tiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dục tiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dụctiểu luận môn học quản lý sự thay đổi trong giáo dục
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Xuân Hải Học viên: HÀ NỘI – 2014 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 25 tháng 04 năm 2014 Thời gian nộp bài: ngày 25 tháng 04 năm 2014 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): 2 Đề bài: Trong tài liệu có minh họa một số bảng “điều tra” khi thực hiện thay đổi trong một cơ sở GD. Hãy bình luận các bảng đó và chỉ ra khả năng vận dụng chúng cho một thay đổi cụ thể ở cơ sở GD của bạn? 3 Bài làm: Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào. Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thật sự cần thiết. Thay đổi đòi hỏi rất nhiều ở giáo viên vì thay đổi ở nhà trường thì vai trò GV có yếu tố quyết định. Nó có thể dẫn đến sự căng thẳng trên lớp, những vấn đề về nội qui, sự đòi hỏi của phụ huynh và kết quả không biết chắc chắn đạt được như ý muốn không Lòng tự trọng và tự tin của giáo viên có thể bị ảnh hưởng. Khối lượng công việc tăng lên. Đối với những người sẵn sàng ủng hộ sự thay đổi thì niềm tin là quan trọng. Nói một cách tổng quát, giáo viên cần phải tin rằng: - Họ điều khiển được các quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của mình - Họ nhận được sự ủng hộ từ người quản lí nhà trường,từ phụ huynh, từ cộng đồng và từ cấp trên; Đối với mọi bất kì thay đổi nào họ cũng cần phải biết rằng: - Thay đổi là làm cho hệ thống giáo dục hợp lý hơn và lợi ích của học sinh được xem xét nhiều hơn; - Những thành công và thất bại hàng ngày có thể được đưa ra bàn mà không ảnh hưởng đến uy tín chuyên môn của họ; - Việc thử nghiệm thay đổi là "an toàn" và thất bại tạm thời được chấp nhận; - Đồng nghiệp của họ hỗ trợ cả về tình cảm và chuyên môn; - Họ được người quản lý bảo vệ và bản thân sẽ không phải đương đầu với những phản đối của cộng đồng; 4 - Họ có thể có ý kiến về thực hiện thay đổi khi không có nguồn lực tối thiểu cần thiết. Vì vậy Người QL cần có kỹ năng “thăm dò” có môi trường niềm tin hay không? thì cần phải tiến hành thăm dò nhân viên về niềm tin như sau: Hãy đánh dấu () cho từng câu hỏi ở 3 mức: Hiếm khi, Đôi khi, Thường xuyên Câu hỏi Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Nội dung chương trình có thay đổi trên cơ sở thích hợp nhất cho học sinh không?(1) Cán bộ quản lý có tham khảo ý kiến của bạn về các quyết định liên quan đến cam kết của bạn về thêm việc không? (2) Bạn có tự nguyện báo cáo thông tin cho hiệu trưởng về những thành công hay những vấn đề gặp phải của bạn trong lớp không?(3) Bạn có chia sẻ những vấn đề chuyên môn với giáo viên hoặc nhân viên khác không?(4) Hiệu trưởng có nhận xét tích cực với bạn về Nhà trường hay về lớp của bạn không?(5) Phụ huynh có nhận xét tích cực về Nhà trường hay về lớp của bạn không?(6) Bảng 1.“điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trường. Dựa vào bảng điều tra trên có thể thấy: - Nếu câu trả lời của giáo viên là “Thường xuyên” thì chứng tỏ rằng họ rất có niềm tin vào quyết định của Hiệu trưởng khi thực hiện thay đổi ở nhà trường, họ mong muốn được thay đổi để cho học sinh của mình học tập đạt kết quả tốt nhất, và phụ huynh học sinh cũng rất yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình vào những mái trường như vậy. Họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn cũng như những thành công trong công việc với đồng nghiệp, với hiệu trưởng, tạo môi trường thân thiện với tất cả mọi người. Điều này cũng chứng 5 tỏ rằng Hiệu trưởng là người có năng lực quản lý, lãnh đạo tâm huyết, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình vào sự thay đổi của nhà trường nhằm làm cho nhà trường ngày càng phát triển. - Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Hiếm khi” hay “Đôi khi” thì chứng tỏ rằng giáo viên không có niềm tin vào quyết định thực hiên thay đổi nhà trường của Hiệu trưởng. Họ rất ít chia sẻ khó khăn, trở ngại trong công việc cũng như những kinh nghiệm giảng dạy của mình với đồng nghiệp, với cấp trên. Họ ngại thay đổi, chưa thực sự muốn thay đổi. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý của Hiệu trưởng kém, không biết tạo động lực, niềm tin cho giáo viên, không mấy quan tâm đến nhu cầu của họ. Một ví dụ khác về khảo sát niềm tin của đội ngũ (đối với hiệu trưởng) Hãy trả lời “Có” hoặc “Không” cho các câu hỏi dưới đây. Nội dung Có Không Họ có nói với bạn (HT) những vấn đề họ (GV) đang gặp phải hay không? Nếu bạn (HT) hỏi tình hình lớp học thế nào, họ có trả lời một cách thẳng thẳn không? Nhân viên có nêu chính kiến của mình đối với những quyết định ảnh hưởng đến họ không? Nhân viên có sẵn sàng thử nghiệm và vận dụng cái mới do bạn (HT) khởi xướng không? Bảng 2. “điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trường Dựa vào bảng điều tra trên có thể thấy: - Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Có” thì chứng tỏ rằng họ rất có niềm tin vào quyết định của Hiệu trưởng khi thực hiện thay đổi ở nhà trường. Điều này cũng chứng tỏ rằng Hiệu trưởng là người có năng lực quản lý, lãnh đạo tâm huyết, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình vào sự thay đổi của nhà trường nhằm làm cho nhà trường ngày càng phát triển. 6 - Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Không” thì chứng tỏ rằng họ không có niềm tin vào quyết định thực hiên thay đổi nhà trường của Hiệu trưởng. Họ ngại thay đổi, sợ rằng khi thực hiện thay đổi sẽ không mang lại kết quả như mong muốn mà còn ảnh hưởng đến lợi ích. Vì vậy họ có thể thờ ơ với sự thay đổi hoặc không chấp nhận sự thay đổi và tỏ ra chống đối. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bầu không khí của tổ chức là nguyên nhân vì sao có sự khác nhau trong việc quản lý thay đổi của các trường. Bầu không khí ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc thích nghi với thay đổi “Sẽ chẳng có gì diễn ra nếu không chú ý đến sự cần thiết xây dựng một bầu không khí để phát huy những cố gắng của tập thể giáo viên và hiệu trưởng”. Để thực hiện sự thay đổi thuận lợi và thành công thì bước đầu tiên là phải xây dựng một bầu không khí nhà trường có lợi cho sự thay đổi. Ta có thể tiến hành thăm dò bầu không khí của nhà trường theo bảng dưới đây: Hãy đánh dấu vào cột bên phải xem nhân viên của bạn (Hiệu trưởng) như thế nào? Nội dung Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên Các thay đổi của nhà trường được cộng đồng xã hội chia sẻ Giáo viên chấp nhận đề nghị, mong muốn hoặc nhu cầu của người quản lý một cách tích cực Giáo viên chia sẻ kinh nghiệm trên lớp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cá nhân Giáo viên chia sẻ tâm sự riêng tư và chuyên môn,chia sẻ nguồn lực và những ý tưởng Bảng 3 “điều tra” thăm dò bầu không khí của nhà trường Dựa vào bảng thăm dò trên cho thấy: - Nếu câu trả lời của mọi người là “Hiếm khi” và “Đôi khi” thì chứng tỏ rằng bầu không khí nhà trường không có lợi cho sự thay đổi. Mọi người vẫn còn e ngại, chưa thực sự cởi mở để chia sẻ về công việc hay tâm tư 7 nguyện vọng với nhà trường, chưa tin tưởng vào sự thay đổi của nhà trường sẽ mang lại lợi ích cho nhà trường. - Nếu câu trả lời của mọi người là “Thường xuyên” thì chứng tỏ rằng nhà trường đã xây dựng được một bầu không khí có lợi cho sự thay đổi, tạo được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, mọi người hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào quyết định thay đổi nhà trường sẽ đem lại lợi ích mong muốn, có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, những tâm tư nguyện vọng với nhau một cách vô tư thoải mái. Họ luôn mong muốn được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Điều này chứng tỏ người quản lý nhà trường có uy tín, trách nhiệm, có năng lực quản lý, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình. Ngoài ra GV có thể trả lời bổ sung thêm các câu hỏi sau dưới dạng mở như dưới đây: Bảng 4.“điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trường Điều gì làm bạn thích nhất khi làm việc ở trường này? Sự cố nào vừa xảy ra trong trường này làm bạn thất vọng hoặc lo lắng? Điều gì làm bạn chán nhất khi làm việc ở trường này? Trường có thể làm gì trước những vấn đề đó?(Bạn có thể viết dài tuỳ ý) Dựa vào bảng câu hỏi mở ở trên, Hiệu trưởng có thể thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến nhà trường, biết được những suy nghĩ của cán bộ, công nhân viên, giáo viên về nhà trường như thế nào. Từ đó Hiệu 8 trưởng có thể điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý, tạo điều kiện, môi trường làm việc hiệu quả nhất cho nhà trường. Vận dụng những bảng hỏi trên vào việc thay đổi cách thức ra vào trường Cao đẳng Vĩnh Phúc: Trước khi thay đổi thì từ sinh viên đến hiệu trưởng hay người ngoài ra vào trường một cách tự nhiên, bảo vệ không thể kiểm soát được. Từ đó nhà trường cần phải thay đổi cách thức ra vào trường là tất cả mọi người phải đeo thẻ. Việc đeo thẻ khi vào trường sẽ giúp bảo vệ kiểm soát được người làm trong trường, sinh viên của trường mới được phép vào trường, người ngoài có việc muốn vào trường phải xuất trình giấy tờ mới được vào trường. Để thực hiện thành công sự thay đổi này Hiệu trưởng cần chỉ đạo một cách quyết liệt, trước tiên cần có những điều tra thăm dò ý kiến của sinh viên, giáo viên, CBCNV nhà trường thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi tương tự như trên vừa tạo được sự quan tâm đến mọi người, tạo sự dân chủ trong nhà trường khi lấy ý kiến từ cán bộ giáo viên đến sinh viên trong việc thay đổi của nhà trường. Thông qua kết quả thu được hiệu trưởng sẽ biết được mức độ ủng hộ, sự tin tưởng cho quyết định của mình như thế nào, từ đó lên kế hoạch thực hiện cho việc vào trường phải đeo thẻ, phân công bảo vệ kiểm tra thẻ sinh viên và cán bộ giáo viên, phòng công tác sinh viên hỗ trợ kiểm tra việc đeo thẻ của sinh viên. Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra trong những hôm đầu thực hiện và chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát ai không đeo thẻ thì không cho vào trường để tạo động lực và răn đe mọi người phải nghiêm túc thực hiện việc đeo thẻ. Ngoài ra hiệu trưởng cần phải làm tốt vai trò của người quản lý sự thay đổi đó là: - Là người cổ vũ, xúc tác, kích thích sự thay đổi. - Là người hỗ trợ trong suốt quá trình của sự thay đổi. - Là người xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thay đổi. - Là người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi. 9 - Là người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Xuân Hải, “Quản lí sự thay đổi”, Sách bổi dưỡng cán bộ QLGD của dự án đào tạo GV THCS; H. 2003. 10 [...]...2 Đặng Xuân Hải; chuyên đề Quản lí thay đổi vận dụng cho quản lí trường TCCN” Dự án PTGVTHPT&THCN - NXB ĐHSP - 2010; trang 217 - 252 3 Đặng Xuân Hải; Nguyễn Sỹ Thư, (2012) “QLGD, QL nhà trường trong bối cảnh thay đổi”; NXBGD 4 Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), “Đại Cương khoa học quản lý ; NXB ĐHQGHN 11 . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Xuân Hải Học viên: HÀ NỘI – 2014 Hạn. nào. Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thật sự cần thiết. Thay đổi đòi. người quản lý sự thay đổi đó là: - Là người cổ vũ, xúc tác, kích thích sự thay đổi. - Là người hỗ trợ trong suốt quá trình của sự thay đổi. - Là người xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá