Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 41 - 43)

1. Kết luận

Từ kết quả khảo sát thực trạng đặc điểm tư duy và thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn. Chúng tôi rút ra một số đặc điểm về tư duy của trẻ mẫu giáo lớn như sau:

+ Trẻ mẫu giáo lớn (mà chúng tôi khảo sát) tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Đa số trẻ em đã nắm được nguyên lý bảo toàn, định hướng trong không gian.

+ Tư duy trực quan - sơ đồ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh. Trẻ có khả năng hiểu về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật: Trẻ đã đọc được sơ đồ hay giải mã. Để chỉ đường đi đến một nơi nào đó trẻ chỉ cần vẽ một số vạch chủ yếu tức là bước đầu trẻ đã nắm được kỹ năng sơ đồ hoá (tức là kí mã). Kỹ năng lập và sử dụng các hình tượng được sơ đồ hoá là một thành tựu lớn trong sự phát triển tư duy của trẻ em. Đây là kiểu tư duy trung gian quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên một kiểu tư duy mới đó là tư duy lôgíc sẽ tiếp tục được phát triển ở giai đoạn sau này, ở lứa tuổi học sinh.

+ Số trẻ hứng thú và sử dụng các phương thức để tư duy chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân của thực trạng trên:

+ Giáo viên mầm non đã biết sử dụng một số biện pháp để phát triển tư duy cho trẻ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Các dạng bài tập để giúp trẻ phát triển tư duy còn han chế, cô chưa chủ định hướng dẫn trẻ các cách tạo ra hình ảnh mới để phát triển tư duy qua từng bài, từng tiết học.

+ Vốn biểu tượng của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn phải nhờ vào sự hướng dẫn của cô chiếm tỉ lệ cao.

Trong quá trình khảo sát tuy số tiết thử nghiệm chưa nhiều nhưng bằng kết quả thu được, đã chứng minh được giả thuyết, đạt được mục tiêu đề ra.

42 2. Kiến nghị

+ Trong dạy học ở mẫu giáo, giáo viên mầm non cần phải hình thành các biểu tượng cho trẻ thông qua sử dụng vật thật, mô hình trực quan, tranh ảnh hình vẽ... sự mô tả bằng lời, phim tài liệu học tập.

+ Giáo viên nên chủ động hình thành các phương thức của tư duy, sử dụng các phương pháp dạy học bằng hướng tích hợp để đạt được các mốc phát triển của trẻ như: Phát triển thể chất, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tư duy… từ đó hình thành hình ảnh mới từ nhiều phương diện khác nhau.

+ Giáo viên phải gây được hứng thú cho trẻ trong các tiết học, biết kết hơp giữa động và tĩnh trong giờ dạy để tránh nhàm chán, mệt mỏi cho trẻ.

+ Trong các môn học nên sử dụng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi mang tính suy luận để kích thích tư duy cho trẻ. Trong dạy toán cho trẻ cần sử dụng bài tập ở dạng sơ đồ để phát triển tư duy đặc biệt là tư duy trực quan - sơ đồ cho trẻ mẫu giáo lớn.

43

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)