Kể từnăm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường vàhội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam.Nhằm tăng cường các mối quan hệ ki
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối
ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO
Nhóm thực hiện: Trần thị Minh Nguyệt
Trang 2NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO
CHƯƠNG 1 4
GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 4
1.1 WTO là gì? 4
1.2 Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO 4
1.3 Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO 5
CHƯƠNG 2 11
KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM SAU 6 NĂM GIA NHẬP WTO 11
2.1 Những thành tựu đạt được 11
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế 11
2.1.2 Tác động đến các ngành sản xuất 12
2.1.2.1 Nông nghiệp 12
2.1.2.2 Công nghiệp 13
2.1.3 Về xuất nhập khẩu 14
2.1.3.1 Xuất khẩu 14
2.1.3.2 Nhập khẩu 16
2.1.4 Tác động đến đầu tư quốc tế 17
2.1.4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
2.1.4.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21
2.2 Những hạn chế 21
CHƯƠNG 3 24
NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH 24
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 24
3.1 Tổng quan các cam kết ra nhập WTO của Việt Nam 24
3.1.1 Cam kết đa phương 24
Trang 33.1.2 Cam kết về thuế nhập khẩu 27
3.1.2.1 Mức cam kết chung 27
3.1.2.2 Mức cam kết cụ thể 27
3.2 Những thay đổi trong chính sách khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO 29
3.2.1 Cam kết về hàng hóa 29
3.2.1.1 Các công cụ thuế 29
3.2.1.2 Các công cụ phi thuế 35
3.2.2 Các cam kết về dịch vụ 39
3.2.3 Các biện pháp hỗ trợ 40
3.2.3.1 Trợ cấp xuất khẩu 40
3.2.3.2 Hỗ trợ đầu tư 41
3.2.3.3 Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi 41
3.2.3.4 Chính sách tín dụng 42
3.3 Chính sách đầu tư quốc tế 44
3.3.1 Các quy định đối với việc thành lập doanh nghiệp 44
3.3.2 Các biện pháp áp dụng riêng cho đầu tư nước ngoài 45
3.4 Nhận xét chung về các thay đổi chính sách của Việt Nam 46
3.4.1 Những tích cực 47
3.4.2 Những tiêu cực 48
CHƯƠNG 4 51
PHƯƠNG HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH 51
TRONG THỜI GIAN TỚI 51
4.1 Mục tiêu 51
4.2 Phương hướng cụ thể 51
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4Chữ viết
tắt
ACFTA ASEAN – China Free Trade
Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Agreement
Hiệp định khung về khu vực đầu
tư ASEANAKFTA ASEAN – Korea Free Trade
ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM ASia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GATS General Agreement on
Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
Agreement
Hiệp định công nghệ thông tin
Trang 5MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ Tối huệ quốc
MIGA Multilateral Investment
Guarantee Agency
Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên
PNTR Permanent Normal Trade
Trang 6CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
1.1 WTO là gì?
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World TradeOrganization) Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 vớimục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi vàminh bạch Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thiHiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) 1947 (chỉ giới hạn ởthương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (baotrùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư)
1.2 Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO
Để trở thành Thành viên WTO, một nước hoặc vùng lãnh thổ phải tuântheo các thủ tục công khai, rõ ràng và quá trình gia nhập của Việt Nam cũng đãđược thực hiện theo các thủ tục này Các điều kiện gia nhập WTO phải đượcthỏa thuận giữa nước gia nhập và các Thành viên WTO (Điều XII) Tiến trìnhgia nhập thường phải thông qua một số bước, trong đó đàm phán gia nhập làgiai đoạn thực chất cuối cùng
Tóm lại, các thủ tục liên quan là Chính phủ thông báo mong muốn trởthành Thành viên WTO của mình thông qua việc gửi một bức thư thông báocho Tổng giám đốc (trên thực tế, nước xin gia nhập sẽ phải yêu cầu trở thànhquan sát viên trước khi gửi thư) Sau khi nhận được thư, Tổng giám đốc WTO
sẽ thành lập một Ban công tác bao gồm các Thành viên WTO có quan tâm đểxem xét đơn xin gia nhập Chính phủ nước xin gia nhập sẽ phải đệ trình mộtbản Bị vong lục mô tả cơ chế ngoại thương của mình Trên cơ sở tài liệu này,Ban công tác sẽ thảo luận và làm rõ cơ chế thương mại của nước xin gia nhập,thường là thông qua các câu hỏi cụ thể dựa trên bản Bị vong lục cũng như kinh
Trang 7nghiệm thực tế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh (trong quá trình gianhập, Việt Nam đã nhận được khoảng 3500 câu hỏi của các Thành viên Bancông tác về việc Việt Nam gia nhập WTO) Các nước đang gia nhập WTO phảichấp nhận (i) một gói cam kết chung, được gọi là “cam kết cả gói” và (ii) thỏathuận được với tất cả các Thành viên WTO có yêu cầu nhượng bộ bổ sung để
họ ủng hộ nước gia nhập
Mỗi thành viên WTO có quyền đặt ra yêu cầu cụ thể về thuế quan, cácbiện pháp phi thuế và quy định ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ với nước xingia nhập Tuy nhiên, chỉ một nhóm nhỏ các Thành viên WTO sử dụng công cụnày, hầu hết các Thành viên khác không đóng vai trò gì hoặc tự xác định sẽtham gia hạn chế vào các cuộc họp của Ban công tác
1.3 Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO
Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó Nhà nướcđóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa những năm 80 của thế kỷ trước Kể từnăm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường vàhội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam.Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế với khu vực, Việt Nam đã gia nhậpHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á - Âu(ASEM) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ViệtNam cũng duy trì các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, đượcđiều chỉnh theo Hiệp định Thương mại năm 1991 và các hiệp ước hợp tác kinh
tế khác Tham gia vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầutiên của Việt Nam vào hệ thống thương mại để chuẩn bị cho việc trở thànhThành viên WTO
Mối quan hệ của Việt Nam với WTO được bắt đầu vào năm 1995 với việcnộp yêu cầu gia nhập chính thức Vào tháng 1 năm 1995, Đại hội đồng củaWTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của Việt Nam
Trang 8Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm - một quátrình đàm phán gia nhập khá dài
Việt Nam đã chuẩn bị bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương của mìnhvào năm 1996 nhưng phải tới tận năm 1998 thì kế hoạch cho các cuộc họp định
kỳ của Ban công tác mới được đưa ra Các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp
do các lo ngại về chính trị, nhu cầu cần có những thay đổi hệ thống quan trọngtrong nền kinh tế Việt Nam và các Thành viên WTO đặt ra yêu cầu Việt Namphải đưa ra các nhượng bộ lớn
Trang 9Bảng 1.1 - Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với WTO
1994 Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và thiết lập quan hệ
ngoại giao bình thường vào năm 1995 Điều này đã thúc đẩy việc mở cửa nền kinh
tế Việt Nam.
1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2005.
1996 Bắt đầu cuộc gặp thường kỳ của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.
1998 Các cơ quan quản lý Việt Nam quyết định đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO.
2001 Phiên đàm phán đa phương lần thứ 9 của WTO/GATT – vòng đàm phán Doha vì
sự phát triển - được khởi động vào tháng 11 năm 2001.
2002 Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên đối với hàng hóa và dịch vụ.
2004 Việt Nam đưa ra Bản chào sửa đổi tham vọng hơn về tiếp cận thị trường vào tháng
6 năm 2004 tại phiên họp lần thứ 8 của Ban công tác, Bản chào này thể hiện một bước đột phá trong đàm phán gia nhập WTO.
Bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với các Thành viên WTO Một Thỏa thuận đột phá được ký kết với Liên minh châu Âu.
2005 Ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO.
2006 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về các cam kết gia nhập WTO của
Việt Nam, đây là Hiệp định song phương cuối cùng và dường như là khó khăn nhất trong số 28 Hiệp định song phương với các Thành viên WTO.
