Được xác định cùng với đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo là xương sống của toàn bộ quá trình đào tạo. Việc biên soạn xây dựng chương trình đào tạo được Đảng uỷ Ban Giám hiệu, Hội đồng Đào tạo đặc biệt quan tâm. Nhà trường bám sát chương trình khung, khảo sát điều kiện thực tiễn sản xuất và tham khảo ý kiến các doanh nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo ở các bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp sơ cấp nghề theo đúng quy định của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề về việc xây dựng chương trình đào tạo.
- Chương trình dạy nghề của trường được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, thể hiện được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Có đầy đủ các chương đào tạo bậc trung cấp, sơ cấp nghề thuộc các ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo. Chương trình được xây dựng điều theo chương khung của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Hàng năm có nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật kiến thức, khoa học công nghệ tiên tiến, được xây dựng theo module (mô-đun) đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu sử dụng lao động.
- Chương trình dạy nghề được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ, giữa các phương thức tổ chức đào tạo, có sự tham gia của cán bộ, giáo viên và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Chương trình đào tạo được xây dựng có tính liên thông giữa các bậc học trong trường trên cơ sở khung chương trình do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành. Chương trình có tính định hướng cho người học khi học lên bậc học cao hơn chỉ cần bổ sung thêm một số mô đun hay môn học nâng cao, không phải học lại các nội dung đã học. Có sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, các chuyên gia từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cùng tham gia xây dựng và có tham khảo chương trình của các trường đại học để xây dựng chương đảm bảo nội dung đào tạo cần thiết liên thông lên bậc cao đẳng.
- Chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, qui định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập.
Các chương trình đào tạo của trường xây dựng đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách có hệ thống trên cơ sở cụ thể hoá chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Mục tiêu chung là đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ tương ứng: Có lập trường chính trị - tư tưởng vững vàng, có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết; Có sức khoẻ tốt, có thái độ nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp; Đáp
ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cơ sở sản xuất, hoạt động dịch vụ. Mục tiêu cụ thể phù hợp với từng nghề đào tạo.
Các chương trình có quy định rõ ràng về cách thức đánh giá kết quả học tập với mỗi modul, môn học, mỗi nghề. Các chương trình này được phổ biến ở các khoa chuyên ngành và được công bố trong toàn trường.
Trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo đều xin các ý phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ về chương trình dạy nghề. Tuy nhiên, chưa có bộ phận chức năng riêng để thu nhận, phân tích và đánh giá các ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, các nhà sử dụng lao động, cựu học sinh…Để kịp thời đổi mới mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học và của thị trường lao động.
- Từng chương trình dạy nghề đảm bảo có đủ chương trình chi tiết, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Chương trình đào tạo được xây dựng có đầy đủ chương trình chi tiết mô đun, môn học theo mẫu định dạng chung, xác định rõ phương pháp và các yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Có đầy đủ quyết định về phê duyệt chương trình đào tạo do Chủ tịch Hội đồng Đào tạo ký ban hành.
- Chương trình chi tiết của mô đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô đun, môn học.
Trường có giáo trình và đầy đủ tài liệu tham khảo cho các nghề đào tạo của trường các môn học có trong chương trình đào tạo của các nghề đều có đề cương chi tiết và tài liệu tham khảo. Đề cương chi tiết của các môn học được quy định thống nhất, khoa học: điều kiện tiên quyết để được học môn học đó, nhiệm vụ của sinh viên mục tiêu của môn học, tài liệu tham khảo, tiêu chuẩn đánh giá... giúp cho sinh viên có điều kiện tìm đọc để hiểu kỹ hơn nội dung, yêu cầu của môn học một cách sâu sắc.
Nhà trường đã có Hội đồng khoa học ban hành “quy định về cấu trúc giáo trình” thẩm định đánh giá các giáo trình các ngành nghề được các khoa chuyên
ngành tổ chức biên soạn. Các giáo trình được xây dựng ít nhất dựa trên 03 tài liệu định kỳ được rà soát biên soạn lại.
- Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Có quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định phê duyệt được Hội đồng thẩm định đánh giá có các ý kiến phản biện khách quan sát thực tiễn yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp của đội ngũ giáo viên chuyên môn, giáo viên sư phạm nghề. Có thu thập nhận xét những ý kiến đánh giá từ các chuyên gia, giáo viên bên ngoài. Dựa trên cơ sở đó các khoa, xem xét và điều chỉnh và đề nghị Hội đồng khoa học nhà trường thông qua, phê duyệt và ban hành.
Các giáo trình và tài liệu biên soạn đều đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, hiện còn gần 20 % giáo trình chưa được biên soạn lại theo yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
- Giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều giáo trình chưa được xây dựng lại, chưa được cụ thể hoá cầu về nội dung kiến thức kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Chưa thường xuyên thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh về chất lượng giáo trình, về mức độ các giáo trình tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.
Nhìn chung, Nhà trường có đầy đủ chương trình đào tạo của các nghề học, bậc học trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành. Các chương trình này hoàn toàn phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục, chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường, gắn với nhu cầu học tập của người học và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Giáo trình được biên soạn phù hợp với nội dung chương trình đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp.