1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sự thay đổi trong giáo dục

10 573 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,08 KB

Nội dung

Bài học kinh nghiệm Quản lý sự thay đổi trong nhà trường.Một số vấn đề về quản lý sự thay đổiCác bước quản lý sự thay đổi trong nhà trườngĐổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên theo từng tháng.

Trang 1

Đề bài:

Từ kinh nghiệm thực tiễn nơi anh/ chị đang công tác, hãy viết một tình huống nghiên cứu theo đề cương sau:

Hãy liệt kê và mô tả 03 “thay đổi” mà anh/ chị cho là đáng ghi nhận nhất trong thời gian từ một đến ba năm qua ở cơ quan mình đang công tác (2

-3 trang)

Đi sâu phân tích, lý giải về một trong ba “thay đổi” nêu trên trong đó chỉ rõ các bước triển khai sự thay đổi đó; nêu và phân tích rõ vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong từng bước triển khai và trong toàn bộ quá trình thay đổi đó (3-5 trang)

Bài học kinh nghiệm chung mà anh/ chị rút ra (kết hợp giưa thực tiễn và

lý luận đã học) về vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong lãnh đạo, quản lý sự thay đổi (1-2 trang)

Bài làm

Quản lý sự thay đổi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc ngăn chặn những thay đổi ngoài ý muốn hoặc không chính đáng trong phạm vi dự

án, còn được gọi là bùng phát phạm vi Nếu quy trình quản lý thay đổi quá nặng nề và cồng kềnh thì mọi người sẽ làm hỏng nó Nếu quy trình thay đổi quá lỏng lẻo thì dự án sẽ ra ngoài sự kiểm soát Bên cạnh những năng lực cần

có, nhà quản lý cần phải đóng những vai trò khác nhau trong quá trình thay đổi để thực hiện sự

thay đổi thành công Thành công hay thất bại của mỗi sự thay đổi phụ thuộc rất lớn đến người quản lý sự thay đổi đó Quản lý các yêu cầu thay đổi được thể hiện trong suốt quá trình thay đổi, từ lúc manh nha đến lúc kết thúc và duy trì sự thay đổi Nếu thực hiện tốt các vai trò trên, người quản lý sự thay đổi mới có thể đưa tổ chức thực hiện sự thay đổi thành công mà ít bị xáo trộn nhất

Trang 2

Với việc nhận thức được vai trò quan trọng đó, đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý trong việc rèn luyện năng lực cá nhân trong việc quản lý giáo dục/nhà trường

1 Một số vấn đề về quản lý sự thay đổi

- Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào

- Sự thay đổi: Là sự khác biệt về bản chất và trạng thái của sự vật hiện tượng so với ban đầu

- Quản lý sự thay đổi: Quản lý sự thay đổi là kế hoạch hóa cho sự thay đổi và tạo điều kiện, môi trường cho sự thay đổi diễn ra đạt mục tiêu và ít bị xáo trộn nhất

Thông thường quản lý sự thay đổi được diễn ra theo các bước sau: Bước 1 Nhận diện sự thay đổi: Làm cho mọi người hiểu đúng mục đích, nội dung sự thay đổi, tránh nhiễu không cần thiết

Bước 2 Chuẩn bị cho sự thay đổi

Bước 3 Dự báo sự thay đổi, xác định các nhu cầu thay đổi

Bước 4 Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ “sự thay đổi”

Bước 5 Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo sự thay đổi Bước 6 Xác định trọng tâm của các mục tiêu

Bước 7 Xem xét các giải pháp

Bước 8 Lựa chọn giải pháp

Bước 9 Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện

Bước 10 Đánh giá thay đổi

Bước 11 Đảm bảo sự tiếp tục đổi mới

Các bước trên là những nội dung chính của quá trình quản lý sự thay đổi

2 Thực tế trải nghiệm

Trang 3

Trong thực tế cuộc sống và công việc, để thay đổi một việc, vấn đề nào

đó, hoặc một thói quen thật khó khăn Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý và tiến hành khoa học thì sự thay đổi đó sẽ diễn ra thuận lợi

Tại đơn vị trường tôi đang công tác có những sự “thay đổi” đáng ghi nhận nhất trong những năm gần đây đã tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong việc tăng cường kỷ cương, nề nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường Đó là thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên theo từng tháng

Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu Bởi, chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới nâng cao được chất lượng giáo dục

Đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy: Người dạy cần phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình, phải có tư duy mở và phải tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến Người dạy là nhân tố chủ đạo, quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn lực có chất lượng cao Đổi mới phương pháp dạy học tích cực biến người dạy từ chỗ là người truyền đạt kiến thức một chiều theo lối truyền thống, áp đặt, còn người học là người tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, một chiều thành người hướng dẫn, định hướng, tổ chức việc học cho người học một cách chủ động, tích cực, hổ trợ họ, giải đáp các thắc mắc, các yêu cầu mà người học đặt ra khi cần thiết Có thể nói, Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta mới tham gia được vào sân chơi quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại

Trong các nhà trường việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Phương

Trang 4

pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ Về cơ bản,

phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm Với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo vì vậy học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế Đổi mới phương pháp dạy học là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Ở đó, giáo viên là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới Phương pháp dạy học này rất đáng chú ý đến đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao quyền năng cho người học Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững

Khó khăn của giáo viên khi dạy học theo những phương pháp mới, sáng tạo không ở vấn đề nội dung mà ở vấn đề phương pháp dạy học Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực,

tự lực và sáng tạo cho học sinh

Các hoạt động đó phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

Ngoài bài giảng của môn học chính, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác Các giáo viên hiện nay vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn sẽ vất vả hơn

Do đó cần phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp Dạy học theo chủ đề tích hợp luôn đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng đổi mới đáp ứng yêu cầu giảng dạy

Trang 5

Thứ hai, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp

Thiết bị và đồ dùng dạy học là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện

có hiệu quả mục tiêu dạy và học Thiết bị và đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng góp phần cho sự thành công của việc dạy và học Việc phối hợp và

sử dụng tốt đồ dùng dạy học sẽ giúp cho học sinh tư duy nhận thức, lĩnh hội kiến thức theo hướng logic: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đồng thời còn giúp cho học sinh phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo, say mê và hứng thú hơn trong học tập Thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính cực chủ

động, Phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Đồ dùng trực quan có nhiều loại, đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy

Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế do từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng

bị hạn chế Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm bài dạy Bên cạnh đó, khi dạy tiết học

có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý, tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học

Để có một tiết dạy thành công, người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những

gì, sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào, ước lượng thời gian tổ chức dạy học

Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị, chuẩn bị

Trang 6

thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy

Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video, hình ảnh, bảng đồ…), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích (1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước (có thể dùng khung hoặc màu nền), phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài

Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành, đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được

Thứ ba, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên theo từng tháng.

Dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay

Để thực hiện biện phán này, cần tăng cường chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối, của cá nhân, phân định rõ mục đích của việc dự giờ trong tháng, trong từng thời điểm Cùng với

đó, quán triệt nghiêm túc và chặt chẽ mục đích của dự giờ, hiệu quả việc

dự giờ đối với cả người dạy và người dự Tác dụng của dự giờ đối với nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên

Tổ chức các chuyên đề ''Các bước khi dự giờ'' Chuyên đề chỉ rõ 3 bước khi dự giờ là: Trước dự giờ, trong dự giờ, sau dự giờ Giáo viên cần tuân thủ nghiêm túc 3 bước đó khi dự giờ đồng nghiệp

Trang 7

Phân công các thành viên trong ban giám hiệu cùng tổ trong các buổi dự giờ, có đánh giá, rút kinh nghiệm về các kĩ năng trong dự giờ, trong đánh giá

Đưa nội dung dự giờ thành một tiêu chí trong việc xếp loại hoạt động của tổ khối trong tháng

Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi

về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, các em rất thích thể hiện mình trước đám đông Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên hoạt động dự giờ của các giáo viên hiện nay

có thể nói chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn Xuất phát

từ thực tế hầu như các giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng

nghiệp bởi tâm lí e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của giáo

viên do đó việc dự giờ phần lớn chỉ do các cán bộ chỉ đạo chuyên môn đối với các nhà trường trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên Giáo viên hầu như mới chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất “thao giảng” chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm học

Trong những năm qua, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường, trường tôi đã có sự “thay đổi” đó là tổ chức dự giờ và đánh giá giờ

Trang 8

giảng giáo viên theo từng tháng Qua đó thực sự đã nâng cao được hiệu quả công tác này

2 Phân tích, lý giải

Tại đơn vị trường tôi đang công tác khi phong trào đổi mới phương pháp dạy học được triển khai, phát động rộng khắp, trường tôi cũng không nằm ngoài điều đó Vấn đề ở đây là đổi mới phương pháp dạy học bắt đầu từ đâu? Dạy như thế nào? Ai là người làm tốt được điều đó? Trước những yêu cầu đặt ra, Ban giám hiệu nhà trường đã họp và bàn cách triển khai, sau đó thông báo tới toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường trong cuộc giao ban ngay sau đó Khi Ban giám hiệu trình bày quan điểm và cách thức cũng như những việc phải làm về đổi mới phương pháp dạy học trước toàn thể cán bộ công nhân viên nhà trường thì nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của mọi người Lý do thật đơn giản bởi lãnh đạo đã biết nhận rõ vấn đề và hướng nó vào đúng đối tượng cần thiết

