1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

58 4,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 841,54 KB

Nội dung

Đối với trẻ Mầm non quá trình phát triển tâm lý và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và tiếp thu những tri thức mới thường gắn liền với các hoạt động như: âm nhạc, thể dục thể thao, làm quen t

Trang 1

mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi Luật giáo dục đã quy định mục tiêu của giáo dục mầm non: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một” [4, tr18]

Giáo dục Mầm non là cấp học đặt nền móng vững chắc ban đầu cho việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, bởi đây chính là giai

đoạn mà đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hình thành và phát triển mạnh mẽ Trẻ

đã bắt đầu có những thói quen, nề nếp ngăn nắp và một số thói quen học tập, tuy hoạt động này của trẻ chưa phải là hoạt động chủ đạo Đối với trẻ Mầm non quá trình phát triển tâm lý và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội và tiếp thu những tri thức mới thường gắn liền với các hoạt động như: âm nhạc, thể dục thể thao, làm quen tác phẩm văn học, làm quen với môi trường xung quanh, hoạt động tạo hình… nhờ những hoạt động này mà tư duy của trẻ được hình thành và phát triển mạnh mẽ Vì vậy phát triển tư duy cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ, giúp trẻ bước đầu giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống

Nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học trẻ em cho chúng ta thấy

được đặc điểm tư duy của trẻ, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về

đặc điểm tư duy trẻ mẫu giáo lớn khi trẻ được giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới ban hành năm 2006 Cùng với sự đam mê môn học, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn” Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

- Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

4 Giả thuyết khoa học

Tư duy trực quan - hình tượng chiếm ưu thế ở trẻ mẫu giáo lớn Tư duy trực quan - sơ đồ được hình thành và phát triển mạnh Tuy nhiên số trẻ em giải mã được chiếm tỉ lệ chưa cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân quan trọng là trẻ chưa biết khái quát ngững mối liên hệ phức tạp của sự vật hiên tượng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tư duy

5.2 Phát hiện và phân tích những đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

5.3 Thử nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tìm hiểu khái niệm tư duy trong tâm lý học

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tư duy và sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

Trang 3

6.3 Phương pháp đàm thoại

Tổ chức những cuộc hỏi đáp, trong đó trẻ em phải trả lời bằng lời Mục

đích đàm thoại để tìm hiểu về tri thức và biểu tượng của trẻ, tìm hiểu ý kiến của trẻ về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, về người khác và với bản thân mình

6.4 Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm phát hiện tạo ra những tình huống, trong đó trẻ phải giải

quyết các “bài toán”nhất định Dựa trên cách thức và kết quả giải các tình

huống của trẻ để phát hiện đặc điểm tư duy của trẻ

Thực nghiệm hình thành: Hoàn thiện giáo án và dạy một số tiết để phát triển tư duy cho trẻ

8 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài này bước đầu tìm hiểu thực trạng tư duy của trẻ mẫu giáo lớn, góp phần đánh giá chương trình giáo dục mẫu giáo ban hành theo Quy định số: 5205 QĐ/ BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 và thử nghiệm hình thành tư duy trực quan sơ đồ cho trẻ

9 Cấu trúc của khoá luận

Mở đầu

Nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

Chương 3 Thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn

Trang 4

KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ

Tµi liÖu tham kh¶o

Phô lôc

Trang 5

nội dung Chương 1 cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khoá luận

Tư duy trẻ mẫu giáo là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi xin điểm qua nghiên cứu một số tác giả sau:

Trong công trình nghiên cứu về tư duy của trẻ mẫu giáo, Lê Khanh đã nhận xét: Việc nắm vững được tiếng nói cho phép biểu tượng của trẻ càng trở nên đầy đủ hơn, khái quát hơn làm cho tư duy của trẻ phát triển mạnh Thành tựu đạt được trong tư duy của trẻ mẫu giáo lớn và tư duy tiền thao tác, tác giả nhận xét: “Tư duy tiền thao tác tạo thành bước quá độ quan trọng để chuyển từ trí tuệ cảm giác- vận động sang hẳn trí tuệ thao tác cụ thể Trên cơ sở đó dần dần hình thành và phát triển hành động trí tuệ” [2, tr32]

Vũ Thị Nho đã nhận xét: vào khoảng 4 tuổi ở trẻ bắt đầu diễn ra bước ngoặt cơ bản về tư duy và tác giả đã khái quát đặc điểm tư duy ở giai đoạn này: “Đặc điểm của kiểu tư duy là việc thực hiện các hành động không chỉ ở bên ngoài mang tính vật chất cụ thể mà được xem xét ngầm trong óc dựa trên

hình ảnh, biểu tượng mà trẻ đã lĩnh hội được trước đó” [6, tr61]

Trong công trình nghiên cứu của mình, Ngô Công Hoàn đã kết luận về đặc tính chung của sự phát triển tư duy trẻ 5-6 tuổi: “Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ Tư duy của trẻ dần dần mất tính duy kỉ tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn” [3, tr136]

Nguyễn ánh Tuyết và những cộng sự đã có nhiều công trình nghiên cứu đặc

điểm tư duy trẻ mẫu giáo lớn và đã rút ra kết luận: “ở trẻ mẫu giáo lớn, xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và những yếu tố của tư duy lôgíc” [78, tr288]

Trang 6

Các công trình nghiên cứu gần đây về tư duy của trẻ mẫu giáo lớn của Nguyễn ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai đã khẳng định: “Kỹ năng sử dụng các hình tượng sơ đồ hoá là một thành tựu lớn trong sư phát triển tư duy của trẻ em” [89, tr239] Tuy nhiên tư duy trực quan- sơ đồ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức ở trình độ khái quát, nhưng kiểu tư duy này vẫn nằm trong phạm vi của kiểu tư duy trực quan- hình tượng nói chung

Như vậy, trên bình diện lí luận và thực tiễn, các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được chúng tôi điểm qua ở trên giúp chúng tôi có tư liệu quý báu Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn khi trẻ được giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non ban hành theo Quyết định số: 5205 QĐ/ BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 [1] 1.2 Những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài khoá luận

1.2.1 Khái niệm tư duy trong tâm lý học

Để nhận thức và cải tạo thế giới, đòi hỏi con người không chỉ nhận thức những cái hiện tại mà còn nhận thức cả những cái đã diễn ra trong quá khứ và những cái sẽ diễn ra trong tương lai, không chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên

hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tương Đó chính là quá trình nhận thức lí tính của con người mà đặc trưng là quá trình tư duy

“Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết” [7, tr121]

Tư duy là một mức độ mới thuộc nhận thức lí tính, khác xa về chất so với nhận thức cảm tính, tư duy con người tiến hành với tư cách là chủ thể, do vậy tư duy có một số đặc điểm sau:

+ Tính “có vấn đề” của tư duy

Trên thực tế không phải hoàn cảnh nào cũng thúc đẩy con người tư duy Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có ba điều kiện sau đây:

Trang 7

- Trước hết phải gặp hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề

- Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề đó phải có cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức là cá nhân phải phân tích cái gì đã biết, đã cho, và cái gì còn chưa biết phải tìm đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó giải quyết vấn đề

- Thứ ba, cá nhân phải có những tri thức công cụ cần thiết để giải quyết vấn

đề

+ Tính gián tiếp của tư duy

Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện qua việc sử dụng các công cụ, hay phương tiện như: Đồng hồ, nhiệt kế, máy móc… và các kết quả nhận thức như: quy tắc, công thức, quy luật… của loài người và kinh nghiệm của cá nhân mình Ngoài ra tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngôn ngữ Con người luôn dùng ngôn ngữ để tư duy Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng những

nhận thức của con người

+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy

Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ của hiện tại mà còn có thể giải quyết những nhiệm

vụ của tương lai

+ Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ

Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ

để làm phương tiện cho chính mình Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy không diễn ra được, các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác chấp nhận

+ Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ

sở trực quan sinh động Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật Ngược lại tư duy và sản phẩm của tư duy cũng ảnh

Trang 8

hưởng tới quá trình nhận thức cảm tính Những đặc điểm tư duy trên có ý nghĩa to lớn đối với công việc dạy học và giáo dục bởi vì:

* Không có khả năng tư duy thì trẻ không thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, ngay trong hoạt động vui chơi, tư duy giúp trẻ giải quyết những tình huống xảy ra trong trò chơi, làm nảy sinh nhiều sáng kiến

* Muốn phát triển tư duy cần đặt trẻ vào tình huống có vấn đề

* Phát triển tư duy gắn liền phát triển ngôn ngữ cho trẻ

* Phát triển tư duy tiến hành cùng và thông qua hoạt động vui chơi, và các dạng hoạt động khác

* Phát triển tư duy gắn với rèn luyện cảm giác, tri giác

1.2.2 Các thao tác tư duy

Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết các vấn đề hay nhiệm vụ được đặt ra Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này trong đầu mình hay không, cho nên các thao tác này còn được gọi là những quy luật bên trong của tư duy (quy luật nội tại của tư duy)

So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau,

sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng) Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích - tổng hợp và rất quan trọng ở giai đoạn đầu con người nhận thức thế giới xung quanh

Trang 9

1.2.2.3 Trừu tượng hoá và khái quát hoá

Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu

tố cần thiết cho tư duy Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung bản chất của đối tượng Những thuộc tính chung này bao gồm hai loại: Những thuộc tính chung giống nhau và những thuộc tính chung bản chất Muốn vạch ra những dấu hiệu chung bản chất phải phân tích - tổng hợp sâu sắc sự vật, hiện tượng định khái quát Trừu tượng hoá và khái quát hoá có quan hệ qua lại với nhau như quan hệ giữa phân tích và tổng hợp nhưng ở mức độ cao hơn

Khi xem xét tất cả các thao tác tư duy đã trình bày trên đây trong một hành động tư duy cụ thể chúng ta cần chú ý mấy điểm sau:

- Các thao tác tư duy đều có quan hệ qua lại với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định do nhiệm vụ tư duy quy định

- Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên

- Tuỳ theo nhiêm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên

Trang 10

Ví dụ: ở trẻ mẫu giáo, khi “cho trẻ làm quen với biểu tượng toán”, cụ thể ở các hoạt động đếm, đo lường thì trẻ đều được trực tiếp đếm qua các đồ dùng trực quan như tranh lôtô, que tính… hoặc tiến hành đo lường trên vật cụ thể như: Băng giấy, dây len…

+ Tư duy trực quan - hình ảnh

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống trên bình diện hình ảnh Tư duy trực quan - hình ảnh chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở chủ đề thế giới thực vật (rau, hoa quả…) trẻ không những được quan sát mà còn được dùng tay để tri giác các vật thật, hoặc quan sát vật qua tranh vẽ hoặc mô hình

+ Tư duy trừu tượng

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu lôgíc, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ

Ví dụ: Trẻ làm toán bằng cách sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện

=> Các loại tư duy này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung và tri phối lẫn nhau Trong đó tư duy trực quan - hành động và tư duy trực quan - hình

ảnh là hai loại tư duy có trước và làm cơ sở cho tư duy trừu tượng

1.2.3.2 Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề)

Dưới góc độ này, tư duy của người trưởng thành có 3 loại:

Trang 11

Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ

đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận

Ví dụ: Sự tư duy của trẻ khi nghe cô giáo kể chuyện

Sự tư duy của cô giáo khi soạn bài

Trong thực tế, không phải con người chỉ sử dụng một loại tư duy để giải quyết nhiệm vụ mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau Trong quá trình sử dụng đó, nếu loại tư duy nào phù hợp với tính chất của các hoạt động nghề nghiệp thì loại tư duy đó sẽ giữ vai trò chủ yếu

Ví dụ: Một người công nhân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng họ vẫn có tư duy lí luận, tư duy hình ảnh Hay một người nghệ sĩ thường thiên về tư duy hình ảnh nhưng để xây dựng các hình ảnh mới họ cũng sử dụng cả tư duy lí luận

1.2.3.3 Theo mức độ sáng tạo của tư duy

Tư duy của con người được chia thành 2 loại:

+ Tư duy Angôrít

Là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc lôgíc có sẵn, một khuôn mẫu nhất định Loại tư duy này có cả ở người và máy móc (tư duy máy) Tuy nhiên tư duy của con người khác xa về chất so với tư duy của máy (rô bốt), bởi vì dù có thông minh đến mấy thì tư duy của máy cũng do con người sáng tạo ra

Trang 12

+ Tư duy ơritxtic

Đây là loại tư duy sáng tạo có tính chất cơ động linh hoạt, (không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào ngoài ra còn có khả năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người.)

=> Trên đây chúng tôi điểm qua các cách chính phân loại tư duy của con người Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài chúng tôi đi sâu tìm hiểu cách phân loại theo lịch sử hình thành tư duy của con người: Tư duy trực quan - hành động, tư duy trực quan - hình ảnh, tư duy trừu tượng

1.3 Các dạng hoạt động và sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

1.3.1 Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ mẫu giáo lớn là lứa tuổi rất hiếu động, nghịch ngợm, trẻ học mà chơi, chơi mà học và chơi là chính Vì vậy đối với trẻ giai đoạn này hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Không phải vì nó chiếm nhiều thời gian nhất của giai đoạn này mà cái chính là hoạt động vui chơi gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ Hoạt động vui chơi đã

chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các hoạt động khác như : “học tập, lao

động”… làm cho hoạt đông vui chơi mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mẫu giáo

Trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hình thức vui chơi như : Hoạt động với đồ vật, trò chơi có luật, trò chơi đóng vai theo chủ đề… thông qua mỗi hoạt động vui chơi trẻ sẽ tiếp thu và lĩnh hội được những điều mới mẻ chẳng hạn như: Khi trẻ hoạt động với đồ vật trẻ sẽ biết được chức năng và phương thức sử dụng đồ vật Trẻ biết cái chén dùng để uống nước, cái thìa để xúc cơm… trẻ biết mình phải sử dụng thế nào để không bị vỡ chén, vỡ cốc Bên cạnh việc hoạt động với đồ vật trẻ còn được giao lưu trực tiếp với người lớn, từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, những hành vi văn hoá với người xung quanh Đặc biệt khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng sống và hoạt động như người lớn Đó là trẻ đã bắt chước và mô phỏng lại

Trang 13

mối quan hệ của người lớn, trẻ thích trò chơi nào thì chơi rất say mê trò chơi

đó, có vui thì mới chơi và đã chơi thì phải vui đây chính là tính chất đặc biệt của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo

Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo được coi là hoạt động chủ đạo bởi vì: ở cuối tuổi ấu nhi trẻ xuất hiện mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập của trẻ phát triển mạnh, trẻ có nguyện vọng được làm những công việc như của người lớn với một bên là năng lực của trẻ còn non yếu chưa làm được những công việc như người lớn Bên cạnh đó trẻ còn có mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hoạt động của trẻ và bên kia là những yêu cầu, chuẩn mực của người lớn Chính vì vậy để giải quyết những mâu thuẫn trên trẻ đã tìm đến hoạt động mới đó là hoạt động trẻ không được làm thât như người lớn mà trẻ sẽ làm giả vờ, và hoạt động vui chơi giúp đáp ứng nhu cầu đó của trẻ

Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi “Bác sĩ” trẻ mô phỏng mối quan hệ giữa

bác sĩ với bệnh nhân

Khi tham gia trò chơi điều mà hấp dẫn cuốn hút trẻ chính là việc Bác sĩ cầm ống nghe đưa vào tai và hoạt động đặt ống nghe lên người bệnh, còn việc khám có đúng bệnh và chữa có khỏi bệnh hay không thì điều đó trẻ không cần chú ý đến Khi mô phỏng lại hoạt động giống như một Bác sĩ thực trẻ tỏ ra rất hứng thú và say mê

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo, người lớn cần phải có kế hoạch, có nội dung và phương pháp giảng

dạy phù hợp để thoả mãn nhu cầu bức thiết của trẻ

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt đông vui chơi Hoạt động này sẽ giúp trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn ngày càng có tính chủ định nhiều hơn so với những lứa tuổi trước ở tuổi mẫu giáo lớn, việc đặt mục đích cho hành động và lập kế hoạch cho hành động thường được thể hiện cách rõ nét Điều này thúc đẩy các định hướng bên trong (tức là các quá trình tâm lý)

Trang 14

phát triển mang tính chủ định rõ ràng Tính chủ định này được phát triển cùng với sự tiến triển của hoạt động vui chơi ở trẻ mẫu giáo lớn, làm cho dạng trò chơi đóng vai theo chủ đề chuyển dần sang dạng trò chơi có luật rõ hơn Cho

đến lúc này chủ đề và nội dung chơi được mở rộng hơn đó là sự xuất hiện những chủ đề mới như: Tham quan, du lịch, điện thoại… nội dung chơi phức tạp hơn so với lứa tuổi trước ở lứa tuổi trước, trẻ chỉ tái tạo mối quan hệ bề ngoài của người lớn, còn ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tái tạo mối quan hệ bên trong người lớn về các mặt đạo đức, tình cảm thể hiện một cách sâu sắc hơn vào thế giới nhận thức Vậy tại sao trẻ ở độ tuổi này lại có những thay đổi như vậy? chính bởi sự phát triển, sự lớn lên của trẻ giúp trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh một cách rộng rãi hơn Trẻ đã mạnh dạn khám phá và tìm tòi, từ

