1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

117 735 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 900,73 KB

Nội dung

Ngành công nghiệp sáng tạo đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, đã và đang phát triển nhanh chóng trong sự giao thoa giữa văn hóa, kinh doanh và công nghệ; giá trị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG KIM CÖC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG KIM CÖC

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ, tạo điều kiện của các Quý thầy cô, bạn bè và gia đình Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn - TS Phan Thế Công - Trường Đại học Thương mại đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quý thầy cô trong khoa Kinh

tế Chính trị - trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, là nền tảng để tôi thực hiện được luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phan Thế Công Các số liệu và kết quả có được trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Học viên cao học

Hoàng Kim Cúc

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I DANH MỤC SƠ ĐỒ II DANH MỤC BIỂU ĐỒ II

MỞ ĐẦU 1

1.TÍNHCẤPTHIẾTCỦAĐỀTÀI 1

2.MỤCTIÊUVÀNHIỆMVỤNGHIÊNCỨUCỦAĐỀTÀI 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨUCỦAĐỀTÀI 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4.NHỮNGĐÓNGGÓPCỦAĐỀTÀI 5

5.KẾTCẤUCỦALUẬNVĂN 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO 7

1.1.TỔNGQUANTÌNHHÌNHNGHIÊNCỨU 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 7

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 11

1.2.CƠSỞLÝLUẬNVỀNỀNKINHTẾSÁNGTẠOVÀNGÀNH CÔNGNGHIỆPSÁNGTẠO 13

1.2.1 Khái niệm sáng tạo 13

1.2.2 Khái niệm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo 16

1.2.3 Khái niệm nền kinh tế sáng tạo 18

Trang 6

1.2.4 Khái niệm các ngành công nghiệp sáng tạo 19

1.2.4.1 Lịch sử phát triển công nghiệp sáng tạo 19

1.2.4.2 Khái niệm công nghiệp sáng tạo 21

1.2.4.3 Các đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp sáng tạo 21

1.2.4.4 Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo 22

1.2.5 Phân loại ngành công nghiệp sáng tạo 25

1.2.5.1 Phân loại chung ngành công nghiệp sáng tạo 25

1.2.5.2 Ngành công nghiệp điện ảnh 26

1.2.5.3 Ngành công nghiệp trò chơi điện tử 27

1.2.5.4 Ngành công nghiệp du lịch 28

1.3.CHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNGNGHIỆPSÁNGTẠO 29

1.3.1 Khái niệm chính sách 29

1.3.2 Giải pháp và công cụ của chính sách 29

1.3.3 Vai trò của chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo 30

1.3.4 Các nhóm chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo 31

1.3.4.1 Xét theo lĩnh vực tác động: 31

1.3.4.2 Xét theo thời gian phát huy hiệu lực 32

1.3.4.3 Xét theo cấp độ của chính sách 33

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo 34

1.3.6 Quy trình xây dựng chính sách 37

1.3.7 Định hướng chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo 38

1.3.8 Chính sách quốc tế về phát triển ngành công nghiệp sáng tạo 40

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42

2.1.CÁCHTIẾPCẬNNGHIÊNCỨU 42

2.2.PHƯƠNGPHÁPLUẬN 43

2.2.CÁCPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨUCỤTHỂ 43

2.3.1 Phương pháp phân tích 44

2.3.2 Phương pháp tổng hợp 44

Trang 7

2.3.3 Phương pháp so sánh 45

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 46

2.4.CÁCBƯỚCTHỰCHIỆN 46

2.5.NGUỒNSỐLIỆUNGHIÊNCỨU 48

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC 49

3.1.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNCÁCNGÀNHCÔNG NGHIỆPSÁNGTẠOCỦATRUNGQUỐC 49

3.1.1 Thực trạng các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc 49

3.1.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc 51

3.2.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG NGHIỆPĐIỆNẢNHTRUNGQUỐC 53

3.2.1 Thực trạng ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc 53

3.2.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc 55

3.3.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG NGHIỆPTRÕCHƠIĐIỆNTỬTRUNGQUỐC 56

3.3.1 Thực trạng ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc 56

3.3.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc 57

3.4.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG NGHIỆPDULỊCHTRUNGQUỐC 58

3.4.1 Thực trạng ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc 58

3.4.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc 59

3.5.BÀIHỌCKINHNGHIỆMRÖTRATỪPHÁTTRIỂNCÁCNGÀNH CÔNGNGHIỆPSÁNGTẠOCỦATRUNGQUỐC 61

Trang 8

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC

NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM 65

4.1.TỔNGQUANKINHTẾ-XÃHỘIVIỆTNAMNĂM2008-2014 65 4.2.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNCÁCNGÀNHCÔNGNGHIỆPSÁNGTẠOCỦAVIỆTNAM 66 4.2.1 Phân loại các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 66 4.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam 67 4.2.3 Thực trạng ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 70 4.2.4 Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam 70 4.3. THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG

NGHIỆPĐIỆNẢNHVIỆTNAM 73 4.3.1 Thực trạng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam 73 4.3.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam 77 4.4.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG

NGHIỆPTRÕCHƠIĐIỆNTỬVIỆTNAM 77 4.4.1 Thực trạng ngành công nghiệp trò chơi điện tử Việt Nam 77 4.4.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử Việt Nam 79 4.5.THỰCTRẠNGCHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂNNGÀNHCÔNG

NGHIỆPDULỊCHVIỆTNAM 80 4.5.1 Thực trạng ngành công nghiệp du lịch ở Việt Nam 80 4.5.2 Chính sách phát triển ngành công nghiệp du lịch Việt Nam 82 4.6.ĐIỀUKIỆNVẬNDỤNGBÀIHỌCKINHNGHIỆMCỦATRUNGQUỐCCHOVIỆTNAM 82 4.6.1 Những vấn đề đặt ra đối với công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 82 4.6.2 Điều kiện vận dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cho Việt Nam 84

Trang 9

TẠOỞVIỆTNAM 85

4.7.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp sáng tạo 85

4.7.2 Nhóm giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách 87

4.7.3 Nhóm giải pháp về chính sách đâu tư 88

4.7.4 Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực 89

4.7.5 Nhóm giải pháp về chính sách phát triển khoa học – công nghệ 90

4.7.6 Nhóm giải pháp về chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu 92

4.7.7 Nhóm giải pháp về chính sách bản quyền 92

4.7.8 Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp điện ảnh 93

4.7.9 Nhóm giải pháp chính sách phát triển công nghiệp trò chơi điện tử 95

4.7.10 Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp du lịch 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

TÀILIỆUTIẾNGVIỆT 102

TÀILIỆUTIẾNGANH 103

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 AFTA Khu vực mâ ̣u di ̣ch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

2 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

(Asia-Pacific Economic Cooperation)

3 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Asia Nations)

4 CNST Công nghiê ̣p sáng tao

5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

6 GDP Tổng sản phẩm quốc nô ̣i (Gross Domestic Procduct)

7 GNP Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product)

8 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

9 KTST Kinh tế sáng ta ̣o

10 KT-XH Kinh tế – xã hội

11 OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

(Organization for Economic Co-operation and Development)

12 QLNN Quản lý Nhà nước

14 STT Số thứ tự

13 UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp quốc

14 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

15 WTO Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

16 XHCN Xã hội chủ nghĩa

17 XK Xuất khẩu

18 XNK Xuất nhâ ̣p khẩu

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 1.1 Sự sáng tạo trong nền kinh tế ngày nay 14

