PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 50 - 54)

1. Kết luận

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, bồi dưỡng ngôn ngữ cơ bản là một mặt quan trọng trong nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Vì ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ giao tiếp thích nghi và hòa nhập dễ dàng với môi trường xung quanh hơn nữa ngôn ngữ là công cụ cho tư duy cho các mặt nhận thức. Trẻ có ngôn ngữ tốt sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức khoa học khi vào trường phổ thông.

Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em với mục đích làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu từ, rèn phát âm chuẩn, uốn nắn lời nói chuẩn ngữ pháp và giúp trẻ diễn đạt được ý nghĩ của mình chính xác, rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. Nhằm thực hiện được nhiệm vụ đó chúng tôi đã đi nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Để thấy được thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ từ đó đưa ra một số tác động sư phạm nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Đối chiếu với các mục tiêu và nhiệm vụ trên với kết quả điều tra thực trạng biểu hiện ngôn ngữ của trẻ mấu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc, tôi thấy khả năng ngôn ngữ của các em tương đối tốt, chỉ có khả năng hiểu từ của trẻ là còn thấp: mức độ hiểu từ của trẻ từ mức trung bình trở lên là 53,3%, mức độ hiểu từ thấp chiếm 46,7%

- Về khả năng phát âm của trẻ mức độ tốt và trung bình là 90%, mức độ yếu là 10%

- Về khả năng sử dụng ngữ pháp phát âm đúng ngữ pháp là 92%, phát âm sai ngữ pháp là 8%

- Về khả năng diễn đạt mạch lạc khi kể lạI chuyện ở mức trung bình trở lên là

76,7%, mức độ yếu là 23,3%. Khi trẻ tự nói mức độ trung bình trở lên là 83,3%, mức độ yếu là 16,7%

Đây là kết quả của quá trình điều tra thực trạng, còn sau khi có sự tác động của một số biện pháp thử nghiệm, con số này còn tăng lên nhiều. Tôi cũng thấy rằng quá trình thử nghiệm có tác động rất tốt với các em. Với việc tổ chức cho trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi hấp dẫn, có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập, hướng dẫn trẻ chơi, chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ tự kể lại chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ, rồi cho trẻ được giao lưu, trò chuyện và tự nói về những điều mà trẻ thích. Tất cả những việc làm này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Những kết quả mà tôi thu được sau quá trìng thử nghiệm đã chứng minh điều đó: Mức độ hiểu từ ở mức trung bình trở lên chiếm 90%, mức độ hiểu từ thấp chỉ còn 10%. Khả năng diễn đạt mạch lạc mức trung bình trở lên khi trẻ kể lại chuyện chiếm 93,3%, khi trẻ tự nói là 90%, khả năng diễn đạt ở mức độ yếu khi trẻ kể lại chuyện chỉ còn 6,7%, khi trẻ tự nói còn 10%

Là một sinh viên sư phạm bước đầu tìm hiểu vấn đề này mặc dù chỉ là sơ đẳng nhưng điều đó dã giúp tôi phần nào cho việc giảng dạy sau này. Mặc khác nó giúp tôi hiểu biết được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn về các mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó tôi nắm được những điểm

yếu về mặt ngôn ngữ của trẻ cũng như có được cách khắc phục những điểm yếu đó để giúp tôi có được phương pháp và hình thức dạy học hợp nhất.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận đã trình bày ở trên chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm chuẩn bị tốt hơn vốn ngôn ngữ cơ bản cho trẻ trước khi đến trường phổ thông

2.1. Với ngành học mầm non

- phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với lứa tuổi mầm non đặc biệt là tuổi mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi). Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm biểu hiện ngôn ngữ cũng như biện pháp để nâng cao vốn ngôn ngữ cho trẻ cần được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn

- Trong chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cần cụ thể hơn nữa về nọi dung phát triển ngôn ngữ, các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ và đưa ra cụ thể hơn các tiêu chuẩn đánh giá ngôn ngữ của trẻ

2.2. Với giáo viên mầm non

Cần có những biện pháp nhằm phát triển vốn ngôn ngữ cho trẻ

- Tích cực giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ trẻ sẽ học được cách sử dụng từ, cách nói năng, phát âm, cách biểu cảm từ người lớn

- Cần tích cực sửa sai trong lời nói cho trẻ về phát âm, ngữ pháp - Cách diễn đạt

- Lời nói của người lớn cần chuẩn mực, không ngọng nói rõ ràng dễ hiểu dễ nghe truyền cảm

- Tích cực tổ chức các hoạt động như học tập dạo chơi tham quan và đặc biệt là hoạt động vui chơi để trẻ hiểu từ dễ dàng linh hoạt sâu sắc. Trẻ diễn đạt được bằng lời những tình huống của trò chơi của vai chơi

Qua đó sẽ giúp vốn ngôn ngữ của trẻ phát triển đều các mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp lời nói mạch lạc. Bên cạnh đó tổ chức cho trẻ được nghe cô kể chuyện và trẻ kể lại chuyện đã được nghe là một biện pháp tích cực giúp trẻ nói năng mạch lạc có ngữ đieuj biểu cảm

2.3. Với cha mẹ trẻ

- Cần phải gương mẫu trong lời ăn tiếng nói để trẻ noi theo

- Chú ý rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ về phát âm, cách dùng từ đặt câu cách diễn đạt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)