THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 HIỆN HÀNH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học 20142015 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29NQTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ đặt ra trong nghị quyết đó là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, bởi suy cho cùng sản phẩm cuối cùng của Giáo dục Đào tạo chính là chất lượng người học có đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội hay không. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt. Dạy học theo chủ đề là xu hướng dạy học tích cực, phát triển được phẩm chất, năng lực của người học, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay. Chính vì vậy, từ đầu năm học 20142015, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng năng lực, từ đó, đã định hướng cho tất cả các trường Trung học trên toàn tỉnh áp dụng thí điểm việc dạy học theo chủ đề. Như vậy, chủ trương, đường lối đổi mới đã có, hướng dẫn của Bộ, Ngành đã cụ thể. Chương trình, sách giáo khoa hiện hành cũng đã ít nhiều thể hiện nội dung dạy học theo chủ đề và hướng tới giáo dục toàn diện học sinh cả về phẩm chất và năng lực. Đó là những thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới với việc tổ chức dạy học theo chủ đề.
Trang 1THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH
vụ đặt ra trong nghị quyết đó là coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc, bởi suy cho cùng sản phẩm cuối cùng của Giáo dục - Đào tạo chính là chất lượngngười học có đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội hay không
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đổi mới phương pháp dạy học là khâu thenchốt Dạy học theo chủ đề là xu hướng dạy học tích cực, phát triển được phẩm chất,năng lực của người học, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngàynay
Chính vì vậy, từ đầu năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo địnhhướng năng lực, từ đó, đã định hướng cho tất cả các trường Trung học trên toàn tỉnh
áp dụng thí điểm việc dạy học theo chủ đề
Như vậy, chủ trương, đường lối đổi mới đã có, hướng dẫn của Bộ, Ngành đã cụthể Chương trình, sách giáo khoa hiện hành cũng đã ít nhiều thể hiện nội dung dạyhọc theo chủ đề và hướng tới giáo dục toàn diện học sinh cả về phẩm chất và nănglực Đó là những thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới với việc tổ chức dạy họctheo chủ đề
Tuy nhiên, việc áp dụng dạy học theo chủ đề cũng gặp nhiều khó khăn Đó làtài liệu, dạy học theo chủ đề còn ít; công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về dạyhọc theo chủ đề không có; mục đích hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh qua các chủ đề dạy học chưa được quan tâm nhiều; một số trường đã thực hiệndạy học theo chủ đề nhưng chưa phổ biến rộng rãi để chia sẻ học tập áp dụng trongtoàn ngành; thực tế dạy học ở nhiều trường phổ thông trong tỉnh là vẫn bám sát phânphối chương trình của Bộ, chưa mạnh dạn tổ chức, sắp xếp lại phân phối chươngtrình, phân nhóm các bài dạy cùng chủ đề để tiến hành dạy học theo chủ đề
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và nhu cầu của bản thân trong quá trình dạyhọc tại đơn vị, tôi đã mạnh dạn thực hiện dạy học theo chủ đề ở lớp 12 trong năm học2014-2015 Hiệu quả có thể còn chưa cao do lần đầu áp dụng, nhưng tôi nghĩ, đây làtiền đề để tôi tiếp tục thực hiện trong những năm học tiếp theo, vì dạy học theo chủ đềchắc chắn sẽ trở nên phổ biến trong tương lai gần, khi mà bộ sách giáo khoa mới rađời và được áp dụng trong vài năm sắp tới Đây chính là lý do thúc đẩy tôi viết sáng
Trang 2kiến kinh nghiệm với đề tài: “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành”.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
Việc đổi mới giáo dục trung học được dựa trên những đường lối, quan điểm chỉđạo giáo dục của Đảng, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quanđiểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục và Đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.”
