Các biện pháp áp dụng riêng cho đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 45)

Luật đầu tư 2005 điều chỉnh các hoạt động đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, việc phân bổ các ưu đãi, quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư tại Việt Nam (khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và xây dựng chiến lược và chính sách nhằm phát triển đầu tư), và hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Luật năm 2005 cũng đưa ra những quy định đảm bảo không quốc hữu hóa hay tịch thu tài sản của nhà đầu tư (việc quốc hữu hóa hay tịch thu tài sản sẽ chỉ có thể được thực hiện vì lợi ích công cộng và sẽ được đền bù đầy đủ và công bằng theo quy định của Luật).

Sau khi ra nhập WTO, tự do và minh bạch hóa đầu tư là đặc điểm mới về đầu tư quốc tế tại Việt Nam mà chúng ta đã thực hiện. Luật Đầu tư năm 2005 được áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và đảm bảo quyền tự chủ của nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh. Điểm mới trong chính sách của Việt Nam sau khi ra nhập WTO là chịu sự điều chỉnh của hiệp định Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs). Hiệp định công nhận một số biện pháp đầu tư gây cản trở và bóp méo thương mại. Hiệp định qui định rằng không một bên tham gia kí kết nào có thể áp dụng biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) trái với điều III (nguyên tắc đối xử quốc gia) và điều XI (cấm các biện pháp hạn chế số lượng) của Hiệp định GATT.

Nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn (các) lĩnh vực mà mình mong muốn đầu tư, hình thức đầu tư, các biện pháp huy động vốn, vị trí địa lý và quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn đầu tư theo đúng các luật lệ của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật này bảo đảm các nhà đầu tư được tiếp cận một cách bình đẳng với nguồn vốn, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các công cụ pháp lý, các dữ liệu về nền kinh tế quốc dân, các cơ hội đầu tư và bảo đảm nhà đầu tư có quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện. Luật có quy định về nguyên tắc không hồi tố trong trường hợp có thay đổi chính sách và đưa ra một cơ chế giải quyết

tranh chấp và thực thi phán quyết của Toà án phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Luật cũng loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử về giá và phí áp dụng với các nhà đầu tư. Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới cũng như theo Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005, các thủ tục đăng ký đầu tư/kinh doanh áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài đã được hài hoà hóa; giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do vậy, các công ty nước ngoài có dự án đầu tư không cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh riêng theo Luật Doanh nghiệp.

Báo cáo của Ban công tác tóm tắt các nguyên tắc áp dụng đối với giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký (đăng ký lại) đầu tư, thẩm định đầu tư, thay đổi hình thức pháp lý của dự án đầu tư, mở chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài cũng như chuyển vốn đầu tư, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài. Các Thành viên của Ban công tác đã nêu câu hỏi và đưa ra nhận xét về các khía cạnh khác nhau của cơ chế đầu tư tại Việt Nam, bao gồm cả quyền sử dụng đất.

3.4. Nhận xét chung về các thay đổi chính sách của Việt Nam 3.4.1. Những tích cực:

- Nâng cao tính hệ thống của bộ máy quản lý:

Để đảm bảo tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngay sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ/cơ quan chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương rà soát lại vai trò, chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ, ban hành các văn bản luật cụ thể, các thông tư, nghị định để có thể thực hiện được những cam kết với WTO trong thời gian nhanh nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong vòng 2 năm 2007-2008, vai trò, chức năng quản lý vĩ mô của tất cả các Bộ và cơ quan chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương đã được bổ

sung, sửa đổi theo hướng được phân định với chức năng giải trình rõ ràng hơn, phân cấp nhiều hơn. Cải cách hệ thống cơ quan tư pháp đóng vai trò tối quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và cho nhà nước.

- Hệ thống chính sách minh bạch hơn:

Việc đảm bảo tính minh bạch trong mọi hoạt động kinh tế là một trong những điều đã cam kết với WTO và chính sách của Việt Nam hiện nay đã dần dần đáp ứng được yêu cầu này của WTO. Các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh có khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường cũng như những điều kiện phải thực hiện với nước đối tác. Luật pháp cũng như các chính sách của chính phủ đều đã được văn bản hóa và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ máy luật pháp ngày càng được hoàn thiện.

- Các hình thức trợ cấp được điều chỉnh hợp lý hơn và ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế:

Các hình thức trợ cấp này phần lớn dành cho nông nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi nhuận không cao. Những bộ phận này phần lớn chưa có khả năng cạnh tranh, trợ cấp nhằm tăng mục đích đầu tư để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Nhưng mặt khác điều này cũng làm cho họ mất đi động lực tìm ra những phương thức mới, giảm khả năng sáng tạo. Cam kết với WTO chúng ta đã thực hiện đầy đủ và gần như là toàn bộ các ngành nghề bị xóa bỏ trợ cấp. Một số ngành như dệt may, cơ khí… chịu ảnh hưởng tuy nhiên, so với những gì chúng ta đạt được kà không nhiều.

- Các chính sách hỗ trợ tín dụng ngày càng nhiều và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Các chính sách hỗ trợ ở đây được xem như là những biện pháp thay thế cho trợ cấp. Cụ thể cho vay vốn đầu tư, quản lý thanh toán hoạt động xuất nhập

khẩu, bảo lãnh vay vốn…đã tạo điều kiện tăng lợi khả năng cạnh tranh cho hàng hóa cũng như thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cần hướng đến các doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất nhỏ nhiều hơn là việc chỉ tập trung cho những doanh nghiệp lớn như thực trạng tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO (Trang 45)