SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 2. Ngày tháng năm sinh: 09 02 1985 3. Nam nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp II, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0973789217 6. Fax: Email: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị: Cử nhân Năm nhận bằng: 2007 Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy văn học Số năm có kinh nghiệm: 8 năm Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1. Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn 2. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của người GVCN 3. Giáo dục đạo đức HV qua việc ra đề văn Nghị luận xã hội 4. Vận dụng phương pháp thuyết minh trong giảng dạy môn GDCD MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................... 3 II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI............. 4 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI........................................................................................................ 5 Phần 1: Cơ sở lí luận........................................................................................................... 5 Phần 2: Nội dung, biện pháp thực hiện, các giải pháp của đề tài....................................... 6 1. Nội dung. 2. Biện pháp thực hiện và các giải pháp cụ thể. 2. 1 . Khuyến khích thái độ học tập tích cực cho học viên khi dạy chính khóa 2.1.1 Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức 2.1.2 Phân loại đối tượng học viên 2.1.3. Động viên khích lệ kịp thời 2.1.4 Sử dụng nhiều hình thức học tập 2.1.5 Cần liên hệ thực tế 2.2 Rèn luyện khả năng viết một bài văn trong giờ tăng tiết và ở nhà 2.2.1 Tìm hiểu đề 2.2.2 Viết đúng mở bài 2.2.3 Triển khai ý trong thân bài 2.2.4 Viết kết bài IV. KẾT QUẢ................................................................................................................19 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM..........................................................................................20 VI. ĐỀ XUẤT.......................................................................................................................20 1. Phía nhà trường. 2. Phía học sinh. 3. Phía phụ huynh. VII. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 21 VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................23
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG VIẾT MÔN NGỮ VĂN CHO
HỌC VIÊN KHỐI GDTX
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu 2
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trang 21.Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
2.Ngày tháng năm sinh: 09/ 02/ 1985
8.Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu
Học vị: Cử nhân
Năm nhận bằng: 2007
Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy văn học
Số năm có kinh nghiệm: 8 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn
2 Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của người GVCN
3 Giáo dục đạo đức HV qua việc ra đề văn Nghị luận xã hội
4 Vận dụng phương pháp thuyết minh trong giảng dạy môn GDCD
MỤC LỤC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
Trang 31 Thuận lợi
2 Khó khăn
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5 Phần 1: Cơ sở lí luận 5 Phần 2: Nội dung, biện pháp thực hiện, các giải pháp của đề tài 6
1 Nội dung.
2 Biện pháp thực hiện và các giải pháp cụ thể.
2 1 Khuyến khích thái độ học tập tích cực cho học viên khi dạy chính khóa
2.1.1 Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức 2.1.2 Phân loại đối tượng học viên
Trang 4MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT MÔN NGỮ VĂN CHO
HỌC VIÊN KHỐI GDTX
