Các công cụ phi thuế

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 36)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế không phải là một biện pháp lâu dài. Chẳng hạn, trong khuôn khổ WTO, các chính phủ phải minh bạch hoá chính sách và chuyển dần việc quản lý bằng các công cụ phi thuế quan sang thuế quan. Hiện tại, ở Việt Nam, hệ thống các công cụ phi thuế quan chưa được Bộ Công thương hay bất cứ cơ quan nào thống kê theo dõi và điều chỉnh.

a. Hạn ngạch và hạn chế xuất khẩu

Về nguyên tắc, các quy định của GATT cấm hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, bao gồm quy định cấm, hạn ngạch và chế độ cấp phép nhập khẩu. Có một số ngoại lệ theo các tiêu chí được định nghĩa rõ ràng, chủ yếu được quy định tại các Điều từ XI tới Điều XIV của GATT. Các hạn chế định lượng bị cấm do việc sử dụng các hạn chế này sẽ “lách” các cam kết thuế quan. Do tầm quan trọng của các quy tắc GATT liên quan tới hạn chế định lượng, các Ban công tác luôn luôn chú ý đặc biệt tới các quy định và thực tiễn của các nước đang gia nhập liên quan tới các vấn đề này. Do đó, các Thành viên Ban công tác đã yêu cầu Việt Nam cung cấp đầy đủ thông tin về cấm nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu và các biện pháp tương tự, lý do và cơ sở pháp lý của các biện pháp này.30 Trong các cuộc gặp của Ban công tác các Thành viên và Việt Nam đã thảo luận sâu về các biện pháp này cũng như lộ trình loại bỏ chúng. Một số hạn chế nhập khẩu đã được xử lý trong tiến trình gia nhập.

Trường hợp cụ thể ở đây là thuốc lá điếu và xì gà.

Cam kết của Việt Nam trong WTO và tác động của các cam kết này Theo các cam kết trong WTO, Việt Nam cam kết rằng từ thời điểm gia nhập, việc cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và các sản phẩm từ nguyên liệu thuốc lá đã qua chế biến khác sẽ được bãi bỏ và được thay thế bằng một lượng hạn ngạch sản xuất trong đó bao gồm cả lượng nhập khẩu. Hạn ngạch sản xuất trong nước sẽ

giảm đi theo khối lượng thuốc lá điếu nhập khẩu. Một doanh nghiệp thương mại nhà nước sẽ tạo khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam cho các sản phẩm thuốc lá đã qua chế biến, bao gồm cả thuốc lá điếu, phù hợp với các quy định của WTO, và cơ chế này sẽ được vận hành một cách minh bạch và không mang tính phân biệt đối xử. Tác động của nhập khẩu tới sản xuất và tiêu dùng thuốc lá Nhập khẩu thuốc lá chưa diễn ra do các cơ quan quản lý vẫn đang hoàn thiện các quy tắc pháp lý liên quan tới dán nhãn thuốc lá nhập khẩu. Tuy nhiên theo dự đoán thì thuốc lá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đáng kể tới thị trường thuốc lá và ngành sản xuất thuốc lá trong nước từ các khía cạnh sau:

- Chất lượng: Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá trong nước có chất lượng thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Thanh niên có xu hướng sử dụng thuốc lá có hàm lượng thấp, chủ yếu là thuốc lá của Hoa Kỳ. Nhóm người tiêu dùng này theo dự đoán sẽ trở thành người tiêu dùng thuốc lá nhập khẩu. Hơn nữa, sản phẩm thuốc lá của nước ngoài sẽ phù hợp hơn với những người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng “sính đồ ngoại”.

- Cơ cấu sản phẩm: Đối với thuốc lá đầu lọc hạng trung, trong số các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu từ nước ngoài, có một số nhãn hiệu trung bình có giá bán lẻ trên 3.000 Đồng một gói. Hiện tại,các nhãn hiệu trong nước hầu như bỏ qua phân khúc thị trường này, phân khúc này có tiềm năng phát triển rất mạnh và dự đoán sẽ thay thế các sản phẩm có chất lượng thấp. Do đó, nhiều khả năng sản phẩm thuốc lá nhập khẩu giá trung bình sẽ chiếm lĩnh thịtrường Việt Nam và thuốc lá trong nước sẽ chỉ chiếm khoảng 4% thị trường trong nước. Theo dự đoán, tới năm 2010, thuốc lá có giá trung bình sẽ chiếm 11% thị trường. Hiện tại, các công ty thuốc lá đang tập trung vào phát triển các sản phẩm mới cho phân khúc thị trường này. Rõ ràng quá trình này cần có nhiều thời gian.

Đối với thuốc lá đầu lọc cao cấp, chủ yếu là các hãng quốc tế hoặc các hãng nước ngoài cho phép nhượng quyền sản xuất, trong vòng 2 năm qua, thị phần của thuốc lá cao cấp nước ngoài đã tăng nhanh chóng, chiếm tới 26% thị

trường trong nước. Phân khúc thị trường này chiếm doanh thu và lợi nhuận cao. Do đó, do nhập khẩu tăng lên, có thể thị phần thuốc lá cao cấp sẽ tăng hơn nữa và cạnh tranh gay gắt sẽ trở nên khốc liệt hơn giữa các nhãn hiệu quốc tế và nhãn hiệu sản xuất trong nước. Do vậy. chính sách này vẫn có nhiều bất cập.

Để thực hiện các cam kết liên quan tới cấp phép nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý sau: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 41/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2008 ban hành quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa. Quyết định này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của WTO về cấp phép nhập khẩu.

b. Hàng rào kỹ thuật

Trong các cuộc đàm phán gia nhập, Việt Nam đã cung cấp rất nhiều thông tin về hệ thống chứng nhận và tiêu chuẩn của mình, cơ cấu quản lý nhà nước, các chương trình nhằm hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc gia của mình với các tiêu chuẩn quốc tế, quá trình xây dựng các tiêu chuẩn tại Việt Nam, bản chất pháp lý của tiêu chuẩn, hệ thống chứng nhận của Việt Nam, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm quốc gia và các thủ tục đánh giá hợp chuẩn. Ở nước ta hiện nay, phần nhiều các bộ tiêu chuẩn TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về công nghệ, về yêu cầu bảo vệ môi trường. Chỉ riêng Bộ Công nghiệp, sơ bộ rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật cho 4 ngành hóa chất, thép, thiết bị điện và dệt may cho thấy trong hàng trăm tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi ngành, đã có hàng chục tiêu chuẩn không còn tương thích, gần cả trăm tiêu chuẩn cần phải ban hành trong thời gian tới. Tuy nhiên tại thời điểm này, mặc dù Chính phủ đã đốc thúc nhưng việc xây dựng hàng rào kỹ thuật tại các bộ, ngành còn rất hạn chế.

Ở thị trường trong nước, khi chưa gia nhập WTO Việt Nam cũng đã có các quy định thuộc nhóm “biện pháp kỹ thuật” (ví dụ Luật về tiêu chuẩn, Nghị định về ghi nhãn hàng hoá, Luật bảo vệ môi trường…). Khi Việt Nam gia nhập

WTO, các quy định này tiếp tục được áp dụng. Điểm mới duy nhất là từ nay, việc ban hành hay áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại Việt Nam bị ràng buộc bởi các nguyên tắc liên quan của WTO. Tại các thị trường xuất khẩu, dù Việt Nam chưa hay đã là thành viên WTO thì hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã có quy chế thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm các cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp các quy định liên quan của nước nhập khẩu vi phạm các nguyên tắc của WTO thông qua việc đề nghị Chính phủ can thiệp qua cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w