Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 HIỆN HÀNH (Trang 25)

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 1 Nhân vật cô Hiền:

4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Nội.

- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.

+ Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”...,

+ là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm...

à Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.

3. HS thảo luận về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.

3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”:

- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh à nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật vận động của xã hội.

- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn.

4. GV gợi ý để HS nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.

4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: vật:

a. Giọng điệu trần thuật:

- Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh.

+ Cái tự nhiên, dân dã khi kể lại những gì mình đã chứng kiến, đã trải qua tạo nên phong vị hài hước trong giọng kể của nhân vật “tôi”;

+ tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào...)

- Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.

Hoạt động của thầy và

trò Nội dung cần đạt

- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.

- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách từng người:

+ ngôn ngữ nhân vật “tôi”: đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào;

+ ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ... + Dũng đã từng vào sinh ra tử nên có những lời thật xót xa. * Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết GV hướng dẫn HS tự viết tổng kết. III. TỔNG KẾT:

Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử:

- Là một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người. - Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước.

- Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch của “người Tràng An”.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các bài tập sau tại lớp: 1. Điền vào ô trống:

Tên tác phẩm/đoạn trích

Đề tài Chủ đề Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

Chiếc thuyền ngoài xa Mùa lá rụng trong vườn

Một người Hà Nội

2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội

*Giáo viên có thể ra một số đề Đọc hiểu, lấy ngữ liệu từ hai tác phẩm đọc thêm để học sinh làm bài, qua đó kiểm tra kiến thức của phần Tiếng Việt và Làm văn.

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập ứng dụng sau:

1. So sánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong hai truyện ngắn:

Bức tranh và Chiếc thuyền ngoài xa.

2. Cảm nhận của em về hai người mẹ trong hai tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa

của Nguyễn Minh Châu và Vợ nhặt của Kim Lân.

3. Nhân vật nào trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa để lại ấn tượng trong em nhiều nhất? Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật. 4. Vẻ đẹp của hai người phụ nữ mà em ấn tượng nhất trong hai trích đoạn Mùa lá

rụng trong vườn và Một người Hà Nội.

HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Giáo viên chia các nhóm và giao bài tập về nhà theo các câu hỏi sau:

1. Chọn một hình ảnh, cảnh tượng nào đó trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

và tái hiện bằng nghệ thuật hội họa.

2. Thu thập tư liệu từ báo chí, phỏng vấn người thân, trải nghiệm thực tế… để viết bài thuyết minh về Tết cổ truyền ở quê em.

3. Từ không khí buổi chiều ba mươi tết trong Mùa lá rụng trong vườn và hình ảnh cây si trong Một người Hà Nội, em hãy nêu lên ý kiến, quan điểm của mình về việc giữ gìn, phát huy những giá trị tinh thần và bản sắc dân tộc.

4. Viết bài văn ngắn để làm sáng tỏ câu nói: “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.

Phụ lục 2: Đề kiểm tra Đề khảo sát lần 1:

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TRẦN PHÚ ĐỀ CHÍNH THỨC

KIỂM TRA KHẢO SÁT NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Môn: Ngữ văn - Lớp 12

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Phần Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc các đoạn văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.

(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng) 1. Đoạn văn bản trên nói đến sự kiện văn hóa gì của người Việt?

2. Những việc:“ngày hăm ba cúng ông Táo”; “đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc”; ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà”; “ngày đầu xuân, cơm nguội không ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà”; “ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán…” được gọi là gì?

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH QUA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 HIỆN HÀNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w