Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu bán hàng 37.160,50 44.663,50 59.248,33 78.877,41 108.456,73 111.614,08
2. Chi phí kinh doanh 39.165,41 38.938,10 55.338,07 69.091,40 100.296,08 113.694,07
3. Lợi nhuận gộp từ BH -2.004,90 5.725,39 3.910,26 9.786,01 8.160,65 -2.079,99
4. Doanh thu từ hoạt động TC 32,26 56,48 73,73 114,62 160,93 70,31
5. Chi phí tài chính 22,29 111,78 37,74 85,84 0,07 131,21
6. Chi phí bán hàng 0,00 3.331,42
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.880,95 1,97 3.530,26 6.273,60 6.947,81 6.573,78
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh -4.875,89 2.336,70 415,99 3.541,18 1.373,70 -8.714,66
9. Lợi nhuận/(Lỗ) khác 96,66 80,60 164,72 176,26 31,67 376,73
10. Lợi nhuận trƣớc thuế -4.779,24 2.417,30 580,71 3.717,44 1.405,37 -8.337,94
11. Chi phí thuế thu nhập DN 0,00 276,34 277,54 351,34
12. Lợi nhuận sau thuế -4.779,24 2.140,96 580,71 3.439,90 1.054,03 -8.337,94
Qua bảng số liệu trên ta thấy, qua các năm 2008 - 2013 doanh thu bán hàng đều tăng, tăng từ 37,1 tỷ đồng năm 2008 lên đến 111,6 tỷ đồng năm 2013.
Doanh thu năm 2010 tăng so với kế hoạch tăng 11,6%, so với thực hiện năm 2009 tăng 32,6% có đƣợc kết quả trên do công ty đã có một số chủ trƣơng đúng đắn kịp thời nhất là chính sách khen thƣởng đối với hệ thống đại lý. Cán bộ công ty đã biết năm bắt cơ hội kịp thời, có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban Công ty cũng nhƣ các văn phòng đại diện. Phân phối vé phù hợp cho từng vùng về cả số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Cơ cấu giải thƣởng vé bóc phù hợp cho từng vùng thị trƣờng – từ đó đã đẩy mạnh việc tiêu thụ vé. Lợi nhuận đạt và vƣợt kế hoạch do một phần tiết kiệm chi phí nhƣ cắt giảm một số thông tin tuyên truyền không hiệu quả, cắt giảm bớt một số hội họp không cần thiết. Mặt khác trả thƣởng đạt 50,7% so với kế hoạch 0,7%. Từ đó lợi nhuận đạt 580 triệu đồng so với kế hoạch 500 triệu đồng.
Đến năm 2012 kết quả kinh doanh của Công ty đạt mức tăng trƣởng lớn nhất trong giai đoạn 2008-2012, nếu so với năm 2011 mức độ tăng trƣởng đạt 38,46% (108/78 tỷ), nếu so với kế hoạch doanh thu năm 2012 của công ty tự xây dựng đạt tỷ lệ 93,91% (108/115 tỷ) đây là một kết quả tƣơng đối thành công.
Qua số liệu báo cáo cho thấy năm 2013 kết quả kinh doanh của Công ty đạt mức tăng trƣởng thấp; nếu so với năm 2012, mức độ tăng trƣởng đạt xấp xỉ 2,78% (111 tỷ/108 tỷ); nếu so với chỉ tiêu kế hoạch doanh thu năm 2013 của công ty xây dựng đạt tỷ lệ: 92,5% (111 tỉ/120 tỉ).
Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng của Công ty tăng không đáng kể thậm chí năm 2013 công ty bị lỗ vì mức tăng chi phí kinh doanh của năm sau so với năm trƣớc cao hơn mức tăng doanh thu bán hàng của năm sau so với năm trƣớc. Và lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng biến động không đều. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế từ lỗ 4,7 tỷ đồng (2008) tăng lên 2,14 tỷ đồng (2009), năm 2010 chỉ còn 0,58 tỷ đồng giảm tƣơng ứng là 72,88% so với năm 2009 và năm 2011 tăng lên 3,43 tỷ đồng (tăng tƣơng ứng là: 492,36%), năm 2012 lợi nhuận giảm chỉ đạt ở mức là 1,054 tỷ đồng (giảm mạnh so với năm 2011 là 69,36%). Đến năm 2013 thì lổ đến 8,33 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc này chính là do:
Tình hình kinh tế xã hội suy giảm, vé 6 số chƣa hấp dẫn ngƣời chơi, mặt khác về mặt chủ quan khả năng khai thác, ổn định thị trƣờng của Công ty chƣa đƣợc chú trọng và phát huy, chính sách chăm sóc khách hàng chậm đổi mới.
