1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Việt Nam với những thay đổi trong chính sách thuế phù hợp với những yêu cầu hội nhập và cạnh tranh thuế quốc tế

24 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 53,25 KB

Nội dung

2.Các quan điểm xung quanh vấn đề cạnh tranh thuế a.Quan điểm về lợi ích cho người lao động hay cho chủ đầu tư Một số nhà quan sát cho rằng sự cạnh tranh thuế là một phần trung tâmcủa mộ

Trang 1

I.Tổng quan về cạnh tranh thuế

1.Khái niệm cạnh tranh thuế:

Cạnh tranh thuế tồn tại khi các chính phủ được khuyến khích để giảm gánh nặng tài

chính hoặc khuyến khích dòng chảy của nguồn lực sản xuất hoặc ngăn cản sự di cư củacác nguồn tài nguyên Thường thì điều này có nghĩa là một chiến lược của Chính phủtrong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , đầu tư gián tiếp nước ngoài (đầu tư tàichính), và nguồn nhân lực có giá trị cao bằng cách giảm thiểu mức thuế tổng thể hoặcđưa ra các ưu đãi về thuế, ưu đãi đặc biệt, tạo ra một lợi thế so sánh

2.Các quan điểm xung quanh vấn đề cạnh tranh thuế

a.Quan điểm về lợi ích cho người lao động hay cho chủ đầu tư

Một số nhà quan sát cho rằng sự cạnh tranh thuế là một phần trung tâmcủa một chính sách của chính phủ để cải thiện rất nhiều về vấn đề lao động bằng cáchtạo ra công ăn việc làm được trả lương cao (thường ở các nước hoặc khu vực có triểnvọng nghề nghiệp rất hạn chế)

Người khác lại cho rằng nó có lợi chủ yếu cho các nhà đầu tư.Nhiều nhàkinh tế cho rằng việc cạnh tranh thuế sẽ đem lại nguồn thu thuế tăng thêm do khi giảmthuế sẽ kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế

b.Quan điểm ủng hộ cạnh tranh thuế và phản đối cạnh tranh thuế

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một cách thu hút doanh nghiệp đến đầu tư là giảmthuế, đặc biệt là thuế thu nhập Xu hướng cạnh tranh thuế quốc tế đang tăng lên do tínhlưu động ngày càng cao của vốn và lao động Có nhiều ý kiến ủng hộ cũng như chỉtrích xu hướng này

Phe ủng hộ giảm thuế thường lấy Ireland làm ví dụ Quốc gia 3,8 triệu dân này

có thuế thu nhập công ty chỉ 10% và trong vài năm qua nhận được đầu tư trựctiếp nước ngoài nhiều hơn cả Nhật hay Ý Thu nhập bình quân đầu người của

Trang 2

Ireland đã nhanh chóng bắt kịp với các nước còn lại ở châu Âu Có ba lập luậnthường được đưa ra Thứ nhất, một nước có thuế thấp sẽ thu hút nhiều doanhnghiệp Thứ hai, thuế thấp sẽ làm giảm mất mát vô ích do đánh thuế Cuối cùng,cạnh tranh thuế làm cho các chính phủ mất thế độc quyền và buộc phải trở nênhiệu quả hơn Ngoài ra nó cũng đã được lập luận rằng cũng giống như cạnhtranh là tốt cho các doanh nghiệp, cạnh tranh là tốt cho các chính phủ vì nó thúcđẩy hiệu quả và quản lý tốt ngân sách công cộng.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cạnh tranh thuế là có hại Thứ nhất, quyếtđịnh đầu tư có thể bị biến dạng Lao động và vốn có thể chuyển đến các nước cóthuế thấp, nhưng có thể nơi đó không phải là nơi có năng suất cao nhất Thứ hai,thuế lũy tiến cao không còn khả thi vì các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhậpcao có thể chuyển sang những nước có thuế thấp Như vậy cạnh tranh thuế làmgiảm tác dụng tái phân phối của thuế, ngoài ra còn gây ra gia tăng bất bình đẳng

xã hội do phân phối thu nhập kém công bằng Hơn nữa, thu ngân sách giảm docạnh tranh thuế chưa hẳn làm cho chi tiêu của chính phủ trở nên hiệu quả hơn.Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các nước nghèo đang cần phải đầu tư đểgiải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở bị quá tải Càng giảm số thu thuế thì càng phải

đi vay nhiều Quốc gia mắc nợ cao sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại, trong khi tạogánh nặng nợ cho thế hệ sau

Với sự cạnh tranh thuế trong thời đại toàn cầu hóa của các chính trị phải giữ mức thuếsuất "hợp lý" để ngăn cản các công nhân và các nhà đầu tư chuyển sang một môitrường thuế thấp hơn.Hầu hết các nước bắt đầu cải cách chính sách thuế của họ đểnâng cao năng lực cạnh tranh của họ Tuy nhiên, gánh nặng thuế chỉ là một phần củamột công thức phức tạp mô tả cạnh tranh quốc gia Các tiêu chí khác như tổng chi phínhân lực, thị trường lao động linh hoạt, trình độ học vấn, sự ổn định chính trị, ổn định

hệ thống pháp luật và hiệu quả cũng quan trọng Tóm lại, các quốc gia cần cạnh tranhbằng việc đưa ra môi trường kinh doanh tốt, trong đó thuế chỉ là một yếu tố, nhằm thuhút lao động tay nghề cao và các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng cao Các chính

Trang 3

phủ cũng phải tránh bị hút vào “cuộc đua tụt xuống đáy” do giảm thu thuế và tăng nợvay.

Vậy Việt Nam cũng đã và đang thực hiện vấn đề cạnh tranh thuế quốc tế như thế nào?

Chúng tôi xin đưa ra những đổi mới trong chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu và thuếThu Nhập Doang Nghiệp của nước ta qua 2 giai đoạn quan trọng đó là sau khi gia nhậpASEAN ngày 28-7-1995 và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày7-11-2006 và chính thức được công nhận với tư cách thành viên vào năm 2007

II.Việt Nam với những thay đổi trong chính sách thuế phù hợp với những yêu cầu hội nhập và cạnh tranh thuế quốc tế.

1.Những thay đổi hệ thống thuế Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN

a.Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điểm nổi bật đáng nói đến nhất chính là việc thay đổi từ thuế lợi tức sang thuế thunhập doanh nghiệp.Trước khi gia nhập ASEAN thì VN sử sụng Thuế Lợi Tức Đến0/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/01/1999

Cụ thể:

Theo quy định của luật thuế TNDN năm 2008 thì thuế thu nhập doanh

nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất,

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có

thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác

định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân).Tức là đã có sự đổi mới tách bạchtrong việc tính thuế TNDN và thuế TNCN

Về căn cứ tình thuế

Trang 4

 Thuế lợi tức : căn cứ tính thuế là tổng lợi tức chịu thuế cả năm (khôngphân biệt hoạt động chính, hoạt động phụ, thường xuyên, không thườngxuyên) và thuế suất.

Lợi tức chịu thuế bằng tổng số doanh thu trừ (-) các khoản chi phí kinhdoanh hợp lệ, hợp lý của cơ sở kinh doanh có liên quan đến lợi tức chịuthuế trong kỳ cộng (+) các khoản lợi tức khác

 Thuế TNDN : căn cứ tính thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp = thunhập tính thuế x thuế suất

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý

Thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở

ngoài Việt Nam

Thu nhập tính thuế = Thu nhập

chịu thuế

Thu nhập được miễn thuế -

Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước

2.Về thuế suất

 Với thuế lợi tức :

Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến,nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quyđịnh sau đây:

1- Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơbản, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biếnlâm sản, thuỷ sản; xây dựng, vận tải: 30%

2- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuấtkhác: 40%

Trang 5

3- Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.

4- Đối với hộ tư nhân kinh doanh, nếu có lợi tức hàng tháng trên sáutriệu đồng, thì ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định,còn phải nộp thêm thuế lợi tức bổ sung do Hội đồng Nhà nước quyđịnh

 thuế TNDN: thuế suất thuế TNDN đc nhà nước ấn định cố định Hiện giờ

là 25%.Việc quy định 1 mức thuế cố định là 25% nhỏ hơn so với mứcthuế suất của thuế lợi tức