2 Sơ đồ 1.2 Yếu tố quyết định sự phát triển của sáng tạo: các

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1

Biểu đồ 3.1 Sự phát triển của số lƣợng rạp chiếu phim và

màn chiếu ở Trung Quốc năm 2009-2014 54

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Công nghiệp sáng tạo (CNST) là tên gọi những ngành công nghiệp mới

xuất hiện trong thế kỉ 20, trong đó sản phẩm sản xuất ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sáng tạo, cải tiến trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật Đối với nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột trong việc tăng trưởng phát triển nền kinh tế quốc dân, thương mại và giảm tỷ

lệ thất nghiệp CNST là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo về kinh tế sáng tạo của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (2008), CNST toàn cầu đóng góp khoảng 3,4% vào nền thương mại quốc tế với tốc độ tăng trưởng khoảng 8,7% mỗi năm trong giai đoạn 2000 – 2005 Ngành công nghiệp sáng tạo đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, đã và đang phát triển nhanh chóng trong sự giao thoa giữa văn hóa, kinh doanh và công nghệ; giá trị về thương mại của hàng hóa và dịch vụ sáng tạo trên thế giới đạt 892 tỷ đô la trong năm 2010 Ở châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP (tương đương với

500 tỷ Euro) mỗi năm và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu người Ở châu Á, tuy phát triển muộn hơn nhưng CNST cũng đã và đang được nhiều nước chú trọng đầu tư phát triển đem về lợi nhuận cao cho nền kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,…

Năm 2008 trở thành dấu mốc khởi đầu đối với ngành CNST của Việt Nam khi Hội Đồng Anh mang đến khái niệm CNST thông qua sự kiện

“Thành phố Sáng tạo” Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm CNST đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, tự phát, chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền công nghệ, trang thiết bị từ các nước và chưa chú ý đến khai thác trí tuệ Hiện tại,

Trang 13

Việt Nam vẫn chưa có một chính sách, chiến lược quốc gia cho lĩnh vực đầy tiềm năng này Vì chưa có chính sách và chiến lược tổng thể, nên các thành phố đầy tiềm năng như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương vẫn đang tự “lần mò” nghiên cứu tìm hướng phát triển CNST cho riêng mình

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này Việt Nam có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhạy bén, linh hoạt sáng tạo trong lao động sản xuất; có nhiều đặc điểm ưu việt về địa lý, văn hóa, truyền thống; có thế mạnh về các ngành công nghiệp nhẹ, thiết kế mỹ thuật, du lịch, thủ công,…Trong quá trình hội nhập quốc tế, để tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội; Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tận dụng lợi thế của mình để phát triển CNST Trong đó, việc xây dựng chính sách và chiến lược tổng thể quốc gia là việc cấp bách cần được thực hiện đầu tiên

Trung Quốc là quốc gia có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với Việt Nam, có lịch sử phát triển song hành với lịch sử Việt Nam Các ngành CNST của Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong thập kỉ vừa qua, và là một trong những thị trường tiềm năng nhất không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới Theo báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc năm

2014, sản phẩm của các ngành CNST Trung Quốc đã tăng lên 60 lần chỉ trong

10 năm, từ 30 tỷ nhân dân tệ trong năm 2003 đến 1807 tỷ nhân dân tệ, chiếm 3,84% GDP Thành công của CNST Trung Quốc đạt được chính là vì nước này có một chiến lược hành động cụ thể với mục tiêu rõ ràng và kèm theo đó

là hệ thống chính sách ưu việt nhằm thúc đẩy CNST phát triển như vũ bão Việt Nam cần học hỏi chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc, để xây dựng chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay

Học tập các kinh nghiệm về chính sách phát triển các ngành CNST trong bối cảnh phát triển nền kinh tế sáng tạo, bối cảnh hội nhập toàn cầu là điều

Trang 14

cần được thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những điều kiện để giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập bình quân, hội nhập nhanh với các quốc gia trên thế giới Xuất phát từ những lý do

trên, đề tài “Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung

Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với mong muốn được lựa chọn

nghiên cứu nhằm tìm ra những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển các ngành CNST của Trung Quốc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội cho Việt Nam

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

tạo của Trung Quốc, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm về chính sách

phát triển CNST cho Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về mặt lý thuyết liên quan đến các ngành CNST: Tổng quan về các ngành CNST; Cơ sở lý luận về nền KTST và các ngành CNST: Khái niệm, Lịch sử phát triển, vai trò, phân loại các ngành CNST; Các chính sách phát triển CNST trong quá trình hội nhập quốc tế; Các nhóm chính sách và yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển CNST

- Nghiên cứu về chính sách phát triển các ngành CNST, những điều kiện thuận lợi, hạn chế cũng như những thành quả đạt được của CNST Trung Quốc; từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CNST cho Việt Nam

- Đánh giá Tổng quan về KT-XH của Việt Nam giai đoạn 2008 –

2014, phân loại các ngành CNST ở Việt Nam, đánh giá thực trạng chính sách phát triển các ngành CNST ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phân tích

Trang 15

khả năng vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc để phát triển CNST ở Việt Nam

- Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra và những phân tích về điều kiện vận dụng bài học kinh nghiệm cho Việt nam, luận văn đề xuất giải pháp

về chính sách phát triển các ngành CNST tại Việt Nam

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về chính sách phát triển các ngành CNST của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước phát triển mạnh về CNST như Anh, Mĩ, Nhật Bản,… Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu CNST tại một quốc gia, đồng thời cũng tham khảo thêm tài liệu

về CNST của một số các quốc gia khác Trung Quốc là quốc gia được lựa chọn nghiên cứu vì nước này là một quốc gia châu Á có nền kinh tế nói chung

và CNST phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua; có sự tương đồng

về địa lý, phong tục tập quán và có mối quan hệ giao thương văn hóa – kinh tế

- xã hội với Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các

ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc Nghiên cứu các ngành công nghiệp sáng tạo trong đó, đi sâu nghiên cứu 3 ngành CNST: ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp trò chơi điện tử và ngành công nghiệp du lịch Đây là những ngành CNST là thế mạnh của Trung Quốc, đồng thời cũng

là những ngành Việt Nam có điều kiện phát triển nhưng vẫn còn thể hiện sự yếu kém, tụt hậu

Trang 16

Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2005 – 2014

đối với các ngành CNST Trung Quốc; từ năm 2008 – 2014 đối với Việt Nam

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Là một đề tài nghiên cứu có tính hệ thống về các ngành CNST, đề tài có

những đóng góp về cả lý luận và thực tiễn nhƣ sau:

- Về thực tiễn:

+ Qua phân tích, luận văn xem xét và đánh giá tổng thể tình hình phát triển CNST ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những cơ hội và thách thức gặp phải Luận văn đƣa ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp từ thực tiễn chính sách phát triển của Trung Quốc nhằm phát triển các ngành CNST tại Việt Nam Tìm hiểu sâu về thực trạng, kinh nghiệm phát triển 3 ngành CNST của Trung Quốc: công nghiệp điện ảnh, công nghiệp trò chơi điện tử và công nghiệp du lịch

+ Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành CNST, tạo cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện các chính sách và pháp luật phát triển ngành công nghiệp

Trang 17

sáng tạo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với các ngành CNST ở Việt Nam

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 04 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về nền kinh tế sáng tạo và chính sách phát

triển các ngành công nghiệp sáng tạo Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng và kinh nghiệm về chính sách phát triển các

ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc Chương 4 Thực trạng và giải pháp về chính sách phát triển các ngành

công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

CNST tuy là ngành công nghiệp mới nhưng lại thu hút được sự quan

tâm nghiên cứu và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển Trên thế giới có rất nhiều tài liệu, báo cáo về CNST với nội dung phong phú và tính chuyên sâu cao

- Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2008 “Thách

thức của nền Kinh tế sáng tạo: Xây dựng chính sách” là nghiên cứu đầu tiên của Liên Hợp Quốc với cái nhìn toàn cảnh về kinh tế sáng tạo Mục đích chính của báo cáo là cung cấp khung chính sách và khái niệm về kinh tế sáng tạo, tìm ra những công cụ phân tích để xây dựng các chính sách Báo cáo này

