1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17

121 453 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo của Khoa Quản trị Kinh doanh và Viện Đào tạo Sau đại học, Viện Đại Học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, dìu dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Vũ Thị Mai, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn, dìu dắt và động viên tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu và các cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, Công đoàn, Phụ nữ, Đoàn thanh Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng, đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý, giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ gia đình thân yêu của tôi. Mặc dù, với sự nỗ lực cao nhất song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy, Cô trong Hội đồng khoa học, cùng các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Hà Nội, ngày….tháng…. năm 2013 Mai Thị Hường 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 10 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ 10 1.1.1.Khái niệm nghề 10 1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề 11 1.1.3. Các hình thức đào tạo nghề 15 1.1.4. Vai trò của hệ thống các trường dạy nghề đối với phát triển nguồn nhân lực 17 1.2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ. 23 1.2.1. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề 23 1.2.2. Các tiêu chí đo lường chất lượng đào tạo nghề 24 1.2.2.1. Về khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức: 25 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ 26 1.3.1. Các yếu tố bên trong 26 1.3.2 Các yếu tố bên ngoài 30 1.4. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG 38 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG 38 2.1.1.Tổng quan về Trường Trung cấp nghề số 17 - Bộ Quốc Phòng 38 2.1.2. Cơ cấu bộ máy hoạt động của Trường Trung cấp dậy nghề số 17 - Bộ Quốc Phòng 40 3 2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG 47 2.2.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước và trường trung cấp nghề số 17 - Bộ Quốc Phòng về nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 47 2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của trường 50 2.2.3. Cơ sở vật chất , kỹ thuật của cơ sở dậy nghề. 59 2.2.4. Nhu cầu đào tạo nghề của xã hội. 64 2.2.5. Chương trình, giáo trình dạy nghề. 66 2.2.6. Học Sinh của Trường trung cấp nghề số 17- BQP. 70 2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG. 72 2.3.1.Vận dụng tiêu chí về chất lượng đào tạo để đánh giá chất lượng đào tạo của trường. 72 2.3.1.1. Về khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo. 72 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 83 2.4.1. Những kết quả đạt được 83 2.4.2. Những hạn chế 83 2.4.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế 85 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG 89 3.1. QUAN ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ. 89 3.1.1. Quan điểm 1: Thực hiện chủ trương xã hội hóa về dạy nghề 89 3.1.2. Quan điểm 2: Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất xã hội gắn với giải quyết việc làm 90 3.1.3. Quan điểm 3: Liên thông trong đào tạo nghề 90 3.1.4. Quan điểm 4: Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu sản xuất xã hội gắn với giải quyết việc làm 91 3.2. XÂY DỰNG NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 92 4 3.2.1. Cơ sở xây dựng nhu cầu đào tạo. 92 3.2.2.Nhu cầu đào tạo nghề đến năm 2015 97 3.3.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 100 3.3.1.Nhóm giải pháp chung 100 3.3.2.Nhóm giải pháp từ phía trường trung cấp nghề số 17 102 KẾT LUẬN 117 5 DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BĐXN Bộ đội xuất ngũ LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng thế giới 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hệ thống đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân 14 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của truờng Trung cấp dậy nghề số 17 - BQP.41 BẢNG Bảng 2.1: Số lượng sinh viên/giáo viên tính tại thời điểm tháng 12/2012 50 Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên tháng 12/2012 51 Bảng 2.3: Năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên 52 Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn trong giáo dục của giáo viên dạy trung cấp nghề năm 2012. 54 Bảng 2.5: Biên chế cán bộ quản lý các phòng ban và chức năng 57 nhiệm vụ năm 2012 57 Bảng 2.6: Thống kê diện tích xây nhà xưởng của trường 60 Bảng 2.7: Thống kê cơ sở vật chất của trường 61 Bảng 2.8. Kết quả tư vấn việc làm 70 Bảng 2.9: Số lượng học sinh được đào tạo từ 1/1/2007 đến 31/12/2012 71 Bảng 2.10: Kết quả đào tạo các ngành giai đoạn 2008-12/2012 71 Bảng 2.11: Chương trình đào tạo nghề Hàn 73 Bảng 2.12: Thực trạng kỹ năng, kỹ xảo của học sinh tốt nghiệp 75 Bảng 2.13: Thực trạng năng lực nhận thức và tư duy của học sinh tốt nghiệp 78 Bảng 2.14: Thực trạng phẩm chất nhân văn của học sinh tốt nghiệp 81 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là chất lượng nguồn lực con người , chất lượng nguồn lực con người lại phụ thuộc chủ yếu về chất lượng giáo dục. Cùng với khoa khoc công nghệ , giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là nhiệm vụ trọng tâm,cần thiết đối với ngành giáo dục đào tạo nói chung và đối với trường trung cấp nghề số 17-BQP nói riêng. Vì Vậy, tính cấp thiết của đề tài đánh giá thực trạng chất lượng đào tào và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung cấp nghề số 17-BQP để từ đó xây dựng được một số giải pháp cụ thể cho chiến lược phát triển nâng cao chất lượng đào tạo đó là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế giữa các nước ngày càng gay gắt, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nước ta hiện nay đang tồn tại mất cân đối giữa đào tạo công nhân với đào tạo cán bộ trung cấp và đại học, tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ biến. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp (khoảng 20% năm 2006), tình trạng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, “khát lao động có kỹ thuật” ngày càng trầm trọng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam liên tục giảm. Nếu chất lượng nguồn nhân lực không được cải thiện thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn lớn. Đối với quân đội, hàng năm, số lượng bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự lên đến hàng vạn người. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lao động xã hội, lao động là bộ đội xuất ngũ (BĐXN) cũng rất hạn chế về chất lượng do tỷ lệ BĐXN đã qua đào tạo nghề còn thấp. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, họ trở về địa phương tiếp tục làm việc 8 với chất lượng thấp hoặc sung vào đội quân thất nghiệp ở thành thị, khả năng đối tượng này có nguy cơ thất nghiệp rất cao. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải đổi mới và phát triển hệ thống dạy nghề nói chung và đào tạo nghề trong quân đội nói riêng để không những đào tạo cho lực lượng BĐXN mà còn đào tạo cung cấp nguồn nhân lực nói chung có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã trở thành một yêu cầu khách quan và cấp thiết. Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng là một cơ sở dạy nghề trong hệ thống các trường dạy nghề quân đội có chức năng và nhiệm vụ đào tạo nghề. Thực tế cho thấy, hoạt động đào tạo của nhà trường còn nhiều hạn chế và bất cập. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo đang là yêu cầu cấp bách đối với Nhà trường hiện nay. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trong quân đội. Nhận thức rõ được vấn đề này, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh và hy vọng rằng qua luận văn này, tôi có thể góp phần thêm vào cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như đánh giá thực tiễn và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong quân đội nói chung và với trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng nói riêng. 2. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề về chất lượng đào tạo nghề của trường trung cấp nghề số 17- Bộ Quốc phòng. 2.1. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Chất lượng công tác đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng. - Về thời gian: từ năm 2010 – 2012. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 9 + Làm rõ các phạm trù lý luận về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề , các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và phương phát nâng cao chất lượng đào tạo nghề. + Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề của trường trung cấp nghề số 17- Bộ Quốc Phòng. + Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường 17- Bộ Quốc Phòng. 3. Phương Pháp Nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê từ cơ sở dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu đề tài của luận văn. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về đào tạo nghề. Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề của trường trung cấp nghề số 17- Bộ Quốc Phòng. Chương 3:Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17- Bộ Quốc Phòng. 10 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1.1.Khái niệm nghề Về khái niệm nghề, ở các quốc gia có sự khác nhau nhất định. Đến nay, thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Các nhà xã hội học và nhân lực học trên thế giới đã đưa ra nhiều khái niệm về nghề như: là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn; là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống; là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học hoặc nghệ thuật; là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học, kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy, khái niệm này được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra, song chưa được thống nhất. Chẳng hạn như: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau: - Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại. - Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. - Là phương tiện để sinh sống. - Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội, đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. Hiện nay, xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động khoa học, kỹ thuật và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển khoa học, kỹ [...]... chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo Chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề Chất lượng. .. một số cơ sở đào tạo nghề đã mở rộng phương thức liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài quân đội 1.2 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 1.2.1 Khái niệm chất lượng đào tạo nghề Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau về chất lượng Có ý kiến cho rằng, chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi về chất và là sự phù... tốt dẹp Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm được và cảm nhận được Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là... công tác đào tạo nghề để đáp ứng với yêu cầu của xã hội và chủ sử dụng lao động, trong những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề của Bộ Quốc phòng đã từng bước chuyển dần loại hình đào tạo, cùng với những ngành nghề truyền thống, nhiều trường đã mở rộng đào tạo nhiều những ngành nghề mới để từng bước đáp ứng xu thế phát triển của sản xuất, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện việc liên kết đào tạo v.v... Chất lượng đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dưới tác động của các yếu tố 1.2.2 Các tiêu chí đo lường chất lượng đào tạo nghề 24 Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Năng lực này, bao hàm các thành tố sau: - Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo - Kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo - Năng... 1986) lên gần 30% (năm 2010) Hoạt động đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nhất là hệ thống các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, kể cả ngoài công lập ở nước ta thời gian qua, có thể khái quát như sau: Với chủ trương xã hội hóa công tác dạy nghề, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề từng bước được hình thành và phát... dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp& xây dựng cơ bản và dịch vụ, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn hạn chế, vì vậy đào tạo nghề mang tính mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo mang tính xã hội hóa, đồng thời chú trọng đào tạo ngành mũi nhọn 1.4 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO... phân luồng học nghề từ cấp học dưới khi muốn học nghề ở cấp cao hơn thì theo con đường nào hay thì lại phải tiếp tục học cấp cao hơn thì mới chuyển được Đây là điều hết sức lưu ý trong việc xây dựng hệ thống chương trình, khung giáo dục quốc dân, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học nghề 1.1.3 Các hình thức đào tạo nghề * Đào tạo tại nơi làm việc Đào tạo tại nơi làm việc là đào tạo trực tiếp, chủ... nghề - Đào tạo lại: là quá trình đào tạo cho những người đã có nghề xong vì lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa - Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được những công việc phức tạp hơn *Căn cứ vào thời gian đào tạo - Đào tạo ngắn hạn: có thể thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm tại các trung. .. một cơ sở dạy nghề nào đó Khi số lượng học sinh học nghề phù hợp với quy mô của cơ sở dạy nghề thì chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, ngược lại nếu quy mô học sinh này quá nhỏ hay quá lớn so với những yếu tố trên thì đều làm cho hiệu quả quá trình dạy nghề không tối ưu 29 Chất lượng đầu vào của học sinh nghề chính là chất lượng của đầu ra của giáo dục phổ thông Giáo dục phổ thông đào tạo ra những . luận về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề , các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề và phương phát nâng cao chất lượng đào tạo nghề. + Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo nghề. THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG 38 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ. về đào tạo nghề. Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề của trường trung cấp nghề số 17- Bộ Quốc Phòng. Chương 3:Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung

Ngày đăng: 17/07/2015, 11:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w