Đặc điểm nguồn nhân lực của trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 50)

Nhà trường có đội ngũ giáo viên cơ hữu (bao gồm cả số giáo viên kiêm nhiệm được quy đổi thành giáo viên làm việc toàn thời gian) đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu để thực hiện chương trình đào tạo

Các ngành nghề đào tạo có đủ số lượng giáo viên đứng lớp đảm bảo tất cả các môn học, mô-đun, nghề. Đảm bảo tỉ lệ 23 sinh viên/01 giáo viên theo quy định chung, một số nghề thiếu giáo viên cơ hữu thực hiện chế độ thỉnh giảng, giáo viên chuyên nghiệp có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn; giáo viên kiêm chức có số giờ giảng dạy không vượt quá 1/3 số giờ tiêu chuẩn. Định kỳ hàng tháng hàng quý nhà trường có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho các ngành nghề.

Bảng 2.1: Số lượng sinh viên/giáo viên tính tại thời điểm tháng 12/2012

TT Nghềđào tạo

Số lượng sinh viên/giáo viên

Sinh viên Cơ hữu, kiêm nhiệm Thỉnh giảng Tỷ lệ 1 Nhóm nghềĐiện – Điện tử 382 9 8 22,5/1 2 Nhóm nghề Công Nghệ ô tô 156 8 0 19,6/1 3 Nhóm nghề Cơ khí Hàn 247 10 0 24,7/1 6 Nhóm nghề May 70 6 0 11,7/1 Tổng 855 33 8 20,9/1

Nguồn: Phòng Đào tạo/Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng

- Ðội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ được đào tạo và chuẩn về năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở trường trung cấp nghề.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản đảm bảo đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, tin học có 80% giáo viên đảm nhiệm được cả lý thuyết và thực hành. (chỉ tính số cán bộ, giáo viên cơ hữu và kiêm nhiệm)

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên tháng 12/2012 Đơn vị: người Trình độ Số lượng Tổng Sư phạm bậc 1, bậc 2 và Sp nghề Khối quản lý giáo dục Khối chuyên ngành kỹ thuật Tốt nghiệp trường sư phạm Tốt nghiệp trường kỹ thuật Tiến sỹ Thạc sỹ 01 01 02 02 Đại học 03 02 05 05 Cao đẳng 43 43 43 Khác 23 23 23 Tng cng 01 01 03 68 73 73

Bảng 2.3: Năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên (không tính giáo viên thỉnh giảng)

Trình dộ

Chuyên ngành đào tạo Ngoại ngữ (tiếng Anh) Tin học Đúng với nghề đào tạo trong trường Đúng với các môn học trong trường Không đúng với nghềđào tạo và môn học trong trường Tương đương chứng chỉ C Tương đương chứng chỉ B Giảng bài bằng tiếng Anh Sử dụng để tra cứu tài liệu Giao tiếp thông qua các kỹ năng Soạn văn bản Thiết kế bài giảng trên máy tính Tra cứu tài liệu trên mạng phục vụ dạy học Số lượng 73 73 0 10 8 6 6 4 60 25 50 Tỷ lệ % 100% 100% 0% 13,6% 11% 8,2% 8,2% 5,4% 82% 34% 68%

Đối chiếu với Điều lệ trường Trung cấp nghề và Luật Dạy nghề 2007, trường đạt: 100% chuẩn về trình độ được đào tạo, 100% chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, 100 % chuẩn về năng lực chuyên môn. Đội ngũ giáo viên của Trường đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Tuy vậy, giáo viên sử dụng ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy (tiếng Anh) ở cả 4 kỹ năng còn ít, chủ yếu giáo viên dạy ngoại ngữ và một số môn chuyên ngành. Còn một số giáo viên chưa đảm nhiệm giảng dạy được cả lý thuyết và thực hành.

- Giáo viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình và đảm bảo chất lượng.

Giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động khác. Có kế hoạch cụ thể rõ ràng, giảng dạy theo lịch phân công, đảm bảo yêu cầu, chất lượng đào tạo, thực hiện tốt việc biên soạn giáo trình tài liệu.

- Giáo viên có kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Hàng năm, Nhà trường đều cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học vv. Giáo viên đi học đều được nhà trường hỗ trợ học phí. Giáo viên đều có kế hoạch tự học tập bồi dưỡng nghiên cứu.

Để nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải chấp hành tốt những quy định của nhà nước, của ngành về quy chế chuyên môn cũng như những quy định cụ thể về dạy học, giáo dục như: giáo viên buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh về giờ giấc, thời gian; về việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học; kế hoạch công tác; chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách, giáo án của người giáo viên dạy ở trình độ trung cấp nghề; chuẩn bị đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy và học đầy đủ ở từng bài dạy; thực hiện tốt việc quản lý học sinh và chấm chữa bài,.., cùng tất cả các quy định do các cơ quan quản lý giáo dục đề ra.

Chúng tôi tiến hành điều tra một số nội dung trên ở tất cả giáo viên đang trực tiếp dạy ở các trường trung cấp nghề quân đội.

Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về các nội dung quy định cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học của người giáo viên dạy ở các trường trung cấp nghề. (Đánh dấu X vào ô vuông nếu đồng ý):

Bảng 2.4.Tổng hợp kết quả chấp hành các quy định, quy chế chuyên môn trong giáo dục của giáo viên dạy trung cấp nghề năm 2012.

T T Nội dung quy định Số phiếu tham gia Số phiếu đồng ý Số phiếu không đồng ý Tỷ lệ % đồng ý

1 Thực hiện nghiêm túc giờ giấc, thời gian và kỷ luật

lao động 456 452 4 99.1

2

Xây dựng chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục

chính xác, khoa học phù hợp với đối tượng học sinh. 456 449 7 98.5 3 Có và thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách giáo

viên theo quy định. 456 298 158 65.4 4 Chuẩn bị tốt giáo án trước khi lên lớp 456 454 2 99.6 5

Chuẩn bị đồ dùng, sử dụng đồ dùng, tự làm đồ dùng

dạy học một cách thường xuyên thiết thực. 456 235 221 51.5 6 Thực hiện đúng các quy định về kiểm tra, chấm bài

và đánh giá học sinh. 456 450 6 98.7 7 Làm tốt các công tác khác được phân công 456 442 14 96.9 8 Luôn có ý thức tự học vươn lên, là tấm gương cho

các em noi theo 456 287 169 62.9

9 Có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Tôn trọng bạn

bè và học sinh 456 456 0 100

Nguồn: Phòng Đào tạo/ Trường Trung cấp nghề số 17 Bộ Quốc phòng

Tổng số giáo viên được hỏi ở 18 trường trung cấp nghề của quân đội là 456 đồng chí. Tất cả giáo viên được hỏi đều trả lời theo đúng yêu cầu. Kết quả tổng hợp

ở trên cho chúng ta thấy: Toàn bộ số giáo viên được hỏi đều đồng ý với các quy định mà nhà nước cùng các cơ quan quản lý giáo dục đưa ra, mỗi nhà giáo phải có trách nhiệm thực hiện để đảm bảo yêu cầu về dạy học giáo dục trong các trường trung cấp nghề. Tuy nhiên tỷ lệ đồng ý và không đồng ý ở mỗi nội dung có khác nhau.

Những nội dung có tỷ lệ đồng ý cao là những nội dung thuộc về ý thức trách nhiệm, về lương tâm nghề nghiệp, về chấp hành giờ giấc và kỷ luật lao động, về chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục, về công tác giáo viên, về thực hiện các quy định về kiểm tra, chấm chữa bài và đánh giá học sinh. Cơ bản các ý kiến đều nhất trí với quy định trước khi lên lớp làm nhiệm vụ dạy học giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo án và thuộc giáo án

Nội dung có tỷ lệ đồng ý chưa cao đó là những nội dung quy định về hồ sơ, sổ sách, về công tác tự học, tự bồi dưỡng. Thực tế 2 nội dung này vẫn mang tính hành chính, hình thức vì hồ sơ, sổ sách thực ra không quyết định lớn đến chất lượng dạy học giáo dục. Tự học, tự bồi dưỡng lại phụ thuộc rất nhiều về thời gian, điều kiện, phương tiện. Thực tế giáo viên lại rất bí về thời gian, đa số lại dạy 2 buổi hoặc bán trú cả ngày ở trường, buổi tối phải dành thời gian cho việc chấm, chữa, soạn bài,..., ngày nghỉ cuối tuần còn phải bận việc trong mỗi gia đình. Từ những lý do trên dẫn tới đa số giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian vào chuẩn bị hồ sơ sổ sách, vào công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình, sự chuẩn bị hồ sơ, sổ sách và công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ở đây chủ yếu mang tính hình thức chứ chưa thực sự mang lại hiệu quả. Mặc dù vậy vẫn có 60% giáo viên đồng ý với 2 nội dung này, từ đó cho chúng ta thấy dù gặp rất nhiều khó khăn như vậy nhưng vẫn có nhiều giáo viên luôn có ý thức trách nhiệm rất cao trong việc làm hồ sơ, sổ sách và tự học, tự bồi dưỡng trau dồi kiến thức phục vụ công tác của mình, những giáo viên đó xứng đáng được biểu dương khen ngợi và làm điển hình cho những giáo viên khác noi theo.

Nội dung có tỷ lệ đồng ý thấp nhất là chuẩn bị, sử dụng đồ dùng và tự làm đồ dùng dạy học. Nội dung này còn rất nhiều hạn chế như: một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, quen dạy chay với phương pháp giảng giải thuyết trình, chưa chịu khó tìm tòi suy nghĩ để đổi mới phương pháp dạy học, nhiều đồ dùng dạy học chất lượng còn thấp, độ chính xác, tính thực tiễn, hiệu quả sử dụng không cao, cùng với việc cung cấp đồ dùng của cơ quan chức năng chưa kịp thời, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ năm học. Việc tự làm đồ dùng cũng còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng do vấn đề tài chính. Thực tế ở cơ sở không có nguồn kinh phí chi cho việc tự làm đồ dùng, giáo viên muốn làm thường phải tự túc kinh phí, do vậy chưa khuyến khích, kích cầu được việc tự làm đồ dùng của giáo viên. Hơn nữa giáo viên có làm được đồ dùng thì cũng không có cơ quan chức năng thẩm định hiệu quả dạy học của đồ dùng đó, mà nó chỉ mang tính tự công nhận ở mỗi nhà trường, không thể mang ra nhân rộng ở các cơ sở giáo dục khác.

