1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục

13 5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 71 KB

Nội dung

Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dụcQuản lý nguồn nhân lực trong giáo dục

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC Trên cơ sở các bằng chứng cụ thể, hãy phân tích và đánh giá quan điểm của đơn vị /nhà trường nơi anh/chị đang công tác về vai trò, vị trí của yếu tố con người, và vị trí chức năng của QLPTNS. Giảng viên phụ trách: TS. Trần Thị Bạch Mai Học viên: Nguyễn Thị Thư Cao học Quản lý giáo dục QH-2013-S1 HÀ NỘI – 2015 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 20 tháng 5 năm 2015 Thời gian nộp bài: ngày 20 tháng 5 năm 2015 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): 2 Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục ĐỀ BÀI Trên cơ sở các bằng chứng cụ thể, hãy phân tích và đánh giá quan điểm của đơn vị /nhà trường nơi anh/chị đang công tác về vai trò, vị trí của yếu tố con người, và vị trí chức năng của QLPTNS. 3 BÀI LÀM 1. Quan điểm của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc về vai trò, vị trí của yếu tố con người. Quản lý và phát triển nhân sự đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển. Tầm quan trọng của quản lý và phát triển nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản lý và phát triển nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Trong những năm qua Đảng và nhà nước đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong 4 những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Nhận thức sâu sắc quan điểm trên, trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã xác định: Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, viên chức là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn. Có thể nói cán bộ, viên chức là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường và có vai trò quyết định thành công của nhà trường. Đội ngũ cán bộ viên chức là lực lượng cơ bản tham gia hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường. Diện mạo văn hóa nhà trường cũng do họ tham gia xây dựng và vun trồng. Cùng với Hiệu trưởng họ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường. Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường. 5 Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. 2. Quan điểm của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc về vị trí chức năng của QLPTNS. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của yếu tố con người trong nhà trường những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CBGV-CNV) “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường. Thực hiện lời Bác Hồ dạy: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Đảng ủy, Ban Giám hiệu (ĐU BGH) Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc xác định: chăm lo xây dựng đội ngũ CBGV-CNV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và đề ra nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng có tính khả thi cao. Cụ thể: Quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ, công tác GD-ĐT trong tình hình mới, Đảng ủy Nhà trường đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/ĐU “Về xây dựng đội ngũ CBGV-CNV đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường từ nay đến năm 2020” và “Đề án xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Trong đó, nội dung chủ yếu 6 là tập trung xây dựng đội ngũ CBGV-CNV có số lượng, cơ cấu hợp lý, nguồn kế cận, kế tiếp vững chắc, đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Phấn đấu đến năm 2020, Nhà trường có 100% CBGV-CNV có trình độ đại học, 54% trở lên có trình độ SĐH, riêng giảng viên có trên 80% SĐH và 11% là tiến sĩ. Để thực hiện mục tiêu trên, ĐU BGH Nhà trường xác định phải tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, lực lượng trong xây dựng đội ngũ CBGV-CNV. Nhà trường yêu cầu trưởng phó các đơn vị quản lý CBGV-CNV viên quán triệt nắm vững, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 15- NQ/ĐU và Đề án đã ban hành. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục, quán triệt để các đối tượng thấy rõ tầm quan trọng của đội ngũ CBGV-CNV, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBGV-CNV “vừa hồng, vừa chuyên” trước yêu cầu mới của công tác GD-ĐT. Trong thực hiện, các đơn vị kết hợp giữa giáo dục thường xuyên với đột xuất, giáo dục theo chủ đề với chuyên đề; xây dựng những chủ trương, biện pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ CBGV-CNV, nhất là bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ và năng lực thực tiễn. Quán triệt quan điểm, mục tiêu đổi mới, phát triển, xây dựng đội ngũ CBGV-CNV của trên, trực tiếp là của ĐU BGH Nhà trường, các đơn vị cụ thể hóa thành chương trình, kế 7 hoạch, chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị; tổ chức thực hiện bảo đảm nghiêm túc, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, đưa công tác xây dựng đội ngũ CBGV-CNV đi vào nền nếp. Động viên đội ngũ CBGV-CNV tích cực học tập, rèn luyện, yên tâm, gắn bó với Nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ CBGV-CNV được ĐU, BGH Nhà trường coi là bước quyết định trong xây dựng đội ngũ CBGV-CNV “vừa hồng, vừa chuyên”. Các đơn vị phòng ban đã làm tốt việc rà soát, đánh giá thực chất đội ngũ CBGV-CNV, xây dựng kế hoạch, thực hiện công tác quy hoạch một cách khoa học, sát từng đối tượng. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ chủ trì, khoa học đầu ngành, giảng viên đầu đàn, đảm bảo đồng bộ, có cơ cấu, độ tuổi hợp lý, hình thành ba lớp (đương nhiệm, kế cận, kế tiếp), có tính kế thừa liên tục, vững chắc và sự ổn định chuyên sâu của cán bộ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. Với đội ngũ nhà giáo, Nhà trường tập trung kiện toàn, quy hoạch, nâng cao có chất lượng toàn diện, tạo nguồn đào tạo, chuyển tiếp vững chắc giữa các lớp giảng viên. Đồng thời, coi trọng phát triển đội ngũ giảng viên có học vị, chức danh khoa học và phát hiện, bồi dưỡng, quy hoạch 8 CBGV-CNV trẻ có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên trước mắt, cũng như đột xuất, lâu dài. Công tác tuyển dụng và sử dụng đối với đội ngũ CBGV- CNV được Đảng ủy Nhà trường lãnh đạo chặt chẽ, bảo đảm cân đối nhu cầu trên từng loại, từng lĩnh vực, từng mặt công tác, kiên quyết khắc phục tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu; chủ động lựa chọn, cử CBGV-CNV đi thực tế ở các đơn vị để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn CBGV-CNV, Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các hình thức, vận dụng linh hoạt các biện pháp; trong đó, chú trọng lựa chọn những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi giữ lại Trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện, nhất là phẩm chất chính trị, trình độ học vấn SĐH cho đội ngũ CBGV-CNV được Nhà trường coi trọng. Cùng với thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn với năng lực thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường tích cực gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí, sử dụng, luân chuyển, đáp ứng nhu cầu tổ chức biên chế và sự phát triển của đội ngũ CBGV-CNV. Bên cạnh việc chủ động xây dựng kế hoạch sát đúng, Nhà trường tích cực đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tăng chỉ tiêu và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nhất là đào tạo SĐH; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập ở trong nước với nước ngoài. Hằng 9 năm, ngoài coi trọng việc cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, giảng viên có kinh nghiệm, bồi dường cho giảng viên mới, Nhà trường mở các lớp tập huấn, cập nhật những nội dung, phương pháp quản lý, giảng dạy mới, tiên tiến; đẩy mạnh việc bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho CBGV-CNV và nguồn đào tạo SĐH, đào tạo ở nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2020, Nhà trường có 100% giảng viên đạt tiêu chuẩn quốc gia trình độ B tiếng Anh. Cùng với đó, vừa đề cao, vừa yêu cầu cơ quan chức năng nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBGV-CNV, đảm bảo đúng nguyên tắc, phù hợp thực tiễn, có tính khả thi cao, tạo động lực cho CBGV-CNV tích cực học tập, rèn luyện nâng cao năng lực, phương pháp, kỹ năng công tác và trình độ học vấn. Để công tác quản lý, sử dụng đội ngũ CBGV-CNV đi vào nền nếp, có hiệu quả, ĐU BGH Nhà trường yêu cầu cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp quán triệt, thực hiện đúng Quy chế công tác cán bộ trong nhà trường, trực tiếp là Quy chế Lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng ủy Nhà trường. Đồng thời, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, nêu cao trách nhiệm của cán bộ chủ trì, chủ chốt Khoa, phòng, trung tâm, phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng, đảm bảo công tác quản lý, xây dựng đội ngũ CBGV-CNV có hiệu quả. 10 [...]... Đến nay, đội ngũ CBGV-CNV của Nhà trường có số lượng, cơ cấu hợp lý, đội ngũ đương nhiệm, kế cận, kế tiếp cơ bản vững chắc, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, trình độ học 12 vấn, năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo Tuy nhiên, cơ cấu CBGV-CNV của Nhà trường vẫn chưa... chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tạo cơ sở, nền tảng và động lực để phát triển tài năng Với những CBGV-CNV 03 năm liền bị đánh giá có trách nhiệm, năng lực, hiệu quả công tác thấp, Nhà trường thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi Đặc biệt, với CBGV-CNV có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, đã được giáo dục, thử thách, rèn luyện nhưng không chuyển biến, tiến bộ,... hiện đúng, đủ các chế độ, chính sách theo quy định, Nhà trường còn phát huy các nguồn lực tổng hợp, bổ sung chính sách ưu đãi,… với CBGV-CNV, nhất là đối với số đào tạo SĐH; có cơ chế thu hút, sử dụng người tài, người có trình độ học vấn cao; làm tốt công tác khen thưởng, động viên những CBGV-CNV có những thành tích xuất sắc trong quá trình công tác Nhờ có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đội ngũ... nhiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học Bên cạnh tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho CBGV-CNV về các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, ĐU BGH Nhà trường yêu cầu trưởng các đơn vị, cán bộ chủ trì xây dựng kế hoạch, tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ 11 quan, đơn vị và chức trách của từng người để CBGV-CNV phấn đấu thực hiện Trong đó, chú ý việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm... chưa thật cân đối, lớp kế cận, kế tiếp còn mỏng Việc bố trí, sử dụng CBGV-CNV có lúc, có chỗ chưa hợp lý, cán bộ khoa học đầu ngành, giảng viên đầu đàn, có trình độ sau đại học còn thiếu; chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng vận dụng kiến thức vào công tác quản lý, chỉ huy, giảng dạy của một số CBGV-CNV còn chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn Một bộ phận CBGV-CNV...Công tác đánh giá CBGV-CNV bảo đảm nghiêm túc, chính xác; việc đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, sử dụng, nâng lương “đúng và trúng”, nhất là những cá nhân có năng lực, có trình độ học vấn, độ tuổi, phẩm chất đạo đức tương xứng, đủ điều kiện phát triển lâu dài, lên chức vụ cao hơn Việc kết hợp bổ nhiệm CBGV-CNV giữa tuần tự và nhảy vọt, bổ nhiệm lại và không... của một số CBGV-CNV còn chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn Một bộ phận CBGV-CNV chưa chú ý đổi mới phương pháp, tác phong công tác, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ, khả năng tham mưu, năng lực quán triệt, tổ chức thực hiện Cá biệt, có người còn thiếu gương mẫu, ý thức trách nhiệm thấp, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chưa cao, chưa yên tâm, gắn bó với đơn vị và Nhà trường, thậm chí vi phạm . Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản lý và phát triển nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG GIÁO DỤC Trên cơ sở các bằng chứng cụ thể, hãy phân tích và đánh giá quan. khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Trong những năm qua

Ngày đăng: 16/07/2015, 15:19

w