đã xem xét lại các khái niệm, tìm ra những đặc điểm và thông số nhằm đo lường tác động của công nghiệp sáng tạo ở cấp độ quốc gia và quốc tế Những nghiên cứu định hướng chính sách được đưa ra thể hiện tư duy kinh tế hiện đại và công cụ phân tích so sánh được sử dụng để xây dựng chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế Báo cáo đã đưa ra rằng trí tuệ sáng tạo của con người là yếu tố để phát triển bền vững chứ không phải là những yếu tố sản xuất truyền thống như lao động và sản xuất tập trung Đây là một nguồn tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển đế xây dựng kinh tế sáng tạo và tối đa hóa sự phát triển đất nước thông qua việc nhận ra kinh tế sáng tạo là lựa chọn khả thi nhất để kết nối các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật và phát triển văn hóa – xã hội của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trang 19

- Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2010 “Kinh tế sáng tạo: Sự lựa chọn khả thi” là một bước nghiên cứu tiếp theo và sâu hơn

của báo cáo năm 2008 Trong đó, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát triển công

nghệ được tái hiện trong bối cảnh toàn cầu cùng với những hệ quả của khủng khoảng kinh tế và suy thoái môi trường Trong báo cáo, những phân tích, số liệu và bảng biểu được cập nhật thể hiện thị phần phát triển của các sản phẩm công nghiệp sáng tạo trên thị trường thế giới

- Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2013 “Xuất bản đặc biệt Các phương thức mở rộng phát triển địa phương” đã đưa ra những bằng chứng về hoạt động, kinh nghiệm và nguồn lực nhằm phát triển công nghiệp sáng tạo ở cấp độ địa phương Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp sáng tạo ở địa phương cũng được đưa ra phân tích theo hướng phát triển nhân văn và bền vững Các nghiên cứu cũng cung cấp những chỉ số đánh giá hiệu quả và thành công của công nghiệp sáng tạo cho các nhà xây dựng chính sách

- Viện chính sách Fiscal (2009) với nghiên cứu “Những đóng góp của các ngành CNST Thái Lan” đã giới thiệu về các ngành công nghiệp sáng tạo

ở Thái Lan, và đóng góp của các ngành này vào nền kinh tế chung trong thời điểm hiện tại và dự kiến trong tương lai Báo cáo xác định những đóng góp này thông qua phân tích đầu vào và đầu ra của các ngành công nghiệp sáng tạo được lựa chọn; đưa ra đặc điểm chuỗi giá trị có được trong mỗi ngành Bên cạnh đó báo cáo còn cung cấp số liệu so sánh các ngành công nghiệp sáng tạo của Thái Lan với các nước khác; đánh giá tác động của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra một vài kiến nghị đối với chính sách của chính phủ nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo tại Thái Lan

- Jin, Y.D (2012) với nghiên cứu “Hallyu 2.0: Làn sóng Hàn Quốc mới trong ngành CNST” đã tái hiện lại làn sóng văn hóa Hàn Quốc du nhập vào

Trang 20

các nước Asean (Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…) và nhiều nước khác trên toàn thế giới Một số các hoạt động giải trí Hàn Quốc như các chương trình tivi, phim truyện, nhạc (K-pop), trò chơi điện tử (trò chơi điện tử trực tuyến) đã trở nên phổ biến ở các nước này Bài báo cũng phân tích và đánh giá vai trò và tác động của công nghệ kĩ thuật, truyền thông xã hội và sở hữu trí tuệ đến làn sóng Hàn Quốc

- Nhóm tác giả Jeong-gon Kim, Eun-Ji Kim, Yun-ok Kim (2013) với nghiên cứu “Các mô hình thức đẩy kinh tế sáng tạo và cách thức thực hiện”

đã nêu ra các biện pháp chính sách phát triển công nghiệp sáng tạo ở một số nước như Anh, Phần Lan, Đức, Nhật, và Singapore được đưa ra phân tích Bên cạnh đó, báo cáo cũng bàn luận về việc thực thi chính sách đúng đắn nhằm phát triền công nghiệp sáng tạo tại Hàn Quốc

- Can-seng Ooi (2006) với nghiên cứu “Du lịch và CNST ở Singapore”

đã nhận định rằng nhiều thành phố trên thế giới đang nỗ lực phát triển công nghiệp sáng tạo và thu hút đầu tư Bài báo trình bày trường hợp phát triển công nghiệp sáng tạo tại Singapore Tác giả nhấn mạnh du lịch đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa và nghệ thuật của Singapore Tác giả đồng thời cũng phân tích thực trạng và tác động tích cực của chính phủ trong việc phát triển công nghiệp sáng tạo tại quốc gia này

Xét một cách tổng thể, nhiều tài liệu đã khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển các ngành CNST ở nhiều nước trên thế giới Đồng thời, những nghiên cứu cũng luận giải chuyên sâu về quá trình phát triển, thành tựu đạt được cũng như những thách thức của việc phát triển các ngành CNST tại nhiều nước Qua đó, các giải pháp đúc kết kinh nghiệm từ phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của các nước này bao gồm:

(1) tạo công ăn việc làm và thị trường thông qua đổi mới và sáng tạo, (2) tăng cường lãnh đạo toàn cầu đối với nền kinh tế sáng tạo của quốc gia trong mối tương quan với các nền kinh tế quốc tế khác, và

(3) tôn trọng tính sáng tạo và khuyến khích sáng tạo trong xã hội

Trang 21

Các chiến lược mà các quốc gia đưa ra để phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo bao gồm:

(1) xây dựng hệ sinh thái kinh tế trong đó tính sáng tạo được tôn vinh xứng đáng và các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi;

(2) khuyến khích các hãng tài chính và doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế sáng tạo và thâm nhập vào thị trường toàn cầu;

(3) tạo động lực tăng trưởng đối với ngành công nghiệp mới và thị trường của nó

(4) phát triển nguồn nhân lực có tài mang tính sáng tạo, có tầm nhìn

và có đủ năng lực để trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế sáng tạo;

(5) phát triển năng lực khoa học và công nghệ và đổi mới công nghệ thông tin và truyền thông và coi đó là cơ sở của nền kinh tế sáng tạo; và (6) hình thành nền văn hóa kinh tế sáng tạo khuyến khích sự tham gia của cả chính phủ và người dân

Tình hình nghiên cứu CNST ở Trung Quốc

- Nhóm tác giả Hongman Zhang, Jing Wang và Di Liu (2011) với nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển các ngành CNST tại các nước phát triển” Trong bài báo này, các tác giả đã tổng kết các kinh nghiệm phát triển công nghiệp sáng tạo ở các nước phát triển và đưa ra chiến lược phát triển của Trung Quốc, Anh, Mỹ và Đức là các quốc gia có nền công nghiệp sáng tạo phát triển với nhiều đặc điểm khác biệt được đưa ra trong bài báo

- Hai tác giả Chee Yew Wong và Ruihong Gao (2008) với nghiên cứu

“Công nghiệp sáng tạo ở Anh, Nhật và Trung Quốc: toàn cảnh quản lý chuỗi cung ứng” đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các ngành công nghiệp sáng tạo và so sánh những ví dụ từ các nước Anh, Nhật và Trung Quốc Từ

Trang 22

đó, tác giả muốn tạo dựng một nền tảng để quản lý và nghiên cứu chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp sáng tạo

- Báo cáo về Công nghiệp sáng tạo Trung Quốc 2012 – 2013 của tạp chí Xuất bản – Truyền thông Trung Quốc đã phân tích 06 xu hướng phát triển công nghiệp sáng tạo ở Trung Quốc hiện nay, đồng thời cũng đưa ra những thách thức trong và ngoài nước trong việc phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo

Các nghiên cứu về CNST ở Trung Quốc đều cho thấy sự phát triển vượt bậc của các ngành CNST ở nước này trong thập kỷ vừa qua Trong đó, vai trò của chính sách chiến lược phát triển CNST đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển này

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, do đặc thù mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều, các tài liệu về CNST còn rất hạn chế Nguồn tài liệu trong nước ít về số lượng và chưa có những nghiên cứu mang tính chất tổng quan, hệ thống và chính xác

về CNST

- Phan Tất Thứ (2013) với nghiên cứu “Đổi Mới và Sáng tạo Trong Kinh Doanh: Một Cách Tiếp Cận Thực Tiễn” trong “Hội thảo quốc tế “Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo” đã đưa ra vấn đề về đổi mới và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh Tác giả đã đưa ra kết luận rằng đổi mới kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu chia hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp làm 6 vấn đề: Cải tiến chiến lược; đổi mới tổ chức, cải tiến sản phẩm, đổi mới marketing, cải tiến quy trình và đổi mới công nghệ Phan Tất Thứ (2013) cũng đề cập đến vấn đề khởi tạo kinh doanh từ ý tưởng và coi đó là nền tảng tư duy để có thể tiến hành xây dựng nên nền CNST Nghiên cứu mới chỉ đưa một ý tưởng sáng tạo vào kinh doanh chứ chưa đi vào vấn đề phát triển ngành CNST

Trang 23

- Hoàng Hà (2014) với nghiên cứu “Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị” đã nhận định được vấn đề ngành CNST ở Việt Nam còn ít được quan tâm, khá mới mẻ, tự phát và chủ yếu là nhập khẩu dây chuyền công nghệ từ các nước Theo số liệu cung cấp trong nghiên cứu, cuối năm 2013, ngành CNST của Việt Nam mới chỉ đóng góp được 3-5% tổng giá trị xuất khẩu Tại thị trường Việt Nam, nguồn cung ứng CNST chủ yếu là nhập ngoại Mỗi năm, Việt Nam bỏ ra 10-15 tỷ USD cho việc mua máy móc, thiết bị, phụ tùng, chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước Việt Nam nhập khẩu công nghệ nhưng thực chất là nhập trang thiết bị, dây chuyền công nghệ toàn bộ mà chưa chú ý khai thác trí tuệ Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được các tiềm năng cùng với thách thức đối với nền công nghiệp sáng tạo của Việt Nam Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra những tiềm năng hay thách thức chứ chưa phân tích rõ và cũng chưa đưa ra được các giải pháp để thúc đẩy ngành CNST Việt Nam phát triển

- Nguyễn Văn Tình (2013) với nghiên cứu “Việt Nam chưa có chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa” đã đề cập tới các ngành công nghiệp văn hóa ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… và cho thấy doanh thu từ các ngành CNVH ở các nước này là rất lớn Tác giả cũng đưa ra nhận định rằng đầu tư cho CNVH ở Việt Nam còn quá ít so với đầu tư so với các ngành khác Quy mô CNVH ở Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực Nghiên cứu cũng đưa ra các nguyên nhân tại sao CNVH Việt Nam chưa phát triển, tuy nhiên các nguyên nhân đưa ra chưa rõ ràng nên không thể lấy làm

cơ sở để đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển

Qua các nghiên cứu trên đều cho thấy, Việt Nam chưa hề có chiến lược, chính sách phát triển CNST và đang phải lựa chọn cho mình một hướng đi, một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế sáng tạo toàn cầu

Trang 24

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ SÁNG TẠO VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO

Thuật ngữ “kinh tế sáng tạo” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2001 trong

sách của tác giả John Howkins Theo Howkins, sáng tạo không mới đối với các nền kinh tế nhưng điều mới ở đây là bản chất và sự mở rộng mối quan hệ tương tác giữa sáng tạo và kinh tế cũng như cách chúng kết hợp với nhau tạo

ra của cải và giá trị to lớn Howkins sử dụng thuật ngữ kinh tế sáng tạo với phạm vi rất rộng, bao gồm 15 ngành CNST từ nghệ thuật cho tới các lĩnh vực rộng hơn của khoa học và kĩ thuật Không có khái niệm thống nhất về "nền kinh tế sáng tạo"; tuy nhiên, người ta đều lấy khái niệm "sáng tạo" làm một

đặc điểm chủ đạo ở đây

1.2.1 Khái niệm sáng tạo

Ngày nay, sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh và các nền kinh tế quốc gia Không

có định nghĩa đơn giản nào của "sự sáng tạo" có thể bao gồm tất cả các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này Thật vậy, trong lĩnh vực tâm lý học, sự sáng tạo cá nhân đã được nghiên cứu rộng rãi nhất, không có khẳng định nào

về việc liệu sự sáng tạo là một thuộc tính của con người hay một quá trình mà

ý tưởng ban đầu được tạo ra Tuy nhiên, đặc điểm của sự sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người ít nhất có thể trùng khớp Ví dụ:

- sáng tạo nghệ thuật liên quan đến trí tưởng tượng và khả năng tạo ra những ý tưởng ban đầu và phương pháp mới của việc giải thích thế giới, thể hiện trong văn bản, âm thanh và hình ảnh

- sáng tạo khoa học liên quan đến sự tò mò và sẵn sàng để thử nghiệm

và tạo ra các kết nối mới trong việc giải quyết vấn đề

Trang 25

- sáng tạo kinh tế là một quá trình năng động dẫn đến sự đổi mới trong công nghệ, hoạt động kinh doanh, tiếp thị… và được liên kết chặt chẽ để đạt được lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế

Tất cả những điều trên liên quan đến sáng tạo công nghệ ở mức độ nhiều hay ít đều có mối quan hệ với nhau, thể hiện trong sơ đồ 1.1 Bất kể cách thức nào mà sáng tạo được giải thích, theo định nghĩa, nó là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phạm vi của các ngành công nghiệp sáng tạo

và nền kinh tế sáng tạo

Sơ đồ 1.1: Sự sáng tạo trong nền kinh tế ngày nay

Nguồn: UNCTAD (2008)

Một cách tiếp cận khác là xem xét sự sáng tạo là một quá trình xã hội

có thể đo lường được Tuy nhiên, từ quan điểm kinh tế, mối quan hệ giữa sự sáng tạo và phát triển kinh tế xã hội là không rõ ràng, đặc biệt là mức độ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của sự sáng tạo Trong trường hợp này, điều quan trọng là để đo lường không chỉ kết quả kinh tế của sự sáng tạo mà còn là chu kỳ của hoạt động sáng tạo thông qua sự tương tác của bốn hình thức của vốn xã hội, văn hóa, con người và cơ cấu thể chế như là yếu tố quyết định sự phát triển của sáng tạo: các vốn sáng tạo Những tác động tích lũy của các yếu

tố quyết định là "kết quả của sự sáng tạo" (Sơ đồ 1.2) Đây là khuôn khổ của

Trang 26

năng hình thành của một chỉ số sáng tạo châu Âu được áp dụng cho các nước thuộc Liên minh châu Âu; đề án xây dựng dựa trên các chỉ số hiện có và gợi ý một mô hình với 32 chỉ số liên quan đến văn hóa được nhóm lại trong năm trụ cột của sáng tạo: nguồn nhân lực, công nghệ, môi trường thể chế, môi trường

xã hội, cởi mở và đa dạng Mục tiêu của một chỉ số như vậy sẽ làm nổi bật những tiềm năng của các chỉ số bao gồm cả văn hóa trong khuôn khổ hiện có liên quan đến sự sáng tạo, đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sáng tạo của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu

và tạo thuận lợi cho hoạch định chính sách

Sơ đồ 1.2: Yếu tố quyết định sự phát triển của sáng tạo: các vốn sáng tạo

Nguồn: UNCTAD (2008)

Sáng tạo cũng có thể được định nghĩa là quá trình mà ý tưởng được tạo

ra, kết nối và chuyển đổi thành những điều mà có giá trị Nói cách khác, sáng tạo là việc sử dụng những ý tưởng để tạo ra những ý tưởng mới Trong cuộc tranh luận về khái niệm này cần chỉ ra rằng sự sáng tạo là không giống như sự đổi mới Tính chất sáng tạo có nghĩa là tạo ra một cái gì đó từ không có gì hoặc làm lại cái gì đó đã tồn tại Ngày nay, khái niệm của sự đổi mới đã được

Trang 27

mở rộng vượt ra ngoài tính chất chức năng, khoa học công nghệ cũng phản ánh những thay đổi thẩm mỹ và nghệ thuật Nghiên cứu gần đây chỉ ra sự khác biệt giữa đổi mới "mềm" và công nghệ nhưng nhận ra rằng chúng liên hệ với nhau Có tỷ lệ cao của sự đổi mới mềm trong các ngành công nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong âm nhạc, sách, nghệ thuật, thời trang, phim ảnh và trò chơi Sự tập trung đang chủ yếu vào các sản phẩm mới hoặc dịch vụ chứ không phải là quy trình

1.2.2 Khái niệm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo

Sự biến đổi của những ý tưởng sáng tạo đã góp phần làm gia tăng cả các sản phẩm hữu hình và dịch vụ vô hình - gọi chung là "các hàng hóa và dịch vụ sáng tạo" "Các hàng hóa và dịch vụ văn hóa" tạo thành một tập hợp con của các ngành công nghiệp sáng tạo - một khái niệm rộng hơn tập trung vào các loại hình nghệ thuật nhưng không chỉ giới hạn ở đó

Phạm vi của nền kinh tế sáng tạo được xác định bởi mức độ của các ngành công nghiệp sáng tạo Tuy nhiên, xác định "ngành công nghiệp sáng tạo", là một vấn đề không thống nhất và bất đồng đáng kể trong các tài liệu học tập và trong giới hoạch định chính sách, đặc biệt là liên quan đến các khái niệm song song của "ngành công nghiệp văn hóa" Đôi khi có sự phân biệt giữa sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa; đôi khi hai thuật ngữ được

sử dụng thay thế cho nhau Một cách hợp lý để tiến hành là bắt đầu bằng cách xác định hàng hóa và dịch vụ mà các ngành công nghiệp sản xuất Khái niệm

"sản phẩm văn hóa" có thể được khớp nếu khái niệm "văn hóa" được chấp nhận cho dù trong nhân học hoặc ý nghĩa chức năng của nó Nó có thể được lập luận, ví dụ, hàng hoá và dịch vụ văn hóa như tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, văn học, phim ảnh và chương trình truyền hình, trò chơi điện tử chia sẻ các đặc điểm sau:

Trang 28

- quá trình sản xuất của họ đòi hỏi một số đầu vào của sự sáng tạo của con người

- chúng là phương tiện cho các thông điệp mang tính biểu tượng cho những người tiêu thụ chúng, nghĩa là chúng có nhiều hơn chỉ đơn giản là giá trị sử dụng

- chúng có chứa một số tài sản trí tuệ của các cá nhân hoặc nhóm sản xuất hàng hóa hay dịch vụ

Một sự thay thế hoặc định nghĩa bổ sung "hàng hóa và dịch vụ văn hóa" xuất phát từ việc xem xét các loại giá trị mà họ thể hiện hoặc tạo ra Có nghĩa là, các hàng hóa và dịch vụ có giá trị văn hóa ngoài bất kỳ giá trị thương mại chúng có thể sở hữu và giá trị văn hóa này có thể không hoàn toàn

có thể đo lường bằng tiền tệ Nói cách khác, hoạt động văn hóa của các loại hoạt động khác nhau và các hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất có giá trị Cả những người sản xuất chúng và những người tiêu thụ chúng - vì lý do xã hội

và văn hóa có khả năng bổ sung hoặc vượt qua một giá trị kinh tế thuần túy Những lý do này có thể bao gồm tính thẩm mỹ hay sự đóng góp của các hoạt động cộng đồng để hiểu bản sắc văn hóa Nếu giá trị văn hóa như vậy có thể được xác định, nó có thể phục vụ như là một đặc điểm để phân biệt hàng hóa

và dịch vụ văn hóa so với các loại hàng hóa khác nhau

Được định nghĩa một trong hai hoặc cả hai cách, "hàng hóa và dịch vụ văn hóa" có thể được xem như là một tập hợp con của một thể loại rộng hơn

có thể được gọi là "hàng hóa và dịch vụ sáng tạo", mà việc sản xuất đòi hỏi một mức độ hợp lý có ý nghĩa của sự sáng tạo Do đó, "sáng tạo" thể loại vượt

ra ngoài hàng hóa và dịch vụ văn hóa như định nghĩa ở trên bao gồm các sản phẩm như thời trang và phần mềm Những cách định nghĩa sau có thể được xem như là sản phẩm thương mại thiết yếu, nhưng việc sản xuất của họ liên quan đến một số mức độ sáng tạo Sự phân biệt này cung cấp một cơ sở phân biệt giữa các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo

Trang 29

1.2.3 Khái niệm nền kinh tế sáng tạo

Không có định nghĩa duy nhất về "nền kinh tế sáng tạo" Nó là một khái niệm chủ quan được định hình trong suốt thập kỷ này Tuy nhiên, nó phát triển hội tụ trên một nhóm nòng cốt của ngành công nghiệp sáng tạo và tổng thể tương tác của chúng cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về kinh tế sáng tạo năm 2013 đã đưa ra định nghĩa về kinh tế sáng tạo như sau: “Kinh tế sáng tạo” là một khái niệm dựa trên khả năng sáng tạo để thúc đẩy và tăng trưởng nền kinh tế Trong đó:

- Kinh tế sáng tạo giúp tăng thu nhập, tạo việc làm và thu lợi nhuận từ xuất khẩu

- Kinh tế sáng tạo đặt các khía cạnh xã hội, kinh tế và văn hóa trong mối quan hệ tương tác với kĩ thuật, sở hữu trí tuệ và du lịch

- Kinh tế sáng tạo là một tổ hợp các hoạt động kinh tế được dựa trên trình độ hiểu biết và các liên kết đa ngành ở mức độ vi mô và vĩ mô trong tổng thể nền kinh tế

- Kinh tế sáng tạo là một lựa chọn phát triển khả thi, trong đó cần có sự cải tiến, chương trình hành động liên bộ ngành và các đáp ứng chính sách đa lĩnh vực

- Trung tâm của nền kinh tế sáng tạo là các ngành CNST

Ngày nay, sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh và các nền kinh tế quốc gia Kinh tế sáng tạo giúp tăng thu nhập, tạo việc làm và thu lợi nhuận từ xuất khẩu

Trang 30

1.2.4 Khái niệm các ngành công nghiệp sáng tạo

1.2.4.1 Lịch sử phát triển công nghiệp sáng tạo

CNST bắt nguồn từ các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) CNVH xuất hiện gắn với nền văn hóa đại chúng, bắt đầu từ khoảng giữa thế kỉ XX

Đó là các ngành công nghiệp mới nhất, nhằm đưa văn hóa trong mọi lĩnh vực vào kinh tế nhằm quảng bá cho hình ảnh của quốc gia

Văn hóa đại chúng (mass culture) được hiểu ngắn gọn là nền văn hóa của một xã hội đại chúng – xã hội, được hình thành trên những điều kiện: sự gia tăng về số lượng của người lao động; sự phát triển của quá trình sản xuất, tiêu thụ lớn theo cơ chế thị trường; sự mở rộng không giới hạn không gian nhờ những tiến bộ về giao thông, thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại các đô thị và đời sống chính trị dân chủ Nền văn hóa này có đối tượng thụ hưởng là đại đa số dân chúng, những giá trị văn hóa được phổ cập, truyền bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet,…

Khái niệm CNVH xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, sau đó là quan niệm của một

số học giả phương Tây Những thập kỉ cuối thế kỉ XX, khi nền văn hóa đại chúng xuất hiện nhiều nước trên thế giới thì CNVH được nhận thức khá đầy

đủ từ lý thuyết đến thực tiễn Vào đầu những năm 1960, nhiều nhà phân tích

đã nhận ra những mặt tích cực của CNVH Ngành CNVH có khả năng tác

động mạnh mẽ vào đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, đáp ứng như cầu văn hóa đa dạng và phức tạp xã hội Sự phát triển của các ngành