Trang 10Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương với 28 Thành viênWTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc Thỏa thuận vớiHoa Kỳ ký vào tháng 5/2006 là thỏa thuận song phương cuối cùng và có lẽ làthỏa thuận song phương khó khăn nhất mà Việt Nam đã đàm phán Việc ký kếtthỏa thuận này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thẩm quyền cần thiết để dànhcho Việt Nam quy chế “Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR) -đây là điều kiện tiên quyết cho phép Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một Thànhviên WTO Trọng tâm cải cách kinh tế và chính sách phát triển dựa vào xuấtkhẩu của Việt Nam đã khiến cho quá trình gia nhập, vốn kéo dài và rất phứctạp, trở nên đơn giản hơn Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương vớiHoa Kỳ (BTA) và tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) rất hữuích trong bối cảnh này do các thỏa thuận này đã khởi động quá trình tự do hóa
và tiến trình “phi điều tiết hóa” (US Aid, 2007) Tuy nhiên, điều này không cónghĩa rằng các cuộc đàm phán mở cửa thị trường là dễ dàng Các bên đã phảimất rất nhiều thời gian và đàm phán diễn ra rất căng thẳng trước khi đạt đượcthỏa thuận gia nhập Chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực vào các cuộc đàmphán gia nhập, thường phải làm việc thâu đêm, đặc biệt trong giai đoạn cuốicùng của các cuộc đàm phán gia nhập Quyết tâm trở thành Thành viên WTOcủa Việt Nam có thể đã được thúc đẩy bởi kinh nghiệm thành công của các nềnkinh tế hướng về xuất khẩu tại khu vực Đông Á Có thể một động lực nữa làquyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tạo ra việc làm cho hơn 1triệu lao động mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm tại Việt Nam, thựchiện xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu tiêu tham vọng là đưa Việt Namtrở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (SRV, 2006)
Trong quá trình gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã không nhận đượcnhiều đối xử đặc biệt và khác biệt từ các Thành viên WTO Việt Nam đã phảithực hiện các bước cụ thể trước, trong và sau giai đoạn đàm phán để có thể tậndụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của mình.Các nỗ lực này được một số nhà tài trợ và tổ chức quốc tế hỗ trợ thông qua việc
Trang 11cung cấp các chương trình xây dựng năng lực và kinh nghiệm Nhờ có sự kếthợp phù hợp giữa các nỗ lực và dự án của Việt Nam và quốc tế, các mục tiêuphát triển của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO đã được làm rõ và ViệtNam đã đưa ra được các chiến lược đàm phán phù hợp.
Cụ thể hơn, các cơ quan Việt Nam đã đưa ra các bước đi để thực hiện mục tiêu này:
Trước hết, ngay trong giai đoạn gia nhập đầu tiên, Việt Nam đã dự đoánđược các cam kết đa dạng trong WTO sẽ đòi hỏi cải cách nền kinh tế trongnước tới mức nào và những thay đổi đó sẽ đóng góp vào quá trình phát triểntheo cách nào Việt Nam xác định dệt may, giầy dép, nông nghiệp, thủy sản và
du lịch là những ngành có thể được hưởng lợi ngay từ các chương trình cải cáchnày và đã xây dựng ưu tiên đàm phán của mình, có tính tới những ngành cótiềm năng có lợi thế so sánh
Thứ hai, các cơ quan quản lý Việt Nam đã nhận thấy tiến trình gia nhậpWTO có thể kéo dài và phức tạp, do đó đã nỗ lực để tập hợp đủ hỗ trợ trongnước cho tiến trình gia nhập này Yếu tố thứ hai được ủng hộ bởi các cuộc thamvấn ở cấp chính trị và tầm nhìn rõ ràng về chi phí, lợi ích và các ưu tiên trongcác cuộc đàm phán gia nhập Xây dựng một chiến lược đàm phán phù hợp gồm
cả các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Thương mại và Chính phủ đã cóquan điểm chung về chiến lược đàm phán gia nhập WTO Rõ ràng, vấn đề nàykhông bị coi là một quyết định kỹ trị do một nhóm quan chức kiểm soát mà đãđược rất nhiều cơ quan chính phủ và Đảng Cộng sản xem xét cũng như đượctham vấn với các ngành trong nước
Thứ ba, do thời gian kéo dài, độ phức tạp cao và phạm vi rất rộng củaThỏa thuận gia nhập, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một “lộ trình” xác địnhcác hoạt động khác nhau trong quá trình gia nhập và giai đoạn thực thi Thôngtin chi tiết về các cấu phần của “lộ trình” này nằm trong Nghị quyết tháng 2năm 2007 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực thi
Trang 12triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO (Nghịquyết số 16/2007/CP-NQ của Chính phủ) và trong Kế hoạch phát triển kinh xãhội 5 năm 2006- 2010 (SRV, 2006)