Trong trường học, Toán - Văn là các môn học giữ vị trí quan trọng Trong kỳ thi tốtnghiệp cuối cấp, môn Ngữ Văn cũng là môn thi bắt buộc Điều đó không phải ngẫu nhiên.Bởi lẽ, Ngữ Văn là bộ môn rèn luyện cho học viên tư duy cảm tính, các kiến thức về vănhọc, mỹ học, các luân lý đạo đức ở đời; đồng thời, môn Ngữ văn còn cung cấp cho họcviên vốn kiến thức quan trọng về tiếng mẹ đẻ, rèn luyện cho học viên khả năng vận dụngvốn ngôn ngữ đó để trình bày những nhận thức của bản thân mình về xã hội, con người vàđời sống văn học Ngữ văn thật sự quan trọng trong nhiệm vụ đức dục, trí dục học viên Tuy nhiên, trong suy nghĩ của rất nhiều người, từ phụ huynh đến học viên (HV), NgữVăn chưa thực sự được coi trọng Tuy thời lượng tiết dạy học trên lớp được phân cho mônNgữ văn khá nhiều (3,4 tiết/ tuần) nhưng sau giờ học trên lớp, học viên dành rất ít thời gian
để rèn luyện thực hành môn này Hậu quả là nhiều năm gần đây, nhiều học viên bị mấtkiến thức căn bản đối với môn Ngữ Văn: viết sai chính tả, sai ngữ pháp, không có khả năngviết một đoạn văn, một bài văn đơn giản, không có chút khái niệm về tình hình văn họcdân tộc, hoàn toàn mù mờ trước một câu hỏi, một đề văn đơn giản nhất
Trước tình hình đó, là giáo viên dạy Văn, chúng tôi trăn trở tìm tòi những phương pháphợp lý nhất, thú vị nhất để truyền cho học viên vốn kiến thức văn học vốn rất quý giá và
cần thiết, giúp các em say mê chú ý nghe giảng trong giờ Văn và có khả năng viết một lài
văn Đặc biệt, đối với học viên khối GDTX, vì rất nhiều lý do khiến các em mất căn bản, mất hứng thú trong giờ Văn, khiến môn Văn trờ thành một môn học đáng ghét, đáng sợ thì nhiệm vụ của chúng ta là phải giúp các em có thái độ cầu tiến, chăm chỉ luyện rèn Ngữ Văn.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm của mìnhtrong quá trình giảng dạy, mà tôi áp dụng thực tế có hiệu quả ở đơn vị mình thuộc vùng sâu, vùng xa khi điều kiện kinh tế, sự nhận thức của phụ huynh và học viên đa số còn hạn chế
Trang 5Nay tôi xin viết Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết mônNgữ Văn cho HV khối GDTX " nhằm tham gia , trao đổi với đồng nghiệp những kinhnghiệm giảng dạy , trao đổi , bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất , giảiquyết triệt để tình trạng học viên yếu kém ở môn Ngữ Văn, khi học viên chú ý đến mônhọc tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong các bài văn còn rất hạnchế Mục đích cuối cùng của tôi khi viết bài sáng kiến kinh nghiệm này là mỗi giáo viênVăn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học viên, không chỉ thành thục về kĩ năng màcòn giàu về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân - Thiện – Mĩ Vìthời gian nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm có hạn, chúng tôi thiết nghĩ, đề tài sẽ manglại những đóng góp tích cực và có thể không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều những học viên thật sự yêu thích môn Ngữ Văn, xemnhững giờ học văn là lúc thư giãn của tâm hồn,là mảnh đất màu mỡ để gieo trồng cảm xúc
2 Khó khăn:
Tuy nhiên, vẫn còn những bài toán khó giải dành cho những người dạy Văn nói riêng, vànhững trái tim dành cho Giáo dục nói chung: không thể tránh né một sự thật đau lòng lànhiều học viên chưa chú trọng học Văn, do đó khả năng cảm thụ tác phẩm, khả năng diễnđạt của các em còn nhiều hạn chế
Trang 6Cụ thể ở trung tâm GDTX Vĩnh Cửu tỉ lệ học viên đạt điểm từ 5,0 trở lên trong kỳthi tốt nghiệp chưa đạt mặt bằng chung của tỉnh dù giáo viên đã cố gắng rất nhiều Cácphương pháp mới, tích cực đều được các giáo viên trao đổi kinh nghiệm để đưa vào giảngdạy Nhưng sự nhiệt tình của giáo viên thường vấp phải thái độ học tập chưa tích cực, ngánngẫm, lơ là của học trò Nguyên nhân là các em mất kiến thức căn bản trầm trọng, trở nênquá kém cỏi, dù đã cố gắng nhưng chậm tiến bộ, không theo kịp bạn bè và sợ hãi,chán nảnkhi thầy cô bước vào lớp, đối phó khi làm kiểm tra, thậm chí chấp nhận điểm 0 khi trả bàimiệng Đã có nhiều công sức của thầy cô bị rơi vãi, hoang phí, không có kết quả như mongmuốn Học viên vẫn chán nản Ngữ Văn, sợ Ngữ Văn, thậm chí ghét Ngữ Văn.