Như vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận năng lực” của người học Để thựchiện được điều này phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ mộtchiều” sang lối dạy học tích cực, dạy cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hìnhthành năng lực và phẩm chất
Đó là sự phát triển tinh thần của Luật giáo dục phổ thông Điều 28.2, Luật giáo
dục phổ thông qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Còn ở Điều 27.1, xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trên tinh thần này, Kế hoạch số 2098/KH-SGDĐT về triển khai thực hiệnnhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã
nêu rõ nhiệm vụ đối với Giáo dục phổ thông là “ Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh Các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; [ ] xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, ”
Tất cả cho thấy, yêu cầu đổi mới dạy học đang là vấn đề bức thiết và mục tiêuđổi mới dạy học là hướng tới đối tượng người học là chính (chứ không phải người
Trang 3dạy) Cho nên, dù lựa chọn phương pháp nào, giáo viên cũng luôn phải xác định mụctiêu của đổi mới là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh của Vụ Giáo dục Trung học, một số phẩm chất, năng lực cần được cần
hình thành, phát triển ở học sinh THPT, đó là:
Về phẩm chất:
1 Yêu gia đình, quê hương, đất nước
2 Nhân ái, khoan dung
3 Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
4 Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
5 Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tựnhiên
6 Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật
Về năng lực:
1 Năng lực tự học
2 Năng lực giải quyết vấn đề
3 Năng lực sáng tạo
4 Năng lực tự quản lý
5 Năng lực giao tiếp
Môn Ngữ văn là môn học được xây dựng, tổ chức theo tư tưởng tích hợp Tíchhợp đây hiểu theo nghĩa là liên kết tri thức để chúng thúc đẩy nhau tạo thành tri thứcmới Tích hợp ngôn ngữ với văn tự (chữ viết), ngôn ngữ với bài văn (văn bản), ngônngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hoá, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, ngôn ngữvới lời nói Tích hợp các phương diện ấy mới nâng cao năng lực ngôn ngữ và văn họccho học sinh Môn Ngữ văn luôn có hai tính chất: tính công cụ, tính nhân văn Tínhcông cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho học sinh năng lực sử dụng Ngữ văn như một công
cụ giao tiếp, bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Nghe gồm năng lực chú ý,nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận Nói gồm năng lực phát biểu trênlớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện thuyết minh vấn đề… Đọc baogồm đọc văn học và đọc các loại văn khác Viết bao gồm năng lực viết các văn bảnnghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết bản tóm tắt, văn bản thuyết minh…
Theo đặc trưng bộ môn Ngữ văn thì các hoạt động của nó chủ yếu chủ thể họcsinh phải thực hiện để có được tri thức và năng lực tương ứng là nghe, nói, đọc, viết,
mà chủ yếu là đọc (nghe) và viết (nói), cụ thể là đọc (nghe) văn và làm văn (viết và
Trang 4nói) Do đó, hoạt động giảng của thầy là một phương tiện dạy học, nhưng không phải
là phương pháp cơ bản của việc dạy học văn
Khác với dạy học theo truyền thống là dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể,trọn vẹn tương đối độc lập phù hợp với kiểu dạy theo lớp - bài Dạy học theo chủ đề
là dạy hệ thống kiến thức của một chủ đề mang tính chất tổng quát có thể liên quanđến một hay nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác Nội dung của chủ đề không chỉ dừnglại ở kiến thức về nội dung tác phẩm mà nâng cao trình độ nhận thức văn học tứchiểu, lí giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dungvăn học và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khácnhau trong học tập và thực tiễn, tức hình thành năng lực trong học tập của học sinh.Giáo viên khi tổ thực hiện dạy học theo chủ đề cần lưu ý vấn đề này
2 Cơ sở thực tiễn
Thực hiện tinh thần đổi mới giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, ngaytừ đầu năm học 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã có văn bản chỉ đạo,hướng dẫn việc đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng pháttriển năng lực học sinh Theo đó, bộ môn Ngữ văn được chỉ đạo áp dụng dạy học theochủ đề ở hai khối lớp 10 và 11 Tại trường THPT Trần Phú, tổ chuyên môn cũng đã
triển khai thực hiện ngay sau khi tham gia tập huấn về Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Tuy vậy, cũng như đa số các trường khác trong tỉnh, việc dạy học theo chủ đề vẫn còngặp rất nhiều khó khăn ở tất cả các khâu: từ việc chọn chủ đề, soạn giáo án, đến việc
tổ chức tiết học trên lớp Trong đó, việc tổ chức dạy học theo chủ đề để hướng tớimục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cũng chưa được các tổ chuyên môn
ở các trường và các giáo viên quan tâm Vì vậy, các trường chủ yếu thực hiện cho có.Giáo viên soạn giáo án dạy học theo chủ đề chỉ là ghép nối giản đơn các đơn vị kiếnthức lại với nhau, tiến trình lên lớp thì vẫn như cũ, không có sự thay đổi căn bản, vìthế, tính đổi mới chưa thấy rõ, hiệu quả giáo dục chưa cao
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh, nhằm giúp tổ chuyên môn có một cái nhìn cụ thể về dạy học theo chủ đề, tôi
đã thể nghiệm áp dụng đề tài “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” trong năm học 2014-
2015 Theo đó, tôi đã chọn và soạn dạy hai chủ đề:
Chủ đề 1: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975
Chủ đề 2: Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới
Đây là giải pháp thay thế hoàn toàn mới so với trước đây tại đơn vị chúng tôi
và bước đầu có hiệu quả
Tuy nhiên, do thời gian đầu tư chưa nhiều, lại là giải pháp lần đầu mang tínhthể nghiệm nên chắc chắn đề tài của tôi không thể hoàn hảo Do vậy, tôi rất mong quýđồng nghiệp chia sẻ và góp ý, bổ sung thêm để hoàn thiện đề tài sáng kiến kinhnghiệm này, từ đó, có thể áp dụng rộng rãi trong những năm học tiếp theo
Trang 5III TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1 Chọn chủ đề dạy học
1.1 Phân chia bài học theo chủ đề
1.1.1 Cơ sở phân chia
Cơ sở phân chia bài học theo chủ đề là dựa vào phân phối chương trình Trongphân phối chương trình, Bộ đã sắp xếp các cụm bài theo một hệ thống Chẳng hạn,với phân môn Đọc văn, ta đã thấy ở học kỳ I chủ yếu là các cụm bài về thơ, ở học kỳ
II là một loạt tác phẩm văn xuôi Tuy nhiên, ta cũng có thể sắp xếp lại một cách linhhoạt, sáng tạo Chẳng hạn, có thể chia nhóm các tác phẩm phần Đọc văn theo chủ đềnhư sau (tính cả văn bản đọc thêm):
Đò Lèn (Nguyễn Duy) Sóng (Xuân Quỳnh) Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) Bác ơi! (Tố Hữu)
Tự do (P Ê - luy - a)
Ký Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Trang 6Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
1.1.2 Tiêu chí phân chia
Căn cứ vào phân phối chương trình, ta có thể chia các chủ đề theo nhiều tiêuchí Chẳng hạn, phân môn Đọc văn có thể dựa vào 3 tiêu chí để sắp xếp, phân chia:
Trang 7+ Chủ đề Văn học sau 1975
- Theo cảm hứng sáng tác:
+ Chủ đề Cảm hứng yêu nước
+ Chủ đề Cảm hứng nhân đạo
+ Chủ đề Cảm hứng nhân văn, nhân bản
Cũng có thể kết hợp nhiều tiêu chí để có một chủ đề dạy học Chẳng hạn, ta có
thể có các chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Chủ nghĩa nhân văn, nhân bản trong văn xuôi Việt Nam sau
1975,
Trong mỗi chủ đề trên có thể phát triển thành các chủ đề hẹp hơn Ví dụ: Trong
chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975, có các chủ đề hẹp hơn:
- Cảm hứng yêu nước trong thơ 1945-1975
- Cảm hứng nhân văn trong thơ 1945-1975
-
1.2 Chọn chủ đề dạy học theo định hướng
Với cách phân chia bài học theo chủ đề như trên, chúng ta sẽ có rất nhiều chủ
đề dạy học theo nhiều tiêu chí khác nhau Vì vậy, hãy chọn một tiêu chí để từ đó, xâydựng các chủ đề dạy học theo định hướng Mục tiêu của đề tài này là qua các chủ đềdạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Cho nên, mỗi chủ đề dạy họcđược chọn, cần phải bám sát mục tiêu này
Chẳng hạn:
Phân môn Đọc văn, nếu chọn Chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 ,
giáo viên phải thông qua việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản các tácphẩm, đoạn trích, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chấtnhư lòng yêu nước, tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm với đất nước, lốisống ân tình thủy chung…; hình thành và phát triển các năng lực đọc hiểu vàtạo lập văn bản…
Phân môn Tiếng Việt, nếu chọn Chủ đề Biện pháp tu từ , giáo viên phải
hình thành và phát triển được năng lực phát hiện, phân tích các biện pháp tutừ trong văn bản, từ đó, hình thành ở học sinh năng lực nói, viết không chỉđúng mà còn phải hay; đồng thời, qua đó cũng bồi dưỡng ở các em tình yêuđối với tiếng Việt
Phân môn Làm văn, nếu chọn Chủ đề Phương pháp lập luận , giáo viên
phải hình thành và phát triển, rèn luyện cho học sinh năng lực kết hợp cácthao tác lập luận khi trình bày một vấn đề xã hội hay văn học có sức thuyếtphục đối với người đọc, người nghe
2 Xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề
Cách thức xây dựng giáo án dạy học theo chủ đề theo hướng phát triển phẩmchất, năng lực học sinh, về cơ bản cũng gồm các bước, các khâu như một giáo ánthông thường Chỉ có điều, trong mỗi hoạt động, cần định hướng rõ những phẩm chất,năng lực nào sẽ hình thành và phát triển ở học sinh
Về phẩm chất: cần hình thành và phát triển những phẩm chất như đã nêu trongmục II ở trên
Trang 8Về năng lực: đối với môn Ngữ văn, ngoài những năng lực chung như ở mục II
đã nêu, cần tập trung nhiều hơn vào 2 năng lực chuyên biệt: đọc hiểu và tạo lập văn bản Bởi những năm gần đây, nhất là qua đề thi mẫu THPT Quốc gia của Bộ, việc
kiểm tra, đánh giá học sinh THPT chủ yếu là ở 2 năng lực trên Trong phần Đọc hiểu,thông qua các ngữ liệu, người ra đề thường kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinhvới 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng Theo đó, để làm được phần này, họcsinh phải nhận biết được văn bản đưa ra thuộc loại văn bản gì (phong cách ngônngữ)? phương thức biểu đạt? cách lập luận ra sao? sử dụng những biện pháp tu từnào? ; phân tích được hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ, thao tác lậpluận…; từ đó, biết rút ra những vấn đề theo cách nghĩ, cách diễn đạt riêng của mình.Ở phần Làm văn, năng lực tạo lập văn bản của học sinh được kiểm tra, đánh giá thôngqua những vấn đề xã hội và văn học được đề cập Ý tưởng đúng và sáng tạo, lập luậnchặt chẽ, diễn đạt tốt, văn phong trong sáng… sẽ được đánh giá cao
Cụ thể sẽ được thực hiện ở các bước sau:
2.1 Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt
- Năng lực chuyên biệt
2.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
2.2.1 Thời gian thực hiện
Số tiết thực hiện trên lớp:
- Xác định số tiết sẽ thực hiện cho chủ đề dạy học là bao nhiêu tiết
- Chú ý phân chia hợp lý thời gian dành cho bài đọc thêm
2.2.2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu…
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp (có thểlồng ghép trong giáo án)
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh
Trang 9- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
2.3 Bước 3: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học
Tiến trình tổ chức dạy học theo chủ đề (mô hình VNEN) dựa vào 5 hoạt động:
- Mục đích hoạt động
- Nội dung hoạt động
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động
- Thời gian, hình thức tổ chức các hoạt động
2.3.1 Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm nhằm huy động vốn kiến thức, kỹ năng để tiếp nhậnkiến thức, kỹ năng mới, đồng thời, tạo hứng thú cho học sinh
- Có nhiều hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm:
+ Ra một số câu hỏi (thường bằng hình thức trắc nghiệm khách quan) cho họcsinh trả lời;
+ Cho học sinh quan sát tranh, ảnh và trả lời câu hỏi theo định hướng;
+ Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học;
+ Tổ chức một trò chơi nhỏ hoặc đố vui…
Ví dụ: Khi dạy học chủ đề Văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới, giáo
viên có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm như sau:
Trang 10(A) (B) (C)
Từ đó, giáo viên giới thiệu Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa với thông điệp được nhà văn gửi gắm ở ô (C)
2.3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Đây là hoạt động giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệthống các bài tập/ nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trọng tâm là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động đọc văn bản
để hiểu văn bản (đọc - hiểu) Bên cạnh đó, phải tích hợp Tiếng Việt và Làm văn
Về hoạt động đọc - hiểu, cần lưu ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: cần chia hoạt động đọc - hiểu thành nhiều bước, mỗi bước đều cóphương pháp riêng Theo Trần Đình Sử thì đọc - hiểu có ba khâu Một là đọc - hiểungôn từ (chữ, từ, câu, đoạn, văn bản); hai là đọc - hiểu hình tượng như là cái biểu đạt
và ba là hiểu ý nghĩa như là cái được biểu đạt Dạy khâu một có những phương phápkhác với dạy khâu hai và trọng tâm dạy đọc văn là ở khâu ba Nhiều trường hợp đọchiểu cả mà vẫn không hiểu được ý nghĩa biểu đạt của văn bản Ba khâu này khôngtách rời nhau, không hiểu khâu một thì không có khâu hai, không có khâu hai thìkhông có khâu ba Đọc - hiểu khâu ba phải vận dụng nhiều phương pháp đặc thù
Thứ hai: cần hướng dẫn cho học sinh, đọc không chỉ là đọc bằng kĩ thuật màcòn phải đọc bằng hồn, nghĩa là phải nhập tâm, phải sống với văn bản tác phẩm Đọcvăn chính là đọc người, đọc nhân cách nhà văn và để hoàn thiện nhân cách của mình
