Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 30)

Công tác đào tạo nghề là công tác hết sức quan trọng, nó chịu ảnh hưởng và tác động của các yếu tố nội tại bên trong, các yếu tố này thường xuyên vận động, ảnh hưởng đến nhau và làm thay đổi diện mạo công tác đào tạo nghề. Nhưng diện mạo mới này không phải chỉ do các yếu tố bên trong nó tạo ra mà nó còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố khác bên ngoài quá trình, làm đổi mới quá trình đào tạo theo xu hướng phát triển chung của đất nước.

1.3.2.1. Nhận thức của người dân

Thực tế thời gian gần đây, tâm lý chung của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT muốn thi tuyển vào các trường Đại học và đó cũng là mong muốn của các bậc cha mẹ. Từ nguyện vọng đó mà hàng năm, số lượng học sinh vào các trường đại học ngày một gia tăng. Ngược lại, số lượng học sinh vào trường nghề rất ít và phần lớn các học sinh vào học trường nghề đều do hoàn cảnh khó khăn, học lực thấp, đã vậy, khi vào trường nghề thì tâm lý vẫn không hứng khởi. Tình trạng đó gậy lên việc truyền đạt kiến thức cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác định hướng nghề nghiệp của trường phổ thông không được chú trọng khiến cho học sinh sau khi tốt nghiệp đăng ký nguyện vọng học theo sở thích, nguyện vọng của gia đình, bản thân mà không có hiểu biết về định hướng nghề. Điều này cũng làm cản trở sự phát triển của cơ sở dạy nghề.

Tuy nhiên, do yêu cầu chung của sự phát triển mà cho đến nay nhận thức của người dân cũng đã có những biến chuyển tích cực. Lượng học sinh tham gia vào cơ sở dạy nghề ngày một nhiều. Các học sinh phổ thông tìm hiểu thêm về hệ thống nghề nghiệp và có những lựa chọn tích cực cho nghề nghiệp trong tương lai; bậc phụ huynh ngày càng ủng hộ cho con em mình tham gia vào các trường học nghề; toàn xã hội ra sức đầu tư, tuyên truyền và ủng hộ cho sự phát triển của hệ thống cơ sở dạy nghề.

1.3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội

Sự phát triển của công tác dạy nghề gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng nhu cầu về công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm, điều này kéo theo hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng thì nhu cầu công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ cũng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu về lao động. Điều này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy nó cũng là một trong các khoản chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước. Kinh tế đất nước phát triển thì lượng vốn đầu tư cho công tác này gia tăng. Doanh nghiệp muốn phát triển hay khi đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại đều cần những người lao động có chuyên môn, vì thế nhiều doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để đào tạo nghề cho người lao động, muốn vậy thì doanh nghiệp phải có tiềm lực kinh tế nhất định.

Nói chung ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, đào tạo nghề muốn tồn tại, phát triển được đều cần có cơ sở kinh tế vững chắc. Kinh tế càng phát triển thì đào tạo nghề càng được mở rộng về quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo và ngược lại.

1.3.2.3. Nhu cầu của xã hội về lao động qua đào tạo nghề

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà người ta cảm nhận được. Nói cách khác nhu cầu chính là những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhằm để đạt được những mục đích nào đó như nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu xã hội…

Xã hội ở đây được hiểu là tổng thể các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống…mà ở đó có sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

Vậy nhu cầu của xã hội về lao động qua đào tạo nghề có thể hiểu là tổng thể những nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề… về người lao động qua đào tạo nghề.

1.3.2.4. Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề

Những chính sách của Nhà nước về khía cạnh đào tạo nghề càng nhiều càng chứng tỏ đào tạo nghề đang được quan tâm. Vào thập kỷ 80, Chính phủ ra nghị quyết 104/CP: “ Những xí nghiệp có khoảng 2000 công nhân, thợ mỏ trở lên phải thành lập trường dạy nghề…” , chính vì vậy mà thời gian đó gặp nhiều khó khăn nhưng công tác đào tạo nghề vẫn được duy trì thường xuyên và có hiệu quả. Đến giai đoạn 1995- 1998, nền kinh tế có những bước phát triển vượt bậc nhưng hệ thống đào tạo nghề của cả nước lại giảm dần: năm 1997 cả nước có 360 trường thì tới đầu năm 1999 chỉ có 138 trường, quy mô đào tạo nghề cũng giảm, năm 1997 có 250,000 học sinh thì đến năm 1998 chỉ còn đào tạo 96,000 học sinh; trang bị cho các cơ sở dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu. Cho đến nay, bộ mặt của ngành đào tạo nghề cũng có những phát triển đáng kể bởi lẽ Nhà nước và toàn xã hội ngày càng quan tâm đến quá trình phát triển của hệ thống cơ sở dạy nghề, quan tâm tới kết quả của công tác dạy nghề.

1.3.2.5. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật

Khoa học kỹ thuật tác động đến nhiều mặt của công tác đào tạo nghề.

Thứ nhất: khoa học kỹ thuật làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động.

Nội dung lao động được hiểu ở mặt số lượng và chất lượng của các thao tác lao động đặc trưng bởi đối tượng lao động, công cụ lao động, quy trình công nghệ và trình độ lành nghề của họ.

Thứ hai: khoa học kỹ thuật dẫn đến việc phải chuyển đổi nghề.

Cách mạng công nghệ làm xuất hiện nhiều nghề mới và làm biến mất nghề cũ, kỹ năng nghề nghiệp bị bào mòn nhanh chóng.

Như vậy, với sự tác động của khoa học kỹ thuật đối với người lao động, quá trình lao động của họ và đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề thì công tác này cần có những thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển khoa học kỹ thuật trong tình hình mới.

1.3.2.6. Các yếu tố dân số

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng, quy mô và cơ cấu của các trường nghề. Nước có cơ cấu dân số trẻ thì mạng lưới dạy nghề phải lớn còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu.

Tổng dân số nước ta vào 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người, là nước đông dân thứ ba ở Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Theo phân tích nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp& xây dựng cơ bản và dịch vụ, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn hạn chế, vì vậy đào tạo nghề mang tính mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo mang tính xã hội hóa, đồng thời chú trọng đào tạo ngành mũi nhọn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)