Mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 48)

- Còn bối rối trong xử lý việc thực hiện cam kết gia nhập WTO, đặc biệt là cam kết dịch vụ. Văn bản pháp luật chưa được ban hành hoặc chậm thực hiện cam kết, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư. Những chính sách liên quan đến vấn đề vĩ mô chưa có hoặc chưa cụ thể thành luật ( chính sách chuyển giao công nghệ, tỉ giá hối đoái…)

- Các chính sách, qui định, nghị định vẫn ban hành có sự chống chéo:

Các văn bản này thường được ban hành chậm, đôi khi có những điều mâu thuẫn hoặc chồng chéo với một số Luật hoặc văn bản pháp quy khác. Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc thực thi pháp luật. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị cản trở ở một số địa phương do những quy định của địa phương không nhất quán với quy định ở cấp quốc gia. Tình trạng tồn tại nhiều ‘giấy phép con’ không cần thiết mà nhiều Bộ/cơ quan/địa phương đưa ra đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân là một bằng chứng cho thấy tâm lý cục bộ, ưu tiên lợi ích cá nhân trong ban hành một số văn bản pháp quy của các cơ quan chínhphủ.

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cơ chế trách nhiệm vật chất, pháp lý đối với thông tin sai, thông tin không đầy đủ, chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác thông tin pháp luật.

- Hiệu lực thực thi pháp luật còn kém, chưa có tính đồng bộ cao:

Các nguyên nhân có thể kể đến ở đây là do tính ra soát kiểm tra chưa cao, bên cạnh đó việc truyền đạt, công bố văn bản còn gặp phải nhiều lỗi bất cập khác và một phần là do ý thức thực hiện các bộ luật chính sách của các doanh nghiệp, các cơ quan còn thấp.

Tuy chính sách kinh doanh, thương mại đã được điều chỉnh theo hướng tự do hóa, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều rào cản thương mại đối với khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Những rào cản như thủ tục hải quan, vay vốn ngân hàng, thủ tục hành chính rườm rà làm cho quyền kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể thực hiện một cách bình đẳng trên thực tế. Nhất là khung pháp lý về đất đai và giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập càng làm cho các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước khó sử dụng thế chấp để vay vốn ngân hàng.

Như vậy trong quá trình thực hiện các cam kết đối với WTO, hành lang pháp lý hoặc hoặc có thể gọi là bộ phận chính sách kinh tế đối ngoại đã góp phần không nhỏ đưa con thuyền quốc gia ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những bất cập trong bản thân chúng gây ra những cản trở trong quá trình hội nhập. Nếu không khắc phục kịp thời, sẽ có những hậu quả lớn hơn và khó có thể chấp nhận được.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG HƯỚNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Mục tiêu

Với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội, nên vấn đề xuyên suốt của chính sách kinh tế đối ngoại là phải thực hiện các mục tiêu có tính đặc thù, đó là:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu và thu hút vốn đầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững và thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo. Tuy nhiên, thu hút vốn có chọn lọc và có lợi ích cao để có thể phát huy tối đa các nguồn lực quốc gia.

- Các chính sách liên quan trong bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại phải được nhanh chóng luật hóa, chính sách tỉ giá ổn định, chính sách chuyển giao công nghệ cần phải được nghiên cứu cụ thể để có thể coi được là một chính sách đối ngoại hoàn chỉnh của Việt Nam.

- Các chính sách là người dẫn đường cho Việt Nam vượt qua được những thách thức, hội nhập mạnh mẽ vào thị trường thế giới và trở thành đối tác quan trọng của nhiều nước trên thế giới ở mọi lĩnh vực.

4.2. Phương hướng cụ thể

Chính sách thương mại:

- Chính sách phải hình thành một cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Cơ cấu của hệ thống thuế phải có những thay đổi thích hợp cho phù với sự phát triển kinh tế. Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân để tạo

nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời thuế GTGT cần được tăng cường và kết hợp với thuế TTĐB để điều tiết sản xuất - tiêu dùng và đảm trách tốt vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.

- Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp VN tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp VN đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhu cầu tích tụ vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì vậy, chính sách thuế cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu nội địa cho NSNN. Hệ thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Thuế phải được phân nhiệm rõ ràng theo hướng chuyên môn hóa chức năng và thống nhất hóa mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng đa mục tiêu trong một sắc thuế.

- Tăng cường sử dụng các công cụ hàng rào kỹ thuật

Để vừa tránh được sự cạnh tranh từ thị trường thế giới, vừa đảm bảo sự an toàn đến người tiêu dùng, những vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường hoặc những mục đích khác như mục đích chính trị.

- Việc sử dụng các công cụ trong hàng rào thuế và phi thuế phải có sự pha trộn hợp lý, làm sao để vừa không vi pham cam kết vừa đem lại lợi ích

tối đa cho quốc gia. Việc kết hợp sử dụng hay tách bạch chúng ra là nhiệm vụ cần nghiên cứu của những nàh hoạch định chính sách.

Chính sách đầu tư: tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời giải quyết vấn đề về sử dụng vốn.

Để thực hiện điều này, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, theo hướng rà soát lại hệ thống doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách. Nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Nhược điểm lớn nhất của hoạt động thu hút FDI tạo Việt Nam hiện nay là chất lượng của nhân công không cao, các nhà đầu tư thường phải mất thời gian để đào tạo. Do vậy, chính sách nên

hướng đến quy trình đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề để có thể cạnh tranh được với nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các chính sách phải chú ý đến những nguồn lực của quốc gia. Một vấn đề nữa là chú trọng cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng, các điều kiện cho người lao động nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Các chính sách khác: cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng và có sự giúp đỡ của những chuyên gia khi thực hiện hoạch đinh chính sách.

KẾT LUẬN

Có thể thấy WTO không phải là điểm bắt đầu và kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam. Các hiệp định tự do thương mại khu vực và

song phương có mức độ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO. Những khác biệt trong cam kết giữa các hiệp định thương mại có thể tạo ra hiệu ứng thương mại và đầu tư khác nhau. Các hiệp định thương mại tự do song phương (như Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản cuối năm 2008) và khu vực ở Đông Á thường bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, tác động của các hiệp định đó đến nền kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn là trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy. Điều rõ ràng là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược.Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới. Để có thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng ấy, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng cải các chính sách và hành lang pháp lý theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Đây là một nhiệm vụ lớn lao cho các nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w