Thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 31 - 34)

Chương 2 Thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

2.2.2. Thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên Vĩnh Phúc

Hoa Sen Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

Để khảo sát khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn tôi đã tiến hành dự giờ, ghi biên bản các tiết trẻ kể lại chuyện và đọc thơ

Cách tiến hành

+ Gọi lần lượt từng trẻ đọc bài thơ: Quạt cho bà ngủ ( Thạch Quỳ) + Yêu cầu trẻ đọc to rõ rang thật diễn cảm

Quạt cho bà ngủ

Ơi chích chòe ơi Căn nhà đã vắng

Chìm đừng hót nữa Cốc chén nằm im

Bà em ốm rồI Đôi mắt lim dim

Lặng cho bà ngủ Ngủ ngon bà nhé

Bàn tay bé nhỏ Hoa cam hoa khế

Vẫn quạt thật đều Chin lặng trong vườn

Ngấn nắng thiu thiu Bà mơ tay cháu

Đậu trên tường trắng Quạt đầy hương thơm

Ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ thi phát âm: tìm 10 từ ghép khó phát âm, mỗi trẻ được phát âm 2 lần, lần 1 phát âm lại theo cô, lần 2 tự phát âm

Các từ được chọn cho trẻ phát âm: “ Ngã ngửa, nghiêng ngả, loạch xoạch, liến thoắng, luýnh quýnh, loắt choắt, khúc khuỷu, uênh oàng, huỳnh huỵch, huêch hoác

Qua tiến hành cho trẻ đọc thẻ và phát âm các từ khó tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3: Khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn

Dấu thanh Âm đầu Âm cuối,

vần Từ khó Tổng chung Các tiêu chí mức độ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tốt 26 86,7 27 90 28 93,3 20 66,7 23 76,7 Trung bình 3 10 2 6,7 2 6,7 10 33,3 4 13,3 Yếu 1 3,3 1 3,3 0 0 0 0 3 10 Nhận xét:

Qua kết quả điều tra thực trạng khả năng phát âm của trẻ 5 tuổi ( ở bảng 3) cho thấy khả năng phát âm của mỗi trẻ có sự khác nhau

Số lượng trẻ có khả năng phát âm ở mức trung bình trở lên chiếm tỉ lệ cao tới 90% chỉ còn 10% trẻ phát âm chưa tốt

Về dấu thanh: Có 26 trẻ ( chiếm 86,7%) phát âm chuẩn tất cả các dấu: thanh, huyền, hỏi, ngã, nặng, sắc có 3 trẻ ( 10%) phát âm thành dấu sắc, dấu hỏi phát âm thành dấu nặng

Vd: ngã ngửa – ngã ngựa Bà ngủ - Bà ngụ

Điều đó chứng tỏ khả năng phát âm về dấu đã đạt chỉ còn số ít trẻ phát âm sai về dấu

* Về âm đầu: Trong 30 cháu được điều tra có 14 trẻ (chiếm tỉ lệ 46,7%) ngọng 1 phụ âm đầu, 2 cháu(6,7%) ngọng 2 phụ âm đầu, 1 cháu(3,3%) phát âm ngọng 3- 4 phụ âm đầu

VD: Các phụ âm đầu trẻ phát âm sai Hót nữa – Hót lữa

Ngấn nắng- ngấn lắng Lim dim- lim rim

Một số trẻ vẫn phát âm nhầm lẫn giữa l và n

* Về âm cuối và vần: Dựa vào bảng ta thấy có 28 cháu ( 93,3%) phát âm ở mức độ tôt về âm cuối chỉ có 2 cháu (6,7%) phát âm ở mức trung bình và không có cháu phát âm ở mức độ yếu

Vd: Huêch hoác- huênh hoác * Phát âm từ khó

Có 20 cháu (66,7%) phát âm từ khó ở mức độ tốt chỉ có 10 trẻ chiếm 33,3% phát âm từ khó ở mức trung bình, không có cháu nào ở mức yếu

Một số trẻ phát âm sai các từ khó Vd: loắt choắt -> lót chót

Khúc khuỷu -> khúc khỉu Loắt choắt -> loắc choắc Liến thoắng -> liến thắng

Từ kết quả trên cho thấy trẻ mẫu giáo lớn phát âm tuơng đối chuẩn cả về dấu thanh, âm đầu, âm cuối và từ khó chỉ có rất ít trẻ phát âm còn ngọng và nhầm lẫn

Biểu đồ2: Khả năng phát âm của trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Sen Vĩnh Yên – Vĩnh phúc

76,7%

13,3% 10%

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)