đó trẻ tích luỹ kinh nghiệm xã hội, việc tích luỹ kinh nghiệm sẽ giúp trẻ tư duy và tưởng tượng nhanh nhạy hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước

ở trẻ mẫu giáo lớn bên cạnh trò chơi đóng vai theo chủ đề, xuất hiện khá nhiều trò chơi có luật, đây là bước phát triển mới cấu tạo tâm lí mới ở lứa tuổi này Khi tham gia trò chơi này, động cơ hoạt động của trẻ không chỉ nằm ở quá trình chơi mà cả trong kết quả chơi, nghĩa là động cơ đang chuyển dần từ quá trình chơi sang kết quả

Với trẻ luật chơi là sự thoả thuận giữa các trẻ với nhau mang tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhóm chơi và chủ đề chơi

Ví dụ: Trò chơi “cướp cờ” trẻ không chỉ thích trò chơi này mà trẻ còn

cố gắng làm sao để cướp cho bằng được lá cờ càng nhanh theo luật chơi càng tốt Đội nào cướp được lá cờ trước và mang về cho đội theo lụât quy định thì

đội đó sẽ thắng cuộc

Điều này chứng tỏ rằng việc tham gia vào những trò chơi có luật làm cho hoạt động của trẻ trở lên có chủ tâm hơn Hoạt động tâm lí bên trong được biến đổi một cách rõ rệt từ quá trình tâm lí không chủ định chuyển sang quá trình tâm lí có chủ định như: Tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, ghi nhớ

Trang 15

có chủ định Trẻ mẫu giáo lớn ý thức bản ngã được rõ ràng hơn và các quá trình tâm lí không chủ định chuyển dần sang qua trình tâm lí mang tính chủ

định làm cho các hành động ý chí của trẻ ngày càng được bộc lộ rõ nét trong hoạt động vui chơi và trong cuộc sống Trẻ mẫu giáo lớn đã có những biểu hiện ý chí tương đối lâu, mặc dù về mặt này vẫn còn kém xa học sinh lứa tuổi

đầu Tiểu học

Bên cạnh việc xuất hiện dạng trò chơi có luật thì trẻ mẫu giáo lớn đã biết cách hình thành, xây dựng trò chơi “có ý đồ và vai trò của thủ lĩnh” Có thể nói rằng, việc phát triển hoạt động vui chơi giúp trẻ hiểu rõ hơn vai trò của người thủ lĩnh (tức là người đứng đầu có thể làm trọng tài, có thể là người dẫn

đầu một cuộc chơi, hay một nhóm trẻ nào đó tham gia chơi) vì vậy trò chơi

sẽ giúp trẻ khẳng định được nguyện vọng độc lập, sự nhanh nhạy trong quá trình phát triển tư duy Có thể nói hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo nói chung, độ tuổi mẫu giáo lớn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát triển tư duy trẻ

1.3.2 Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo

Hoạt động học tập là hoạt động do người học thực hiện nhằm tiếp thu những tri thức khoa học và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục tiêu giáo dục đề ra

Hoạt động học tập là dạng hoạt động chủ đạo của học sinh phổ thông, dạng hoạt động này mới phát triển tới mức chính thức, còn trước đó ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập đang ở thời kỳ phôi thai Trẻ em mẫu giáo chưa thực hiện được hoạt động học tập bởi vì các chức năng tâm lý và sinh lý ở trẻ

em chưa đủ để thực hiện hoạt động này Thông qua giao tiếp và hoạt động vui chơi ( đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề ) đã hình thành ở trẻ mẫu giáo một số yếu tố sơ khai của hoạt động học tập đó là tri thức Trong cuộc sống hằng ngày trẻ đã tiếp thu được một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy và sờ thấy được hoặc là người lớn kể lại qua

Trang 16

các câu chuyện, phim ảnh Tuy nhiên đây chưa phải là tri thức khoa học mà là tri thức kinh nghiệm, tri thức tiền khoa học

Sự phát triển lòng ham hiểu biết của trẻ trong suốt thời kỳ mẫu giáo

được thể hiện ở sự tăng lên mạnh mẽ ở số lượng và sự biến đổi tính chất trong những câu hỏi của trẻ Nếu lúc 3 – 4 tuổi trẻ chỉ có một số câu hỏi hướng vào việc tìm hiểu thế giới xung quanh, thì đến 5 – 6 tuổi những câu hỏi tìm hiểu cái mới đã chở nên chiếm ưu thế Nhiều trẻ đã quan tâm đặc biệt đến nguyên ngân của những hiện tượng muôn màu muôn vẻ, và những mối quan hệ giữa chúng trong thế giới tự nhiên, trong đời sống xã hội, như: “Tại sao có mưa?”,

“Tại sao bàn tay có 5 ngón?”…Lòng ham hiểu biết của trẻ mẫu giáo vẫn chưa

đủ để bảo đảm thái độ sẵn sàng học tập, tiếp thu tri thức một cách có hệ thống trong các môn học ở trẻ mẫu giáo sự hứng thú đối với một hiện tượng nào đó xuất hiện nhanh chóng ở trẻ cũng lại biến mất ngay và liền được thay thế bằng một hứng thú khác mới hơn

Hứng thú bền vững sẽ xuất hiện ở trẻ em vào cuối tuổi mẫu giáo lớn nếu như trẻ được giáo dục và dạy dỗ một cách hợp lý, có tổ chức và có khoa học Việc hình thành những hứng thú bền vững và nảy sinh những kỹ năng hoạt

động trí tuệ cho trẻ vào trường phổ thông, người ta đã dạy trẻ trong các hình thức có tổ chức đặc biệt gọi là “ tiết học” Đó là một khoảng thời gian nhất

định được tăng dần lên theo lứa tuổi (ở lứa tuổi mẫu giáo bé khoảng 10 – 15 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 15 – 20 phút; ở lứa tuổi mẫu giáo lớn từ 20 – 25 phút) Khoảng thời gian đó trẻ được dạy những tri thức, những kỹ năng tương

đối có hệ thống về các lĩnh vực của đời sống tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ theo một chương trình nhất định ( nhưng còn khác xa với chương trình các môn học ở trường phổ thông) nhằm chính xác hoá và hệ thống hoá những tri thức vô cùng phong phú nhưng còn tản mạn mà trẻ đã thu lượm được trong sinh hoạt hằng ngày ở mọi nơi mọi lúc Tuy nhiên trong các tiết học của trẻ mẫu giáo bước đầu đặt ra những yêu cầu nhất định về mức độ và chất lượng lĩnh hội các tri thức Luyện tập cho trẻ những kỹ năng nghe, làm theo lời chỉ

Trang 17

dẫn của cô giáo để thực hiện các nhiêm vụ do cô đề ra giúp trẻ phát triển một cách toàn diện đáp ứng được mục tiêu của Giáo dục Mầm non đề ra

Tiết học ở trường mẫu giáo thường được tích hợp giữa các môn học, chủ

đề với nhau và lấy trò chơi làm phương pháp chủ yếu nhằm tiếp nhận một lĩnh vực văn hoá nào đó chứ không phải là lĩnh hội một môn học được cấu trúc theo một lôgíc nội tại của một khoa học tương ứng

Ví dụ: ở trường mẫu giáo chỉ có các tiết học hát, vận động theo nhạc chứ không có những giờ học chuyên biệt như xướng âm, luyện thanh

Tiết học của trẻ mẫu giáo chủ yếu được thông qua trò chơi và chủ yếu

là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi có luật…trẻ bắt đầu tiếp cận với quy luật chung của sự vật và hiện tượng xung quanh, trẻ em rất thích theo dõi biểu hiện của những quy luật chung trong những trường hợp riêng Trước mắt trẻ

có biết bao điều mới lạ trong thế giới xung quanh mà trẻ khao khát muốn hiểu, dần dần trẻ cảm nhận thấy rằng chính học tập ở trường phổ thông mới là con đường dẫn tới những khám phá kỳ diệu ấy

Trẻ mẫu giáo chỉ thích tiếp nhận nhiệm vụ học tập trong trường hợp mà những tri thức kỹ năng có thể vận dụng ngay vào trò chơi, vào các hoạt động tạo hình hoặc vào một hình thức hấp dẫn nào đó Trong hoạt động vui chơi đặc biệt là trong các tiết học, người lớn đánh giá những việc trẻ đã làm, so sánh tiến trình và kết quả việc làm của trẻ này với trẻ khác, làm cho trẻ bắt đầu tự kiểm tra những hành động của mình và đánh giá những tri thức, kỹ năng của mình một cách đúng đắn hơn Nhờ vậy kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá sẽ

được hình thành ở trẻ

=> Như vậy đối với trẻ mẫu giáo hoạt động học tập tuy chưa đạt tới dạng chính thức nhưng đã xuất hiện những yếu tố cần thiết (như tính chủ định của các quá trình tâm lý, ý thức nghĩa vụ, bước đầu tự kiểm tra, tự đánh giá…) Việc tổ chức trò chơi có định hướng cùng với việc tổ chức các tiết học vừa sức và phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo sẽ thúc đẩy

Trang 18

những yếu tố của hoạt động học tập được nảy sinh một cách thuận lợi chuẩn bị tốt scho trẻ học tập ở trường phổ thông sau này

1.3.3 Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

Phát triển tư duy là một mức độ cao của nhận thức, nhận thức là một mặt quan trọng trong 5 mặt phát triển đó là: Phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ; phát triển tình cảm xã hội; phát triển thẩm mĩ Việc phát triển tư duy tốt dẫn đến nhận thức tốt vậy muốn trẻ phát triển tư duy tốt người lớn

đặc biệt là giáo viên mầm non cần phải nắm được đặc điểm tư duy của trẻ ở từng độ tuổi Từ đó xây dung nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ

Nếu ở tuổi hài nhi trẻ xuất hiện những hành động có thể coi là mầm mống của tư duy thì bước sang tuổi ấu nhi, tư duy trực quan - hành động bước

đầu được hình thành và phát triển Đây là loại tư duy được thực hiện bằng hoạt

động bên ngoài theo phương pháp thử và sai Việc xác lập mối quan hệ giữa các sự vật - hiện tượng với nhau chính là nhiệm vụ của hoạt động tư duy Tuy nhiên ở lứa tuổi này việc xác lập mối quan hệ đó chỉ mang tính ngẫu nhiên

Ví dụ: Trẻ muốn lấy đồ chơi trên bàn nhưng vô tình kéo khăn trải bàn làm đồ chơi rơi xuống, nhiều lần như vậy trẻ xác lập được mối quan hệ giữa tấm khăn trải bàn với đồ vật trên bàn Những lần sau trẻ sẽ hoạt động sáng tạo hơn: Trẻ không kéo khăn trải bàn nữa mà dùng cây, gậy để khều Điều đó cho thấy rằng trẻ đã ngẫu nhiên nắm được kĩ năng, từ đó sáng tạo và các quá trình tư duy xuất hiện

Khi trẻ chuyển từ biết sử dụng mối quan hệ có sẵn, hay mối quan hệ do người lớn chỉ ra, sang biết xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng Đây là mức độ rất quan trọng đối với sự phát triển tư duy của trẻ Tư duy trực quan - hành động thực sự phát triển và chiếm ưu thế khi trẻ ở tuổi ấu nhi, chính vì thế giáo viên cần giúp trẻ phát triển tư duy trực quan - hành động bằng một số biện pháp như:

+ Tổ chức nhiều hoạt động phong phú cho trẻ thử và sai với đồ vật, để trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật

Trang 19

+ Tổ chức môi trường chơi, học tập phong phú, kết hợp nhiều cách chơi khác nhau để trẻ xác lập mối quan hệ dễ dàng hơn, tư duy nhạy bén hơn