CNVH góp phần tạo nên quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho

xã hội Nó có khả năng cung cấp và truyền bá sâu rộng trong đời sống xã hội hàng loạt những thông tin về các lĩnh vực văn hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội

Thông qua CNVH, các giá trị cốt lõi, các biểu tượng và hình ảnh quốc gia được thể hiện và truyền bá rộng rãi Thuật ngữ CNVH đã được truyền bá

Trang 31

rộng rãi bởi UNESCO vào những năm 1980 và đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực như: âm nhạc, nghệ thuật, sáng tác, thời trang, thiết kế và các ngành công nghiệp truyền thông Bên cạnh đó, CNVH còn bao gồm cả các ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việc đầu tư vào những ngành nghề thủ công truyền thống

có thể đem lại nhiều lợi ích, công ăn việc làm cho lao động địa phương đặc biệt là lao động nữ, giúp họ tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình

Các ngành công nghiệp văn hóa được coi là những ngành công nghiệp

"kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các nội dung mà là vô hình

và văn hóa trong tự nhiên Những nội dung này thường được bảo vệ bản quyền và chúng có thể mang hình thức của hàng hoá, dịch vụ" Một khía cạnh quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa, theo UNESCO, chúng là

"trung tâm trong việc thúc đẩy và duy trì sự đa dạng văn hóa và đảm bảo tiếp cận dân chủ văn hóa" Bản chất hai mặt này - kết hợp văn hóa và kinh tế - cung cấp cho các ngành công nghiệp văn hóa những đặc điểm đặc biệt

Như vậy, CNVH và những chuỗi sản xuất của nó đã mang lại những giá trị kinh tế rất ý nghĩa, đồng thời cũng làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa – xã hội, giúp truyền bá hình ảnh của đất nước

Vào đầu những năm 1990, Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của

Anh đã quyết định chuyển đổi từ thuật ngữ công nghiệp văn hóa thành công nghiệp sáng tạo Cụm từ các ngành CNST cũng bắt đầu được sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách như chính sách văn hóa quốc gia của Öc vào đầu những năm 1990 Việc sử dụng thuật ngữ CNST cũng xuất phát từ việc kết nối sáng tạo để phát triển kinh tế nông thôn và kế hoạch phát triển đô thị Thuật ngữ này xuất phát từ một công trình nghiên cứu quan trọng của Charles Landry, một nhà tư vấn người Anh về “thành phố sáng tạo” (creative city) Một nghiên cứu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quốc tế là công trình nghiên cứu của Richard Florida, một nhà nghiên cứu về nông thôn, đây là nghiên cứu

Trang 32

về “tầng lớp sáng tạo” (creative class) mà các thành phố cần phải thu hút để đảm bảo phát triển thành công

Đến tháng 4-1998, tại Hội nghị Thượng đỉnh về hoạt động văn hóa được

tổ chức tại Stockhom (Thụy Điển), thuật ngữ CNST đã được gần 200 quốc gia thông qua Tuy vậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau Trong khi Tổ

chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) gọi đây là công nghiệp bản quyền (Copyright industries), người Mĩ coi đây là công nghiệp giải trí

(Entertainment industries), Hội đồng Anh thì gọi đây là các thành phần của

nền kinh tế sáng tạo (creative economy),… Gần đây, tại một số Hội thảo quốc

tế, vấn đề CNST là một trong những chủ đề chính Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hóa của các quốc gia đã khẳng định thuật ngữ CNST gắn với tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo kỹ năng

sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vự có ý nghĩa văn hóa xã hội

1.2.4.2 Khái niệm công nghiệp sáng tạo

Từ những tổng hợp trên, khái niệm về CNST được đưa ra như sau:

Công nghiệp sáng tạo là tên gọi những ngành công nghiệp mới xuất hiện

trong thế kỉ 20, trong đó sản phẩm sản xuất ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sáng tạo, cải tiến trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ

1.2.4.3 Các đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp sáng tạo

Có thể nói, dù nhìn ở góc độ nào thì các quan niệm về CNST cũng nhấn

mạnh đến hai yếu tố: công nghiệp và sáng tạo Gọi là công nghiệp bởi đây

thực sự là một ngành kinh doanh hùng mạnh, giàu tiềm năng Những ngành kinh doanh này dựa trên năng lực sáng tạo của các cá nhân trong lĩnh vực giải trí thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại Đây là một hệ thống liên kết trên phạm vi công nghiệp hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ với công chúng

Trang 33

Chính vì thế theo quan niệm của các tổ chức như UNESCO, và Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch - GATT thì CNST bao gồm sự sáng tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ mang tính chất văn hóa và thường được bảo vệ bởi bản quyền

Đặc trưng của các ngành CNST được thể hiện ở những sản phẩm được tạo ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với các giá trị văn hóa, giá trị kinh tế, các sản phẩm đó phải hướng tới phục vụ số đông Những đặc trưng bản chất của hệ thống ngành CNST bao giờ cũng gắn với những mô hình sản xuất nhất định Trong mô hình kinh tế thị trường tư bản, từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa được vận hành theo mô hình sản xuất, kinh doanh hành hóa thông thường, nhằm thu tối đa lợi nhuận

1.2.4.4 Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

a) Đối với kinh tế

Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của CNST đã tạo ra một xu thế mới của sự gắn kết của kinh tế - văn hóa và sáng tạo Có thể nói CNST là biểu hiện tập trung mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường

Nhìn toàn bộ viễn cảnh kinh tế toàn cầu, thương mại quốc tế là một thành phần quan trọng của CNST Theo UNCTAD, thương mại quốc tế về các sản phẩm và dịch vụ CNST tăng nhanh chóng trong nhiều năm gần đây, trung bình tăng hằng năm là 8,7% Trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột trong nhiều nền kinh tế Chẳng hạn, ở châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP (tương đương 500 tỷ euro/năm) và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu người

Còn tại Canada ngành CNST đóng góp 46 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội và thu hút 600,000 lao động chỉ tính riêng trong năm 2007 Ở châu

Á, riêng lãnh thổ Hongkong (Trung Quốc) 85% thu nhập quốc dân có được từ

Trang 34

nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo… Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có ngành CNST rất phát triển Chỉ tính riêng bộ phim hoạt hình

“Doremon” của Nhật Bản có tổng doanh thu lên đến hơn 2 tỷ USD Còn Hàn Quốc, trong 15 năm trở lại đây, ngành công nghiệp sáng tạo đã đem đến khoản lợi nhuận kếch xù cho quốc gia này từ điện ảnh, nhạc KPop, thời trang, mỹ phẩm, du lịch, ẩm thực… Tỷ lệ chiếu phim nội địa Hàn Quốc lên đến 51%

và doanh thu cũng cao hơn phim Hollywood chiếu tại thị trường nước này

Ở Anh, xuất khẩu dịch vu ̣ bởi các ngành công nghiê ̣p sáng ta ̣o chiếm 10,6% tổng số kim ngạch xuất khẩu di ̣ch vu ̣ năm 2011 Ở các nước kinh tế đang phát triển, ước tính xuất khẩu toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo tăng gấp đôi từ năm 2002 đến năm 2008 Ở Hồng Kông, 85% thu nhập quốc dân có được từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo

b) Đối với xã hội

Tác động lớn nhất của CNST đối với xã hội là giảm tỉ lệ thất nghiệp

CNST giúp nâng cao tay nghề, hiểu biết, các kĩ năng sáng tạo chất lượng cao của nguồn lao động Lao động trong các ngành CNST tăng từ 2 đến 8% mỗi năm Tiềm năng tạo việc làm của CNST có ý nghĩa rất quan trọng về mặt hoạch định chính sách Chiến lược phát triển của nhiều nước đang phát triển

đã tập trung vào việc thiết lập các khu công nghiệp sáng tạo như là một phương án hiệu quả để tạo công ăn việc làm

Ngoài ra, CNST còn góp phần thúc đẩy phát triển xã hội Kinh tế sáng tạo bao gồm các hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng đến việc kết nối các tầng lớp xã hội trong cộng đồng Các chương trình văn hóa nghệ thuật cộng đồng thúc đẩy con người gắn kết với cộng đồng CNST giúp nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho con người Do đặc thù nhiều lao động nữ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật, thời trang; CNST góp phần tích cực trong việc cân bằng giới trong các hoạt động sản xuất sáng tạo, đặc biệt ở những nước đang phát triển

Trang 35

c) Đối với giáo dục

CNST có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục ở cá các nước đã

và đang phát triển Ở các trường học, các môn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và thái độ mang tính chất xã hội của học sinh Đối với giáo dục ở người trưởng thành, giáo dục giúp tăng cường hiểu biết xã hội và các chức năng của xã hội, điều này rất quan trọng để phát triển văn hóa – nghệ thuật Đó là mối quan hệ hai chiều của giáo dục và CNST

d) Đối với văn hóa

Do sản phẩm của CNST là những sản phẩm trong các ngành CNVH nên CNST có tác động rất lớn đến văn hóa Nó giúp quảng bá, gìn giữ và kế thừa văn hóa của dân tộc, quốc gia, vùng miền mang đặt trưng riêng Nó đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội, nâng cao trình độ nhận thức, truyền bá thông tin, thỏa mãn nhu cầu văn nghệ, giải trí, thể thao…của con người Đồng thời, nó tham gia vào quá trình dân chủ hóa thông tin về văn hóa

Bên cạnh đó, CNST cũng có đóng góp lớn về đa dạng văn hóa Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, đa dạng văn hóa ngày càng phổ biến và góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động mạnh mẽ đến tinh thần của con người

e) Đối với phát triển bền vững

Các ngành CNST đều thân thiện với môi trường Nguyên liệu sơ cấp của CNST là sự sáng tạo, chứ không phải là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các ngành công nghiệp khác Bên cạnh đó, CNST là quá trình sản xuất không phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trường Các chính sách phát triển sự sáng tạo cũng là tiền đề để bảo vệ môi trường Phát triển bền vững không chỉ đề cập đến khía cạnh môi trường, mà hơn thế

nó còn là phát triển bền vững văn hóa quốc gia CNST thúc đẩy, phát triển và gìn giữ các yếu tố văn hóa, di sản, nghệ thuật truyền thống của dân tộc

Trang 36

1.2.5 Phân loại ngành công nghiệp sáng tạo

1.2.5.1 Phân loại chung ngành công nghiệp sáng tạo

Trong quan niệm hiện nay trên thế giới, khái niệm CNST thường gắn với tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo kỹ năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội, bao gồm:

- Nhóm Hàng hóa sáng tạo (Creative goods): Thiết kế (Design), Sản phẩm nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ (Arts and Crafts), Sản phẩm nghệ thuật thị giác (Visual Arts), Xuất bản (Publishing), Âm nhạc (Music), trò chơi điện

tử (video game), Ứng dụng truyền thông mới (New media), Sản phẩm nghe nhìn

- Dịch vụ sáng tạo và nhượng quyền (Creative services and royalties): Dịch vụ về nghệ thuật thị giác (Visual art); Dịch vụ giải trí và nghệ thuật biểu diễn; Âm nhạc; Dịch vụ xuất bản; Dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ có liên quan; Phim ảnh; Thiết kế; Quảng cáo nghiên cứu thị trường và dịch vụ quần chúng; Dịch vụ kiến trúc, công trình và các dịch vụ kỹ thuật khác; Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí; Chi phí nhượng quyền thương mại

Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt điện tử và tin học, mà những ngành nghề trên tập trung rất nhiều hàm lượng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng và đem lại một lợi nhuận khổng lồ Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới cũng có sự phân loại các ngành CNST khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển và tiềm năng của mỗi nước Trong phạm vi của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu các ngành công nghiệp sau: ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp trò chơi điện tử, ngành công nghiệp du lịch

Trang 37

1.2.5.2 Ngành công nghiệp điện ảnh

Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh

Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp Nó thu hút hầu hết các ngành nghệ thuật khác, biến chúng thành phương tiện biểu hiện rồi kết hợp chặt chẽ với kỹ thuật (phương tiện mang tính chất công nghệ), nhằm tái hiện các cảm giác

về hình nổi trong không gian ba chiều đang diễn ra một cách đầy cảm xúc, biểu tượng một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo ra biến cố, tạo ra tính cách và số phận con người

Hoạt động ngành công nghiệp điện ảnh cũng bao gồm những tiêu chí của một ngành công nghiệp sáng tạo: sản xuất ra các sản phẩm văn hóa dựa trên thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, hướng tới phục vụ cho số đông Ngoài các tiêu chí đó, công nghiệp điện ảnh còn là trình độ của nhiều nghề, nhiều khâu, như: Nghề đạo diễn, nghề diễn viên, quay phim, âm thanh, ánh sáng, hóa trang tạo hình, in tráng phim, chiếu phim, thuyết minh phim, lồng tiếng, kỹ xảo vi tính…Sản xuất, phổ biến một sản phẩm điện ảnh theo hướng công nghiệp, phải liên quan đến ba lĩnh vực: nghệ thuật, kỹ thuật và kinh tế

Chu trình hoạt động của công nghiệp điện ảnh thể hiện ở 3 khâu: Sản xuất phim, Phát hành phim, Phổ biến phim Chất lượng của tác phẩm điện ảnh phản ánh trình độ phát triển của ngành công nghiệp này Khác với sân khấu, điện ảnh là loại hình nghệ thuật đòi hỏi sự chuẩn xác của hiện thực cuộc sống (cũng có loại phim huyền thoại, viễn tưởng, giả tưởng… nhưng các tình tiết trong phim vẫn phải tuân thủ sự chuẩn xác) Do vậy, kinh phí đầu tư sản xuất một bộ phim phụ thuộc vào chủ đề, vào quy mô, tính chất nội dung phim quy

Trang 38

định Kĩ xảo làm phim có thể nâng cao chất lượng nghệ thuật, tạo sự hấp dẫn

ở mỗi cảnh quay

1.2.5.3 Ngành công nghiệp trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử video game là một dạng trò chơi điện tử liên quan đến tính tương tác với một giao diện người sử dụng để tạo ra một phản hồi hình ảnh trên một thiết bị hiển thị (video) Với sự phổ biến của thuật ngữ "trò chơi điện tử", giờ đây nó ngụ ý tất cả các dạng thiết bị hiển thị Hệ thống thiết bị điện tử sử dụng để chơi trò chơi điện tử được gọi là các hệ máy; ví dụ như máy tính cá nhân hay các hệ máy khác Những hệ máy này có kích thước

từ chiếc máy tính đồ sộ cho đến những thiết bị nhỏ gọn cầm tay Một số hệ máy chuyên để chơi trò chơi điện tử như máy sử dụng tiền xu để chơi trước đây khá phổ biến nhưng nay dần không còn được sử dụng nữa Các thiết bị đầu vào sử dụng để thao tác trong trò chơi điện tử được gọi là thiết bị điều khiển trò chơi và thay đổi tùy theo hệ máy Các trò chơi điện tử cho máy tính

cá nhân thế hệ đầu chỉ cần bàn phím để chơi, hoặc thông thường hơn là yêu cầu người sử dụng mua một tay cầm riêng với ít nhất một nút bấm

Trò chơi điện tử cũng thường sử dụng cách khác để tương tác và cung cấp thông tin cho người chơi Phổ biến nhất là âm thanh, sử dụng các thiết bị tái tạo âm thanh, như loa và tai nghe Các phản hồi khác có thể là thông qua thiết bị ngoại vi: công nghệ tạo chức năng rung phản hồi/cảnh báo cho tay cầm chơi trò chơi điện tử hay điện thoại di động

