SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 33)

- Để tận dụng tiềm năng về nhân lực, trang thiết bị và kinh nghiệm trong công tác đào tạo, các nhà trường quân đội đã được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi năm, các nhà trường quân đội đã tiếp nhân hàng vạn học sinh học nghề tại các trường đào tạo nghề của quân đội.

Để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xin đề xuất một số biện pháp các nhà trường quân đội cần phải thực hiện:

Một là, kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trước hết, cần kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng theo biên chế thông qua việc giữ số học viên tốt nghiệp loại giỏi để bồi dưỡng thành giáo viên, giảng viên; điều động cán bộ có năng lực sư phạm từ các đơn vị về bổ sung cho các nhà trường. Để bảo đảm không phình biên chế, cần thực hiện chế độ hợp đồng với những người có đủ tiêu chuẩn quy định trong Luật Giáo dục tham gia giảng dạy cho sinh viên dân sự. Đồng thời, tích cực bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cả về phẩm chất, năng lực, đạo đức, nhân cách theo quy định.

Cùng với số lượng, chất lượng, đội ngũ nhà giáo phải có một cơ cấu hợp lý cả về độ tuổi, trình độ, ngành nghề và lĩnh vực đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước và các địa phương, tạo sự ổn định, phát triển bền vững, lâu dài của các học viện, nhà trường. Muốn vậy, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội.

Hai là, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học. Đổi mới nội dung, chương trình đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan. Trên cơ sở yêu cầu nguồn nhân lực để bổ sung vào chương trình đào tạo những kiến thức mới, những học phần mang tính thực hành để khi ra trường người học có thể vận dụng ngay được kiến thức đã đào tạo vào công việc của mình. Muốn vậy, cần tăng cường kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ, tăng thời gian thực hành, thực tập, tự học và nghiên cứu.

Phương pháp dạy học phải gắn với nội dung và phù hợp với từng đối tượng. Cần tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lượng đào tạo. Khắc phục triệt để phương pháp dạy học giáo điều, máy móc, xa rời thực tiễn, không kích thích tính sáng tạo của người học.

Ba là, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Môi trường sư phạm lành mạnh có ý nghĩa tích cực đến hoạt động dạy và học. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong môi

trường sư phạm có tính đặc thù quân sự, các nhà trường cần xây dựng môi trường sư phạm phù hợp, phát huy tinh thần, ý thức trách nhiệm của người học. Từng bước tạo cho họ có tâm lý, thói quen phù hợp với môi trường đào tạo quân sự; tin tưởng vào các nhà trường quân đội.

Các nhà trường cần xây dựng không khí dân chủ và điều kiện, môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi cho học viên, sinh viên. Tăng cường các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa học viên, sinh viên dân sự và học viên quân sự; tạo môi trường học tập, rèn luyện, thi đua lành mạnh, thống nhất giữa hai đối tượng, tạo nguồn động lực to lớn thúc đẩy hoạt động dạy và học của cả thầy và trò, học viên dân sự và quân sự.

Bốn là, tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các cơ sở đào tạo trong quân đội cần tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các trường trong và ngoài quân đội theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Thực hiện việc liên kết giảng dạy, mời những giảng viên có trình độ chuyên môn cao từ các học viện, nhà trường dân sự, viện nghiên cứu tham gia giảng dạy. Qua đó, nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm đào tạo của các trường dân sự.

Năm là, gắn hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học. Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ song hành gắn bó mật thiết với nhau, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì lẽ đó, các nhà trường quân đội cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức tập huấn, thống nhất về quy trình, cách thức, thủ tục nghiên cứu của một đề tài khoa học một cách nghiêm túc và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng trường. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu các đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ dạy và học. Tổ chức và tham gia các cuộc thi hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà trường cũng như sự giao lưu giữa các

viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tổ chức tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu khoa học; xây dựng chế độ khuyến khích sáng tạo kỹ thuật, thiết bị tự làm, phong trào nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên.

Sáu là, coi trọng công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học viên, sinh viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng động cơ học tập, rèn luyện, với những nội dung, phương pháp linh hoạt, phù hợp với đối tượng là sinh viên. Khơi dậy, phát huy tinh thần tự giác, tính độc lập, tư duy sáng tạo của người học, đề cao năng lực tự học, tự rèn.

Thông qua học tập lý luận chính trị để trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về vai trò của thanh niên, thế hệ trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng an ninh. Từ đó, xây dựng ý chí quyết tâm, động cơ, thái độ, tinh thần ham học, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức lối sống tập thể, phẩm chất đạo đức, tư thế tác phong cho học viên, sinh viên. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và trở thành phong trào thi đua thường xuyên, sôi nổi trong học viên, sinh viên; giữa học viên quân sự và sinh viên dân sự, tạo nguồn động lực to lớn thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giảng dạy và học tập của cả thầy và trò, học viên và sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường quân đội.

Bảy là, bảo đảm cơ sở vật chất cho nhiệm vụ đào tạo dân sự. Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của một số trường còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của cả người dạy và người học, nhất là những môn học thực hành, nghiên cứu, thí nghiệm còn có tình trạng học chay, dạy chay không sát với thực tiễn học tập và nghiên cứu. Vì vậy, cần đề xuất với Nhà

nước đầu tư kinh phí để hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ thiết thực cho việc đổi mới quá trình dạy học. Chú trọng đến chuẩn hoá phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, trong đó có các phòng thí nghiệm hiện đại ở các học viện, nhà trường trọng điểm.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THC TRNG CHT

LƯỢNG ĐÀO TO NGH TI TRƯỜNG TRUNG

CP NGH S 17 - B QUC PHÒNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 33)