+ Tạo tình huống có vấn đề để trẻ sáng tạo trong việc xác lập mối quan hệ + Đưa trẻ vào vùng phát triển gần, vì như thế tư duy của trẻ mới phát triển được

Ví dụ: Khi dạy trẻ về hình tròn mà trẻ đã biết cô cho trẻ dùng hình tròn

để tạo ra sản phẩm luôn, dạy học đón đầu sự phát triển Đây là giai đoạn trẻ lấy mình làm trung tâm nên cô cần có phương pháp, biện pháp thích hợp không nên quá cứng nhắc với trẻ

Ngoài tư duy trực quan - hành động thì cuối tuổi ấu nhi xuất hiện tư duy trực quan - hình ảnh nhưng còn yếu vì vốn kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn, các thao tác tư duy chưa phát triển, loại tư duy này dựa vào hình ảnh trong đầu để xác lập mối quan hệ Kiểu tư duy này là một trình độ phát triển cao hơn kiểu tư duy trực quan hành động Nhờ có tư duy trực quan - hành

động, mà trẻ tích luỹ được vốn kinh nghiệm Vậy để giúp cho việc phát triển tư duy trực quan - hình ảnh được dễ dàng hơn, cần phải phát triển tư duy trực quan - hình ảnh cho trẻ vì loại tư duy này sẽ phát triển mạnh cho lứa tuổi tiếp theo - đó là lứa tuổi mẫu giáo Giáo viên cần phải có những biện pháp để giúp

trẻ phát triển loại tư duy này

ở các lứa tuổi trước tư duy chủ yếu của trẻ là tư duy trực quan - hình

ảnh thì điểm phát triển nhất của tư duy trẻ lớn là: Xuất hiện kiểu tư duy mới

đó là tư duy trực quan - sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lôgíc

Tư duy trực quan - sơ đồ tạo cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân trẻ Sự phản ánh này là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thức vượt ra ngoài những khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự vật riêng lẻ với những thuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát

Tư duy trực quan - sơ đồ giúp trẻ một cách có hiệu lực để lĩnh hội những tri thức ở mức độ khái quát cao Từ đó mà trẻ hiểu được bản chất của sự

Trang 20

vật Loại tư duy này đã biểu hiện một bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ mẫu giáo lớn Đó là kiểu trung gian, quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên một kiểu tư duy mới khác về chất đó là: Tư duy lôgíc (hay còn gọi

là tư duy trừu tượng) Kiểu tư duy này sẽ được tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau này ở lứa tuổi học sinh

Tư duy trưc quan - sơ đồ phát triển cao, sẽ dẫn đứa trẻ tới ngưỡng cửa của tư duy trừu tượng Trẻ sẽ hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau này

sự hình thành khái niệm sẽ được tiến hành chủ yếu trên đó

Ví dụ:

Cho sơ đồ như hình vẽ trên hãy tìm ngôi nhà số theo chìa khoá sau:

Trang 21

Khi trẻ thực hiện kỹ năng lập và sử dụng các hình tượng sơ đồ hoá là một thành tựu lớn trong sự phát triển tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi Điều này sẽ giúp trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp hơn của sự vật, hiện tượng mà ở lứa tuổi trước đó tư duy trực quan - hình ảnh không cho phép nhìn thấy được

Sự phát triển tư duy của trẻ giai đoạn này, giúp trẻ có thể lĩnh hội được những khái niệm đơn giản trong điều kiện được dạy dỗ đặc biệt, phù hợp với

đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo Một số nghiên cứu cuả các nhà khoa học P.J.Ganperin; Đ.B.Encônin; V.V.Đavưđôp; L.A.Venger… đã chứng minh rằng: Nếu đưa những phương tiện đặc biệt vào nội dung dạy học như: Các chuẩn về hình dạng, màu sắc, độ cao trong hoạt động nhận cảm, các thước đo, các mô hình và các sơ đồ khác nhau, thì dẫn tới sự biến đổi có tính chất nguyên tắc của những giai đoạn phát triển trí tuệ mà người ta đã coi là những giai đoạn tuyệt đối và bất biến Những công trình nghiên cứu này đã chứng minh rằng: Trẻ em ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi có thể lĩnh hội được những khái niệm khoa học đơn giản, điều này đã giúp trẻ thay đổi khá nhiều trong hoạt động tư duy của chúng, được biểu hiện ở sự nảy sinh các yếu tố tư duy lôgíc Việc hình thành những khái niệm tiền khoa học cho trẻ mẫu giáo lớn có thể không cần phải dựa trực tiếp vào các biểu tượng như ở các độ tuổi trước Đây là mặt rất quan trọng của tư duy trẻ trong quá trình phát triển trí tuệ

Trang 22

Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo ở giai đoạn trẻ 5 - 6 tuổi, hoạt động tâm lý của trẻ đặc biệt nhạy cảm với những hình tượng cụ thể, sinh động về các sự vật và hiện tượng của hiện thực Trẻ tiếp thu những tri thức dưới dạng trực quan - hình tượng rất dễ dàng, chính vì vậy việc hiểu và nắm được tư duy của trẻ mẫu giáo lớn nói riêng sẽ giúp cho việc hình thành và hoàn thiện bậc thang phát triển tư duy của trẻ một cách đúng đắn, hợp lý và khoa học Tuy nhiên cần phải tránh các hình thức thúc đẩy, muốn tăng nhanh quá mức tốc độ

để trẻ lĩnh hội kiểu tư duy lôgíc sớm, hay lĩnh hội kiểu tư duy lôgíc kiểu người

lớn “khôn trước tuổi” sẽ không tốt, điều đó làm ảnh hưởng và mất đi tính ngây

thơ hồn nhiên và tính mềm dẻo của trí tuệ trẻ

1.4 Chương trình chăm sóc và giáo dục của trẻ mẫu giáo đối với sự phát triển tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi

Nhà giáo dục học liên xô Mararenkô đã từng nói: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5 Những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ, về sau việc giáo dục đào tạo con người vẫn tiếp tục nhưng đó là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ hoa thì đã được vun trồng trong 5 năm đầu tiên” Có thể nói rằng sự

phát triển tư duy của trẻ có liên quan mật thiết đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo lớn

Để giúp trẻ phát triển tư duy tốt và ổn định, trước tiên việc chăm sóc trẻ

được đặt lên hàng đầu vì trẻ có thể chất tốt thì hiệu quả giáo dục mới cao, quá trình phát triển tư duy mới có hiệu quả Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (đủ về chất và lượng), tổ chức chế

độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh, sức đề kháng cao, khả năng chống bệnh tốt Công tác chăm sóc và giáo dục trẻ có hiệu quả, phù hợp với hoạt

động tâm lý của trẻ lứa tuổi này sẽ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ đạt kết quả cao

Trang 23

Chương trình chăm sóc trẻ bao gồm các mặt:

+ Chăm sóc bữa ăn cho trẻ

+ Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

+ Vệ sinh cá nhân trẻ

=> Việc chăm sóc trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đảm bảo các mặt trên tạo những cơ

sở đầu tiên để phát triển tư duy trẻ

Khi tạo cho trẻ một tâm thế vững chắc thì quá trình giáo dục phát triển tư duy trẻ sẽ đem lại hiệu quả Cần giáo dục phát triển trẻ ở các mặt phát triển như:

=> Như vậy chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ có ảnh hưởng lớn

đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, đặc biệt là sự phát triển tư duy của trẻ 5

- 6 tuổi Quá trình chăm sóc và giáo dục tốt, phù hợp với độ tuổi, phù hợp đặc

điểm tâm sinh lý trẻ thì sự phát triển tư duy sẽ tốt Ngược lại chăm sóc và giáo dục không đúng trẻ sẽ phát triển lệch lạc ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt

động và tư duy của trẻ Trẻ 5 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ nhạy cảm nên khi áp dụng chương trình chăm sóc và giáo dục phải phù hợp, khoa học, điều này sẽ làm nên thành công trong quá trình phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo

Trang 24

chương 2 đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn

2.1 Đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng của trẻ mẫu giáo lớn

2.1.1 Đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về sự bảo toàn số lượng

Để khảo sát đánh giá đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về sự bảo toàn số lượng Chúng tôi đã dùng thực nghiệm của J.Piaget Thực nghiệm

được tiến hành như sau:

Xếp dàn hàng ngang 6 hình tròn màu xanh trên bàn và bảo trẻ: “Con hãy xếp những hình tròn màu đỏ bằng số hình tròn màu xanh và xếp ở dưới cứ

1 hình tròn màu xanh lại xếp 1 hình tròn màu đỏ”

Bước 1: Gom hai loại hình tròn xanh và đỏ lại riêng với nhau rồi hỏi:

“Thế bây giờ số hình tròn đỏ có bằng số hình tròn xanh không?”

Bước 2: Xếp dàn hàng ngang 6 hình tròn xanh, đỏ thành 2 hàng như đã xếp ban đầu, sau đó dồn hình tròn xanh xít vào nhau và hỏi trẻ: “Số hình tròn

đỏ có bằng số hình tròn xanh không” hay nhiều hơn hoặc ít hơn

=> Quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả khảo sát như sau:

Bảng 1: Tư duy trực quan - hình tượng về sự bảo toàn số lượng

Không xếp

Trang 25

=> Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy được 100 % số trẻ thực nghiệm

đã làm đúng yêu cầu của cô giáo ỏ câu hỏi số (1), trẻ đã biết sử dụng những mối liên hệ giữa các sự vật, hành động và phép tương ứng 1 - 1 đê làm theo yêu cầu của cô Tư duy trực quan - hành động đã hình thành ở giai đoạn trước,

đến trẻ mẫu giáo lớn loại tư duy này vẫn tiếp tục phát triển mạnh Đây là điều kiện quan trọng để trẻ phát triển mạnh tư duy trực quan - hình tượng

Để trả lời câu hỏi (2), trẻ phải biết giải thầm trong óc dựa vào những

biểu tượng đã thu nhận được, 83,3% trẻ đã giải bài toán bằng các “phép thử ngầm trong óc”, dựa vào các biểu tượng: Tư duy trực quan - hình tượng chiếm

ưu thế, ở trẻ trong khi hành động với các biểu tượng trong óc, trẻ hình dung

được các hành động thực hiện với các đối tượng và kết quả của những hành

động ấy Qua câu hỏi (2), chứng tỏ rằng trẻ mẫu giáo lớn đã nắm được nguyên

lý bảo toàn vật thể Tuy nhiên vẫn còn 16,7% trẻ trả lời sai là do chưa biết dựa vào các biểu tượng để giải quyết nhiệm vụ, chưa hình thành được tư duy trực quan - hình tượng Quan sát giờ học và hành động vui chơi thì những trẻ này rất khó khăn trong việc tiếp thu tri thức

ở câu hỏi số (3) trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô chiếm 90%, trẻ đã suy luận để trả lời yêu cầu của cô dù những suy luận đó rất đơn giản

Trang 26

động ngoài trời, buổi đi dạo, các tác phẩm văn học, môi trường xung quanh, biểu tượng toán … Điều đó giúp trẻ tạo ra những tiền đề, chỗ dựa cần thiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy - trừu tượng sẽ được hình thành và phát triển ở giai đoạn này

2.1.2 Đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về định hướng không gian

Để khảo sát đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về định hướng - không gian, chúng tôi đã lựa chọn bài tập trong chương trình: Chăm sóc giáo dục mầm non

Chúng tôi đã thiết kế bài tập 2 cách tiến hành như sau:

1 Khách thể: 30 trẻ 5 - 6 tuổi

2 Dụng cụ: + 6 hình tròn màu xanh bằng bìa cứng đường kính 3,5 cm

+ 6 hình tròn màu đỏ bằng bìa cứng đường kính 3,5 cm

3 Tiến hành:

+ Cô giáo ngồi đối diện với trẻ và hỏi trẻ: “Tay phải của con đâu? Tay trái của con đâu?” Tay phải của cô đâu? Tay trái của cô đâu? + Cô giáo ngồi quay lưng lại với trẻ, ngồi cùng trẻ và hỏi lại trẻ: Bây giờ con chỉ cho cô: Tay phải của cô đâu? Tay trái của cô

đâu?