Cuối cùng, đến ngày 11/2/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của WTO, đánh dấu cho nền kinh tế bước sang một trang mới, cột mốcđáng nhớ cho quá trình hội nhập của nước ta
Trang 13CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM SAU 6 NĂM GIA NHẬP WTO
Sau gần 6 năm vào WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắcđáng ghi nhận do những cam kết và thay đổi trong mô hình chính sách đã đemlại cho Việt Nam một diện mạo mới Bên cạnh đó vẫn còn nhiều những tồn tạihạn chế cần được khắc phục Tuy vậy, vẫn có thể cho rằng, hội nhập kinh tếquốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến kinh tế củaViệt Nam Các cơ hội đan xen thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế
2.1 Những thành tựu đạt được
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Năm 2007, việc ra nhập WTO đã đem lại nhiều lợi ích từ yếu tố tích cực bên trong cũng như bên ngoài của việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Yếu tố tích cực từ bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế tươngđối cao, mặc dù thấp hơn so với mức năm 2006, của nền kinh tế thế giới, nhất
là các nước đối tác thương mại chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản,Trung Quốc, châu Âu và tăng trưởng kinh tế cao ở khu vực châu Á (nhất làĐông Á) Xét về các nhân tố tích cực trong nước, việc Việt Nam thực thi cáccam kết trong khuôn khổ WTO và các hiệp định đa phương và song phương đãcải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh Điều này đi đôi với môi trườngchính trị tiếp tục ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư và tăngtrưởng kinh tế của đất nước Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếptục đà tăng trưởng của những năm trước đó, đạt 8,5%, mặc dù giá trên thế giớităng cao gây áp lực lớn đến giá đầu vào của sản xuất trong nước
Trang 14Trong năm 2008, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo 2 chiều trái ngược nhau Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chinh toàn cầu
làm cho không chỉ Việt Nam bị ảnh hưởng mà còn cả những bạn hàng, đối tác,nhà đầu tư với chúng ta, mức tăng GDP đã giảm nhưng vẫn đạt cao do vớinhững nước khác trên thế giới đạt 6.2% Việt Nam được xem là một trong sốnhững quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng
Năm 2009 và 2010 Việt Nam tập trung vực dậy nền kinh tế sau cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP cũng đạtđược ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới 5.32%và 6.78%
2.1.2 Tác động đến các ngành sản xuất
2.1.2.1 Nông nghiệp
Tiếp tục phát triển toàn diện, tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướnghàng hoá Tranh thủ thời cơ thuận lợi do WTO tạo ra, những năm qua, nôngnghiệp Việt Nam đã từng bước chuyển thành nền nông nghiệp đa canh, có tỷ
suất hàng hoá ngày càng cao gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu Số
lượng sản phẩm tăng nhanh, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu sản phẩm có nhiều thay đổi, điều kiện và tính chất của các yếu tố sản xuất cũng có nhiều điểm mới so với trước.
Sau khi vào WTO, nông nghiệp Việt Nam bước đầu mang dáng dấp củamột nền sản xuất hàng hoá có những nét hiện đại đáp ứng được các yêu cầu củathị trường trong nước với nhu cầu cao hơn về chất lượng Tốc độ tăng trưởngcủa khu vực này theo GDP năm 2007 tăng 3,76%, năm 2008 tăng 4,07%, năm
2009 là 1.83% do có sự chuyển dịch sang ngành lâm nghiệp Sản phẩm nôngnghiệp sản xuất bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia trong mọitình huống dù cho cuộc khủng hoảng lương thực thế giới cuối năm 2007 đầu
năm 2008 diễn ra gay gắt Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất
Trang 15khẩu cũng đã chú ý hơn về chất lượng, mẫu mã, bao bì…và những các yếu tố tác động đến sở thích của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Hàng hóa nông sản Việt Nam vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến như mía đường, rau quả, lúa gạo, chè Các hợp đồng xuất
khẩu đã ký kết với khách hàng được thực hiện theo đúng cam kết WTO Chính phủ đã thực hiện xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản theo đúng cam kết WTO
và mở cửa thị trường, giảm thuế suất đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu theo đúng lộ trình như thịt, sữa bột, thức ăn chăn nuôi Tình trạng trợ cấp mua
lúa, cà phê, tạm trữ xuất khẩu như các năm trước đã không còn
2.1.2.2 Công nghiệp
Tuy gặp khó khăn về thị trường, nhất là 6 tháng cuối năm 2008 nhưng
đánh giá chung 2 năm vào WTO vẫn tăng trưởng khá cao Năm 2007, giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 17,1% Dưới tác động của cơ cấu xuất khẩu, cơ cấusản xuất công nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt tỷtrọng của các ngành trong nhóm ngành thâm dụng nông sản, tăng tỷ trọng củanhững ngành thâm dụng máy móc công nghệ
Năm 2008 tuy có khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sản xuất
công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá 13,9%, trong đó khu vựckinh tế ngoài nhà nước tăng 18,0%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàităng 18,0% Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có chuyển biến tích cực: ngànhcông nghiệp chế biến đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm 2007 tăng 19,1%, năm
2008 tăng 15,3% và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7.6% so với năm 2008 Có
được kết quả này là do sự cố gắng của các doanh nghiệp trong nước cũng nhưcác giải pháp mà chính phủ đã đề ra cho ngành sản xuất công nghiệp của ViệtNam Các lĩnh vực công nghiệp đạt tốc độ cao hơn mức tăng chung là cácngành sản xuất máy móc, nguyên vật liệu xây dựng, rượu bia…
Trang 16Sang đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đã đạt mức cao hơn nhiều so với năm trước đạt 14% Sự tăng tốc của ngành công
nghiệp này có sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Giá trịsản xuất ngành này cả năm ước đạt 710,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,5%toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009 (năm trước chỉ tăng7,3%)
2.1.3 Về xuất nhập khẩu
2.1.3.1 Xuất khẩu
Sau khi vào WTO, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng
cả về quy mô, đối tác, hàng hoá, dịch vụ Tổng mức lưu chuyển ngoại thươngnăm 2007 đạt 109,2 tỉ USD, tăng 48,2% so năm 2006, năm 2008 đạt 143,1 tỉUSD 31,0% so năm 2007 Sang năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam có một năm hụt hơi và kém rất xa so với năm 2008
Xuất khẩu tăng mạnh và đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng cao cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim ngạch và giá cả.Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, hoạt động xuất khẩu theohướng tăng chất lượng, ổn định giá, thực hiện đúng hợp đồng… để tăng sứccạnh tranh trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới, mặthàng mới đi đôi với các chính sách xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước trên một
số mặt hàng Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kimngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008,nhưng vẫn cao hơn mức kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 45,8% Nếu so vớithương mại toàn cầu với tổng giá trị năm 2009 giảm tới 31% so với 2008 vàthấp hơn so với 2006, thì tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tương đốikhả quan Nếu không tính năm 2009 (do tác động mạnh của khủng hoảng), tăngtrưởng xuất khẩu năm 2007 và 2008, nhất là năm 2007, tuy có tăng nhưng chưa
Trang 17thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi nước tagia nhập WTO
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 71,6 tỷ USDtăng 25,5% so với năm 2009, về giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 14,5 tỷ USD.Năm 2010 là năm thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu có vốn đầu tưnước ngoài đạt 38,8 tỷ USD (tính cả dầu thô) tăng 27,8% so với năm 2009 vàchiếm 54,2% tổng kim ngạch của cả nước, xuất khẩu của các doanh nghiệptrong nước đạt 32,8 tỷ USD tăng 22,7% so với năm 2009 Dự kiến trong năm
2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 10%
Hàng rào bảo hộ tại các nước nhập khẩu hàng từ Việt Nam khi gia nhập WTO giảm (nhất là hàng dệt may, nông sản và một số mặt hàng chế biến khác) đã có tác động tích cực đến mở rộng xuất khẩu Xuất khẩu một số
mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiếp cận thị trường thuận lợi hơn.Trong 2 năm gần đây, chúng ta thu hút FDI rất nhiều, do vậy tỉ trọng xuất khẩuFDI cũng góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu Bao gồm nhiều các mặthàng tiêu dùng, máy móc mà các nước đã đầu tư Việc gia nhập WTO cũng đã
làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, kể cả trong những thị trường
trọng yếu như EU, Hoa Kỳ
Thị trường nước ngoài trở nên đa dạng hơn và Việt Nam đã thâm nhập
