Về khả năng nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 46 - 50)

Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi C trường mầm

3.3.2. Về khả năng nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn

Cách tiến hành

+ Tổ chức các tiết dạy trẻ kể lại chuyện

+ Tổ chức các buổi giao lưu trò chuyện giữa trẻ và cô giáo cho trẻ tự nói về bản thân, về gia đình và những vấn đề mà trẻ thích

Các bước tiến hành dạy trẻ kể lại chuyện: sự tích bánh chưng, bánh giầy” Bước1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

Cả lớp hát bài “ Mùa xuân” của Hoàng Văn Yến

- Trong bài hát, mùa xuân ở đất trời phương nam hoa mai vàng rực rỡ, phương bắc tràn ngập hoa đào hồng tươi hoa xuân khoe sắc màu, hương thơm ngát đất trời, mọi người đều vui khi mùa xuân đến. Các cháu có thích đón mùa xuân không

- Mùa xuân đến các cháu được đón ngày gì? ( ngày tết nguyên đán)

- Trong ngày tết mọi người thường làm bánh gì để bày và ăn trong ngày tết? ( Bánh chưng, bánh dầy)

Cho trẻ xem chiếc bánh chưng, bánh dầy thật

- Cho trẻ trò chuyện, nhận xét về chiếc bánh chưng bánh dầy Bước 2: Vào bài

* Nghe cô kể chuyện diễn cảm

Để biết ai đã nghĩ ra cách làm bánh chưng bánh dầy, cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “ sự tích bánh chưng bánh dầy” nhé

+ Lần 1: Cô kể kết hợp cử chỉ điệu bộ + Lần 2: Cô kể kết hợp với tranh ảnh

* Đàm thoại trích dẫn làm rõ nội dung câu chuyện - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

- Trong câu chuyện đó có những nhân vật nào?

( Vua Hùng Vương thứ 6, vợ chồng Hoàng Tử Lang Liêu và các hoàng tử)

- Theo phong tục của dân tộc ta ngày tết thường làm bánh gì?( bánh chưng, bánh dầy)

- Các hoàng tử đã làm gì? ( Người thì lên rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Người thì xuống biển bắt dân chài mò chai, bắt cá)

- Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng vua ( làm hai thứ bánh)

- Lang Liêu đã nói ý nghĩa của thứ bánh đó nhưu thế nào? ( một bánh tròn giống hình bầu trời, một thứ bánh vuông giống như hình mặt đất)

- Vua cha đã đặt tên cho thứ bành hình tròn là gì? ( bánh dầy)

- Lang Liêu đã làm bánh dầy như thế nào? ( lấy gạo nếp vo kĩ, đồ sôi thật dẻo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn bánh thành hình tròn mịn màng

- Vua cha đã đặt tên cho thứ bánh hình vuông là gì?( bánh chưng)

- Lang Liêu đã làm bánh chưng như thế nào? ( lấy lá rong tươi gói gạo nếp sống làm thành bánh hình vuông và lấy đỗ xanh và thịt lợn làm nhân bánh)

- Vua cha đã nhường ngôi cho ai? ( cho hoàng tử Lang Liêu)

- Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách làm bánh chưng, bánh dầy?( Lang Liêu)

Giáo dục: Qua câu chuyện này, chúng mình cần học tập ai? ( hoàng tử Lang Liêu)

- Chúng mình phải biết chăm chỉ lao động để giống như hoàng tử Lang Liêu trong câu chuyện nhé

* Dạy trẻ kể lại chuyện

- Cô kể lại câu chuyện lần 1 diễn cảm bằng cử chỉ điệu bộ - Cô gọi từng bạn lên kể chuyện

- Mỗi lần kể xong cô cho trẻ nhận xét bạn rồi cô nhận xét khen ngợi động viên trẻ

Qua tiến hành tác động với lớp thử nghiệm thu được kết quả sau

Đối chứng Thực nghiệm

Kể lại chuyện Tự nói Kể lại chuyện Tự nói

Mức độ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tốt 12 40 4 13,3 16 53,3 7 23,3 Trung bình 11 36,7 21 70 12 40 20 66,7 Yếu 7 23,3 5 16,7 2 6,7 3 10

Kết quả ở bảng trên cho thấy sau khi được tác động bằng cách tổ chức giao lưu trò chuyện để trẻ tự nói về những vấn đề mà trẻ thích và tổ chức các bước dạy trẻ kể lại chuyện một cách rõ ràng, chi tiết thì đã thu được kết quả cao hơn khả năng nói mạch lạc ở lớp thực nghiệm đã tăng lên

Trước tác động: Khả ăng nói mạch lạc ở mức trung bình trở nên tăng lên khi trẻ kể lại chuyện chiếm 76,7%, khi trẻ tự nói chiếm 83,3%. Sau tác động khả năng nói mạch lạc ở mức trung bình trở lên khi kể lại chuyện chiếm 93,3% tăng 16,6% khi trẻ tự nói chiếm 90% tăng 6,7%

Khả năng nói mạch lạc ở mức độ thấp giảm xuống

Trước tác động: Khi trẻ kể lại chuyện chiếm 23,3%, tự nói 16,7%

Sau tác động: Khả năng nói mạch lạc khi trẻ kể chuyện chiếm 6,7% giảm 16,6%, khi trẻ tự nói chiếm 10% giảm 6,7%

Trên đây là một số trò chơi nhằm tác động vào trẻ để nâng cao mức độ hiểu từ của trẻ. Ngoài trò chơi còn có nhiều biện pháp khác nhưu: Thông qua các tiết học quan sát, đàm thoại, kể chuyện

Kết luận:

Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen cho thấy thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ về các mặt vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc ở các mức độ phát triển khác nhau, trong đó ngữ âm và ngữ pháp trong lời nói của trẻ phát triển tương đối tốt đạt 90-92% từ trung bình trở lên. Ngôn ngữ mạch lạc đạt 7,67% - 83,3% từ trung bình trở lên

- Khi trẻ kể lại chuyện lời nói của trẻ mạch lạc hơn khi trẻ tự nói

- Ngôn ngữ của người lớn không chuẩn có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ

- Tăng cường cho trẻ chơi trò chơi và trẻ

- Tăng cường cho trẻ chơi trò chơi và tổ chức các cuộc thi kể chuyện cho trẻ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)