Chương 2 Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
2.2.4. Thực trạng về lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi của trường mầm non Hoa Sen
mầm non Hoa Sen
Để khảo sát thực trạng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi của trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên – Vĩnh phúc tôi tiến hành ghi lại lời kể
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 §óng Sai §óng Sai
chuyện của trẻ trong các tiết kể chuyện và ghi lại những câu nói của trẻ khi trẻ kể về ngày nghỉ chủ nhật
Cách tiến hành
+ Yêu cầu trẻ kể chuyện: “ Ai đáng khen nhiều hơn” thật diễn cảm
+ Cô đưa ra 1 bức tranh vẽ về ngày sinh nhật của bạn thỏ và yêu cầu các con hãy kể chuyện theo bức tranh
+ Cho trẻ tự nói về ngày nghỉ chủ nhật của mình
Qua tổ chức cho trẻ thi kể chuyện “ Ai đáng khen nhiều hơn” và kể chuyện sang tạo theo tranh: ngày sinh nhật của Thỏ và trẻ tự nói về ngày nghỉ chủ nhật của mình Tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 5: Khả năng nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi C
Kể lại chuyện Tự nói
Mức độ Số lượng % Số lượng % Tốt 12 40 4 13,3 Trung bình 11 36,7 21 70 Yếu 7 23,3 5 16,7 Nhận xét:
Bảng 5 cho thấy khả năng nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi C có sự khác nhau diễn ra ở 3 mức độ Tốt – trung bình – yếu. Số trẻ diễn đạt mạch lạc đạt ở mức độ trung bình trở lên chiếm phần lớn. Khi trẻ kể lại chuyện có 76,7% số trẻ diễn đạt mạch lạc ở mức trung bình và tốt khi trẻ tự nói có 83,3% trẻ diễn đạt mạch lạc ở mức trung bình và tốt. chỉ có 23,3% trẻ diễn đạt yếu khi trẻ kể lại chuyện và 16,7% số trẻ diễn đạt yếu khi tự nói về ngày nghỉ chủ nhật của mình. Những trẻ có ngôn ngữ mạch lạc tốt là những trẻ có số lượng câu nói đủ để diễn đạt nội dung trình bày trôi chảy, lời nói của trẻ giàu cảm xúc
Vídụ: Cháy Nguyễn Mạnh Toàn kể chuyện rất lưu loát: “ Ngày sinh nhật của Thỏ”
Buổi sáng, Thỏ dậy rất sớm, đi ra thung lũng. Nó mang theo cái trống và đánh trống rất to. Các con vật nghe thấy ồn ào liền kéo ra cả thung lũng. Thỏ nói với các bạn: Các cậu ơi, hôm nay là sinh nhật của tớ. Tớ mời tất cả các cậu đến sự lễ nhé. Có nhiều bạn đến dự sinh nhật Thỏ và các bạn nghĩ ra những món quà thật ý nghĩa để tặng Thỏ. Sóc con chạy về tổ cầm lấy giỏ và bắt đầu nhặt hạt dẻ. Nó chọn những quả to, đẹp nhất thế rồi nó đến nhà Thỏ ở đó các bạn đã có mặt đông đủ. Sóc đãi các bạn hạt dẻ còn Thỏ đãi các bạn cà rốt
Nhím con về tổ và suy nghĩ xem tặng quà gì cho bạn. Nấm thì Thỏ không ăn được. Nó đi nhặt lá và hoa, chọn những cái hoa đẹp nhất, nó bó thành một bó hoa đẹp và khoác trên lưng đến nhà thỏ. Thỏ nhìn xa thấy một bó hoa đẹp đang tiến về phía mình. Đầu tiên nó sợ, sau khi phát hiện ra đó là Nhím nó rất vui mừng và đặt bó hoa lên bàn Thỏ cảm ơn Nhím và các bạn múa hát vui vẻ để chúc mừng sinh nhật của Thỏ.
Cháu Nguyễn Mạnh Toàn kể chuyện “ Ngày sinh nhật của Thỏ” rất rõ ràng lưu loát” các từ các câu có sự liên kết chặt chẽ, logic. Đặc biệt với giọng điệu kể chuyện hất dẫn truyền cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong truyện
VíDụ: Cháu Nguyễn Khánh Huyền nói về nghỉ chủ nhật của mình rất lưu loát Con thưa Cô, chủ nhật ở nhà cháu dậy sớm đánh răng rửa mặt. Cháu quét nhà sạch sẽ, giúp Mẹ nấu ăn sáng. Sau đó cả nhà cháu ăn sáng, đến trưa Bố Mẹ cho cháu sang nhà bà ngoại chơi rồi cả nhà đi chợ nấu cơm ăn. Ăn xong cháu đi ngủ, đến tối bố mẹ đưa cháu về nhà
Cháu Nguyễn Khánh Huyền nói về ngày nghỉ chủ nhật của mình cũng lưu loát. Các câu nói đều rõ ràng về ngữ pháp, có sự liên kết hợp lý giữa các câu
Vídụ: Cháu Nguyễn Phương Anh nói về ngày nghỉ của mình lại rất hạn chế Con thưa Cô chủ nhật con ở nhà, con ăn cơm sáng xong con đi chơi, con sang bà ngoại chơi… xong con chơi với các em rồi con ăn cơm trưa sau đó con lại chơi ở ngoài sân xong rồi con về nhà
Trẻ mẫu giáo lớn có được sự diễn đạt mạch lạc về ngôn ngữ như vậy là do sự tích lũy từ những độ tuổi trước. Càng lớn thì nhu cầu giao tiếp với thế giới xung quanh càng nhiều đòi hỏi trẻ phải có ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng thì mới đáp ứng được nhu cầu học hỏi, giao tiếp của trẻ ở trường phổ thông
Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ vẫn còn hạn chế về lời nói mạch lạc, lời nói chưa chặt chẽ logic. Đó là do trẻ ít được trò chuyện giao tiếp với người lớn, trẻ chưa được tham gia nhiều vào những tiết kể chuyện, trẻ ít được tự mình kể lại truyện
Biểu đồ4 : Khả năng nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn
70% 40% 36,7% 23,3% 13,3% 16,7% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tèt Trung b×nh YÕu KÓ l¹i chuyÖn Tù nãi
Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi C trường mầm