Kết quả của quá trình thử nghiệm tác động sư phạm 1 Về khả năng biểu hiện vốn từ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 41 - 46)

Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi C trường mầm

3.3. Kết quả của quá trình thử nghiệm tác động sư phạm 1 Về khả năng biểu hiện vốn từ

3.3.1. Về khả năng biểu hiện vốn từ

- Nhóm đối chứng hoạt động vui chơi theo chương trình không có tác động gì thêm

VD: Trò chơi Họa sĩ tí hon

* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một tờ giấy trắng khổ A4, 1 bút chì, 1 hộp màu * Tổ chức chơi

- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, đúng tư thế, cô phát giấy, bút màu

- Cô nói: Các con ơi hôm nay các con được tham dự cuộc thi “ Họa sĩ tí hon các con có thích không? ( có ạ) các con sẽ vẽ vào giấy 1 ngôi nhà thật đẹp. Bạn nào vẽ giỏi, vẽ đẹp sẽ được khen thưởng. Các con nhớ lời cô nói chưa nào các con phải vẽ đúng và nói được như lời cô hướng dẫn nhé

Cuộc thi bắt đầu

- Con hãy vẽ một ngôi nhà 2 tâng và chính giữa tờ giấy, ngôi nhà 2 tầng chưa có cửa đâu

- Bây giờ mỗi tầng các con vẽ một ngôi nhà nhỏ hơn ở kề bên ngôi nhà 2 tâng đấy là bếp đấy các con ạ

- Bây giờ mỗi con hãy vẽ một sân chơi ở phía trước ngôi nhà cô đố các con có mấy góc sân nào?

- Bây giờ các con hãy tìm góc sân bên trái các con. Chúng mình cùng trang trí nhé, mỗi góc sân bên trái vẽ 1 cặp chậu cây cảnh cô đố các con một cặp là mấy chậu cây cảnh. Vẽ 2 chậu cây cảnh kề bên nhau nhé

- Các con hãy tìm cho cô góc sân bên phải nào, có mấy góc các con? Mỗi góc sân bên phải các con hãy vẽ một cặp chậu hoa giống nhau đi nào

- Từ nhà tầng sang nhà bếp chưa có đường đi, bây giờ các con hãy vẽ con đường từ ngôi nhà này đến ngôi nhà kia

- Bên cạnh nhà bếp có một chiếc vườn nhỏ xinh xắn 1 đàn gà mẹ gồm gà mẹ và 4 gà con nối đuôi nhau dạo chơi con thứ nhất di sau gà mẹ chúng mình tô màu

vàng, con thứ 2 tô màu cam, con thứ 3 đi sau gà mẹ tô màu đen, còn con đi cuối cùng tô màu nâu

Trò chơi kết thúc: Cô thu bài của trẻ

Qua kiểm tra bài trẻ thực hiện tôi thấy rằng trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đa số trẻ đã làm đúng như yêu cầu của cô, có trẻ đã làm đúng hoàn toàn, chỉ còn số ít trẻ làm chưa đúng ở một số từ như: góc sân bên phải điều đó chứng tỏ biện pháp dùng trò chơi để trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm sẽ nâng cao khả năng hiểu từ của trẻ. Muốn trẻ hiểu từ đúng thì phải gắn các từ đó vào trong những tình huống cụ thể, vào những đồ vật cụ thể để trẻ tri giác rõ ràng hơn từ đó trẻ sẽ hiểu từ tốt hơn

Trò chơi: Thi “ bày tiệc”

* Chuẩn bị: + 3 bàn kê 3 góc

+ Nến nhiều màu, nhiều loại, mỗi loại 2 cái giống nhau, bát, thìa, hoa quả, búp bê, vòng tay…

* Tổ chức chơi

Cô chia nhóm thực nghiệm thành 3 đội chơi, mỗi đội sẽ chọn đồ chơi mang về bàn tiệc của mình để bày

