Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
468,93 KB
Nội dung
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ********* TRẦN THỊ HUYỀN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tâm lí học Người hướng dẫn khoa học TH.S HÀ KIM DUNG HÀ NỘI - 2011 Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, giáo dục của nước ta đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ nhất là việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. đặc biệt giáo dục mầm non đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Giáo dục mầm non là nền tảng để hình thành nhân cách và những năng lực sơ đẳng cho trẻ, đặt nền móng cho những bậc học cao hơn. Vì vậy phải coi trọng và quan tâm tới giáo dục mầm non nhiều hơn Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ mà hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi thông qua hoạt động, chơi để mà học những biểu tượng sơ đẳng nhất về thế giới xung quanh. Trang luật giáo dục đã nói mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ. Mà cơ sở đầu tiên của sự phát triển toàn diện đó là phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngôn ngữ là sự sang tạo kỳ diệu của con người sự tuyệt vời của ngôn ngữ đó là nó đã trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhất. nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng nhất đầy đủ nhất, từ đó có thể hiểu nhau thể hiện tình cảm chia sẻ giúp đỡ nhau, biểu thị mong muốn và nhu cầu với thế giới xung quanh. Hơn thế nữa ngôn ngữ là công cụ để chúng ta tư duy, là chìa khóa vạn năng để chúng ta mở kho tàng khổng lồ của nhân loại. Ngôn ngữ càng mở rộng thì tri thức thu được càng lớn đồng nghĩa với việc cá nhân ngày càng hoàn thiện, xã hội càng phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ tuổi mầm non (0-6T) đặc biệt là từ 3-5 tuổi, giai đoạn này ngôn ngữ phát triển rất nhanh về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì sự phát triển của trẻ sẽ bị Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN khó khăn. Nhà giáo dục EITIKHEEVA cho rằng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động trong trường mẫu giáo trẻ sẽ chuyển sang trường tiểu học, đây là bước ngoặt rất quan trọng của trẻ 6 tuổi. 6 tuổi trr đến trường đến với thầy với bạn, trẻ phải chuyển qua và thích nghi với 1 lối sống mới với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập đồng thời trẻ cũng chuyển sang một vị trí xã hội mới. Chính vì sự thay đổi đó đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, ý thức để thích nghi bước đầu với các điều kiện học tập ở trường phổ thông. Điều kiện tâm lý quan trọng đó chính là ngôn ngữ của các em. Khi ngôn ngữ của trẻ phát triển nghĩa là trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngà như phát âm chuẩn vốn từ phong phú, câu nói hoàn chỉnh về ngữ pháp thì trẻ sẽ có 1 phương tiện để lĩnh hội, tri thức khoa học và 1 công cụ để trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội mới. Chính bởi tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn cho nên tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc” Để thấy được thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn từ đó có những tác động để nâng cao ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn II. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 tuổi) ở trường mầm non Hoa Sen khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Để thấy được thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp tác động để chuẩn bị tốt về ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi học Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) nhằm định hướng cho việc nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5-6T) ở trường mầm non Hoa Sen ( thành phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc) - Tìm 1 số biện pháp tác động thử nghiệm nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ IV. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc 2. Khách thể nghiên cứu 30 trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc V. Các phương pháp - phương pháp trò chuyện - phương pháp quan sát - phương pháp điều tra - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê - Phương pháp vấn đáp VI. Mức độ và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6T) ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc - Tìm hiểu 30 trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN VII. Giả thuyết khoa học Khả năng ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế. Biểu hiện về ngôn ngữ giữa các trẻ có sự chênh lệch. Nếu chúng ta có những biện pháp tác động tích cực của người giáo viên thì sẽ nâng cao được vốn ngôn ngữ cho trẻ để chuẩn bị tâm lý thuận lợi cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp tác động cho trẻ nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ VIII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn có ý nghĩa rất quan trọng, có tìm hiểu thì mới phát hiện ra thực trạng khả năng nắm vững ngôn ngữ của trẻ, những biểu hiện tích cực và tiêu cực của thực tiễn giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiện nay. Trên cơ sở đó tư vấn những biện pháp tác động để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn IX. Dự kiến công trình nghiên cứu Phần 1. Mở đầu Phần 2. Kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Chương 3. Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ Phần 3. Kết luận và kiến nghị Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập từ thời cổ đại. Trong cuốn “ Bàn về phương pháp” Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phân biệt con người, khác với động vật Ông kết luận rằng “ có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người với con vật” Sau cách mạng tháng mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học Xô Viết đã vận dụng quan điểm của Mác Lê Nin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó là xem xét ngôn ngữ với tư cách là 1 hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy là phương tiện giao tiếp của con người. LX.Vưgotxlki trong cuốn “ Tư duy và ngôn ngữ” đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập Mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể Theo ông, khi trẻ em gặp phải những lúc khó khăn trong cuộc sống trẻ tham gia vào sự hợp tác của người lớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ hợp tác này quá trình tư duy trong một xã hội nhất định được chuyển giao sang trẻ. L.X Vưgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đổi với sự phát triển của tư duy (Vưgotxki 1997, Tư duy và ngôn ngữ) Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0-6T) được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận ở từng góc độ khác nhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ với các xu hướng nghiên cứu sau Xu hướng 1: Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ của trẻ: vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp ở các độ tuổi khác nhau có các công trình nghiên cứu của Lưu Thị Lan (1996) “ Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1-6 tuổi” [19] đã chỉ rõ các bước phát triển về ngữ âm của trẻ em bắt đầu từ giai đoạn tiến ngôn ngữ (0-1 tuổi), giai đoạn ngôn ngữ(1-6 tuổi) Về ngôn ngữ mạch lạc của trẻ (5-6T) được rất nhiều tác giả nghiên cứu như: A.M Leusina, Nguyễn Xuân Khoa, X.L Rubinxtein. A.M Leusina tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo và đi đến kết luận: ngôn ngữ mạch lạc là đơn vị của ngôn ngữ như 1 phương tiện giao tiếp. Trẻ càng lớn thì tính hoàn cacnhr của ngôn ngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội của vốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ Xu hướng thứ 2: Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Tác giả EI.Tikheeva đã đề ra phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hệ thống, trong đó cần tổ chức cho trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho trẻ nghe Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “ phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” đã đưa ra một số biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: Kể lại chuyện, kể chuyện theo trí nhớ, kể chuyện theo tưởng tưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN Xu hướng thứ 3: Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em từ 0-6 tuổi theo từng giai đoạn lứa tuổi với các tác giả GI Liamina (1960)’ V.I Iadenco (1966), Bùi Anh Tuấn Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” đã phân tích đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn Trong cuốn phương pháp phát triển lời nói của tác giả Đinh Hồng Thái đã nêu lên đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo và nêu ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Có nhiều nhà nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn nhưng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc thì chưa có ai nghiên cứu. Vì thế tôi đi tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này tại trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc 1.2. Khái niệm chung về ngôn ngữ 1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ và ngữ ngôn Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các ký hiệu từ ngữ và hệ thống quy tắc ngữ pháp cso chức năng là một phương tiện của giao tiếp, một công cụ của tư duy Ngữ ngôn là một hiện tượng tồn tại khác quan trong đời sống tinh thần của xã hội, là 1 hiện tượng của nền văn hóa tinh thần của loài người. Ngữ ngôn gồm 2 bộ phận là từ vựng, các ý nghĩa của từ và ngữ pháp là một hệ thống các quy tắc quy định sự ghép các từ thành câu Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng 1 thứ ngôn ngữ để giao tiếp, để truyền đạt, để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN Ngôn ngữ là một quá trình tâm lý nó là đối tượng của tâm lý học. ngôn ngữ đặc trưng cho từng người sự khác biệt cá nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, cấu trúc của câu, sự lựa chọn của từ. Tuy ngôn ngữ và ngữ ngôn khác nhau nhưng chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Không có một thứ tiếng (ngữ ngôn) nào lại tồn tại và phát triển bên ngoài quá trình ngôn ngữ. Ngược lại quá trình ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào một thứ ngữ ngôn nhất định 1.2.2. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ Ngôn ngữ có 3 chức năng cơ bản sau Thứ nhất: Ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người lưu truyền được từ đời này sang đời khác phần lớn dưới dạng ngôn ngữ thế hệ đi trước truyền đạt, thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm quý báu ấy biến thành vốn liếng riêng cho bản thân cũng đều phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện cơ bản Thực vậy, mới đầu trẻ không tự nhận thức được thế giới xung quanh. Để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, trẻ đặt ra nhiều câu hỏi cho người lớn và những người xung quanh, nhờ những câu trả lời đó trẻ mở rộng dần về nhận thức những vấn đề tự nhiên, xã hội và con người còn người lớn muốn dạy trẻ điều gì phải sử dụng lời nói để giải thích, hướng dẫn kèm theo hành động mẫu của mình. Nếu không trẻ sẽ chỉ bắt chước như một con khì mà không hiểu được tại sao phải như vậy. Như vậy ngôn ngữ có tác dụng xã hội hóa sự phản ánh của mỗi cá nhân và làm cho nó trở thành ý nghĩa Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trần Thi Huyền K33 - GDMN Thứ hai: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người Trong giao tiếp con người sử dụng rất nhiều phương tiện như: lời nói, hành vi, cử chỉ, sắc thái biểu cảm, kết hợp với âm thanh của âm nhạc, màu sắc của hội họa Trong mọi phương tiện đa dạng ấy. Không ai có thể phủ nhận rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người. So với lời nói thì các phương tiện khác hạn chế hơn rất nhiều vì có những cử chỉ, sắc thái biểu cảm. chỉ một số người mới hiểu được còn ngôn ngữ có thể truyền đạt những thông tin, tư tưởng, tình cảm chính xác, rõ rang và hoàn toàn xác định Chính nhờ có ngôn ngữ trong lao động, trong sinh hoạt con người có thể dung chúng làm phương tiện chính, thường xuyên diễn đạt và làm cho người khác hiểu được những tư tưởng tình cảm, trạng thái nguyện vọng của mình. Với sự hiểu biết lẫn nhau con người có thể đồng tâm hiệp lực để cùng nhau chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội và làm cho đời sống con người ngày càng phát triển văn minh hơn Thứ 3: Ngôn ngữ là công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch định ra mục đích cần đạt tới trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì, ngôn ngữ giúp con người tổ chức, hướng dẫn điều chỉnh và điều khiển hoạt động của mình. Điều đó đã đem lại cho con người những thành tựu vĩ đại, làm cho con người ngày càng khác xa về chất so với động vật 1.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo : Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ. Điều đó khiến cho ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ phát triển [...]... số trẻ vẫn chậm nói, giao tiếp còn kém Những thực trạng trên có ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ tôi đã tiến hành dự giờ và ghi rõ những biểu hiện của ngôn ngữ của trẻ Trần Thi Huyền K33 - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp 2.2.1 Thực trạng mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. .. cao khả năng hiểu từ của trẻ Biểu đồ1: Mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm Non Hoa Sen 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 46,7% % 30,0% 23,3% Cao Trần Thi Huyền Cao TB ThÊp TB ThÊp K33 - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp 2.2.2 Thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Để khảo sát khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn tôi đã tiến... độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo lớn theo mức độ tăng dần Mức độ Cao Trung bình Thấp hiểu từ Khách thể Số lượng % Số lượng % Số lượng % 30 trẻ 7 23,3 9 14 46,7 30 Qua kết quả điều tra thực trạng mức độ hiểu từ của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi ( ở bảng 2) ta thấy mức độ hiểu từ của trẻ không đồng đều có sự chênh lệch giữa các trẻ có thể phân mức độ hiểu từ của trẻ thành 3 mức độ: mức độ hiểu từ cao, mức độ hiểu. .. mình Trần Thi Huyền K33 - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Chương 2 Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc 2.1 Vài nét khái quát về khách thể nghiên cứu Trong thời gian 10 tuần thực tập tại trường mầm non Hoa Sen Vĩnh YênVĩnh Phúc Tôi đã có điều kiện được tiếp xúc trò chuyện với các phụ huynh và các cháu ở khu vực này phần lớn các phụ huynh ở đây... lý trẻ + Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ mẫu giáo, không chỉ là phép cộng đơn giản của những câu và từ mà đó là những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ đề nhất định, được diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong những câu được xây dựng đúng theo các quy luật ngữ pháp, lôgíc chặt chẽ Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất phát từ nhu cầu vốn ngôn ngữ của trẻ. .. tiếp của ngôn ngữ Có sắc thái biểu cảm trong lời nói Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện trình độ phát triển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy nữa Đây chính là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, là kỹ năng khó nhất, phải đến tuổi mẫu giáo lớn kỹ năng này mới thể hiện rõ Tóm lại, trong các độ tuổi của mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần về các mặt: Vốn từ, ngữ. .. chịu ảnh hưởng của lời nói ngọng của những người lớn trong địa phương, trẻ mẫu giáo lớn mới phạm nhiều lỗi trong nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ hoặc một số âm khó, xa lạ với trẻ thì trẻ có thể phát âm sai Ví dụ "quét trầu" trẻ nói thành "quyết trầu" Trẻ mẫu giáo lớn cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể Trẻ thường dùng ngữ điệu êm ái... trong ngôn ngữ của trẻ nhưng còn ít và đôi khi trẻ sử dụng chưa chính xác + Phát âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ: Trần Thi Huyền K33 - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Trẻ 4 - 5 tuổi phát âm có tiến bộ hơn trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) Trẻ nói rõ hơn, dứt khoát hơn, ít ngọng hơn, song vẫn hay sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối ở trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ. .. bình, mức độ hiểu từ thấp - mức độ hiểu từ cao chiếm tỉ lệ 23,3% Trần Thi Huyền K33 - GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp - mức độ hiểu từ trung bình chiếm tỉ lệ 30% - mức độ hiểu từ thấp chiếm tỉ lệ 46,7% Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn đã có sự khác biệt so với cá lứa tuổi trước Trẻ mẫu giáo lớn có được số lượng từ khá phong phú và mức độ hiểu từ cũng đã tăng lên Vì trẻ càng lớn thì khả năng... cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo theo các hướng: ngữ âm được hoàn thiện dần, vốn từ được mở rộng, trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ 1.3.1 Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: + Vốn từ: Số lượng từ ngữ trẻ em lĩnh hội được từng giai đoạn 3 - 4 tuổi khoảng từ 800 - 1926 . - Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 T) ở khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc - Tìm hiểu 30 trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Trường ĐHSP Hà. toàn diện của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn cho nên tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Để thấy. cứu Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc 2. Khách thể nghiên cứu 30 trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc V. Các phương pháp - phương