lãi suất
Đấu thầu khối lượng Đấu thầu lãi suất Ưu điểm Tạo điều kiện cho tất cả nhà thầu có thể tiếp
cận nguồn vốn khả dụng
Tạo tính cạnh tranh do đó tác động lên lãi suất thị trường liên ngân hàng
Nhược điểm Không có tính cạnh tranh nên làm mất cơ hội
cho các nhà thầu Các ngân hàng phải tính toán mức ls đặt thầu hợp lí => khống chế lượng vốn khả dụng cung ứng
Liên hệ Việt Nam:
Hiện nay NHNN tổ chức 2 phiên đấu thầu thị trường mở/ ngày tại Việt Nam. phần lớn các thành viên thị trường này thường tham dự thông qua đấu thầu bằng lãi suất. Nguyên
nhân là do đấu thầu lãi suất có tính cạnh tranh cao và tác động đến lãi suất liên ngân hàng. Chỉ một vài trường hợp đặc biệt có thể sẽ đấu thầu theo khối lượng và khi đó, lãi suất sẽ do NHNN ấn định. Việc đấu thầu theo giá (lãi suất – PV) cũng là một trong những đích đến của NHNN. Xét trên bình diện nghiệp vụ OMO, việc điều hành theo cách này sẽ giúp NHTW tiến dần tới điều hành theo giá, thay vì điều hành theo lượng cung tiền. Một khi điều hành theo giá, thị trường sẽ nắm bắt được rõ tín hiệu chính sách tiền tệ (CSTT) của NHTW là thắt chặt hay nới lỏng. Nếu lãi suất tăng có nghĩa là NHNN thắt chặt CSTT và ngược lại.
Câu 28:
Phân tích vai trò của công cụ dữ trữ bắt buộc
_ Góp phần bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng:
• DTBB được quản lý bình quân theo kì
• DTBB được dùng cho mục đích thanh toán
Đây là vai trò quan trọng nhất của công cụ dự trữ bắt buộc _ Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng:
DTBB là yếu tố cầu vốn khả dụng chính sách nên khi NHTW thay đổi tỉ lệ DTBB thì sẽ ảnh hưởng đến cầu vốn khả dụng của hệ thống NH. Vì vậy NHTW có thể sử dụng DTBB để thay đổi trạng thái vốn khả dụng của hệ thống NH.
_ Kiểm soát sự tăng trưởng tiền tệ: quản lý sự tạo tiền của các NHTM _ Tạo thu nhập cho NHTW:
Do tiền gửi DTBB không được trả lãi hoặc lãi suất rất thấp (thấp hơn lãi suất cho NHTM vay) nên NHTW có thể dùng khoản này cho các NHTM vay lại và hưởng chênh lệch lãi suất. Thu nhập từ khoản này được dùng để bù đắp chi phí phát hành tiền của NHTW.
_ Năm 2008, NHNN có 5 lần điều chỉnh tỉ lệ DTBB. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ).
_ 1/3/ 2009 tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND tiếp tục được điều chỉnh giảm và giữ nguyên trong suốt năm 2009.
_ Sang năm 2010, tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND được giữ nguyên nhưng NHNN đã ra thông tư quy định giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
_ Năm 2011, tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi VND giữ nguyên, đối với tiền gửi ngoại tệ tăng thêm 1%
_ Năm 2012, tỉ lệ DTBB ko thay đổi
_ Năm 2013, NHNN ra quyết định giảm tỉ lệ DTBB đối với 5 TCTD : ngân hàng Thương mại cổ phần Mê Kông (MDB), Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi. Các TCTD khác giữ nguyên tỉ lệ DTBB vs tiền gửi bằng VND.
_ Năm 2014, NHNN chưa có đợt điều chỉnh nào
Vậy nhìn chung từ năm 2008 đến nay, tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND giảm. việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế.