quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục (kiểm tra giữa kỳ)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách:
Học viên:
HÀ NỘI - 2012
Trang 2Bài tập giữa kỳ
Dựa vào danh mục năng lực sau đây của GV Tiểu học, hãy xác định cách thức đánh giá nhu cầu ĐT- BD cho GV?
Trang 3I Phần mở đầu
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở Tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm Khi bàn đến vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng
viết: “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết
định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng
là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa” Đồng thời thủ tướng còn cho rằng: “Vấn
đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình”.
Trong lý luận cũng như thực tiễn đều khẳng định bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của Giáo dục Phổ thông Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, giáo viên giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp quản lý, thiết kế, chỉ đạo, tổ chức và thực thi các hoạt động dạy học, giáo dục thuộc phạm vi lớp mình phụ trách
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục” Đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học Họ có
nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục
để giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành tình cảm đẹp
Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, thời đại của nền kinh tế tri thức và thông tin thì sứ mạng của người thầy càng nặng nề hơn Người giáo viên không còn là người chỉ lo chuyển tải thông tin cho học sinh mà họ phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức Để thực hiện được vai trò này, người giáo viên đòi hỏi phải có tri thức và năng lực chuyên môn tốt
Ngày 4 tháng 5 năm 2007 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định
số 14 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Theo Bộ GD-ĐT, việc xây dựng, áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học sẽ giúp cho các giáo viên
Trang 4không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực cạnh tranh về trình độ, phương pháp,
kỹ năng giảng dạy trong nhà trường Đây là một cơ hội tốt để đội ngũ này có thể phát huy thế mạnh của mình, bổ sung những mặt còn yếu và thiếu Điều này sẽ giảm bớt được tình trạng nhiều giáo viên không tự rèn luyện, đổi mới cách dạy học Đây cũng là một trong những mục tiêu chính của việc xây dựng, áp dụng chuẩn giáo viên tiểu học Theo dự thảo, chuẩn giáo viên tiểu học đánh giá trên 3 lĩnh vực, gồm: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và năng lực sư phạm, với 14 yêu cầu khác nhau với 56 tiêu chí Qua bộ chuẩn giáo viên tiểu học, mỗi người sẽ tự đánh giá và biết mình đang “đứng” ở đâu để tự rèn luyện, nâng cao trình độ Cũng trên cơ sở đó, các trường tự xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp
II Năng lực của giáo viên Tiểu học.
1.1 Năng lực.
Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân) Năng lực cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội, gọi là tài năng Tài năng đặc biệt làm nên kì tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường được gọi là thiên tài
1.2 Năng lực của giáo viên tiểu học
Năng lực của giáo viên tiểu học là các đặc điểm, phẩm chất giúp giáo viên thực hiện tốt công việc, đạt kết quả nhà trường đề ra Năng lực của giáo viên tiểu học bao gồm: Phẩm chất đạo đức, Kiến thức, Kỹ năng sư phạm và các phẩm chất cá nhân khác như quan niệm giá trị, động cơ, sáng kiến và khả năng tự kiểm soát.
Trang 52 Hệ thống những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên.
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp.Bên cạnh đó người giáo viên cần
có những năng lực nghề nghiệp mới Kết hợp với những năng lực truyền thống
Có thể kể ra những năng lực cần được hình thành cho người giáo viên như :
2.1 Năng lực chẩn đoán:
Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều
2.2 Năng lực đáp ứng:
Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục
2.3 Năng lực đánh giá:
Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức , kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng
2.4 Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác:
Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh
2.5 Năng lực triển khai chương trình dạy học:
Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng
2.6 Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội:
Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường
Trang 6III Cách thức đánh giá trình độ năng lực của giáo viên tiểu học, nhu cầu Đào tạo - Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.
1 Các tiêu chí đánh giá năng lực của giáo viên tiểu học.
1.1 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1.1.1 Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.1.2 Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước
1.1.3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao
động
1.1.4 Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong
nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng
1.1.5 Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục
vụ nhân dân và học sinh
1.2 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
1.2.1 Kiến thức cơ bản
1.2.2 Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học
1.2.3 Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh
1.2.4 Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc
1.2.5 Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác
1.3 Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
1.3.1 Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi
Trang 7mới
1.3.2 Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh
1.3.3 Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.4 Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục
1.3.5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy
2 Các bước thực hiện
2.1 Chuẩn bị đánh giá:
- Quán triệt mục đích đánh giá
- Xây dựng căn cứ đánh giá chi tiết
- Lựa chọn cách thức đánh giá
2.2 Tổ chức đánh giá:
- Giáo viên tự đánh giá
- Tổ chuyên môn đánh giá
- Hiệu trưởng đánh giá
2.3 Xử lý sau dánh giá:
- Thông báo kết quả
- Đề ra yêu câu đối với giáo viên
- Tổ chức bồi dưỡng để đạt và hoàn thiện
- Đánh giá kết quả sau bồi dưỡng
3 Cách thức đánh giá nhu cầu Đào tạo - Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.
3.1 Các bước xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng
- Bước 1: Xác định kiến thức và kĩ năng hiện có của giáo viên để thực hiện công việc được giao trong nhà trường
Trang 8- Bước 2: Xác định kiến thức và kĩ năng cần có của giáo viên so với yêu cầu, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên (Dựa theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học)
- Bước 3: Xác định khoảng cách giữa năng lực cần có và năng lực hiện có của giáo viên
- Bước 4: Thiết kế chương trình phù hợp với nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng giáo viên
3.2 Các phương pháp xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng
- Phỏng vấn
- Bảng hỏi
- Thảo luận nhóm
- Nghiên cứu hồ sơ, văn bản, tài liệu
- Đào tạo - Bỗi dưỡng giáo viên
3.3 Ví dụ minh họa
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia bồi dưỡng
- Bước 2: Nội dung, hình thức bỗi dưỡng
+ Dự giờ, thăm lớp + Thực tập, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi + Tổ chức các chuyên đề thiết thực
+ Tham gia các lớp, khóa đào tạo - bồi dưỡng
+ Tự bồi dưỡng
- Bước 3: Đánh giá rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng
Trang 9IV Kết luận
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển giáo dục đã và đang là nhu cầu cơ bản và
cấp bách của đời sống xã hội nước ta với quan điểm “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Cùng với phát triển
quy mô, chất lượng giáo dục luôn là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm bởi
lẽ chất lượng giáo dục phán ánh giá trị đích thực của một nền giáo dục và là cơ
sở, tiền đề cho sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu, là thành tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học Giáo dục Tiểu học là bậc giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Do vậy, giáo viên Tiểu học càng có vị trí, vai trò to lớn, giáo viên Tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện
có hiệu quả chất lượng giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải có một đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, mẫu mực về phẩm cách, đạt chuẩn về kiến thức và kỹ năng Vì vậy công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu đối mới là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục
Chính vì vậy, Hiệu trưởng các trường tiểu học cần dựa vào chất lượng đội ngũ thực tế của trường để xây dựng kế hoạch đào tạo -bồi dưỡng cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường đảm bảo mỗi giáo viên đều đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI
Trang 10