Kết quả sơ bộ thăm dò đánh giá suy nghĩ về môn văn của các em như sau (số học viêntham gia:30 em)
Câu hỏi: Thái độ của Anh (chị) với việc học văn:
Diễn giảng, trần thuật, giảng giải, vấn đáp và các phương pháp dạy học mang tính tích
cực, mới mẻ hơn: Câu hỏi - Lời đáp, sắm vai (Role Play), Thảo luận nhóm (Buzz
groups),Động não (Brainstorming), Trò chơi (Games), Mô phỏng (Simulation), Bể cả (Fish bowl),Kim tự tháp (Pyramids), Tranh luận (Debates)
Trang 7Những phương pháp này được đông đảo giáo viên thực hiện trong các tiết dạy của mình.
Sự thật thì khi vận dụng linh động và sáng tạo các phương pháp đó, chúng ta vừa giúp họcviên năng động, sáng tạo, vừa truyền cho học viên cả kiến thức văn chương trong sách vởlẫn cái hồn văn của người thầy
Chuyên đề này không lặp lại các vấn đề đó.Tôi xin tập trung đề xuất những công việcmang tính “thủ thuật" trong hoạt động dạy học của người giáo viên đứng lớp
Đó cũng là những công việc bản thân người viết đã trải nghiệm, thực hành và đạt hiệu quả
nhất định trong việc giáo dục ý thức thái độ học tập của học viên đối với môn Ngữ Văn, từ
đó dần dần nâng cao chất lượng môn học này
Phần 2: Nội dung, biện pháp thực hiện và các giải pháp cụ thể
1 Nội dung:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong trung tâm GDTX Vĩnh Cửu, theo tôi
để rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX đạt hiệu quả cao thì mỗigiáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học viên yếu về cáchdiễn đạt để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực khắc phục Các hoạt động kiểmtra bài cũ, giảng bài mới, củng cố kiến thức sau tiết học luôn là những hoạt động bắt buộcđối với giáo viên và học viên Bất kỳ trường lớp nào, giáo viên nào, HV nào cùng biết đếncác yêu cầu đó Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiệu quả của việc làm này chưa đồng bộ Theo
thực tế, tâm thế có vai trò quyết định không nhỏ đến hiệu quả của một hành động bất kỳ.
Người họa sĩ chỉ có thể vẽ nguệch ngoạc đôi nét sơ sài khi anh ta không có hứng thú Một
ca sĩ dù tài năng cũng sẽ hát không có hồn nếu tâm trạng của anh ta không thoải mái.Người học viên cũng vậy Sẽ rất là đáng chán nếu chúng cứ phải nghe giảng, thảo luận,chép bài, làm bài trong trạng thái bị ép học Tâm lý tuổi trẻ, tuổi học trò là hiếu động, sôinổi, nhiệt tình và dễ bị “dụ” Giáo viên cần nắm được tâm lý này để tạo cho mình mộtphong cách và phương pháp phù hợp với lớp học, cần phải làm sao cho học viên cảm thấyhứng thú, dễ chịu khi nghe tiếng chuông reo vào lớp, vì chúng biết tiết học tiếp theo là tiếtVăn của cô X, thầy Y – những giáo viên mà chúng ngưỡng mộ, yêu thương
2 Biện pháp thực hiện và các giải pháp cụ thể:
Trang 8Đã nhiều năm được phân công giảng dạy các lớp khối GDTX, người viết đã rút ra vàikinh nghiệm sau đây:
2 1 Khuyến khích thái độ học tập tích cực cho học viên khi dạy chính khóa:
2.1.1 Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức:
Do đặc điểm riêng của đối tượng học viên nên khi soạn bài thầy nên soạn bài, chọnphương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng Khi giảng bài cố gắng đơngiản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách chọn các từ ngữ giản dị,thậm chí nôm na để các em có thể hiểu được những kiến thức cơ bản nhất Nói chậm đểcác em theo dõi và làm theo hướng dẫn của thầy, nhất là khi giáo viên nói theo phương ngữcủa một số địa phương như Nghi Lộc(Nghệ An) Quảng Ngãi…Bên cạnh mục đích giúphọc viên nghe dễ hiểu thì còn giáo dục học viên có ý thức bảo tồn gìn giữ sự trong sángcủa tiếng Việt
2.1.2 Phân loại đối tượng học viên:
Trong từng tiết học, giáo viên đưa ra từng yêu cầu phù hợp với đơn vị kiến thức tươngứng cho học viên thảo luận và rút ra kiến thức cần ghi nhớ.Câu hỏi có các mức độ khácnhau để học viên yếu, khá, trung bình, giỏi…đều có thể tham gia trả lời từ mức độ tái hiệnthông thường đến câu hỏi nhận biết, khám phá
Ví dụ: khi dạy một văn bản, khâu đầu tiên là đọc- tìm hiểu chung Giáo viên yêu cầu họcviên phát biểu trên cơ sở đã soạn trước ở nhà và trả lời các câu hỏi:
-Nội dung phần tiểu dẫn là gì? (học sinh trung bình hoặc yếu đều có thể trả lời)-Hãy nêu nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả?(học viên trungbình)
-Nhận xét khái quát nhất về tác giả, phong cách nổi bật? (học viên khá và giỏi)
Khi tìm hiểu văn bản, câu hỏi sẽ đi từ việc tìm chi tiết (biện pháp), phân tích chi tiết( biện pháp), đánh giá tác dụng của chi tiết (biện pháp) đó Thông qua hệ thống câu hỏi đógiúp học viên tìm hiểu khám phá tốt hơn nội dung bài học
2.1.3.Động viên khích lệ kịp thời:
Trang 9Học viên thường rất thích khi được thầy cô khen ngợi cổ vũ Các em thấy được tôn trọng
và đánh giá đúng sự cố gắng của mình, từ đó các em sẽ thấy mình lớn hơn và sẽ có thêmniềm say mê yêu thích học văn, viết văn Nhất là các em học yếu hay những em lớn tuổi(vừa học vừa làm) vốn hay mặc cảm, tự ti thì chỉ cần một lời khen ngợi khích lệ đúng lúccủa thầy sẽ giúp các em tự tin lên nhiều Vậy nên, thầy cô phải để ý và khen ngợi kịp thời
cả những thành tích còn chưa nhiều, chưa thật nổi bật của các em
Đồng thời giáo viên thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh yếu kém gở điểm bằng cácyêu cầu nho nhỏ trong khi tiết học đang diễn ra
Cụ thể là chúng ta sử dụng một quyển sổ điểm nháp, công khai với học viên đây là sổnháp, và cho phép các em khắc phục điểm thấp bằng cách phát biểu xây dựng bài, hoặcchuẩn bị, sưu tầm những tài liệu theo yêu cầu riêng của từng tiết học, đôi khi, ở các tiếtthực hành, ưu tiên cho các học viên yếu kém xung phong trước Điều này ảnh hưởngkhông nhỏ đến thái độ học tập của tập thể Học viên khá không thể học lơ là khi các bạnkhác vốn rất lười, rất yếu nay đã biết lo học, sôi nổi học và được giáo viên thương yêu,khuyến khích Học viên yếu kém thấy mình càng học, càng được bạn khen, được giáo viênquan tâm, nên càng cố gắng chăm chỉ hơn Niềm vui đó, dĩ nhiên, là động lực không nhỏcho các em
2.1.4 Sử dụng nhiều hình thức học tập:
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như thuyết giảng (dùng xen kẽ tùy theo đặcđiểm đối tượng), đàm thọai, thảo luận nhóm, đóng tiểu phẩm, đọc diễn cảm, ngâm thơ, hátbài thơ đã được phổ nhạc cũng thu hút các em vào bài học
Hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) đã rất phát triển và được áp dụng trong mọi lĩnhvực của cuộc sống, trong đó có giáo dục Tuy nhiên , qua thử nghiệm và theo dõi, tôi thấykhông phải bài nào cũng có thể áp dụng CNTT thành công Nên chăng có lẽ chỉ nên ápdụng nó ở phân môn tiếng Việt hay Tập làm văn Còn môn giảng văn…có lẽ nên để chohọc viên được thả sức tung hoành trí tưởng tượng của mình theo những hình tượng văn họcdưới sự chỉ đạo hướng dẫn của thầy Bản thân tôi cũng đã từng so sánh khi soạn và dạy 2bài giáo án điện tử: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và Vợ nhặt (Kim Lân) Bài Phỏng vấn
Trang 10và trả lời phỏng vấn rất thành công Học viên nghe chăm chú, thảo luận sôi nổi cũng nhưghi chép đầy đủ hơn.Từ đó tôi thấy nên dạy bằng CNTT ở những giờ Tập làm văn, Tiếngviệt thì hợp hơn, dễ thành công hơn.