sâu hơn vào các thị trường trọng yếu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…Theo đó,xuất khẩu từ khi ra nhập đến nay có xu hướng tăng lên ở tất cả các thị trường.ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU vẫn là các bạn hàng lớn nhất
và cũng là các thị trường chính cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam như nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép Các thị trường này chiếm tớihơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Trang 182.1.3.2 Nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2007 đạt 62,8 tỷ USD (giá CIF),tăng 39,8% so với năm 2006; nhập siêu 14,2 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩunửa đầu năm 2008 lên tới 44,5 tỷ USD, tăng 60,3% so cùng kỳ năm 2007; nhậpsiêu tới 14,5 tỷ USD Với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, nhập khẩu vàtheo đó là nhập siêu đã giảm vào nửa cuối 2008 Nhập khẩu và nhập siêu cảnăm 2008 tương ứng là 80,7 tỷ USD và 18,0 tỷ USD Nhập khẩu nguyên liệusản xuất trong các tháng cuối năm 2008 giảm mạnh còn do suy thoái kinh tế thếgiới đã có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và sản xuất ở Việt Nam và giá cả trênthị trường thế giới Các ảnh hưởng này còn kéo dài đến qua năm 2009 Nhậpkhẩu và nhập siêu năm 2009 tương ứng là khoảng 70 tỷ USD và 12,8 tỷ USD
Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm
2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trongnước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so vớinăm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5 tỷ USDchiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009
Nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và
máy móc phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, tỷ trọng hàng
tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã tăng từ khoảng 7,7%giai đoạn 2001- 2006 lên 8,1% năm 2007 và khoảng 8,8% năm 2008 Hơn nữa,trong khi nguyên liệu sản xuất có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn khủnghoảng kinh tế toàn cầu (từ giữa năm 2008) thì kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu
dùng lại có xu hướng tăng
Nhập khẩu dịch vụ: Trong năm đầu tiên gia nhập WTO, nhập khẩu tất cả
các ngành dịch vụ đều tăng, trong đó tăng cao nhất là bưu chính – viễn thông(50%), tiếp đó là bảo hiểm (31,3%), vận tải hàng hải (19,0%), vận tải hàngkhông (17,1%), du lịch (16,2%) và dịch vụ tài chính (11,1%) Trong các nămcòn lại, các dịch vụ này đều tăng với tốc độ và qui mô cao, tuy nhiên năm 2009cũng đã có sự sụt giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
Trang 192.1.4 Tác động đến đầu tư quốc tế
Đầu tư là một trong các lĩnh vực chịu tác động nhanh nhất của hội nhập
kinh tế quốc tế trong 6 năm qua, với tốc độ tăng cao còn hơn tăng trưởng xuất
khẩu Môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa cao
hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, cùng với các điều kiện ưu đãitrong các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và khu vực mà Việt Nam
đã tham gia là những yếu tố quan trọng nhất thu hút các nguồn vốn đầu tư tạiViệt Nam
2.1.4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác động của việc gia nhập và thực hiện cam kết WTO thể hiện mạnh
mẽ trong việc thu hút đầu tư.
Nếu trong thời kỳ 2001-2006 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,3% bìnhquân hàng năm thì năm 2007 (là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO) đãtăng cao kỷ lục tới 27,0% Năm 2008 và 2009, do khủng hoảng tài chính, tácđộng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với đầu tư bị giảm, tốc độ tăng đầu tưchậm lại, tương ứng còn 7,8% và 11,5% Sang năm 2010, việc thu hút FDI gặpnhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn tăng 9.4% so với năm 2009 về lượng vốn đăng
ký, còn thực chất lượng vốn thực hiện lại giảm so với năm trước 23.4%
Trang 20Bảng 2.1 - Tình hình thu hút vốn và họat động của khối FDI năm
2008, 2009, ước thực hiện năm 2010 và dự báo 2011
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tổng số các dự án đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng về cả số lượng vàchất lượng Điều đó cho thấy sau khi vào WTO, Việt Nam thực sự là điểm đếnđầu tư hấp dẫn của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới và khu vực…
Trong các năm đầu gia nhập WTO, các ngành có đầu tư tăng trưởng mạnh
nhất trong nền kinh tế là các ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, trong