Như vậy, việc đọc - hiểu phải nhằm phát triển toàn diện người học, khơi gợihứng thú và nhu cầu tìm hiểu sâu sắc các tầng ý nghĩa - giá trị của văn bản; phát huykhả năng liên hệ sinh động, tự nhiên giữa văn bản tác phẩm với cuộc sống Đồng thời,việc đọc - hiểu cũng căn cứ vào nhu cầu khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thứccủa học sinh: đọc để hiểu, để bộc lộ chính mình, phát triển vốn liếng ngôn ngữ và vănhóa, đồng thời hiểu để đọc tốt hơn
2.3.3 Hoạt động thực hành
- Hoạt động thực hành giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải quyếtnhững nhiệm vụ cụ thể do giáo viên đề ra
- Mục đích của hoạt động này là tập trung hình thành kỹ năng vận dụng cho họcsinh
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải quyết các bài lập luyện tập trongsách giáo khoa, cũng có thể ra những bài tập tương tự để phát triển năng lực vận dụng
Trang 11- Học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm
vụ trong thực tế
- Học sinh đề xuất tình huống mới, mang tính thực tiễn
- Hoạt động này có thể triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng…
Để học sinh thực hiện tốt hoạt động này, trong hoạt động hình thành kiến thức,giáo viên có thể liên hệ, so sánh những đơn vị kiến thức có những điểm tương đồng
Chẳng hạn, dạy bài Tây Tiến, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những câu thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm, giáo viên có thể liên
hệ tới những câu thơ của Chính Hữu: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán toát mồ hôi Hay từ hình người lính Tây Tiến: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, có thể liên hệ tới người chiến sĩ trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu,…
Ví dụ về một số bài tập ứng dụng:
Chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975
Em hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện nỗi nhớ của hainhà thơ Xuân Quỳnh và Chế Lan Viên trong hai đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Chủ đề Truyện Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới
Hãy so sánh để chỉ ra sự đổi mới về đề tài, cảm hứng, nhân vật và điểm nhìntrần thuật giữa truyện giai đoạn trước 1975 với truyện giai đoạn sau 1975 qua các tácphẩm đã học và đọc thêm bằng cách lập bảng theo mẫu dưới đây:
- Chiếc thuyền ngoài xa
- Mùa lá rụng trong vườn
- Một người Hà Nội
Đề tài
Trang 12Cảm hứng
Nhân vật
Điểm nhìn trần thuật
2.3.5 Hoạt động bổ sung
- Hoạt động này được thực hiện với mục đích tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹnăng từ các nguồn/ kênh thông tin
- Theo đó, để mở rộng kiến thức, kỹ năng, học sinh có thể tìm đọc trên sách,báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,…
Chẳng hạn, với chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975, giáo viên có thể
yêu cầu học sinh tổ chức theo nhóm, tới thăm gia đình cựu chiến binh ở địa phươngnơi học sinh sinh sống, trò chuyện, phỏng vấn (có ghi chép) họ về những trận đánh
mà họ từng trải qua, về cuộc sống người lính ở chiến trường… để có thêm những hiềubiết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ
3 Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra theo chủ đề
3.2 Về nội dung
Nội dung câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra phải có tính giáo dục, phải khơi gợi được
sự hứng thú, năng lực sáng tạo của học sinh
Giữa câu hỏi này với câu hỏi kia có sự chặt chẽ, lô gíc, quan hệ biện chứng.Nếu có nhiều câu hỏi về một vấn đề thì nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó
IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” được áp dụng tại
lớp 12ª3 trường THPT Trần Phú Do là lớp cuối cấp, nhiệm vụ học tập của học sinhkhá nặng (học để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao, từ đó, có cơ hội xéttuyển vào các trường đại học, cao đẳng) nên việc áp dụng thực hiện đề tài gặp rất
nhiều khó khăn Tuy nhiên, sau khi áp dụng hai chủ đề dạy học: Thơ hiện đại Việt
Nam 1945-1975 và Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới vào lớp mình phụ
trách, tôi thấy bước đầu có hiệu quả đáng kể:
1 Đối với giáo viên:
- Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnhthời lượng cho từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức củatừng chủ đề; tự xây dựng phương pháp dạy học thích hợp, xác định nội dung, kiến
Trang 13thức trọng tâm của từng bài, từ đó, hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác những nộidung quan trọng và vận dụng kiến thức linh hoạt trong kiểm tra, thi cử…
- Bước đầu giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, định hướng cho các giáoviên trong tổ chuyên môn thực hiện việc soạn bài và lên lớp các tiết dạy học theo chủđề
2 Đối với học sinh:
- Trước hết, việc dạy học theo chủ đề đã tạo cho học sinh có hứng thú trong tiếthọc Ngữ văn Phần hoạt động trải nghiệm thay thế cho bước kiểm tra bài cũ đã tạotâm thế tốt cho các em khi qua hoạt động hình thành kiến thức mới Các hoạt độngthực hành, hoạt động bổ sung cũng giúp học sinh nắm vững kiến thức và bước đầubiết vận dụng kiến thức
- Học sinh được học theo chủ đề nên có hệ thống kiến thức chuyên sâu (theochủ đề), biết vận dụng đọc hiểu những tác phẩm khác cùng chủ đề ngoài chương trìnhlớp học, từ đó, các em làm tốt những dạng đề theo hướng đổi mới của Bộ
Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm và bàithi thử THPT Quốc gia của học sinh trước và sau khi áp dụng chủ đề:
*Bài kiểm tra khảo sát đầu năm:
V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1 Đối với Sở Giáo dục:
Trong hè năm 2015, Sở nên tổ chức hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn về dạyhọc theo chủ đề Qua hội nghị này, các trường sẽ báo cáo tình hình thực hiện tại đơn
vị trong năm học vừa qua, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện,từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm kế tiếp Chọn các đơn vị, cá nhân thựchiện tốt việc dạy học theo chủ đề, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình đểcác đơn vị khác trong toàn tỉnh học tập
2 Đối với các trường THPT:
- Tổ chuyên môn ở các trường THPT cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn củaNgành trong việc chủ động thực hiện chương trình, sắp xếp, điều chỉnh hệ thống bài
Trang 14học theo nhóm chủ đề, chỉ đạo việc thực hiện dạy học theo chủ đề trong giáo viên mộtcách sâu rộng và hiệu quả
- Khi thực hiện, cần chú ý đến mục tiêu của việc dạy học theo chủ đề là nhằmgóp phần đổi mới phương pháp dạy học, hướng vào sự hình thành, phát triển phẩmchất, năng lực của học sinh
- Lãnh đạo các trường cần tạo điện kiện tối đa về cơ sở vật chất, thiết bị,phương tiện cho giáo viện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời cóhình thức khuyến khích, biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực trong đổi mớidạy học nói chung và dạy học theo chủ đề nói riêng
3 Đối với giáo viên:
- Trong xu thế đổi mới, giáo viên không thể không tự đổi mới Do vậy, khôngnên chần chừ, chờ đợi Mỗi giáo viên cần mạnh dạn đổi mới và sáng tạo khôngngừng Tuy nhiên, muốn tiếp cận được với phương pháp dạy học theo chủ đề đòi hỏigiáo viên phải đảm bảo được trình độ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,năng lực ứng dụng công nghệ thông tin Ngoài ra, giáo viên phải dành nhiều thờigian hơn để đầu tư biên soạn giáo án, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị đồ dùngdạy học, các tài liệu… cho đến công tác đánh giá, năng lực giải quyết các vấn đề, tìnhhuống của học sinh theo yêu cầu bài học đặt ra
- Phát huy năng lực bản thân kết hợp với việc tích cực học hỏi đồng nghiệp,tranh thủ sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường, tự đề ra nhiệm vụ cho bản thân và cốgắng hoàn thành, cùng với tâm huyết của người dạy Văn, chắc chắn chúng ta sẽ thànhcông
VI DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 2005
2 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3 Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 1
4 Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 2
5 Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn,
trandinhsu.wordpress.com
6 Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2014-2015
7 Vụ Giáo dục Trung học, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, Hà Nội, 2014
Trang 15VII PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án minh họa
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức – kỹ năng
- Nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, nhữngsáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của các tác
phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận
2 Hình thành năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản
- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặctrưng thể loại
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ýnghĩa của văn bản
3 Phát triển phẩm chất:
- Biết quý trọng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước
- Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người
- Biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề nhân sinh
- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1 Thời gian thực hiện
- Thực hiện trong 02 tuần: 25, 26
- Số tiết thực hiện trên lớp:
Trang 16+ 3 tiết: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
+ 1 tiết: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
+ 1 tiết: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Hình ảnh về cảnh bình minh vùng biển, chiếc thuyền cất vó…