2.1.5 Cần liên hệ thực tế:
Môn văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho họcviên Mỗi một tác phẩm viết ra đều có hàm chứa một hay nhiều tình cảm đạo đức, từ đó nótác động tới nhận thức, tình cảm của học viên Vì vậy nên khi dạy giáo viên nên khéo léoliên hệ, tích hợp, lồng ghép kiến thức trong tác phẩm với kiến thức thực tế đời sống haycác lĩnh vực khác như ;giáo dục môi trường, các tệ nạn xã hội vv bên cạnh giáo dục tưtưởng, thái độ sống đúng đắn cho các em Ví dụ như khi dạy bài RỪNG XÀ NU (NguyễnTrung Thành) giáo viên nên liên hệ những phẩm chất đáng quý của người Tây nguyên nhưphóng khoáng, yêu tự do, sức sống bền bỉ mãnh liệt, kiên cường bất khuất,một lòng một dạtheo Đảng… cũng như vai trò của già làng với cộng đồng qua nhân vật cụ Mết
Khi dạy bài AI ĐÃ ĐẶT TÊN DÒNG SÔNG (Hoàng Phủ Ngọc Tường) nên liên hệ thực tế và giúp các em nhận thức được nhiệm vụ giữ cho môi trường ngày càng xanh-sạch-đẹp hơn, để những dòng sông không bị biến thành “những dòng sông chết” do rác thải, do nguồn nước ô nhiễm từ các công trình xây dựng và sinh hoạt do con người thải ra.
2.2 Rèn luyện khả năng viết một bài văn trong giờ tăng tiết và ở nhà:
Hoạt động của người giáo viên không chỉ ở trong lớp học, trong khi giảng bài Chính sựnhiệt tình của giáo viên bên ngoài các giờ học chính khóa có tác dụng giúp cho học viên có
ý thức rèn luyện tích cực hơn Tuy rằng những hoạt động này mang tính bổ trợ nhưng cóvai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Đối với môn văn, họat động đóchủ yếu là đọc bài, sửa bài văn cho học viên Sau các bài giảng chính khóa trên lớp, lớp 12được học thêm mỗi tuần 2 tiết tăng tiết.Trong 2 tiết này, giáo viên hướng dẫn học viên ôntập các kiến thức cơ bản đã học trong tuần, đồng thời hướng dẫn học viên lập dàn ý cho 1
đề văn, ứng với một tác phẩm cụ thể trong chương trình của tuần vừa học Tuy nhiên, mọihoạt động thuộc về trách nhiệm, bổn phận của người giáo viên có thể dừng lại ở mức độ
đó Cũng có nghĩa là sau đó, dựa vào các dàn ý được lập sẵn, học viên nào siêng năng thì
Trang 11tập viết, học viên nào lười nhát thì thôi Ngoài ra, thời gian dành cho môn Làm văn chỉ góigọn trong các tiết lý thuyết trên lớp, vì tiết thực hành chính là tiết học viên làm bài viết số
1, 2, 3 và đó là bài tập lấy điểm chính thức Đìều này dẫn đến thực trạng phổ biến là tuyhọc viên chăm chỉ học bài, thuộc bài, phát biểu sôi nổi nhưng kết quả học tập không cao.Bởi vì điểm số của các bài viết trên lớp có hệ số 2.Quan trọng hơn là nhiều học viên buồn
chán vì điểm số các bài viết thấp Trước thực trạng này, giáo viên chúng ta cần cố gắng
tìm sửa những lỗi diễn đạt của hoc viên trong các bài văn để giúp các em rèn luyện khả năng viết Tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện thao tác này và đã được các em nhiệt tình hưởng
ứng Tiến trình cụ thể như sau:
2.2.1 Tìm hiểu đề
Đối với đề văn tự luận, các yêu cầu thường tập trung vào hai lĩnh vực: nghị luận xã hội
và nghị luận văn học
Nghị luận xã hội đòi hỏi học viên có khả năng nhận thức ý đồ của người ra đề
đồng thời vận dụng tri thức và kinh nghiệm xã hội để trình bày
Ví dụ, đề bài sau: Bình luận ý kiến của Sê – Khốp (nhà văn Nga):"Con người càng phát
triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn" ( Ngữ văn 12 - sách Giáo viên, trang 34)
Với đề bài này, giáo viên cần giúp học viên xác định yêu cầu trọng tâm của đề Nhấn
mạnh cho học viên các ý cần bám sát để triển khai: trí tuệ - đạo đức- tự do – những điều
thích thú từ đó tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa chúng.