 Giúp dễ dàng trong công tác quản lý Và với thuế TNDN thấp hơn giúp thu hút

DN đầu tư vào Việt Nam

Tuy nhiên vs việc áp dụng mức thuế suất thấp khiến nguồn thu từ NSNN sẽ bịgiảm

Về ưu đãi thuế

So với thuế lợi tức , luật thuế TNDN đã thực hiện nhiều ưu đãi

- Ưu đãi về thuế suất

- Ưu đãi về thừi gian miễn , giảm thuế

- Chuyển lỗ

- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

 với việc ưu đãi nhiều hơn sẽ khuyến khích các DN đầu tư , nâng cao cạnh tranhthuế

Cụ thể về ưu đãi thuế TNDN

Chương 3: luật thuế TNDN

Ðiều 13 Ưu đãi về thuế suất

Trang 6

1 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự

án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩmphần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm

2 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%

3 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm

4 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất20%

5 Ðối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thờigian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm khôngquá thời hạn quy định tại khoản 1 điều này

6 Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiêndoanh nghiệp có doanh thu

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này

Ðiều 14 Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

1 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự

án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩmphần mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo,dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốnnăm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo

Trang 7

2 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộikhó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối

đa không quá bốn năm tiếp theo

3 Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiêndoanh nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịuthuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảmthuế được tính từ năm thứ tư

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này

Ðiều 15 Các trường hợp giảm thuế khác

1 Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảmthuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ

2 Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thunhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này

Ðiều 16 Chuyển lỗ

1 Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thunhập tính thuế Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theonăm phát sinh lỗ

2 Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗvào thu nhập tính thuế của hoạt động này

Ðiều 17 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

1 Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Namđược trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp

2 Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và côngnghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục

Trang 8

đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệptính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúngmục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụngcho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suấttrái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tínhlãi là hai năm

Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là lãiphạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thờigian kể từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi

3 Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếtrong kỳ tính thuế

4 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu

tư khoa học và công nghệ tại Việt Nam

Dưới đây là bảng số liệu tình hình thu hút vốn FDI sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN:

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1991 - 2006

Số dự án

Tổng vốn đăng

ký (Triệu đô la Mỹ) (*)

Tổng số vốn thực hiện

(Triệu đô la Mỹ)

Trang 9

b.Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951,thời điểmnày thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản

lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ

và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếuphẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân Phương châm đấu tranh kinh tế với địch làđẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến,sản xuất và đời sống nhân dân Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các

Trang 10

loại hàng hoá của vùng tự do Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch.Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hànhngày 29 -12 -1987 Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độthu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốchội thông qua ngày 5 -7- 1993

Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, kí kết hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung – CEPT.Theo đó sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006 Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013 Các sản phẩm được xem xét giảm thuế quan được nêu trong bốn danh mục, đó là:

 Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay,

 Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế,

 Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm,

 Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn

Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt Nam:

 Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và cácnước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu theoCEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nướcthành viên khác 3 năm

 Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm:

Trang 11

 Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm:danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danhmục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừhoàn toàn (GEL).

 Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kếtthúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006 Các mặt hàng có thuế suất trên20% phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001 Các mặt hàng có thuế suất nhỏhơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003

 Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục ILtrong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, đểthực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006.Đồng thời, các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậmnhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%

 Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 vàkết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5% Riêng mặt hàngđường vào năm 2010 :0-5%

 Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng

bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dầncác biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó

 Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan

để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5% Ngay sau khi ký CEPT, mỗinước ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993.Trên thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuếquan, vì có những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậmchí bằng 0%

 Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảmthuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để

Trang 12

điều chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế giatăng.

 Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyểndần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với nhữngmặt hàng này Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm,mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng Điều đó có nghĩa là đến hết nămthứ tám thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại

 Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảmthuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT

 Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng,TEL của nước này có 100 mặt hàng Từ năm 1996, nước A phải bắt đầu chuyểnTEL sang IL Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của nước này có

50 + (100*20%) = 70 mặt hàng và TEL giảm đi còn 100 - (100*20%) = 80 mặthàng Năm 1997, IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60 Ba năm tiếp sau đó, các con sốtương ứng sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0 Đến năm 2000, IL của nước A sẽ baogồm cả 150 mặt hàng và TEL không còn mặt hàng nào nữa

 Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa

vụ phải giảm thuế quan Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danhmục các mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệsức khỏe con người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảocổ

 GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK).Một số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởngthuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w