* Tiến hành

- Búp bê đặt vào giữa bàn tiệc, chọn 2 vòng tay giống nhau mỗi vòng đeo vào 1 tay cho búp bê

- Chọn 4 cây nến giống nhau đặt vào 4 góc bàn

- Chọn 2 lọ hoa có màu sắc khác nhau đặt phía trước búp bê - Bên trái búp bê hãy bày 1 đĩa hoa quả

- Bên phải búp bê hãy bày các loại thức ăn

Trò chơi: Thi xem ai nhanh

* Chuẩn bị: - Bức tranh vẽ cảnh gia đình đang ngồi ăn cơm - Bàn và giá để tranh

- Các cháu ngồi hình chữ U Trò chơi thi bày tiệc

Kết thúc trò chơi

+ Tôi kiểm tra sản phẩm của 3 đội, sản phẩm của 3 đội trông rất đẹp mắt, cả 3 đội đều thực hiện theo đúng yêu cầu của cô. Vị trí của các đồ vật đều chuẩn xác không đội nào làm sai luật chơi, kết thúc trò chơi đúng thời gian quy định

Điều đó chứng tỏ trò chơi này đã tác động rất tốt đến trẻ, các cháu đã hiểu được các từ mà tôi đưa ra trong trò chơi

Trò chơi : thi xem ai nhanh

+Chuẩn bị -bức tranh vẽ cảnh gia đình đang ngồi ăn cơm -bàn và giá để tranh

Các cháu ngồi hình chữ U * Tổ chức chơi

Cô giáo nói: chúng mình cùng quan sát tranh thật kỹ rồi nghe cô hỏi nhé - Trong mấy người đnag ngồi ăn cơm người nào ngồi ở giữa ? ( bạn nhỏ) - Bên phải của bạn nhỏ là ai ? ( Mẹ bạn nhỏ)

- Ai ngồi kề bên bạn nhỏ? ( Bố và Mẹ)

- Ai cầm dĩa xuyên qua miếng táo? ( bạn nhỏ) - Góc bàn có đồ dùng gì? ( khăn lau tay)

- Trên bàn có cái gì xếp thành từng cặp? ( đũa)

Tôi tiến hành cho trẻ chơi nhiều lần, mỗi lần chơi chọn một bức tranh khác nhau: vẽ cảnh đồng quê, vẽ cảnh biển bức tranh vẽ đường phố)

Sau 10 tuần thử nghiệm tác động sư phạm bằng nhiều trò chơi hấp dẫn, tiến hành đo nghiệm về mức độ hiểu từ của trẻ thuộc hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Kết quả thu được

Đối chứng Thực nghiệm

Nhóm mức

độ hiểu từ Số lượng % Số lượng %

Cao 6 20 12 40

Trung bình 10 33,3 15 50

Thấp 14 46,7 3 10

Qua kết quả thu được của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm ta thấy mức độ hiểu từ ở lớp thực nghiệm có xu hướng tăng. Trước tác động khả năng hiểu từ ở mức trung bình trở lên ở lớp thực nghiệm chỉ chiếm 53,3%, và mức độ hiểu từ thấp chiếm tới 46,7% nhưng sau tác động đã có sự chuyển biến rõ rệt, mức độ hiểu từ ở mức trung bình trở lên chiếm tỉ lệ 90%, mức độ hiểu từ thấp chỉ chiếm 10%

Còn ở lớp đối chứng do không được tác động bằng một số trò chơi nên mức độ hiểu từ của trẻ vẫn không có sự chuyển biến đáng kể. Mức độ hiểu từ ở mức trung bình trở lên chỉ chiếm 53,3% và mức độ hiểu từ thấp chiếm tới 46,7%

Điều đó chứng tỏ sau khi được tác động bằng những trò chơi thì mức độ hiểu từ của trẻ được nâng cao rõ rệt trẻ rất hứng thú trong khi chơi

Qua các trò chơi đã giúp trẻ củng cố các khái niệm hình thành mới liên hệ giữa khái niệm với sự vật hiện tượng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)