Năng lực giám sát chuyên môn của Công ty đối với các bộ phận trực thuộc còn bất cập, một số tồn tại trong quá trình thực hiện quy trình công tác nhƣ việc thu hồi thanh hủy vé, vấn đề công nợ đại lý và thế chấp, việc quản lý hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên, việc chấp hành ngày công, giờ công chậm chƣa đƣợc khắc phục, việc quản lý, khai thác, mở rộng thị trƣờng thiếu sự chỉ đạo kịp thời.
Việc xây dựng các giải pháp chính sách hỗ trợ, phát triển thị trƣờng trong lãnh đạo công ty nhiều lúc chƣa đƣợc thống nhất cao, thiếu kịp thời, chƣa có giải pháp lâu dài hữu hiệu để ổn định và phát triển thị trƣờng, chƣa chú trọng đến việc rà soát đánh giá lại quy chế, chính sách từ đó chậm khắc phục những bất cập tồn tại.
Mặt khác, mặc dù năm 2013 lợi nhuận sau thuế của Công ty bị lổ. Trong khi doanh thu của công ty vẫn tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và thu hút khách hàng. Và trong năm 2013 đơn vị đã đầu tƣ xây dựng trụ sở mới, kinh phí trích nộp cũng tăng cao dẫn đến khả năng về lợi nhuận của Công ty là bị lổ vẫn là chuyện bình thƣờng.
2.2.1.2. Một số chỉ số tài chính hoạt động của Công ty 2.2.1.2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 2.2.1.2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Tỷ số thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2008 - 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2.Tỉ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2013
ĐVT:Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. TSNH 5.313,41 7.085,92 10.128,85 18.249,23 18.062,59 14.396,68 2. Nợ ngắn hạn 5.530,12 4.343,82 7.468,17 8.950,22 6.432,41 14.271,91 3. Tỉ số thanh toán ngắn hạn: 1/2 0,96 1,63 1,36 2,04 2,81 1,01
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2013
Hình 2.2.Biểu đồ tỉ số thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: Lần Tỉ số thanh toán 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 2008 2009 2010 2011 2012 2013 tỉ số thanh toán
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2013
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn của Công ty biến động liên tục qua các năm, năm 2008: 0,96; năm 2009: 1,63; năm 2010: 1,36; năm 2011: 2,04; năm 2012: 2,81; và năm 2013 tỉ số thanh toán của Công ty chỉ đạt 1,01. So với trung bình của các năm đạt 1,63. Tỷ số thanh toán ngắn hạn của Công try nhìn chung là tƣơng đối tốt, Công ty đã dàn trải nợ tƣơng đối đều. Nhƣng năm 2013 là năm có tỷ sô thanh toán nợ ngắn hạn giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này do năm 2013 nợ ngắn hạn của Công ty tăng cao trị giá 14.271,91 triệu đồng trong khi đó tài sản ngắn hạn của Công ty lại giảm xuống còn 14.396,68 triệu đồng (năm 2012 là
18.062,59 triệu đồng). Điều này dẫn tới tỷ số thanh toán của Công ty năm 2013 giảm xuống một cách đáng kể và đây cũng là một dấu hiệu khó khăn về tài chính đối với Công ty trong thời gian tới.
Tỷ số thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2008 - 2013 đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Tỉ số thanh toán nhanh của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2013 ĐVT:Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. TSNH 5.313,41 7.085,92 10.128,85 18.249,23 18.062,59 14.396,68 2. Hàng tồn kho 678,72 291,53 502,14 766,83 415,24 1.029,62 3. Nợ ngắn hạn 5.530,12 4.343,82 7.468,17 8.950,22 6.432,41 14.271,91 4. Tỉ số thanh toán nhanh: (1-2)/3 0,84 1,56 1,29 1,95 2,74 0,94
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2008-2013
Hình 2.3. Biểu đồ tỉ số thanh toán nhanh của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: Lần
Tỉ số thanh toán nhanh
0,00 1,00 2,00 3,00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỉ số thanh toán nhanh
Tồn kho của công ty qua các năm lần lƣợt là: Năm 2008: 678,72 triệu đồng; năm 2009: 291,53 triệu đồng; năm 2010: 502,14 triệu đồng; năm 2011: 766,83 triệu đồng; năm 2012: 415,24 triệu đồng; năm 2013: 1.029,62 triệu đồng. Làm cho tỷ số thanh toán nhanh của Công ty biến động nhƣ sau: năm 2008: 0,84; năm 2009: 1,56; năm 2010: 1,29; năm 2011: 1,95; năm 2012: 2,74; năm 2013: 0,94. So với trung bình của các năm là 1,55 thì nhìn chung tỷ số thanh toán nhanh của Công ty qua các năm khá thấp cho thấy khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn từ các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của Công ty còn thấp. Nguyên nhân là do Công ty có một lƣợng hàng tồn tƣơng đối lớn vì Công ty chƣa đẩy mạnh việc bán hàng tồn kho để mức tồn kho là hợp lý nhất. Vì vậy Công ty cần phải có cơ chế chính và các chƣơng trình nhằm thu hút khách hàng và giảm lƣợng hàng tồn kho xuống một cách đáng kể. Tránh để vé ế còn lƣu lại quá nhiều.
