Về khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 72)

Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo đối với người học đã bảo đảm được mục tiêu dạy nghề, bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động. Phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, môđun để thực hiện mục tiêu đào tạo. Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nhìn chung, đã đảm bảo được cho người học nghề có đủ kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe. Hầu hết các học viên ra trường đều có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và trên thế giới còn hạn chế.

Ví dụ cụ thể đối với khối lượng nội dung chương trình của nghề Hàn hệ trung cấp của nhà trường:

Bảng 2.11: Chương trình đào tạo nghề Hàn

MH, MĐ Tên học, mô đun

Thời gian đào tạo Thời gian của môn học, mô đun (giờ) Năm học Học kỳ Tổng số Trong đó Giờ Lý thuyết Giờ thực hành I Các môn học chung 210 210 0 MH01 Chính trị 1 I 30 MH02 Pháp luật 1 II 15 MH03 Giáo dục thể chất 1 I 30 MH04 Giáo dục quốc phòng 1 II 45 MH05 Tin học 1 I 30 MH06 Ngoại ngữ 1 I 60 II Các môn học, mô-đun

đào tạo nghề bắt buộc 1880 487 1393 II.1 Các môn học, mô đun

kỹ thuật cơ sở 300 162 138

MH07 Vẽ kỹ thuật cơ khí 1 I 75 30 45 MH08 Dung sai lắp ghép và đo

lường kỹ thuật 2 I 45 24 21 MH09 Vật liệu cơ khí 1 I 45 24 21

MH10 Cơ kỹ thuật 1 II 60 39 21

MH11 Kỹ thuật điện - Điện tử

công nghiệp 2 I 45 30 15

MH12 Kỹ thuật An toàn và

Bảo hộ lao động 1

I

II.2 Các môn học, mô đun

chuyên môn nghề 1580 325 1255

MĐ13 Chế tạo phôi hàn 1 I 160 40 120 MĐ14 Gá lắp kết cấu hàn 1 II 60 15 45 MĐ15 Hàn điện cơ bản 1 I 240 60 180 MĐ16 Hàn điện nâng cao 1 II 200 50 150

MĐ17 Hàn khí 1 II 60 15 45

MĐ18 MIG, MAG cơ bản 2 I 120 30 90 MĐ19 MIG, MAG nâng cao 2 II 120 30 90

MĐ20 Hàn TIG 2 I 80 20 60 MĐ21 Hàn vảy 2 I 60 15 45 MĐ22 Hàn thép các bon trung bình, thép các bon cao 2 I 60 15 45 MĐ23 Hàn ống 2 II 80 20 60 MĐ24 Hàn đắp 2 I 60 15 45 MĐ25 Thực tập sản xuất 2 II 280 0 280 Tổng cộng 2090 697 1393

Nguồn: Khoa Hàn/Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng

Đối chiếu với Quyết định ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề Số 01/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì nội dung chương trình trên phù hợp, các chương trình môn học khác cũng đảm bảo đúng quy định và so sánh với các trường trung cấp nghề khác, hệ thống nội dung chương trình của nhà trường được đánh giá là một trong những nội dung chuẩn theo quy định hiện hành và phù hợp với người học.

2.3.1.2. Về kỹ năng, kỹ xảo

Sau khi tốt nghiệp ra trường, hầu hết các học viên đạt được trình độ thao tác và hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc.

Hiểu rõ được các tài liệu kỹ thuật như sổ tay, phiếu công nghệ, các thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu và các yêu cầu khác cần có để thực hiện công việc.

Hiểu rõ được đặc tính kỹ thuật của một số trang thiết bị cần thiết như: độ chính xác, hình dáng, thẩm mỹ...hoặc các yêu cầu về chất lượng sản phẩm; thái độ nghề nghiệp cần có, thời gian thực hiện.

Một số học viên có khả năng lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn. Đồng thời có khả năng phối hợp, kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định. Tuy nhiên, chưa có học viên có thể hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ.

Bảng 2.12: Thực trạng kỹ năng, kỹ xảo của học sinh tốt nghiệp

Năm học Tổng số học sinh

Kỹ năng, kỹ xảo

Bắt chước Thao tác Chuẩn

hoá Phối hợp Tự động hoá 2009-2010 1051 1051100% 1051100% 30429% 13112,5% 00% 2010-2011 1367 1367100% 1367100% 41030% 23217% 00% 2011-2012 1159 1159100% 1159100% 31227% 13011,3% 00%

Nguồn: Phòng Đào tạo/Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng

Bảng thống kê số liệu thực tế cho thấy, so với các cấp độ về kỹ năng, kỹ xảo của các học viên tốt nghiệp hầu hết đã đạt được mức bắt chước và thao tác (100%). Tuy nhiên, ở các cấp độ cao hơn như chuẩn hóa chỉ đạt khoảng 30%, mức phối hợp chỉ đạt khoảng trên 10%, còn mức tự động hóa không có học viên nào đạt được.

Điều này cho thấy, chất lượng của học viên ra trường về mặt kỹ năng, kỹ xảo chỉ đạt ở mức trung bình.

Khảo sát thực tế về học viên tốt nghiệp cụ thể về nghề Hàn, với công việc ”Hàn ngang mối hàn không vát mép” đã đạt được: độ chính xác của chi tiết gia công, kỹ năng vận hành máy theo đúng qui trình công nghệ, an toàn cho người, thiết bị và dụng cụ và đảm bảo thời gian thực hiện so với định mức thời gian.

Về kiến thức: nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ hàn để vận dụng vào việc tính toán kết cấu hàn, các vật liệu sử dụng trong nghề hàn, xác định chế độ hàn và các công việc khác của người thợ hàn.

Về kỹ năng: đã hàn được các mối hàn và kết cấu hàn thông dụng chế tạo từ các vật liệu thường dùng trong công nghiệp và dân dụng bằng các phương pháp hàn thủ công, bán tự động và tự động đạt yêu cầu kỹ thuật, theo quy trình hoàn chỉnh, tiết kiệm và an toàn.

Hầu hết các học viên tốt nghiệp ra trường đều có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát hơn 10 doanh nghiệp như: Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Cổ phần cầu 11 Thăng Long/Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, các công ty Dệt may: Công ty May 20, May 10/Tổng cục Hậu cần, May 19/Quân chủng Phòng không – Không quân, Công ty may Hoàng Sơn, tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, ngành Công nghiệp tàu thủy; các tổng công ty: Lắp máy Việt Nam, Thép, Đường sắt Việt Nam; các địa phương thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh...cho thấy:

Có khoảng 70% học sinh học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số nghề tỷ lệ này đạt trên 90% như nghề Điện - Nước, nghề May công nghiệp, thậm chí được doanh nghiệp tiếp nhận 100% học sinh tốt nghiệp ra trường. Theo đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của

lao động qua đào tạo nghề tại Nhà trường thì có khoảng 15% đạt loại khá và giỏi; 52% trung bình, còn lại cần phải rèn luyện và học tập thêm; về ý thức kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp: 45% đạt loại tốt và khá, còn lại là trung bình. Tỷ lệ này còn thấp so với yêu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

2.3.1.3. Năng lực nhận thức và tư duy

Năng lực nhận thức và tư duy của học sinh tốt nghiệp của nhà trường được Phòng Đào tạo thường xuyên đánh giá theo phương pháp khảo sát thực tế và qua quá trình quản lý học tập, theo dõi, kiểm tra. Kết quả khảo sát được phân loại theo các cấp độ, sau đây là bảng số liệu tổng hợp:

Bảng 2.13: Thực trạng năng lực nhận thức và tư duy của học sinh tốt nghiệp Năm học Tổng số học sinh Năng lực nhận thức Năng lực tư duy Biết Hiểu Áp dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá Chuyển giao Sáng tạo Tư duy logic Tư duy trừu tượng Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo 2009- 2010 1051 1051 100% 1051 100% 400 38% 304 29% 131 12,5% 34 3,2% 0 0% 0 0% 1001 95% 304 29% 131 12,5% 0 0% 2010- 2011 1367 1367 100% 1367 100% 460 33,6% 410 30% 232 17% 22 1,6% 0 0% 0 0% 1267 92% 410 30% 232 17% 0 0% 2011- 2012 1159 1159 100% 1159 100% 500 43% 312 27% 130 11,3% 25 2,1% 0 0% 0 0% 1130 97% 312 27% 130 11,3% 0 0%

- Về năng lực nhận thức: theo cấp độ phân loại ở bảng 2.3, 100% học viên có khả năng biết và hiểu, các học viên tốt nghiệp ra trường ngoài khả năng biết, ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà học viên đã hiểu được các tư liệu đã được học, học viên đã có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được. Đồng thời áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học, khả năng này chiếm tỷ lệ khoảng trên 30% qua các năm lần lượt là: 2010 (38%), 2011 (33,6%) và 2012 (43%). Tỷ lệ biết cách phân tích từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng đạt gần 30% . Tỷ lệ biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu chỉ đạt dưới 20%. Tỷ lệ biết đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định chỉ chiếm dưới 5%. Ở cấp độ chuyển giao và sáng tạo: khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác và sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được thì hầu hết không có học viên nào đạt được. Qua đó cho thấy năng lực nhận thức của học viên càng ở mức độ yêu cầu cao thì tỉ lệ càng thấp và qua các năm tỉ lệ này cũng không được cải thiện rõ rệt, chứng tỏ nhận thức của học viên vẫn còn hạn chế.

- Về năng lực tư duy: tỷ lệ có khả năng tư duy logic, suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống đạt trên 90% . Hơn nữa, các học viên có khả năng tư duy trừu tượng, suy luận một cách khái quát hoá, tổng quát hoá ngoài khuôn khổ có sẵn chiếm khoảng 30% trong số học viên tốt nghiệp. Khả năng tư duy phê phán, suy luận một cách hệ thống, có nhận xét, có phê phán và tư duy sáng tạo, suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ định sẵn, tạo ra những cái mới chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ này cũng phản ánh về năng lực tư duy của học viên còn hạn chế.

2.3.1.4. Về phẩm chất nhân văn

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện đạo đức, lối sống cho người học đã được Đảng uỷ, Ban giám hiệu xem đây là nhiệm vụ trọng tâm

của công tác chính trị học viên trong nhà trường. Bằng các quyết định hành chính, nhà trường đã cho thành lập Ban chỉ đạo tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên“ đầu năm học cho tất cả các khoá học, với nhiều nội dung liên quan về công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho người học.

Nhà trường còn phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức quần chúng tổ chức các chương trình giao lưu ngoại khoá như các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, tổ chức các cuộc nói chuyện về truyền thống của trường... nhằm định hướng cho người học xác định được mục tiêu, lý tưởng để phát huy được động cơ học tập tốt và rèn luyện tốt “vì ngày mai lập nghiệp“. Ban giám hiệu nhà trường còn chỉ đạo Phòng Đào tạo và cơ quan chính trị mời thêm các chuyên gia phổ biến các Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thông báo tình hình thời sự trong nước, ngoài nước; nói chuyện về giáo dục giới tính, phối hợp với Công an thành phố nói chuyện về an ninh trật tự, an toàn giao thông, về phòng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Thường xuyên tổ chức Hội nghị công tác học sinh, sinh viên, tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với đại diện của các lớp để lắng nghe những phản ánh của người học.

Thông qua Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lối sống văn minh, phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV... . Đầu năm học phát động phong trào thi đua đăng ký danh hiệu “tập thể lớp học tập tốt rèn luyện tốt“. Thành lập các đội xung kích trong học viên như: Đội văn minh học đường, Đội ca khúc cách mạng, Đội thanh tình nguyện chiến dịch hè, Đội thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi ... Nhà trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện về vật chất để người học tham gia tốt các hoạt động phong trào.

Đa số học viên trong trường đã ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, tự giác tham gia các phong trào do đoàn thể và nhà trường phát động.

Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu học viên muốn học tập và sinh hoạt trong các ký túc xá, nhưng chỉ đáp ứng được chỗ ở cho các học viên thuộc diện chính sách ưu tiên theo qui định của Nhà nước. Chính vì vậy số lượng học viên ngoại trú rất cao gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý số học viên này. Một bộ phận nhỏ học viên do tiếp xúc môi trường xã hội đa dạng phức tạp đã không tự giữ được mình, thích đua đòi, hưởng thụ dẫn đến ý thức rèn luyện học tập kém (năm học nào cũng có học viên bị ngừng học, bị buộc thôi học). Các hiện tượng đánh nhau, uống rượu tuy không nhiều nhưng vẫn còn xảy ra. Những học viên này đã dược nhà trường nhắc nhở, giáo dục và có hình thức kỷ luật thích đáng.

Bảng 2.14: Thực trạng phẩm chất nhân văn của học sinh tốt nghiệp Năm học Tổng số học sinh Phẩm chất nhân văn

Năng lực hợp tác Năng lực thuyết phục Năng lực quản lý SL % SL % SL % 2008- 2009 1510 1510 100 528 35 45 2,9 2009- 2010 1051 1051 100 304 29 34 3,2 2010- 2011 1367 1367 100 410 30 22 1,6 2011- 2012 1159 1159 100 312 27 25 2,1

Nguồn: Phòng Đào tạo/Trường Trung cấp nghề số 17/Bộ Quốc phòng

Kết quả từ bảng số liệu và khảo sát đánh giá thực tiễn cho thấy:

+ Về năng lực hợp tác: 100% học viên sẵn sàng cùng đồng nghiệp chia sẻ và thực hiện các nhiệm vụ được giao

+ Khoảng 30% có năng lực thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng, kế hoạch, dự kiến,... để cùng thực hiện

+ Tuy nhiên về năng lực quản lý: khả năng tổ chức, điều phối và vận hành một tổ chức để thực hiện một mục tiêu đã đề ra hầu hết các em còn chưa có kinh nghiệm và cần phải học hỏi nhiều, tỷ lệ này dưới 5%.

+ Về chính trị, đạo đức:

- Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)