triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn
3.1. Mở đầu
3.1.1. Mục tiêu thử nghiệm
Khả năng tư duy của trẻ phát triển được phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: Nội dung môn học, phương pháp giảng dạy của môn học, của giáo viên, vốn biểu tượng, kinh nghiệm được tích luỹ ở trẻ, và độ thành thục về kỹ năng của trẻ trong các môn học.
Mục tiêu thử nghiệm của chúng tôi là: Soạn một số giáo án về môn “cho trẻ làm quen biểu tượng toán", để từ đó hình thành và phát triển khả năng tư duy cho trẻ. Tiếp tục phát triển tư duy trực quan - hình tượng và dần hình thành cho trẻ tư duy trực quan - sơ đồ.
3.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình thử nghiệm 3.1.2.1. Soạn giáo án thử nghiệm
Hướng dẫn, tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn các trò chơi học tập theo yêu cầu: Phát huy tính chủ động, tích cực, tự lực của trẻ cụ thể:
- Trẻ biết hoạt động với đồ vật theo yêu cầu của cô, hứng thú học tập trên các mô hình trực quan, vật thật, để hình thành cho mình vốn biểu tượng, kiến thức từ bài học.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong buổi, tiết học.
3.1.2.2. Xác định các biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn Đối với trẻ mẫu giáo dạy nghĩ, dạy tư duy không nhất thiết là phải cung
cấp thật nhiều kiến thức mà điều quan trọng là: Giáo viên nên sử dụng các biện pháp để hình thành cho trẻ các biểu tượng thông qua vât thật, tranh ảnh, hình vẽ, hoặc lời giải thích, mô tả của giáo viên. Đặc biệt là sử dụng nhiều các sơ đồ từ dễ đến khó để trẻ giải mã và bước đầu từ vật thật giúp trẻ kế mã.
35
Phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua các môn học (môi trường xung quanh, tác phẩm văn học, tạo hình, biểu tượng toán…). Cụ thể:
+ Môn: Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần sử dụng hợp lí và có hiệu quả các phương tiện trực quan. Tổ chức cho trẻ được trực tiếp làm với vật thật, và thay dần vật thật thành các vật thay thế, mô hình giống vật thật, đặc biệt nên sử dụng mô hình kí hiệu, các sơ đồ, để hình thành các biểu tượng cho trẻ. Khi thực hành luyện tập, giáo viên phải tổ chức và hướng dẫn sao cho mỗi trẻ đều được tham gia, đều đươc trải nghiệm vì đại đa số những phần luyện tập của trẻ mẫu giáo được tiến hành bằng các trò chơi. Ngoài ra giáo viên hướng dẫn trẻ hoàn thành các bài tập cơ bản trong vở bài tập “cho trẻ làm quen biểu tượng toán”.
3.1.3. Khách thể thử nghiệm và đối chứng
- Khách thể thử nghiệm là: 15 trẻ Trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
- Khách thể đối chứng là: 15 trẻ Trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Qua kết quả khảo sát đặc điểm tư duy, ta thấy nhìn chung ở cả 2 nhóm trẻ có sự tương ứng 1 - 1 về các đặc điểm của tư duy trực quan - hình tượng
3.2. Kết quả nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp trên, qua các tiết dạy trong quá trình dạy thử nghiệm chương trình hình thành và phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn.
36
3.2.1 Đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về sự bảo toàn số lượng Bảng 5: Tư duy trực quan - hình tượng của trẻ mẫu giáo lớn
Câu hỏi Mẫu Trả lời
Xếp được và đúng yêu cầu Không xếp được Có Không Sl % Sl % Sl % Sl % 1. Con hãy xếp tất cả số búp bê theo chiều tù trái sang phải và xếp ở mỗi một búp bê xếp 1 ôtô Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33.4 Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0 2. Số búp bê và số ôtô như thế nào với nhau? có bằng nhau không? Nhóm đối chứng 11 73,3 4 26,7 Nhóm thử nghiệm 14 93,3 1 6,7 3. Số búp bê và số ôtô có bằng nhau không? nhiều hơn hay ít hơn?
Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33,4 Nhóm thử nghiệm 15 100 0
=> Kết quả thử nghiệm khá khả quan, bài dạy thử nghiệm chúng tôi cho số lượng lên 10 nhưng trẻ làm rất tốt. Số trẻ trả lời của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có sự khác biệt. Trẻ ở nhóm đối chứng làm đúng yêu cầu của câu hỏi (1) là 66,6%; làm sai yêu cầu là 33,4%. Trong đó trẻ ở nhóm thử nghiệm 100% trẻ làm được theo yêu cầu của cô. ở câu hỏi (2) và (3) vẫn còn sự chênh lệnh giữa 2 nhóm đối chứng và thử nghiệm. Câu 2 (nhóm thử nghiệm là 93,3%; nhóm đối chứng là 73,3%) trẻ trả lời đúng. Câu 3 (nhóm thử nghiệm là 100%; đối chứng là 66,6%) trẻ trả lời đúng. Có được kết quả như trên là do chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực, chủ động, sử dụng tối đa vốn hiểu biết vốn có của trẻ. Tỉ lệ học sinh không có khả năng tư duy ở lớp thử nghiệm ít hơn nhóm đối chứng.
37
3.2.2. Đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng về phương hướng không gian Bảng 6: Tư duy trực quan hình tượng về phương hướng không gian
Câu hỏi Mẫu Trả lời
Đúng Sai
Sl % Sl %
1. Tay phải của con đâu?
Tay trái của con đâu?
Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33,4
Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0
2. Phía phải của ôtô có gì?
Phía trái của ôtô có gì?
Nhóm đối chứng 11 73,3 4 26,7
Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0
3. Đặt khối vuông bên trái, khối chữ nhật bên phải của cô và hỏi:
Bên phải cô có gì? Bên trái cô có gì?
Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33,4
Nhóm thử nghiệm 13 86,6 2 13,4
=> Bảng số liệu trên cho chúng tôi thấy rằng: Khả năng định hướng không gian của trẻ ở nhóm thử nghiệm khá tốt và ổn định, khi thay đổi các vị trí của đối tương chọn làm mốc định hướng. Nhóm trẻ thử nghiệm xác định hướng trong không gian tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. 100% số trẻ ở nhóm thử nghiệm trả lời đúng câu hỏi của cô ở câu hỏi số (1) và số (2). Chỉ có 13.4% số trẻ trả lời chưa đúng ở câu hỏi số (3). ở nhóm đối chứng, số trẻ trả lời đúng câu hỏi số (1) và số (2) là 66.6% và 73.3%. Số trẻ trả lời sai còn nhiều. ở câu hỏi số (1) là 33.4%; câu (2) là 26.6%. Trẻ vẫn còn lúng túng,
38
chưa tự tin khi trả lời câu hỏi của cô giáo. Có được kết quả như trên là do trong quá trình dạy thử nghiệm chúng tôi hết sức chú ý sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức mới. Nhờ vậy sau một số tiết học biểu tượng ban đầu về phương hướng không gian của trẻ được hình thành và phát triển.
3.2.3. Đặc điểm về sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu của trẻ 5 - 6 tuổi
3.2.3.1. Kết quả về sự lĩnh hội về những chuẩn về hình và màu Bảng 7: Sự lĩnh hội chuẩn về hình và màu của trẻ mẫu giáo lớn
Câu hỏi Mẫu Trả lời
Đúng Không đúng Sl % Sl % 1. Con dã sử dụng hình gì để xây Nhóm đối chứng 13 86,6 2 13,4 Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0 2. Hình vuông, hình tam giác màu gì giác màu gì?
Nhóm đối chứng 14 93,3 1 6,7
Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0
3. Đây là khối gì? Con hãy chọn khối để lắp ghép nhé?
Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33,4
Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0
=> Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rõ số trẻ ở nhóm thử nghiệm cho kết quả về sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu khả quan hơn so với ở lớp đối chứng. ở nhóm thử nghiệm 100% trẻ trả lời đúng khi cô đưa ra các câu hỏi về hình và màu, còn ở nhóm đối chứng vẫn còn một số trẻ chưa trả lời
39
đúng. ở câu hỏi 1 có 13,4 % trẻ trả lời sai; câu 2 là 6,6%; câu (3) là 33,4% trẻ trả lời sai yêu cầu của cô. Điều này một lần nữa khẳng định: ở tuổi mẫu giáo lớn, sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu tương đối ổn định, trẻ nắm chắc, rõ ràng về các hình, các khối, màu sắc, hầu như là không có sự nhầm lẫn. Có được kết quả như vậy là do trong quá trình dạy thử nghiệm, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các câu hỏi mở, câu hỏi suy luận buộc trẻ phải tư duy để có câu trả lời chính xác. Bên cạnh đó khi lĩnh hội những chuẩn về hình, trẻ lại được tiếp xúc rất nhiều với các hình dạng, các khối như: Khối trụ gắn với cốc nước, khối tròn gắn với quả bang… vì vậy trẻ mẫu giáo lớn đã có được sự lĩnh hội những chuẩn về hình và màu rất nhanh mà ít bị nhầm lẫn.
3.2.4. Đặc điểm tư duy trực quan - sơ đồ của trẻ mẫu giáo lớn Bảng 8: Tư duy trực quan sơ đồ của trẻ 5 - 6 tuổi
Sơ đồ Mẫu Trả lời
Cô hướng dẫn
Trẻ làm được Trẻ không làm được
Sl % Sl % Sơ đồ 1 Nhóm đối chứng 13 86.6 2 13.4 Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0 Sơ đồ 2 Nhóm đối chứng 12 80 3 20 Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0 Sơ đồ 3 mức 1 Nhóm đối chứng 10 66.6 5 33.4 Nhóm thử nghiệm 13 86.6 2 13.4 Sơ đồ 3 mức 2 Nhóm đối chứng 8 53.3 7 46.7 Nhóm thử nghiệm 14 93.3 1 6.7
Sau các tiết dạy thử nghiệm môn toán để phát triển tư duy trực quan - hình tượng; biểu tượng ban đầu về phương hướng không gian; sự lĩnh hội chuẩn về hình và màu, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm trên trẻ các sơ đồ mà ở
40
lần đầu thử nghiệm thì kết quả ở lần thử nghiệm này có sự khác biệt. Số lượng trẻ ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. ở sơ đồ (1) là sơ đồ dễ nhất nhưng số trẻ làm được chiếm 86.6% còn 13.4% trẻ không làm được. ở sơ đồ (2) mức khó tăng lên khi đó số trẻ trả lời đúng ở nhóm đối chứng bị giảm xuống còn 80%, trẻ làm không đúng 20%. ở nhóm thử nghiệm trẻ vẫn làm tốt dưới sự hướng dẫn của cô chiếm 100%. ở sơ đồ (3) là mức khó nhất, để tìm đúng theo yêu cầu của cô trẻ phải biết tư duy và đặc biệt sử dụng tư duy trực quan - sơ đồ để tìm và giải mã các sơ đồ thì tỷ lệ trẻ làm được ở hai nhóm đối chứng và thử nghiệm đều giảm xuống. Tuy nhiên ở lớp thử nghiệm số lượng trẻ làm được chiếm tỷ lệ cao hơn (nhóm thử nghiệm là 93.3%, nhóm đối chứng là 53.3%). Có được kết quả như trên là do chúng tôi tiến hành phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ. Điều đó chứng tỏ rằng ở trẻ mẫu giáo lớn tư duy trực quan - sơ đồ đang được hình thành và phát triển. Trẻ đã xác định được hướng không gian và mốc định hướng của đối tượng, bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phương pháp chủ động kích thích trí tò mò, tư duy của trẻ. Chính vì vậy tư duy trực quan - sơ đồ được phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ.
41