Công nghiệp trò chơi điện tử và tác quyền, như các ngành giải trí khác, thông thường là các lĩnh vực liên ngành Các nhà phát triển trò chơi điện tử, như cách gọi phổ biến trong ngành công nghiệp, chủ yếu bao gồm các lập trình viên và các nhà thiết kế đồ họa Qua nhiều năm, với sự mở rộng ngành công nghiệp này, nó bao gồm hầu hết mọi loại kỹ năng mà có thể thấy để làm một bộ phim hoặc chương trình tivi, bao gồm thiết kế âm thanh, âm nhạc, và các loại kỹ thuật khác; và cũng đồng thời có những kỹ năng chuyên ngành

Trang 39

cho trò chơi điện tử, như thiết kế trò chơi điện tử v.v Tất cả đều được quản lý

và điều hành bởi nhà sản xuất

Thời kỳ đầu của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, thông thường thì chỉ có một người thực hiện tất cả vai trò cần thiết để tạo ra một trò chơi điện

tử Nhưng với các hệ máy ngày càng phức tạp và mạnh mẽ hơn, thì cần các đội ngũ phát triển lớn hơn để thiết kế hết được các phần như đồ họa, lập trình, kỹ thuật điện ảnh, Với sự lớn mạnh về quy mô của các đội ngũ phát triển trong ngành công nghiệp, vấn đề kinh tế cũng tăng theo Các xưởng phát triển trò chơi điện tử cần tiền đủ để trả một mức lương cạnh tranh với xưởng khác cho các nhân viên để thu hút và giữ lại các tài năng lớn của mình, trong khi các nhà phát hành lại không ngừng tìm kiếm cách giữ mức giá thấp để nhằm duy trì lợi nhuận với khoản đầu tư của họ Sự tăng trưởng về quy mô của đội ngũ phát triển kết hợp với áp lực lớn khi phải hoàn thành dự án kịp ra thị trường đồng thời áp lực giảm bớt chi phí sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm trò chơi điện tử phải lùi ngày phát hành hoặc phát hành thiếu hoàn chỉnh

1.2.5.4 Ngành công nghiệp du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm áp lực vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà du khách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên,

Trang 40

các dịch vụ liên quan ), góp phần phát triển xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho con người Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng

1.3 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO 1.3.1 Khái niệm chính sách

Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại Chính sách giúp nhà quản lý xác định được những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định Giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định Từ đó chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Chính sách kinh tế xã hội là tổng thể các giải pháp và công cụ do Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện để giải quyết những vấn

đề chính sách nhằm thực hiện mục tiêu bộ phận theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước

1.3.2 Giải pháp và công cụ của chính sách

Giải pháp: giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu và các giải pháp

tác động gián tiếp vào mục tiêu của chính sách Nhà nước tham gia vào thị trường, vào đời sống kinh tế xã hội thông qua những chính sách và quy định

cụ thể về các hoạt động kinh tế xã hội

Các nhóm công cụ của chính sách:

- Nhóm công cụ kinh tế: ngân sách, các quỹ, hệ thống đòn bẩy và khuyến

khích kinh tế như thuế, lãi suất, giá cả, tiền lương, thưởng, bảo hiểm, tỷ giá hối đoái

Ngày đăng: 16/07/2015, 11:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Xuân Bách, 2012. Chậm rãi công nghiệp văn hóa Việt, báo Năng lượng Mới số 140, ra thứ Ba ngày 24/7/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo Năng lượng Mới
2. Phan Thế Công, 2014. Phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo trong bối cảnh Hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Hội thảo khoa học: Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XH- CN: Quan điểm và chính sách, trang 101-113. Trường Đại học Kinh tế, Đại học ĐHQG Hà Nội phối hợp Ban Kinh tế Trung Ƣơng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học: Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XH-CN: Quan điểm và chính sách
3. Hoàng Hà, 2014. Công nghiệp sáng tạo: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi giá trị?. ILao Động, số 73. <http://laodong.com.vn/kinh-doanh/cong-nghiep-sang-tao-viet-nam-dang-o-dau-trong-chuoi-gia-tri-190341.bld>. [Ngày truy cập: 9 tháng 6 năm 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: ILao Động, số 73
7. Trần Trọng Thành, 2013. Làng Nghề, SME và Công Nghiệp Sáng Tạo, Hội thảo quốc tế: Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc tế: Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo
9. Phan Tất Thứ, 2013. Đổi Mới và Sáng tạo Trong Kinh Doanh: Một Cách Tiếp Cận Thực Tiễn, Hội thảo quốc tế: Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo quốc tế: Kinh doanh trong công nghiệp sáng tạo
2. Asia Pacific Global Research Group. South Korea’s “creative economy” – 6 strategies. Available at <asiapacificglobal.com/2014/02/south-koreas-creative-economy-primer-6-strategies/> [Accessed 04 June 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: creative economy
4. China-Britain Business Council, 2011. Creative Industries – Opportunities for business. UK Trade & Investment Sách, tạp chí
Tiêu đề: Creative Industries – Opportunities for business
5. Creigh-Tyte, 2005. Measuring creativity: A case study in the UK’s designer fashion sector, Cultural Trends, 14(2): 157-18. UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cultural Trends
7. Dal Yong Jin, 2012. The new Korean Wave in the Creative Industry. International Institute Journal, University of Michigan. Available at<http://quod.lib.umich.edu/i/iij/11645653.0002.102/--hallyu-20-the-new-korean-wave-in-the-creative-industry?rgn=main;view=fulltext>[Accessed 11 June 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Institute Journal, University of Michigan
8. DCMS & Creative Industries Task Force, 1998. Creative Industries 1998: Mapping Documents, UK Department for Culture, Media and Sport. London, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Creative Industries 1998: Mapping Documents
9. DCMS, 2007. The Creative Economy Programme: A Summary of Projects Commissioned in 2006/7. UK Department for Culture, Media and Sport. London, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Creative Economy Programme: A Summary of Projects Commissioned in 2006/7
10. DCMS, 2009. Creative Industries Economic Estimates Statistical Bulletin. UK Department for Culture, Media and Sport. London, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industries Economic Estimates Statistical Bulletin
12. Fiscal Policy Institue, 2009. Economic Contributions of Thailand’s Creative Industry. Available at Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic Contributions of Thailand’s "Creative Industry
4. Vũ Hiệp, 2013. Công nghiệp sáng tạo Việt Nam: Vẫn ở vạch xuất phát. Available at <http://vietstock.vn/2013/11/cong-nghiep-sang-tao-viet-nam-van-o-vach-xuat-phat-768-322027.htm> [Ngày truy cập: 09 tháng 06 năm 2014] Khác
6. Thanh Thanh, 2013. Vì sao ngành Công nghiệp sáng tạo Việt Nam còn tụt hậu?.<http://petrotimes.vn/news/vn/van-hoa-giai-tri-the-thao/vi-sao-nganh-cong-nghiep-sang-tao-viet-nam-con-tut-hau.html> [Ngày truy cập 9 tháng 6 năm 2014] Khác
8. The Daily Beast, 2011. Thách thức sáng tạo trong thế kỷ 21. <http://vef.vn/2011-02-02-thach-thuc-sang-tao-trong-the-ky-21> [Ngày Khác
10. Nguyễn Anh Tiến, 2011. Việt Nam có nền tảng tốt để xây dựng kinh tế sáng tạo. <http://vef.vn/2011-03-14-viet-nam-co-nen-tang-tot-de-xay-dung-kinh-te-sang-tao> [Ngày truy cập: 29 tháng 10 năm 2013] Khác
11. VEF.VN, 2011. Kinh tế sáng tạo - giải pháp cho Việt Nam bật lên. <http://vef.vn/2011-02-24-viet-nam-lam-gi-de-bat-len-bang-kinh-te-sang-tao-.>. [Ngày truy cập: 29 tháng 10 2013].Tài liệu Tiếng Anh Khác
1. American for the Arts. Creative Industries reports. Available at <http://www.americansforthearts.org/by-program/reports-and-data/research-studies-publications/creative-industries/view-the-reports>.[Accessed 10 June 2014] Khác
6. Cultural and Creative Industries for SMEs, 2004. White Paper on SMEs in Taiwan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w