Chủ trương, chính sách của nhàn ước và trường trungc ấp nghề số

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 47)

Bộ Quốc Phòng về nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

* Đặc điểm chung

Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt , kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng khách quan, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đổi mới phát triển giáo dục – đào tạo và dạy nghề đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn thế giới . Đảng và Nhà nước ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục- đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng.

Giai đoạn 2010- 2012, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách quan tâm đến công tác đào tạo nghề, thực hiện “Xã hội hóa về đào tạo nghề”, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hên thống trường nghề, trong đó có các nguồn kinh phí : dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề”, dự án “Đổi mới phát triển dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. Quyết định số 121/2009/QĐ ngày 09/10/2009 của Thủ Tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc BQP và chính sách hỗ trợ Bộ đội xuất ngũ học nghề. Những yếu tố trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công tác dạy nghề.

Các trường dậy nghề thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập trên cơ sở nâng cấp các trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm dậy lái xe của các quân khu, quân đoàn, tổng cục... với chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ(BĐXN),có những thuận lợi bước đầu là kế thừa cơ sở vật chất, nguồn nhân lực về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của các trường lái xe, trường nghiệp vụ, trung tâm việc làm.

Từ năm 2006 – 2012 công tác đào tạo nghề trong Quân đội đã có sự phát triển vượt bậc theo đúng chủ trương, chính sách của đảng, luật dạy nghề, ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho BĐXN và đối tượng chính sách xa hội. Chính sách hỗ trợ BĐXN học nghề tạo một bước tiến mới cho công tác dạy nghề trong quân đội. Công tác chỉ đạo, quản lý dạy nghề đã được thống nhất từ Bộ Quốc Phòng đến các tổng cục, quân khu, quân đoàn, binh đoàn, quân binh chủng...

Chính sách của nhà nước và trường trung cấp nghề số 17 –BQP

Thực hiện Quyết định số 121 của Thủ Tướng Chính Phủ về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc BQP và chính sách hỗ trợ BĐXN học nghề, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ BĐXN học nghề.

* Tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

-Cơ sở dạy nghề của trường 17- BQP hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại nghị định 43 của chính phủ và thông tư 48 của BQP.Hiện nay các cơ sở dạy nghề quân đội chưa thực sự được tự chủ về tổ chức bộ máy, Biên chế như quy định thao nghị định 43 của Chính phủ: năm 2008, Bộ tổng tham mưu ban hành tổ chức biên chế cho các trường CĐN, TCN quân đội; trường CĐN được biên chế cao nhất 80 người, trường TCN được biên chế 25 đến 35 người trong khi đó lưu lượng đào tạo của các trường CĐN từ 8.000 đến 11.000 sinh viên, các trường trung cấp nghề từ 3.000 đến 8.000 học sinh /năm với lưu lượng đào tạo như trên so với biểu biên chế Bộ Tổng tham mưu ban hành thi chưa

đáp ứng được yêu cầu dạy nghề, nhà trường phải đi thuê mượn, hợp đồng cán bộ quản lý, giáo viên ...

*Các chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề cho trường 17-BQP

- Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

-Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá.

- Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)