Lưu ý: Thông thường, khi ra đề, giáo viên không giải thích thêm, nhưng đối với đối tượng
học viên chưa có được năng lực xác định yêu cầu của đề thì chúng ta buộc phải tiến hành
thao tác này Song hành với công việc này, giáo viên hướng dẫn học viên lần tìm ý chính, ýquan trọng trong một đề văn, từ đó biết định hướng làm bài
Nghị luận văn học đòi hỏi học viên có khả năng cảm thụ văn học và diễn đạt thành
văn những ý tưởng nghị luận của mình Dạng đề thường gặp là nghị luận về mộtbài thơ, một đoạn thơ, một nhân vật…
Trang 12Ví dụ: trong bài viết số 3 ở HKI, phần tự luận, tôi yêu cầu học viên làm một trong các đề
sau:
a Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hái ân tình thủy chung.
(Việt Bắc- Tố Hữu )
b Vẻ đẹp bi tráng của đoàn binh Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng )
Trang 13Đối với nghị luận văn học, học viên dễ dàng xác định yêu cầu của đề hơn, vì các em đãđược tiếp cận với nội dung đó qua tiết giảng bài của giáo viên trên lớp Vì vậy giáo viên cóthể không cần phải hướng dẫn các em thao tác tìm hiểu đề.
2.2.2 Viết đúng mở bài
Viết mở bài là “nỗi khổ” của rất nhiều học viên, từ những học viên khá giỏi đến nhữnghọc viên yếu kém Các em luôn lúng túng khi viết phần mở đầu cho một bài văn, thời giandành cho công việc này thông thường chiếm từ 15 phút đến 20 phút, thậm chí đến 25 phútđối với học viên yếu Như vậy, sau khi viết được mở bài, các em chỉ còn rất ít thời gian đểtriển khai các nội dung chính cho bài văn
Điều quan trọng là trong khoảng thời gian đó, các em lại viết mở bài sai Sai kiến thức,sai ngữ pháp, lệch trọng tâm so với đề bài Cho nên, trong các giờ tăng tiết ở đầu năm học,
tôi mạnh dạn bỏ thời gian rèn luyện cách viết mở bài nhanh và đúng.
Chúng tôi khắc sâu vào nhận thức học viên các yêu cầu sau đây:
* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý:
Phải bám sát vẩn đề trong đề bài, dùng những cách mở bài diễn dịch hoặc quv nạp đểdẫn dắt, giới thiệu tư tưởng cần nghị luận
Dần nguyên văn câu nói (nếu có)
- Nêu hướng nghị luận
Ví dụ: Với đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! sống đẹp là
thế nào hỡi bạn? Chúng ta hướng dẫn học viên lần lượt viết các ý sau:
- Sống đẹp là một thái độ sống tích cực mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải phấn đấu, rèn luyện.
- Trong một bài thơ của mình, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phái hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.