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập
3 Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu thông tin về
Vận dụng hiểu biết
về tác giả, tác phẩm
để phân tích lý giảigiá trị nội dungnghệ thuật của từngtác phẩm
So sánh các phươngdiện nội dung, nghệthuật giữa các tácphẩm cùng đề tàihoặc thể loại, phongcách tác giả
Nhận diện được
ngôi kể, trình tự kể
Hiểu được ảnhhưởng của giọng kểđối với việc thểhiện nội dung tưtưởng của tác phẩm
Khái quát đặc điểmphong cách của tácgiả từ tác phẩm
Trình bày nhữngkiến giải riêng, pháthiện sáng tạo vềvăn bản
Chỉ ra các biểu hiện
và khái quát cácđặc điểm của thểloại từ tác phẩm
Hiểu được nội dungcủa các tác phẩmcùng thể loại kháckhông nằm trongchương trình SGKNhận diện hệ thống
nhân vật, xác định
nhân vật trung tâm,
Giải tích, phân tíchđặc điểm về ngoạihình, tính cách, số
Trình bày cảm nhận
về tác phẩm
Vận dụng tri thứcđọc hiểu văn bản đểkiến tạo những giá
Trang 17nhân vật chính,
nhân vật phụ
phận nhân vật kháiquát được về nhânvật
trị sống của cánhân Trình bàynhững giải pháp đểgiải quyết một vấn
đề cụ thể đặt ratrong tác phẩm Phát hiện và hiểu
được tình huống
truyện
Phân tích được ý
nghĩa của tìnhhuống truyện
Thuyết trình về tácphẩm
Chuyển thể vănbản: vẽ tranh, đóngkịch…
C THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về văn học thời kỳ đổi mới bằng câu hỏi trắc nghiệmsau:
Câu 1: Từ kiến thức đã nắm được ở bài Khái quát VHVN 1945 đến hết thế kỷ X, em
hãy cho biết sự khác nhau cơ bản nhất giữa văn học Việt Nam sau 1975 so với giaiđoạn trước đó là gì?
a) Sự phát triển thể loại
b) Sự thay đổi cảm hứng
c) Sự phát triển, mở rộng về đề tài
d) Sự thay đổi quan niệm về con người
Gợi ý trả lời:
- Cơ bản: quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định, kéo theo những thay đổi khác
- Chọn phương án d
Câu 2:
Xem bức hình (A) và điền từ ngữ thích hợp vào dãy dấu chấm ở ô (B) và (C)
Trang 18(B) (B) (C)
Từ đó, giáo viên giới thiệu văn học thời kỳ đổi mới với sự thay đổi cơ bản làquan niệm về con người đã thể hiện một cái nhìn cuộc sống và con người đa diện, ởnhiều chiều kích khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học thời kỳ này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc
điểm cơ bản của văn học thời
kỳ đổi mới
GV: Yêu cầu HS xem lại bài
Khái quát văn học Việt Nam từ
2 Những chuyển biến bước
đầu của nền văn học trên
đường đổi mới?
HS: Chia thành 02 nhóm, thảo
luận, ghi vào phiếu học tập, cử
đại diện trình bày trước lớp 2 vấn
đề trên
A NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
I Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra chodân tộc ta một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập,
tự do và thống nhất đất nước
- Hoàn cảnh hòa bình nhưng đất nước đứng trướcmuôn vàn khó khăn, thử thách
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề
ra chủ trương: đổi mới đất nước là nhu cầu bứcthiết, có ý nghĩa sống còn đối với toàn dân tộc
- Vốn nhạy cảm với cuộc sống nên học thì đã đổimới từ sau 1975, đổi mới mạnh mẽ từ những năm
dự cảm, dự báo về tương lai
2 Đổi mới quan niệm về vai trò của nhà văn, về
Góc nhìn……
Suy nghĩ……
Hãy có cái nhìn
………
Trang 19Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh đọc hiểu Chiếc thuyền
ngoài xa
- Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả
Nguyễn Minh Châu
+ GV: Em đã biết được những gì
mối quan hệ giữa nhà văn với độc giả theo hướngdân chủ hóa (quan hệ tương tác mang tính giao lưu,đối thoại)
3 Thay đổi trong quan niệm về con người:
Chuyển từ cách quan niệm con người “nhất phiến”,giản đơn, một chiều (xấu / tốt, dũng cảm / hènnhát ) sang con người “đa diện” (rồng phượng lẫnrắn rết ) đặt trong nhiều mối quan hệ đời sốngchằng chịt
4 Đổi mới cảm hứng:
Chuyển dần từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảmhứng thế sự- đạo đức (quan tâm số phận cá nhân)
5 Đổi mới về nghệ thuật:
- Đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật (vănhọc chuyển từ bút pháp hướng ngoại sang hướngnội.), chú ý không gian đời tư, mở rộng thời giantâm lí
- Sử dụng đa dạng phương thức trần thuật với giọngđiệu phong phú
- Ngôn ngữ văn học gần với đời thường hơn
=> Nhìn chung, văn học 1975 đến hết thế kỉ XX đãvận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mangtính nhân bản, nhân văn sâu sắc
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê Nghệ An
- Là một trong những cây bút tiên phong của văn
học Việt Nam thời kỳ đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
Trang 20về Nguyễn Minh Châu và sáng
tác của ông, nhất là chặng đường
sau năm 1975?
+ HS: Dựa vào phần Tiểu dẫn và
các tài liệu tham khảo khác để trả
lời
+ GV: Trên cơ sở những ý trình
bày của HS, nhấn mạnh những
nét chính cần lưu ý về tác giả?
- Thao tác 2: Tìm hiểu truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
+ GV: Giới thiệu xuất xứ và
* Hướng dẫn đọc - hiểu văn
bản Chiếc thuyền ngoài xa
- Thao tác 1: Tìm hiểu hai phát
hiện của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh
+ GV: Nghệ sĩ phát hiện ra điều
gì trong buổi sáng tinh sương?
+ HS: Đọc diễn cảm đoạn từ
- Sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đi sâukhám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế
sự, đời tư
- Tác phẩm chính: (SGK)
2 Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:
a Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1983
- Năm 1985, được in trong tập “Bến quê”
- Năm 1987, được in trong tuyển tập cùng tên
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn họcViệt Nam thời kỳ đổi mới
b Tóm tắt:
c Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Chiếc thuyền lưới vó đã
biến mất”: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh
- Đoạn 2: Phần còn lại: Câu chuyện của người đàn
bà hàng chài ở toà án huyện và tấm ảnh được chọn
II Đọc - hiểu văn bản:
1 Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:
- Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên
mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”:
+ “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng
do ánh mặt trời chiếu vào”
+ “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang
Trang 21“Lúc bấy giờ” đến “vừa mang
thuật của tạo hoá?
+ GV: Vì sao trong lúc cảm nhận
vẻ đẹp của bức tranh, anh lại
nghĩ đến câu nói: “bản thân cái
đẹp chính là đạo đức”?
+ GV: Người nghệ sĩ đã kinh
ngạc phát hiện được điều gì khi
thuyền cập bến?
+ GV: Vì sao anh lại kinh ngạc
khi chứng kiến cảnh tượng trên?
+ GV: Thái độ của người nghệ
sĩ lúc này như thế nào?
hướng mặt vào bờ”
+ “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
àCảnh “đắt” trời cho vì đó là vẻ đẹp mà cả đờianh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần
- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái
gì bóp thắt vào”
+ “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn…”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
à hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện,cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình nhưđược thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết
b Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người:
- Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đànông đánh vợ dã man
- Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< giađình thuyền chài:
+ Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà:
khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”.
+ Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới
tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức,khổ đau
+ Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường
lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha
vì thương mẹ…
- Thái độ của người nghệ sĩ:
+ “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn
ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”
Trang 22+ GV: Qua hai phát hiện của
nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh
Châu muốn người đọc nhận thức
được điều gì về cuộc đời?
+ HS: Thảo luận và phát biểu.
- Thao tác 2: Tìm hiểu Câu
chuyện của người đàn bà hàng
chài ở toà án huyện
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
đoạn tiếp theo
+ GV: Trước hết, em hãy tìm
hiểu vì sao người đàn bà hàng
chài lại xuất hiện ở toà án
“vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”
à Bản chất của người lính khiến anh không thểlàm ngơ trước sự bạo hành
c Ý nghĩa:
- Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái,xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điềuhuyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thậtkhủng khiếp, ghê sợ
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, khôngphải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứađựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu,thiện – ác
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mốiquan hệ đa chiều
2 Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà
Trang 23hay không? Vì sao? Tại sao chị
ta lại cam chịu cuộc sống như
- Người đàn bà từng trải:
+ “Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được…”, “… như thế nào
là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”
à Nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biểnkhông thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựaquan trọng trong cuộc đời đi biển của chị
+ “ đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong
ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa …
- Người đàn bà giàu đức hy sinh:
+ “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”
à Tình thương con vô bờ
+ “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” , “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”
à Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫnchắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
+ “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc húng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…”
à Cảm thông với người chồng
=> Nhân vật có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm
hồn bên trong + Người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời:hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bếtắc của người chồng
+ Giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu –
chắt chiu hạnh phúc đời thường – nhìn đời mộtcách sâu sắc