, tổ chức Đoàn chưa có nhiều biện pháp và hình thức phong phú, linh hoạt trong công tác tuyên truyền và giáo dục TN, phong trào TN phát triển không đồng đều Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho TN thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã có sự chuyển biến tích cực, với nhiều hình thức phù hợp với đặc thù của địa phương Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, đất nước hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa quốc tế đã có tác động rất mạnh mẽ đến một bộ phận không nhỏ TN, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng tiêu cực và làm thay đổi cách nhìn nhận về truyền thống cách mạng của Đảng và của dân tộc, một bộ phận TN phai nhạt lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin, sống thực dụng, vị kỉ, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, vọng ngoại, chủ nghĩa cá nhân Một số ít TN dao động, tin theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, làm mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, cổ suý cho lối sống không lành mạnh, hoài nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hoài nghi vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta Trước thực trạng đó đòi hỏi phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho TN là yêu cầu cấp thiết hiện nay Với những nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “Giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 Thanh niên là lực lượng kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, có vị trí quyết định đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia Xung quanh vấn đề TN, giáo dục TN đã có nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng, Đoàn, nhiều tác giả nghiên cứu ở những khía cạnh và phương pháp tiếp cận khác nhau, được trình bày dưới dạng nghị quyết, sách, luận văn, luận án, đề tài Tiêu biểu là các công trình: Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, do GS.TS Thái Duy Tuyên (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994; Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, của GS.TS Thái Duy Tiên, Tạp chí Triết học số 5-1995; Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường, của TS Hoàng Trung, Tạp chí Triết học số 5-1998; Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay, của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học số 2-2001; Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục, của PGS.TS Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học số 6-2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên của Đoàn Nam Đàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, của Trần Quy Nhơn, Nxb Giáo dục, 2005; Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của Dương Tự Đàm, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay của TS Trần Văn Hải (chủ nhiệm), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2007 của Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Nghị quyết của Bộ Chính trị, số 25-NQ/TW, ngày 9/2/1991, Về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên; Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/01/1993, Về công tác thanh niên trong tình hình mới; Nghị quyết hội nghị lần 8 thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các công trình trên đã khẳng định vị trí, vai trò của TN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, TN là chủ nhân tương lai của đất nước, là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Đồng thời các công trình trên cũng đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ trong việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục TN trong điều kiện hội nhập quốc tế, giúp TN có bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì khi Đảng và Tổ quốc yêu cầu Vấn đề giáo dục truyền thống cách mạng cho TN đã có nhiều tác giả nghiên cứu Tiêu biểu là các công trình: Tháng 2/1998, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn đăng bài viết Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển, trên Tạp chí Triết học Bài viết đi sâu vào các phần chính như: Truyền thống, cội nguồn của truyền thống, khai thác truyền thống trong những điều kiện khác nhau Trên cơ sở phân tích, biện luận, tác giả đi đến kết luận: “Công cuộc phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những chỉ đòi hỏi chúng ta khai thác, sử dụng những mặt tích cực của truyền thống và các giá trị truyền thống mà còn đòi hỏi chúng ta phát triển các giá trị đó, đồng thời phải biết tiếp thu tất cả những gì tốt đẹp, những gì là mới và quý giá của các dân tộc khác và của thời đại” [3] Cũng trên Tạp chí Triết học, tháng 4/1998, GS.TS Nguyễn Văn Huyên cho đăng bài viết Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc Bài viết đã đề cập đến một số giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc, đồng thời phân tích và làm rõ vai trò, vị trí của nó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay Trong xu thế giao lưu, mở rộng và hội nhập quốc tế, các tác giả GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và GS.TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) cuốn sách Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, do Nhà xuất bản 9 Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2002 Cuốn sách là tập hợp những bài viết của nhiều nhà khoa học, với những góc nhìn khác nhau, cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản như: Vấn đề truyền thống, những nguyên nhân tác động đến truyền thống, những chiều hướng biến đổi và khả năng phát huy những giá trị truyền thống trong sự giao lưu, đối thoại giữa các nền văn minh trong quá trình toàn cầu hóa GS Trần Đình Sử trong bài viết Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống đăng trên Tạp chí Cộng sản số 15/1996, trong đó mục đích mấu chốt là khẳng định mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong sáng tác, tiếp nhận văn học Tác giả Lê Hoài Thanh trong luận án Tiến sĩ Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (2002), đã đi sâu, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức và trong giáo dục đạo đức; phân tích đặc điểm và xu hướng biến đổi về đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay và thực trạng công tác giáo dục đạo đức thanh niên; đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong giáo dục đạo đức cho thanh niên theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại GS Trần Văn Giàu với tác phẩm Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1980), là một công trình nghiên cứu đồ sộ, từ sử học, triết học cho đến đạo đức học, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam và nêu lên 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam gồm: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [26; 94] Các phạm trù này được trình bày một cách có hệ thống và khoa học và được xem như các giá trị tinh thần của người Việt Nam TS Nguyễn Lương Bằng, Truyền thống đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đến sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 4-2006; TS Đoàn Minh Duệ, Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống 10 cho thanh thiêu nhi tỉnh Nghệ An; TS Đinh Thế Định, Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho sinh viên Đại học Vinh; GS Phan Huy Lê, Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước; Lương Ngọc, Giáo dục truyền thống cho thanh niên; TS Nguyễn Lương Bằng, Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Các công trình nêu trên đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, dưới những góc độ khác nhau về truyền thống, giáo dục truyền thống cách mạng cho TN, vị trí và vai trò của TN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm định hướng, giáo dục TN kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của Đảng, của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh dưới nhiều góc độ khác nhau, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu và có hệ thống việc giáo dục truyền thống cách mạng cho TN thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên những công trình đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả có sự kế thừa, phát triển để hoàn thành tốt luận văn của mình 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng cho TN, góp phần xây dựng thế hệ TN đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục truyền thống cách mạng cho TN và tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho TN trong giai đoạn hiện nay 96 người, có trình độ chuyên sâu, có kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, lôi cuốn TN + Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn về chính trị, nghiệp vụ công tác Đoàn để phù hợp với yêu cầu, tình hình mới Kết luận chương 3 Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN thị xã Hồng Lĩnh trong giai đoạn hiện nay, việc đầu tiên cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trò của TN, đổi mới nhận thức đối với công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN Đây là một quá trình lâu dài, phải có chiến lược đúng và các giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Giáo dục truyền thống cách mạng cho TN phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng, là nhiệm vụ chung của từng gia đình, nhà trường, các cấp, các ngành và toàn xã hội Có như vậy chúng ta mới đào tạo ra được một thế hệ TN trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng mà Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phát triển toàn diện nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế 97 C KẾT LUẬN Thanh niên là lực lượng kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng mà Đảng khởi xướng và lãnh đạo, vai trò của TN luôn được Đảng đánh giá cao trong mọi giai đoạn và thời khắc lịch sử của dân tộc Sống trong một môi trường đa thông tin và hội nhập quốc tế, TN sẽ có cái nhìn nhạy bén hơn, rõ ràng hơn trước các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế Tuy nhiên dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của