Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 26)

Ngay trong bản thân quá trình đào tạo nghề đã chứa đựng rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, bền chặt với nhau, những yếu tố này tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau , cũng có lúc mâu thuẫn nhau.

1.3.1.1. Chương trình dạy nghề

Đối với dạy nghề, chương trình dạy nghề là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Để chất lượng đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động thì chương trình dạy nghề phải được xây dựng sát với yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; chương trình dạy nghề phải được xây dựng theo một phương pháp khoa học đồng thời phải được thường xuyên cập nhật, bổ sung sửa đổi.

“Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy

định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác”2

Sản phẩm chính của chương trình dạy nghề là chương trình khung quy định về cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các mô đun, môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo mục tiêu cho từng ngành nghề đào tạo.

Hệ thống lý thuyết bao giờ cũng được tập trung trong các tập bài giảng của giáo viên dạy nghề mà những bài giảng này có được là nhờ giáo viên dạy nghề đọc qua sách vở, tài liệu tham khảo hay có kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Một hệ thống lý thuyết tốt sẽ giúp cho học sinh học nghề hình dung ra được công việc mà họ phải làm trong tương lai, giúp họ tiếp cận được thực tế một cách rõ ràng và nhanh chóng nhất.

Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành phải cân đối, nếu lý thuyết quá nhiều mà không có thực hành hay thực hành quá nhiều mà không có lý thuyết thì học sinh khi ra trường sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Hoặc quá sáo

rỗng, kiến thức quá nhiều mà kỹ năng không có hay có kỹ năng nhưng thiếu kiên thức để phát triển, rèn luyện năng lực…

1.3.1.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở dạy nghề

Cơ sở vật chất kỹ thuật được nhắc đến ở đây là hệ thống trường lớp, những trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề.

Một hệ thống trường lớp tốt sẽ giúp quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp có hiệu quả hơn, giúp công tác đào tạo nghề có kết quả tốt hơn. Nói đến cơ sở vật chất, kỹ thuật chúng ta không thể không nhắc đến những trang thiết bị, dụng cụ máy móc phục vụ quá trình dạy và học lý thuyết: đó là bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo…và máy móc, nguyên vât liệu, nhà xưởng cho thực hành…Học sinh học nghề may,hàn, điện sẽ không thể học tốt nếu không biết tới máy may,thiết bị hàn điện, không được sử dụng máy trong quá trình học tập. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, để quá trình đào tạo nghề được tốt thì những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hành phải là những máy móc tốt nhất và hiện đại nhất hay ít nhất cũng phải phù hợp với quá trình sản xuất để học viên sau khi kết thúc khóa học mới không bị bỡ ngỡ khi tiến hành thực tế.

Cơ sở vật chất là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tiễn sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trường tiếp cận dẫn đến sản xuất, giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về nghề mà mình theo học. Trang thiết bị giảng dạy là một trong các yếu tố quyết định hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh, quyết định tính chất công nghệ sản xuất, gia công chế tạo sản phẩm, chất lượng bài thực hành của học sinh học nghề.

Một cơ sở vật chất, kỹ thuật tốt sẽ cho ra một kết quả đào tạo rất khả quan, sản phẩm của quá trình đó là những người lao động có trình độ chuyên môn, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì quá trình học lý thuyết, thực hành có những hụt hẫng, việc học với các cơ sở dạy nghề và ra ngoài thực tế làm việc có những khoảng cách lớn, từ đó giảm hiệu quả của công tác đào tạo, gây lãng phí cho quá trình đào tạo.

1.3.1.3. Đội ngũ giáo viên

Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề. Nhờ giáo viên dạy nghề mà học viên hiểu được cơ sở lý luận, cơ sở khoa học của nghề, nắm được trình tự thực hiện công việc.

Nếu giáo viên dạy nghề có trình độ tốt, tâm huyết với nghề sẽ tạo ra một lớp người lao động có chất lượng lao động và yêu nghề, từ đó nâng cao năng suất lao động cá nhân và của toàn xã hội. Ngược lại, giáo viên dạy nghề không đủ trình độ hoặc tâm huyết với nghề thì học sinh học nghề tiếp thu chương trình dạy nghề không có hiệu quả, dẫn đến việc áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành là kém và đi vào sản xuất thực tế không đáp ứng được yêu cầu của công việc, gây lãng phí nguyên vật liệu, thời gian, tiền bạc.

Vì thế mà giáo viên dạy nghề phải được đào tạo và rèn luyện thường xuyên trên cơ sở cấu trúc nhân cách: là một nhà sư phạm, một nhà chuyên môn kỹ thuật, nhà nghiên cứu ứng dụng khoa học, nhà quản lý và hoạt động xã hội vì giáo viên nghề là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề.

Tỷ lệ học sinh/ giáo viên cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy nghề. Nếu tỷ lệ này cao hay thấp đều có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dạy nghề. Theo thông tư số 29/2010/TT- BLĐTBXH ngày 23/9/2010 về hướng dẫn định mức biên chế của cơ sở dạy nghề, tại điều 3 khoản 2 có quy định “biên chế giáo viên của trung tâm được xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi”.

1.3.1.4. Lực lượng học sinh tham gia học nghề

Giáo viên dạy nghề là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo nghề thì học sinh học nghề là nhân tố quan trọng quyết định tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của một cơ sở dạy nghề nào đó.

Khi số lượng học sinh học nghề phù hợp với quy mô của cơ sở dạy nghề thì chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt, ngược lại nếu quy mô học sinh này quá nhỏ hay quá lớn so với những yếu tố trên thì đều làm cho hiệu quả quá trình dạy

Chất lượng đầu vào của học sinh nghề chính là chất lượng của đầu ra của giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông đào tạo ra những học sinh có kiến thức, có đạo đức sẽ là tiền đề nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)