Cơ cấu bộ máy hoạt động của Trường Trungc ấp dậy nghề số 17-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 40)

Quốc Phòng

Bộ máy quản lý của Trường Trung cấp dậy nghề số 17 - Bộ Quốc Phòng tương đối gọn nhẹ, linh hoạt theo hệ thống chức năng, chuyên môn. Trong trường có sự trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau giữa các khoa, phòng, ban nên mọi hoạt động của trường diễn ra đồng bộ và tạo thành một hệ thống thống nhất.

Sơđồ 1.2: Sơđồ cơ cấu tổ chức của truờng Trung cấp dậy nghề số 17 - BQP

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

a. Ban giám hiệu

Ban giám hiệu gồm có 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng là Trung tá Thạc sỹ Đinh Thị Hồng Hạnh, Ba phó hiệu trưởng là cử nhân :Phó hiệu trưởng Đại tá Phan Tử Bình, Thượng tá Đặng Văn Cường, Trung Tá Vũ Trung .

*.Nhiệm vụ của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Trường và các quy định của pháp luật có liên quan.

Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau đây:

a. Ban giám hiệu BAN GIÁM HIỆU Phòng Đào tạo Phòng Tham mưu hành chính Ban Tài chính Ban Tuyển sinh Phòng Hậu cần kỹ thuật Ban Quản lý học viên Khoa Điện dân dụng Khoa Hàn Khoa Đào tạo lái xe Khoa Công nghệ ô tô Bộ môn may và thiết kế thời trang

Ban giám hiệu gồm có 1 hiệu trưởng và 3 phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng là Trung tá Thạc sỹ Đinh Thị Hồng Hạnh, Ba phó hiệu trưởng là cử nhân :Phó hiệu trưởng Đại tá Phan Tử Bình, Thượng tá Đặng Văn Cường, Trung Tá Vũ Trung .

*.Nhiệm vụ của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý

và điều hành các hoạt động của Trường và các quy định của pháp luật có liên quan. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ sau đây:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề.

Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên chăm lo, cải thiện điều kiện giảng dạy, học tập cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và người học.

Tổ chức đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định pháp luật.

*Quyền hạn của Hiệu trưởng

Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển của Trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Tổ chức các chương trình đào tạo dạy nghề thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Được liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật.

Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

Được sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trường.

Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

Giao kết hợp đồng học nghề, bồi dưỡng nghề với người học theo quy định của pháp luật.

Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, trung cấp nghề cho học sinh đạt yêu cầu theo quy định.

Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh học nghề trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng

Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trường; trực .tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và hoàn thành các công việc khác mà hiệu trưởng giao.

Khi thực hiện các công việc được hiệu trưởng giao, phó hiệu trưởng thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả công việc được giao.

b. Các phòng chức năng

Hiện tại trường có 7 phòng chức năng gồm: Phòng Đào Tạo,Phòng Tham mưu-Hành chính, phòng Hậu cần – Kỹ thuật,phòng kiểm định khảo thí, Ban tài chính, Ban tuyển sinh, Ban quản lý học viên. Các phòng chức năng có nhiệm vụ than mưu, giúp Ban giám hiệu quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường. Cụ thể chức năng của từng phòng :

- Phòng đào tạo có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ dạy nghề; tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của cấp trên và quy định của Trường đã ban hành. Phòng có chức năng cụ thể:

+ Chỉ đạo và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.

+Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong Nhà trường. + Tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất và sản xuất kết hợp với thực tập nghề đáp ứng mục tiêu kế hoạch đã được xác định.

+Tổ chức hoạt động kỹ thuật và an toàn lao động.

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động nghiên cứu sáng kiến, cải tiến KHKT và ứng dụng tiến bộ KHKT vào hoạt động sản xuất và thực hành nghề.

+Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy chế đào tạo và cấp phát văn bằng chứng chỉ, công tác an toàn lao động.

- Phòng Tham mưu- hành chính có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng quy hoạch phát triển tổ chức và công tác cán bộ của nhà trường theo quy chế, quy định của Trường Trung cấp dậy nghề số 17 - Bộ Quốc Phòng. Tham mưu cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, quản lý tổng hợp và thống nhất công tác hành chính trong trường. Bên cạnh đó, phòng thực hiện chức năng hậu cần, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng.