đó chủ yếu là kinh doanh bất động sản (tăng 263,0% vào năm 2007 và 16,5%vào năm 2008); các ngành mở cửa cho FDI như tài chính và tín dụng (tăng87,4% vào năm 2007 và 5,8% vào năm 2008); vận tải, kho bãi và thông tin liênlạc (tăng 29,5% vào năm 2007 và 5,8% vào năm 2008)
Nông lâm nghiệp là ngành có vốn đầu tư tăng trưởng cao hơn hẳn so với
trước khi gia nhập WTO Công nghiệp chế biến, điện, khí đốt và nước, xây
dựng tăng trưởng đầu tư cao hơn vào năm 2007, nhưng đã tăng trưởng thấp
hoặc giảm sản lượng trong năm 2008
Nhưng từ sau năm 2008, các ngành công nghiệp xây dựng và nông lâm
ngư nghiệp đã nhường chỗ cho các ngành công nghiệp chế biến và công
nghiệp khai thác mỏ Từ đó cho đến nay, tổng số các dự án đầu tư cũng như số
Trang 21vốn đăng ký của 2 ngành này luôn ở mức cao Nguyên nhân ở đây có thể giảithích là do Việt Nam ra nhập WTO làm tăng khả năng đối ngoại của quốc giamình và nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn đã cần phải sử dụng đếnnguồn nguyên liệu nước ngoài để có thể tập trung vào các ngành công nghiệpchế tạo cao
Với chuyển dịch về FDI và đầu tư trong nước dưới tác động của thực hiệncam kết hội nhập, cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành đã có sự chuyểndịch đáng kể sau khi gia nhập WTO theo hướng giảm tỷ trọng vào công nghiệp
và nông nghiệp, tăng tỷ trọng vào khu vực dịch vụ Các ngành kết cấu hạ tầng(vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, xây dựng, điện, nước) đã và đang tiếp tụcđược ưu tiên; Các ngành góp phần cải thiện nguồn nhân lực như giáo dục đàotạo, y tế, khoa học công nghệ có tỷ trọng đầu tư còn nhỏ, không tăng hoặc thậmchí giảm
Tóm lại, tuy số lượng vốn FDI đăng ký cao chưa từng thấy với nhiều dự
án có quy mô vài tỷ USD, nhưng còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét và cânnhắc về cơ cấu đầu tư theo ngành, mức độ cam kết vốn, năng lực của các nhàđầu tư và số vốn đầu tư (sẽ) thực sự chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam Điềunày có liên quan đến việc nhìn nhận đúng thực trạng cũng như có những chínhsách biện pháp phù hợp nhằm đưa tiềm năng phát triển đất nước trở thành hiệnthực
2.1.4.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Kể từ sau khi ra nhập WTO, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnhthổ trên thế giới với 200 dự án Ngoài một số dự án tại các thị trường như NamPhi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết các dự án còn lại đề tập trung vào Lào,Campuchia, Singapore…Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tạiLào với số vốn 461 triệu USD, chiếm 44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm23,5%, tiếp theo là Iraq, Campuchia và Nga Các doanh nghiệp Việt Nam đầu
Trang 22tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mà mạnh nhất là thăm dò vàkhai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hàng gia dụng Sản xuất vật liệu xâydựng chiếm gần một nửa số dự án và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp vàdịch vụ Như vậy, việc gia nhập WTO đã có tác động tích cực đối với hoạtđộng đầu tư ra nước ngoài Số vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng lênđáng kể, đòi hỏi phải có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên để quản lý tốt hơnluồng vốn đi ra và luồng tiền (lợi nhuận, ) đưa về nước, cũng như đánh giáhiệu quả của các hoạt động đầu tư này.
2.2 Những hạn chế
- Kinh tế tăng trưởng chưa vững và chưa đều, hiệu quả và tính bền vững chưa cao Điều đó được thể hiện khá rõ nét qua quy mô và tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế cũng như giá trị gia tăng của từng ngành sản xuất,
hoạt động dịch vụ Xuất khẩu vẫn chưa đủ bù đắp nhập khẩu Những ngành
khai thác nguyên liệu thô đang xuất hiện ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến
vấn đề cạn kiệt và những vấn đề an toàn cũng như tác động xấu đến môi trường
sinh thái quốc gia.
- Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn thấp, khó đứng vững
trên thị trường trong nước với hàng ngoại nhập trong bối cảnh giảm thuế suấtnhập khẩu theo cam kết WTO Tỷ trọng công nghiệp gia công chế biến còn lớn,nhất là dệt may, giày dép, máy tính điện tử Sản phẩm công nghiệp công nghệcao mới chiếm khoảng 19% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp, còn lại là loạitrung bình và thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường, nhất là xuất
khẩu Tổ chức sản xuất ngành công nghiệp công nghệ cao chưa phù hợp, nặng
về khép kín, chưa chuyên môn hoá sâu, chưa có ngành công nghiệp phụ trợ phù hợp Hoạt động giá công bằng nguyên liệu vật liệu nhập khẩu là chủ yếu.
Trình độ kỹ thuật nói chung còn lạc hậu Năng suất lao động, năng suất máy
Trang 23móc, trình độ của công nhân công nghiệp còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu tăngsức cạnh tranh theo các cam kết WTO.
- Thị trường ít sôi động, giá cả diễn biến phức tạp, sức mua của dân giảm mạnh, nhập siêu cao Giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời
sống tăng cao đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của dân
cư nhưng chậm được khắc phục Trong năm 2010 và 2011 sự tăng giá đột biếncủa nguyên liệu cũng như hàng tiêu dùng đã khiến chúng ta phải phá giá đôngnội tệ, điều này kéo theo lạm phát và nhiều vấn đề liên quan khác trở nên xấu đinhiều
- Du lịch được xem như là ngành đem lại ngoại tệ và được hi vọng nhất
khi tham gia vào WTO, nhưng ngành này lại tăng chậm do sản phẩm còn
nghèo, chất lượng phục vụ chậm được cải tiến, cơ sở vật chất kỹ thuật cònnghèo, giá cả thuê phòng cao Khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2007 đạt4,2 triệu lượt khách quốc tế, năm 2008 đạt 4,25 triệu lượt người, tăng 1,1% sovới năm 2007
- Sự yếu kém trong vấn đề quản lý cũng dẫn đến sự bất ổn trên thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô Kéo theo đó là những cuộc biểu tình về
giá cả hàng hóa cũng như dòng ngoại tệ ra vào Việt Nam Sự bất ổn này cũngdẫn đến sự sụt giảm lòng tin của những nhà đầu tư vào một nền kinh tế “bong
bóng” như vậy Độ hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
ngày càng giảm
- Tập trung quá nhiều vào các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, giày
da… mà không chú trọng công tác nghiên cứu đầu tư cho công nghệ mới.Thường tiếp nhận những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài
Như vậy, sau gần 6 năm vào WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiềukhởi sắc đáng ghi nhận Tốc độ tăng trưởng khá cao, nông nghiệp liên tục đượcmùa, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục, xuất khẩu tăngtrưởng cao, tình hình tài chính lành mạnh Bên cạnh thành tựu, nền kinh tế vẫn
Trang 24Trong bối cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi, đặc biệt là khi thế giới đang
có nguy cơ phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng mới, những thành tựu đạtđược trong những năm vừa qua là to lớn và cơ bản Những hạn chế và bất cậptuy còn nhiều nhưng chỉ là khó khăn tạm thời, khó tránh khỏi trong bối cảnhchung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bước đầu hộinhập vào WTO Vậy trong những năm qua, Việt Nam đã làm được những gìtrong những điều mà chúng ta đã cam kết khi ra nhập WTO, tình hình thực hiệnnhư thế nào? Đây được xem như là một câu hỏi lớn
Trang 25CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO
3.1 Tổng quan các cam kết ra nhập WTO của Việt Nam
3.1.1 Cam kết đa phương
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tínhràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên do nước ta đang pháttriển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và đượcWTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số camkết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinhdoanh
Các cam kết chính như sau:
(1) Kinh tế phi thị trường
Ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm (khôngmuộn hơn 31/12/2018) Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta chứng minhđược với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thịtrường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta Chế độ
“phi thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá Các thànhviên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuấtkhẩu nước ta dù ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường
(2) Dệt may
Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với takhi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấmđối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định.Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối vớihàng dệt may của ta
(3) Trợ cấp phi nông nghiệp
Trang 26Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTOnhư trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tưdành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưuthời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may).
(4) Trợ cấp nông nghiệp
Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thờiđiểm gia nhập Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêngcủa WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này Đối với loại hỗ trợ
mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá10% giá trị sản lượng Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợnữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm
Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức
để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này Các loại trợ cấp mang tính chất khuyếnnông (như hỗ trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nôngnghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế
(5) Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa)
Tuân thủ quy định WTO, ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nướcngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gianhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăngdầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảmkhác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm)
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiệndiện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam Quyềnxuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhậpkhẩu
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ khôngđược tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước Các cam kết vềquyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các