Trong khi đó, chương trình, sách giáo khoa mới với phương pháp dạy học hiện đại. Đồ dùng, thiết bị dạy học lại giữ vai trò đặc biệt quan trong trong việc nâng cao chất lượng dạy học giáo dục. Chính vì vậy nội dung này đòi hỏi các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà sư phạm phải lưu tâm suy nghĩ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất có như vậy chất lượng giáo dục ở trình độ trung cấp nghề của chúng ta mới thực sự đáp ứng với yêu cầu đề ra.

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có trình độ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trường trung cấp nghề.

Được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đảm bảo các yêu cầu về trình độ được đào tạo, thâm niên công tác và độ tuổi theo quy định, của Điều lệ Trường Trung cấp nghề, có phẩm chất đạo đức có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý nhà trường Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng được đại đa số cán bộ giáo viên, nhân viên của trường tín nhiệm với mức 97% trở lên.

Bảng 2.5: Biên chế cán bộ quản lý các phòng ban và chức năng nhiệm vụ năm 2012 TT Tên Phòng, Ban, Khoa Số lượng cán bộ quản lý Chức năng nhiệm vụ Trưởng Phó

1 Phòng Đào tạo 01 01 Tổ chức, quản lý các hoạt động đào tạo trong toàn trường.

2 Trợ lý chính trị 01 00 Tổ chức, quản lý các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị.

3 Ban Hành chính -

Hậu cần. 01 00

Tổ chức công tác hành chính, kỷ luật, quản lý ký túc xá, đảm bảo ăn uống cho sinh viên nội trú.

4 Ban Kỹ thuật 01 00 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, 5 Ban Tài chính 01 00 Tổ chức, quản lý các hoạt động tài

chính 6 Trung tâm DV Việc

làm 01 00

Tổ chức các hoạt động chiêu tuyển sinh, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động

7 Bệnh xá 01 00 Bảo đảm các hoạt động y tế, BHYT cho toàn trường

8 Khoa Công nghệ ô tô 01 00 Tổ chức đào tạo khối nghề Côn nghệ ô tô

9 Khoa Điện - Điện tử 01 00 Tổ chức đào tạo khối nghề Điện tử, Điện dân dụng

10 Khoa Cơ khí Hàn 01 00 Tổ chức đào tạo khối nghề Hàn

11 Khoa đào tạo lái xe 01 01 Tổ chức đào tạo lái xe ô tô và mô tô các hạng

12 Khoa Cơ sở cơ bản 01 01 Tổ chức đào tạo văn hoá cơ sở 13 Bộ môn May và

Thiết kế thời trang 01 00

Tổ chức đào tạo khối nghề May

Tổng 13 03

Cán bộ quản lý các Phòng, Khoa, Ban đạt tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu chức năng nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện vị trí công tác, phát huy được khả năng của từng cán bộ. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo/tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên nhân viên là 12%.

- Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý trong nhà trường và thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt

Cán bộ quản lý các cấp của trường 100% đạt chuẩn chức danh theo quy định của Nhà nước. Cán bộ quản lý các cấp của Trường có trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý.

Cán bộ quản lý các cấp của trường thường xuyên học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và nhân thức lý luận chính trị 30% có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Đối chiếu với điều lệ trường trung cấp nghề và Luật dạy nghề năm 2007 cán bộ quản lý các cấp của trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đối chiếu với tiêu chuẩn công chức số cán bộ trên 100% đạt chuẩn về ngoại ngữ và tin học. Quản lý và lãnh đạo trường hoàn thành chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của trường . Tuy nhiên, cán bộ quản lý một số khoa tuổi đời còn trẻ nên quá trình tổ chức điều hành có mặt còn hạn chế. Học vị của các cán bộ cấp Trưởng, Phó còn thấp.

- Nhà trường có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà trường.

Trường có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật viên, nhân viên lành nghề có trình độ từ trung cấp trở lên, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ có cơ cấu chức năng phù hợp với từng vị trí công tác, chuyên môn nghiệp vụ vững hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm nhiệm các công việc như: hành chính, lái xe, giảng đường, thông tin liên lạc, quay phim, nhiếp ảnh, nấu ăn, bảo trì vũ khí khí tài vv. Định kỳ được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong thực tế, việc tuyển chọn để sắp xếp, giao nhiệm vụ đối với cán bộ quản lý, giáo viên ở Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng thường được

thực hiện trên cơ sở kế hoạch, tuyển chọn và quy hoạch cán bộ. Đây là nội dung quan trọng, quyết định phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Tóm lại, thực trạng quản lý việc tuyển chọn, sắp xếp, giao nhiệm vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên các nội dung thực hiện chưa đều. Qua trao đổi, chúng tôi thấy ngoài ra còn có việc phân công đúng người,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)