- Phòng Hâu Cần kỹ thuật:

+ Lập kế hoạch tổ chức mua sắm bảo đảm cơ sở vật chất hậu cần cho nhà trường, quản lý các mặt công tác hậu cần của trường theo kế hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt (Tham mưu đề xuất với Ban Giám hiệu và liên hệ với các cơ quan chức năng của trường trong việc tổ chức xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị ở nơi ở mới).

+ Quản lý công tác tài chính, quản lý, cấp phát, thu hồi , quân trang, quân dụng và các trang thiết bị dạy học khác. Bảo đảm điện, nước phục vụ cho sinh hoạt, công tác của cán bộ, nhân viên và sinh viên.

+ Tổ chức sắp xếp các phòng làm việc, chỗ ở cho cán bộ, giảng viên, nhân viên; nơi ăn, ở, sinh hoạt học tập, rèn luyện của sinh viên.

+ Tổ chức công tác phòng bệnh, chữa bệnh thông thường, trực cấp cứu và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Theo dõi, giám sát thi công xây dựng cơ bản các hạng mục côngtrình của khu Trường mới bảo đảm chất lượng, kịp thời báo cáo Ban Giám Hiệu những vấn đề nảy sinh.

+ Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, định kỳ kiểm tra các trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất, quản lý các mặt công tác kỹ thuật của Trường theo kế hoạch đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Phòng kiểm định khảo thí:

+ Giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý về công tác thi, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng dạy nghề;

+ Phối hợp tham gia thực hiện các hoạt động trong Nhà trường đúng quy định.

+ Thực hiện các quy chế, các hướng dẫn của BQP, TCDN về công tác thi và kiểm định chất lượng dạy nghề; đề xuất thực hiện các chủ trương, biện pháp đảm bảo tốt cho công tác thi và kiểm định chất lượng dạy nghề;

+ Thực hiện nhiệm vụ: Kiểm tra các kỳ thi; công tác kiểm định chất lượng dạy nghề; công tác xây dựng, quản lý ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra, đề thi, đề kiểm tra;

+ Chủ trì, tổ chức thẩm định trình Hiệu trưởng kiểm tra, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng dạy nghề theo quy định;

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về quản lý thi và kiểm định chất lượng dạy nghề. Chủ trì, tổ chức các hoạt động tập huấn cho các khoa về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thi và kiểm định chất lượng. Tổ chức thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác thi và kiểm định chất lượng dạy nghề;

Phối hợp với ban thanh tra tham gia thanh kiểm tra theo quy định;

đánh giá kết quả trong các hoạt động đào tạo của Trường; kiểm tra nề nếp dạy và học của các khoa chuyên môn;

+ Được quyền yêu cầu tạm dừng hoạt động để làm rõ đối với giáo viên và học sinh vi phạm khi thấy cần thiết, sau đó báo cáo, phối hợp với các đơn vị để cùng giải quyết;

+ Trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng được quyền triệu tập các giáo viên để giải quyết các công việc thuộc chức năng của phòng thực hiện;

+ Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng có quan hệ phối hợp với các phòng, khoa trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

+ Quản lý CBVC, tài sản và khai thác sử dụng tốt cơ sở vật chất được giao; + Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng phân công

- Ban Tài chính: có chức năng tham mưu giúp hiệu trưởng quản lý công tác tài chính kế toán của Trường, theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thu chi, sử dụng tài chính, kế hoạch tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan đến công tác tài chính của toàn trường.

-Ban tuyển sinh:

Cùng phối hợp với phòng đào tạo ban tuyển sinh nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu từ nguồi bộ đội xuất ngũ, nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của trường.

Trường trung cấp nghề số 17- BQp tổ chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ Quốc Phòng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

-Ban quản lý học viên:

Có chức năng giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý HSSV nhằm đảm bảo cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong các mặt sau :

+ Tổ chức quản lý, rèn luyện và đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV. + Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV.

c. Các khoa chuyên môn

Trường có 6 khoa, bộ môn chuyên ngành là: Khoa khoa học cơ bản, Khoa công nghệ ô tô, Khoa điện dân dụng, Khoa Hàn, Khoa đào tạo lái xe, Bộ môn may thời trang. Mỗi khoa có một lĩnh vực đào tạo, dạy nghề riêng, thực hiện nhiệm vụ cụ thể và chịu quyền hạn trực tiếp của Ban giám hiệu.

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 17 - BỘ QUỐC PHÒNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trường trung cấp nghề số 17 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)