Trang 27

Quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả như sau:

Bảng 2: Tư duy trực quan - hình tượng về định hướng không gian

30 trẻ 1 Tay phải của con đâu?

Tay trái của con đâu?

2 Tay phải của cô đâu?

Tay trái của cô đâu?

3 Cô quay lưng lại ngồi cùng chiều với trẻ và hỏi:

Tay phải của cô đâu?

Tay trái của cô đâu?

=> Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy rằng, việc định hướng - không

gian của trẻ mẫu giáo lớn khá tốt, 100% số trẻ đã trả lời đúng khi cô đưa ra yêu cầu định hướng “tay phải - tay trái trên chính bản thân trẻ” Việc định hướng không gian trên chính bản thân trẻ là sự mở đầu quan trọng, là cơ sở để trẻ định hướng không gian trên các đối tượng khác

Khi cho trẻ định hướng không gian của đối tượng khác (cô giáo) ở câu hỏi số (2) thì có 83,3% số trẻ trả lời đúng còn 16,7% trẻ xác định sai Tại sao trẻ 5 - 6 tuổi lại có sự nhầm lẫn đó Nguyên nhân do trẻ trả lời theo kinh nghiệm đó là: Tay phải của mình ở đâu thì cũng là tay phải của cô Tư duy của trẻ bị chi phối bởi tri giác trực tiếp một chiều

Điều này chỉ đúng trong trường hợp cô ngồi cùng chiều với trẻ, còn khi cô ngồi đối diện với trẻ thì kết quả phải ngược lại:

Tay phải của cô là tay trái của trẻ

Tay trái của cô là tay phải của trẻ

Trang 28

Tư duy định hướng trong không gian được phát triển theo kinh nghiệm của trẻ và có sự hướng dẫn đúng đắn của cô giáo Việc giúp trẻ có được khả năng định hướng ban đầu đúng đắn sẽ giúp trẻ giải quyết được khó khăn trong thực tế

Trường hợp cô ngồi quay lưng lại với trẻ (tức là ngồi cùng chiều với trẻ)

và hỏi trẻ thì kết quả thu được 93,3% trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô, còn 6,7% trẻ trả lời không đúng Số trẻ trả lời sai giảm đi rõ rệt, trẻ đã phân biệt được: Tay phải - tay trái của chính mình là tay phải - tay trái của cô

Qua kết quả nêu trên chúng tôi nhận thấy rằng: Việc định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo lớn ở mức độ định hướng trên bản thân trẻ, thì việc xác

định với trẻ dễ dàng Vì ở độ tuổi này trẻ đã cảm thụ được các hướng chính của không gian Trẻ còn biết được mỗi hướng chính còn có các khu vực lân cận nối các vùng với nhau Vì vậy trẻ 5 - 6 tuổi đã biết phân chia không gian thành từng cặp theo 2 vùng đối xứng nhau: (trên - dưới; trước - sau; phải - trái)

Để phát triển tư duy cho trẻ, trong quá trình giảng dạy giúp trẻ hình thành các biểu tượng về phương hướng - không gian, trước hết phải dạy trẻ xác định các hướng trên chính cơ thể trẻ, lấy đó làm cơ sở để hình thành kỹ năng định hướng - không gian Từ việc dạy trẻ biết xác định vị trí của các đối tượng so với nhau, theo các chiều của các đối tượng chọn làm mốc, thì việc dạy trẻ xác định vị trí của một đối tượng nào đó cô nên yêu cầu trẻ nói rõ vị trí của vật so với chuẩn

Ví dụ: Bạn Mai đứng phía bên phải tôi

Không được nói: Bạn Mai đứng phía bên phải

Quá trình nhận thức của trẻ về không gian, và định hướng trong không gian là quá trình dài và phức tạp Muốn trẻ hiểu và đánh giá chính xác vị trí của các vật, quan hệ giữa các vật trong không gian cô giáo cần phải có biện pháp dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, cho trẻ thực hành nhiều lần, cô hướng dẫn một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nghe

Trang 29

2.1.3 Sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu

Sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu được chúng tôi khảo sát căn cứ

vào môn: Cho trẻ làm quan với biểu tượng toán

1 Dụng cụ: Các miếng hình bằng bìa cứng kích thước 3.5 cm Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, mỗi loại 6 hình (2 hình tròn màu xanh, 2 hình tròn màu đỏ, 2 hình tròn màu vàng) tất cả có 18 hình

2 Cách tiến hành: Tiến hành riêng với từng trẻ

Cô giáo đặt bộ hình trên bàn cho trẻ xem rồi chọn 1 hình làm mẫu đưa lên: Ví dụ: Hình vuông màu xanh, rồi hỏi trẻ: Đây là hình gì?

Sau đó cô yêu cầu trẻ chọn hình giống như thế

Bảng 3: Sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu của trẻ mẫu giáo lớn

Có được kết quả đó là do:

+ Về màu sắc: Ngay từ những tháng thứ 3, thứ 4 trẻ có thể nhìn theo vật

có những màu sắc sặc sỡ Vì vậy đến tuổi mẫu giáo lớn thì những chuẩn về màu sắc đối với trẻ là dễ dàng

+ Về hình học: Khả năng nhận biết, phân biệt các hình học bằng các hoạt động của tay và mắt trẻ theo đường bao được tiến triển hoàn thiện

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w