Theo yêu cầu của lãnh đạo nhà trường thì các giáo viên trẻ trong trường chịu trách nhiệm chính về việc đổi mới phương pháp dạy học của đơn vị Công việc được chỉ đạo bởi Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường Hàng tháng, quý phải báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện cho Hiệu trưởng Vậy còn các giáo viên có thâm niên công tác lâu năm trong trường thì sao? Phải chăng họ đứng ngoài cuộc? Không phải vậy, đội ngũ giáo viên này

đã hình thành trong họ những thói quen, nếp dạy học cố hữu, vì vậy ép họ thay đổi là điều vô cùng khó khăn, thậm chí có người còn là thầy dạy học ngày trước của các giáo viên trẻ

Vì vậy việc đổi mới không tập trung vào các đối tượng này Nhưng để tránh các vấn đề nhạy cảm, lãnh đạo yêu cầu các giáo viên lâu năm trong trường có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Đồng chí nào thấy mình có thể làm tốt việc đổi mới thì có thể tham gia cùng… Như vậy là mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa và ai cũng thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình Từ đó nhà trường luôn hoạt động

Trang 9

hiệu quả và ai cũng hăng say trong việc đổi mới phương pháp dạy học Kết quả hoạt động của nhà trường cũng được nâng lên về mọi mặt

3 Bài học kinh nghiệm:

Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, trước hết lãnh đạo đơn vị cần xây dựng

kế hoạch tổng thể, chỉ đạo sát sao và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ

Đại đa số giáo viên của đơn vị phải được trao đổi, bồi dưỡng về cách thức triển khai đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả trang thiết

bị dạy học mỗi giờ lên lớp Tập huấn cho cán bộ, giáo viên các kiến thức cần thiết liên quan đến việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường

Việc đổi mới đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên hàng tháng phải được đưa vào kế hoạch hành động của mọi giáo viên và các tổ bộ môn của nhà trường

Động viên kịp thời, khen chê đúng lúc và thưởng phạt công bằng

Kiểm tra đánh giá, điều chỉnh quá trình thực hiện đang diễn ra ở mọi đơn vị trong nhà trường Việc chuẩn bị bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học, tổ chức giờ lên lớp phát huy tính tích cực của học sinh chắc chắn phải có sự chuẩn bị công phu của người giáo viên Môi trường và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó được diễn ra tốt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau trong

đó quan trọng là nhà nhà quản lý và các tổ bộ môn, đó chính là việc đánh giá

và điều chỉnh các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên hàng tháng Kết quả của một giờ lên lớp được thể hiện qua việc đạt được mục tiêu

về kiến thức, kỹ năng, thái độ và điều đó gắn liền với hiệu quả của giờ lên lớp

Việc đánh giá chính xác khách quan kết quả lên lớp của giáo viên có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với giáo viên và với cả nhà trường trong việc chỉ

Trang 10

đạo, điều chỉnh việc đổi mới cho phù hợp với đơn vị Việc đánh giá có thể thông qua kết quả giờ học, cũng có thể thông qua sự thống nhất của tổ bộ môn Việc đánh giá chính xác, khách quan những việc đã làm được và chưa làm được có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó phát hiện ra nguyên nhân tồn tại và các mặt cần được phát huy cho hướng thực hiện tiếp sau đó

Người quản lý cần nhận thức được rõ răng việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp, dự giờ và đánh giá giờ giảng giáo viên hàng tháng gắn liền với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, mức độ nhận thức của người học, điều kiện dạy học và cả năng lực của giáo viên Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo cần đưa ra các biện pháp đồng bộ Dạy học ở nhà trường mang tính đa dạng và phân hóa gắn liền với các đặc thù

về chuyên môn… Tất cả vấn đề này đều nằm ở sự sáng tạo của giáo viên, việc

áp đặt sẽ mang lại kết quả xấu Tuy nhiên việc tạo ra cơ chế, điều kiện, môi trường hoạt động…phụ thuộc vào người quản lý Cần chú ý đến các chính sách khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, các chu trình chỉ đạo khoa học… thì việc “thay đổi” ở đơn vị sẽ thành công Tất cả đều do tài lãnh đạo của nhà quản lý./

Ngày đăng: 25/04/2018, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w