TN, đặc biệt là trên mặt trận văn hóa tư tưởng, sự biến động của những chuẫn mực, thang giá trị, sự thay đổi về nhận thức, về lối sống, đặc biệt là lối sống ngoại lai không lành mạnh đi ngược lại các chuẫn mực và thuần phong mỹ tục của dân tộc, coi thường hay xem nhẹ các giá trị truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, chạy theo lối sống không lành mạnh Trong giai đoạn hiện nay nhất là quá trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài dân chủ nhân nhằm tuyên truyền chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới đất nước, nhất là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng với các thủ đoạn thâm độc thông qua chiến dịch “Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ” Chính vì vậy, công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, góp phần đào tạo một thế hệ TN Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới Trong thời gian qua công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh thu được nhiều thành tựu nỗi bật, đại đa số TN có lối sống lành mạnh, có ý thức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, có chí tiến thủ, ươc mơ và hoài bão, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, kế thừa các thành quả cách mạng mà Đảng gây dựng nên trong hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định một thực tế khách quan là công tác giáo dục truyền 98 thống cách mạng đối với TN trong thời gian qua còn có nhiều vấn đề bất cập, chất lượng và hiệu quả chưa cao Do đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN là vấn đề cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc Để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng đối với TN thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ đoàn và thanh niên về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay; Xác định những nội dung giáo dục phù hợp với thanh niên, đồng thời kết hợp ngăn chặn và đẩy lùi những tác động tiêu cực từ bên ngoài ảnh hưởng đến giáo dục đối với thanh niên; Tăng cường các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh niên; Tăng cường nêu gương người tốt viêc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến, xây dựng và nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, gắn với cuộc vận động “ Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền trong giáo dục truyền thống cách mạng cho TN Đối với mỗi giải pháp đưa ra đều có mặt tích cực và hạn chế, có giải pháp dễ thực hiện, có giải pháp rất khó khăn, còn phụ thuộc nhiều yếu tố, cần phải thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp, sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên thị xã cũng như sự cố gắng vươn lên của TN nhằm góp phần xây dựng một thế hệ TN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước 99 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đặng Quốc Bảo (1981), Mấy vấn đề cơ bản về công tác thanh niên hiện nay, Nxb Sự thật, Hà Nội 2 GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3 GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998, Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển, 4 PGS.TS Đoàn Minh Duệ (chủ biên) (2004), Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh, thiếu niên tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An, Nghệ An 5 Dương Tự Đàm (2002), Định hướng giá trị cho thanh niên, sinh viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên 6 Dương Tự Đàm (2008), Giáo dục thanh niên kế thừa nhân cách Hồ Chí Minh để trưởng thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 7 Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 8 Trần Thị Anh Đào (chủ biên) (2010), Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 9 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết của Bộ Chính trị số 25-NQ/TW, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 100 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn về công tác tư tưởng hiện nay số 09-NQ/TW, Lưu hành nội bộ, Hà Nội 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 22 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 54, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 24 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ IX, Nxb Thanh niên 101 26 GS Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 27 Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê (đồng chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 28 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 29 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 30 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 32 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 34 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 36 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 37 Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên 38 Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống-nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc, Tạp chí Triết học số 4, tháng 4 39 PGS.TS Lương Quỳnh Khuê (1992), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, Tạp chí Triết học số 4-1992 40 GS Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hóa Việt Nam, tập 3, Nxb Khoa học xã hội 41 GS Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước, Nxb Hà Nội 42 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 43 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 44 Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên 45 Luật giáo dục (2011) đã được sữa đổi bổ sung 2009, Nxb Lao động, Hà Nội 46 C.Mác và Ăngghen (1998), Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 102 47 C.Mác và Ăngghen (1998), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 48 Lương Ngọc (1992), Giáo dục truyền thống cho thanh niên, Nxb Thanh niên 49 Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã Hồng Lĩnh khóa V, kỳ họp thứ VII “Về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2014” 50 Trần Quy Nhơn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Giáo dục 51 Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 52 PGS.TS Bùi Đình Phong (2008), Hồ Chí Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 53 GS Trần Đình Sử, Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống, Tạp chí Cộng sản số 15/1996 54 Lê Thị Hoài Thanh (2002), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 55 Từ điển Trung quốc (1989), Nxb Nhân dân Thượng Hải 56 Từ điển Bách khoa Xô Viết (1993), Nxb Mátxcơva 57 Võ Văn Thưởng (2007), Bài phát biểu khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thức IX 58 Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Viên nghiên cứu văn hóa, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội 59 Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên 60 GS.TS Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam, trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 103 61 PGS.TS Nguyễn Đình Tường (2002), Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục, Tạp chí Triết học số 6/2002 62 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2012-2017 63 Trần Quốc Vượng, Về truyền thống dân tộc, Tạp chí Cộng sản số 3/1981 104 E PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng hợp kết quả điều tra công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Dùng cho đối tượng là TN Tổng số phiếu điều tra: 400 TT 1 Câu hỏi Kết quả trả lời Trong năm vừa qua bạn được tham gia mấy - không buổi nào: 61 buổi giáo dục truyền thống cách mạng? - 1 đến 5 buổi: 205 - 5 đến 10 buổi: 93 - 10 đến 15 buổi:23 - 15 đến 20 buổi: 2 2 - trên 20 buổi: 1 Từ những nguồn nào bạn có được những - Đài phát thanh: 287 thông tin về giáo dục truyền thống cách - Đài truyền hình: 265 mạng? - Báo chí: 302 - Sinh hoạt Đoàn: 214 - Gia đình: 269 - Nhà trường: 282 - Mít tinh hội họp: 156 - Báo cáo thời sự: 198 - Các hoạt động khác: 3 205 Những chương trình phát thanh, truyền hình, - Có: 262 những bài báo về giáo dục truyền thống cách - Không: 118 mạng mà bạn được nghe, xem, đọc có nhiều - Không trả lời: 18 4 không? Trong các buổi sinh hoạt Đoàn bạn có - Có: 305 thường xuyên được giáo dục truyền thống - Không: 70 cách mạng không? - Không trả lời: 23 105 5 Trong năm vừa qua bạn có đến thăm? - Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc: 198 - Khu mộ Trần Phú: 205 - Khu mộ Hà Huy Tập: 182 - Nghĩa trang liệt sĩ: 214 - Khu lưu niệm Nguyễn Du: 82 - Bảo tàng Xô Viết Nghệ 6 tĩnh: 98 Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giáo - Rất tốt: 129 dục truyền thống cách mạng ở thị đoàn thị - Bình thường: 243 7 xã Hồng Lĩnh? - Rất kém: 28 Bạn đánh giá như thế nào về nội dung của - Phong phú: 232 công tác giáo dục truyền thống cách mạng - Không phong phú: 160 hiện nay của thị đoàn thị xã Hồng Lĩnh? - Đầy đủ: 131 - Không đầy đủ: 80 - Phù hợp: 95 8 - Không phù hợp: 16 Bạn đánh giá như thế nào về hình thức của - Đa dạng: 197 công tác giáo dục truyền thống cách mạng - Không đa dạng: 168 hiện nay của thị đoàn thị xã Hồng Lĩnh? - Sinh động: 130 - Không sinh động: 109 Theo bạn công tác giáo dục truyền thống -Đặc biệt quan trọng: 312 cách mạng có tầm quan trọng như thế nào? 9 - Quan trọng vừa phải: 80 -Không quan trọng: 8 Theo bạn, việc giữ gìn và phát huy các giá - Rất cần thiết: 380 trị truyền thống cách mạng của dân tộc là - Vừa phải: 16 cần thiết hay không cần thiết? - Không cần thiết gì: 2 106 10 Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục truyền - Có ý kiến trả lời: 394 thống cách mạng cho thanh niên, theo bạn - Không có ý kiến trả lời: cần làm gì? 4 Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả điều tra công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Dùng cho cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam Tổng số phiếu điều tra: 50 STT 1 Câu hỏi Kết quả trả lời Trong năm vừa qua đơn vị của đồng chí - Không buổi nào: 0 đã tổ chức được mấy buổi giáo dục - 1 đến 5 buổi: 30 truyền thống cách mạng cho thanh niên? - 5 đến 10 buổi:15 - 10 đến 15 buổi:3 - 15 đến 20 buổi: 1 2 - Trên 20 buổi: 1 Xin đồng chí cho biết trong năm vừa qua - Sinh hoạt đoàn: 25 đơn vị của đồng chí đã tổ chức giáo dục - Đọc sách báo, nghe đài: truyền thống cách mạng cho thanh niên 16 thông qua những hình thức nào? - Các hoạt động lễ hội: 30 - Tham quan, du lịch: 10 - Sinh hoạt văn hóa: 15 3 - Các hoạt động khác:20 Đồng chí đánh giá như thế nào về tầm - Đặc biệt quan trọng: 43 quan trọng của công tác giáo dục truyền - Quan trọng vừa phải: 7 4 thống cách mạng cho thanh niên? - Không quan trọng: 0 Đồng chí đánh giá như thế nào về chất - Rất tốt: 28 lượng giáo dục truyền thống cách mạng - Bình thường: 22 107 5 cho thanh niên? - Kém: 0 Công tác giáo dục truyền thống cách - Có: 35 mạng cho thanh niên ở đơn vị đồng chí - Không:15 có được tiến hành thường xuyên, liên tục 6 không? Thanh niên có thích thú, tích cực tham - Có: 38 gia các hoạt động giáo dục truyền thống - Không: 12 7 cách mạng không? Những truyền thống nào được đơn vị của - Truyền thống yêu nước: các đồng chí chú trọng giáo dục cho 38 thanh niên? -Truyền thống cần cù, chăm chỉ học tập và lao động: 30 - Truyền thống hiếu học: 29 - Truyền thống nhân văn, yêu thương con người: 38 - Truyền thống đoàn kết: 36 - Truyền thống giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: 40 - Các truyền thống khác: 8 25 Đồng chí đánh giá như thế nào vè vai trò - Rất quan trọng: 48 của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, - Vừa phải: 1 các tổ chức xã hội trong công tác giáo - Không quan trọng: 1 dục truyền thống cách mạng cho thanh niên? 108 9 Đồng chí đánh giá như thế nào về nội - Phong phú: 28 dung của công tác giáo dục truyền thống - Không phong phú: 15 cách mạng hiện nay? - Đầy đủ: 23 - Không đầy đủ: 7 - Phù hợp: 24 10 - Không phù hợp: 2 Đồng chí đánh giá như thế nào về hình - Đa dạng: 30 thức của của công tác giáo dục truyền - Không đa dạng: 12 thống cách mạng hiện nay? - Sinh động: 28 - Không sinh động: 11 - Lôi cuốn: 27 11 - Không lôi cuốn: 8 Đồng chí có ý kiến đề xuất, kiến nghị gì - Có ý kiến đề xuất: 50 về công tác giáo dục truyền thống cách - Không có ý kiến gì: 0 mạng cho thanh niên? Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả điều tra công tác giáo dục truyền thống cách mạng ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Dùng cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp Tổng số phiếu: 50 ST T 1 Câu hỏi Kết quả trả lời Ông (bà) có mong muốn thanh niên hiểu rõ và - Có: 50 phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê - Không: 0 2 hương không? - Không trả lời: 0 Ông (bà) đánh giá như thế nào về tầm quan - Đặc biệt quan trọng: 42 trọng của công tác giáo dục truyền thống cách - Quan trọng vừa phải: 8 109 3 mạng cho thanh niên? - Không quan trọng: 0 Đơn vị của ông (bà) có chú ý đến việc giáo dục - Có: 50 4 truyền thống cách mạng cho thanh niên? - Không: 0 Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho - Có: 38 thanh niên ở đơn vị của ông (bà) có được tiến - Không: 12 5 hành thường xuyên, liên tục không? Hằng năm đơn vị của ông (bà) có tổ chức cho - Có: 34 thanh niên đi tham quan các di tich lịch sử, các - Không: 16 6 bảo tàng, các địa chỉ cách mạng không? Theo ông (bà) chất lượng của công tác giáo - Rất tốt: 24 dục truyền thống cách mạng cho thanh niên? 7 - Bình thường: 25 - Kém: 1 Ông (bà) đánh giá như thế nào về nội dung của - Phong phú: 20 công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho - Không phong phú: 15 thanh niên hiện nay ? - Đầy đủ: 25 - Không đầy đủ: 18 - Phù hợp: 26 8 - Không phù hợp: 10 Ông (bà) đánh giá như thế nào về hình thức - Đa dạng: 20 của công tác giáo dục truyền thống cách mạng - Không đa đạng: 16 cho thanh niên hiện nay ? - Sinh động: 28 - Không sinh động: 12 - Lôi cuốn: 19 - Không lôi cuốn: 9 9 Những truyền thống nào được đơn vị của ông - Truyền thống hiếu học: (bà) chú trọng giáo dục cho thanh niên ? 32 -Truyền thống thương người: 28 - Truyền thống yêu lao 110 động: 31 10 - Truyền thống khác: 34 Ông (bà) có đề xuất, kiến nghị gì về công tác - Có ý kiến đề xuất: 50 giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh - Không có ý kiến đề niên hiện nay ? xuất: 0 ... GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN THỊ XÃ HỒNG LĨNH, TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Khái quát thị xã Hồng Lĩnh tình hình niên thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1 Khái quát thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà. .. dục truyền thống cách mạng cho niên thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 13 B NỘI DUNG Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN 1.1 Truyền thống cách mạng. .. mạng cho niên thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn Thứ ba, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục truyền thống cách mạng cho niên thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh giai

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w