Tỷ số thanh toán tiền mặt: Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng một và Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị cũng không phải ngoại lệ, chỉ số thanh toán của Công ty dao động ở mức 0,6 – 0,8 riêng năm 2012 đạt 1,59.
Bảng 2.4. Tỉ số thanh toán tiền mặt của Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2013
ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1.518,27 3.418,76 6.144,88 5.667,97 10.216,02 5.224,94 2. Nợ ngắn hạn 5.530,12 4.343,82 7.468,17 8.950,22 6.432,41 14.271,91 3. Chỉ số thanh toán bằng tiền: 1/2 0,27 0,79 0,82 0,63 1,59 0,37
Với kết quả trên cho thấy tình hình thanh toán bằng tiền tăng liên tục từ 1.518,27 triệu đồng (2008) tăng lên 3.418,76 triệu đồng (2009) tƣơng ứng mức tăng là 125,17% và đến năm 2010 nhu cầu chi tiều tiền mặt của Công ty đã tăng lên đến 6.144,88 triệu đồng tƣơng ứng hệ số thanh toán là 0,82 lần và năm 2011 thì hệ số thanh toán này lại giảm chỉ còn đạt 0,63 lần, năm 2012 tăng lên là 1,59 lần. Và đến năm 2013 hệ số này giảm mạnh chỉ còn đạt 0,37 lần. Nhƣ vậy tính thanh khoản của Công ty hàng năm đều biến động liên tục và đạt cao nhất vào năm 2012.
2.2.1.2.2. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Vòng quay khoản phải thu RT: RT = Doanh thu thuần/ Khoản phải thu bình quân Vòng quay hàng tồn kho: IT = Doanh thu thuần/ Hàng tồn kho bình quân Vòng quay tổng tài sản: TAT = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
Vòng quay vốn chủ sở hữu: ET = Doanh thu thuần/ Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.5. Tổng hợp các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Công ty TNHH MTV XSKT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1. Doanh thu thuần 37.160,50 44.663,50 59.248,33 78.877,41 108.456,73 111.614,08
2. khoản phải thu bq 2.750,61 3.164,73 3.259,91 10.381,57 6.094,60 7.757,45
3. Hàng tồn kho bq 678,72 291,53 502,14 766,83 415,24 1.029,62 4. Vốn chủ sở hữu 1.443,32 4.457,42 4.299,12 11.246,65 13.653,00 5.315,06 5. Tổng tài sản 7.001,30 8.829,09 11.795,15 20.206,16 20.085,41 19.586,96 6. Vòng quay khoản phải thu: 1/2 13,51 14,11 18,17 7,60 17,80 14,39 7. Vòng quay hàng tồn kho: 1/3 54,75 153,20 117,99 102,86 261,19 108,40 8. Vòng quay tổng tài sản: 1/5 5,31 5,06 5,02 3,90 5,40 5,70 9. Vòng quay vốn chủ sở hữu: 1/4 25,75 10,02 13,78 7,01 7,94 21,00
Qua bảng 2.5, cho thấy Doanh thu thuần qua các năm đều tăng đặc biệt là tăng nhanh từ năm 2010 là 59.248,33 triệu đồng đến 2011 là 78.877,41 triệu đồng tƣơng ứng tăng là 33,13%; năm 2012 là 108.456,73 triệu đồng tăng là 37,50% và năm 2013 là 111.614,08 triệu đồng tƣơng ứng tăng là 2,91%.
Trong năm 2011 và năm 2012 thì vốn chủ sở hữu và tổng tài tài sản của Công ty cũng đạt ở mức cao nhất trong giai đoạn này. Điều này cho thấy trong 3 năm 2010, 2011 và năm 2012 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên đến năm 2013 thì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hƣớng đi xuống, điều này thể hiện qua Doanh thu thuần của Công ty năm 2013 đạt 111.614,08 triệu đồng tăng chậm so với năm 2010 và năm 2011. Trong khi đó lƣợng hàng tồn kho năm 2013 lại đạt ở mức cao nhất là 1.029,619 triệu đồng, đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu công ty đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 5.315,06 triệu đồng gần nhƣ giảm xuống thấp nhất trong giai đoạn này.
Vòng quay khoản phải thu của Công ty đạt cao nhất vào năm 2010 là 18,17 lần . Điều này cho thấy để thu về doanh thu của một ngày thì Công ty phải mất 18 ngày để thu tiền về. Nhƣ vậy hiệu quả thu tiền của năm 2010 là chƣa đạt hiệu quả cao. Riêng năm 2011 thì hiệu quả thu tiền của Công ty là 7,6 lần tƣơng ứng chỉ mất 7 ngày để thu tiền về. Đây là dấu hiệu rất khả quan về khả năng thu tiền của Công ty.
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty đạt hiệu quả cao nhất vào năm 2012 là 261,19 lần.
Vòng quay tổng tài sản của Công ty biến động điều từ 5,02 -5,7 lần và thấp nhất vào năm 2011 là 3,9 lần. Vậy hiệu quả sử dụng vòng quay tổng tài sản của Công ty đạt hiệu quả cao nhất vào năm 2013.
Vòng quay vốn chủ sở hữu đạt cao nhất vào năm 2008 là 25,75 lần sau đó giảm dần và tăng trở lại vào năm 2013 là 21 lần. Điều này cho thấy chỉ một đồng VCSH sẽ tạo ra 21 đồng doanh thu. Nhƣ vậy hiệu quả sƣ dụng vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2013 đạt hiệu quả cao.
2.2.1.2.3. Các chỉ tiêu cân đối vốn: Tỉ số quản lý nợ và đòn bẩy tài chính Bảng 2.6. Tỉ số quản lý nợ và đòn bẩy tài chính Công ty giai đoạn 2008 – 2013 Bảng 2.6. Tỉ số quản lý nợ và đòn bẩy tài chính Công ty giai đoạn 2008 – 2013
ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. TSCĐ 1.527,63 1.494,4 1.293,85 1.418,64 1.348,94 4.854,55 2. Tổng tài sản 7.001,29 8.829,09 11.795,15 20.206,16 20.085,41 19.586,96 3. Vốn chủ sở hữu 1.443,32 4.457,42 4.299,12 11.246,65 13.652,99 5.315,06 4. Nợ phải trả 5.557,97 4.371,67 7.496,03 8.959,50 6.432,41 14.271,91 5. Lãi vay 22,29 111,78 37,74 85,84 0,07 131,21 6. LN trƣớc thuế -4.779,24 2.417,30 580,71 3.717,44 1.405,37 -8.337,94 7 Hệ số nợ tổng tài sản: 4/2 0,79 0,50 0,64 0,44 0,32 0,73 8. Hệ số đòn bẩy: (2)/(3) 4,85 1,98 2,74 1,80 1,47 3,69 9. Hệ số vốn cổ phần: 4/3 3,85 0,98 1,74 0,80 0,47 2,69 10. Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay:(5+6)/ 5 -213,41 22,63 16,39 44,31 20.077,71 -62,55
11.Hệ số cơ cấu tài
sản: ½ 0,22 0,17 0,11 0,07 0,07 0,25
Hình 2.4:Biểu đồ thể hiện hệ số đòn bẩy, hệ số nợ Công ty giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: Lần
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2013
Theo bảng 2.6 phân tích ở trên cho thấy: Hệ số nợ tổng tài sản của Công ty giai đoạn 2008-2013 giao động từ 0,32-0,79. Và năm 2013, hệ số nợ này tăng cao cũng một phần nguyên nhân là do giá trị nợ phải trả của Công ty năm này tăng rất cao so với các năm về trƣớc. Trong khi đó, tổng tài sản năm 2013 thì lại giảm so với năm 2012 là 2,48% tƣơng ứng 498,45 triệu đồng. Điều này cho thấy năm 2013 Công ty đã thanh lý hoặc nhƣợng bán một số thiết bị cũ không cần thiết đến nhƣng lại chƣa có đầu tƣ mới.